Top 9 # Xem Nhiều Nhất Suy Giảm Chức Năng Tuyến Yên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Hậu Quả Của Suy Giảm Chức Năng Tuyến Yên

Suy giảm chức năng tuyến yên hay là giảm hormone tuyến yên là tình trạng tuyến yên hoạt động yếu đi, không đủ khả năng hoạt động sản sinh ra đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Tình trạng này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc phải.

1. Nguyên nhân gây suy giảm chức năng tuyến yên

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng tuyến yên. Các bác sĩ chuyên gia đưa ra các nguyên nhân chủ yếu là:

Do người bệnh bị viêm nhiễm các bệnh giang mai, lao, nấm, nhiễm khuẩn mủ gây viêm não, màng não;

Người bệnh bị nghẽn mạch trong xoang, viêm động mạch thái dương, phình động mạch cảnh, chấn thương sọ não gây chảy máu não;

Bị hoại tử tuyến yên sau sinh: Rối loạn tuần hoàn và chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn huyết trong thời gian sinh hoặc nạo phá thai, do co thắt động mạch, nghẽn tắc trong các mạch máu tuyến yên dẫn đến hoại tử thuỳ trước tuyến yên;

Nhồi máu trong tuyến yên ở những bệnh nhân tiểu đường bị thoái hóa mạch máu.

2. Hậu quả của suy giảm chức năng tuyến yên

Và khi bị suy giảm chức năng tuyến yên đồng nghĩa với việc sản xuất các hormone tại tuyến yên không còn bình thường. Cụ thể là các hormone tuyến yên có tác dụng kích thích sự hoạt động các tuyến khác trong cơ thể gây nên hậu quả nặng nề như:

Thiếu hormone hướng sinh dục: Gồm LH và FSH, có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản.

Thiếu hormone kích thích tuyến giáp (TSH), gây suy giáp.

Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH…).

Thiếu hormone tăng trưởng (GH): Tình trạng này nếu xảy ra trước tuổi dậy thì sẽ gây chậm tăng trưởng. Người trưởng thành cũng bị ảnh hưởng.

Tình trạng suy giảm chức năng tuyến yên thường diễn ra từ từ và càng trở nên trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ có các triệu chứng không đặc hiệu, khó nhận biết như mệt mỏi, lạnh, yếu cơ, ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác.

Cụ thể hơn đối với phụ nữ bị suy giảm chức năng tuyến yên thường có dấu hiệu mãn kinh sớm, bốc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp. Ở nam giới thường bị rối loạn tình dục và giảm hệ lông ở cả hai giới.

3. Điều trị suy giảm chức năng tuyến yên

Để điều trị suy giảm chức năng tuyến yên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Đối với bệnh nhân thiếu hormone sinh dục, bác sĩ sẽ cho dùng oestrogen (nữ) hoặc testosterone (nam) ở liều thấp nhất có thể đem lại hiệu quả. Bệnh nhân bị suy tuyến yên do bệnh lý của vùng dưới đồi cũng có thể điều trị thành công bằng hormone GnRH giúp phục hồi khả năng sinh dục và sinh sản cho cả nam và nữ.

Trong khi bệnh nhân bị thiếu hormone tuyến giáp do suy chức năng tuyến yên sẽ được chỉ định làm xét nghiệm chức năng tuyến thượng thận và điều trị bằng steroid trước khi dùng hormone tuyến giáp thay thế. Người bị thiếu hormone vỏ thượng thận sẽ được dùng hydrocortisone hay cortisone.

Việc điều trị suy giảm chức năng tuyến yên, người bệnh nên xác định phải điều trị suốt đời, liên tục và được theo dõi điều trị chặt chẽ. Việc sử dụng thuốc điều trị cần được tuân thủ nghiêm khắc như không tự ý ngưng thuốc, không tự ý dùng thuốc, khám, tái khám theo dặn dò của bác sĩ và khi có dấu hiệu sốt, buồn nôn, nôn mửa, yếu, hoa mắt cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bệnh Tuyến Giáp Làm Suy Giảm Giảm Chức Năng Tình Dục

Nếu vì lý do nào đó mà tuyến giáp bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hoormon như các tuyến điều khiển khả năng tình dục và cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ giới. Những vấn đề về tình dục phối hợp với bệnh lý tuyến giáp trạng, dù là cường năng hay thiểu năng đều rất đáng chú ý.

Dù là nguyên phát (do thiếu sót ở chính tuyến giáp) hay thứ phát (do bệnh ở tuyến yên hay vùng dưới đồi) thì thiểu năng tuyến giáp vẫn ảnh hưởng đến cơ thể. Những triệu chứng đặc trưng là suy nhược, dễ mỏi mệt, da khô hay thô, sợ lạnh, nói chậm, trí nhớ kém, tăng cân, táo bón và đau mình mẩy (đau cơ). Những triệu chứng thực thể rất khác nhau tuỳ từng người nhưng có thể có nề mặt, giọng khàn, nhịp tim chậm, tim to, phản xạ gân xương chậm…

Bệnh nhân thường suy kém về chức năng tình dục: 80% nam bị thiểu năng tuyến giáp có giảm dục năng, 40-50% trong số này bị kém cương dương ở mức độ nhất định. Phụ nữ cũng vậy, nhiều người bị thiểu năng giáp trạng phàn nàn khó có hứng khởi tình dục và không đạt được khoái cực.

Bệnh thiểu năng tuyến giáp từ khi còn ở tuổi vị thành niên nếu không được điều trị thường chậm tăng trưởng về cơ thể và cả sự phát triển trí tuệ. Nếu thiếu hụt hormon nặng và kéo dài thì cả con trai và con gái đều không bộc lộ những dấu hiệu dậy thì. Hiếm nhưng có khi thiểu năng tuyến giáp nguyên phát lại kết hợp với sự phát triển sớm về giới tính như vú phát triển, niêm mạc âm đạo trưởng thành, ra máu âm đạo, chảy sữa ở con gái và tinh hoàn, dương vật to ra ở con trai. Những biến đổi này có thể chữa trị nếu dùng hormon tuyến giáp (thyroxine). Sự trưởng thành các đặc tính giới chậm do thiểu năng giáp trạng cũng có thể phục hồi khi được dùng đủ liều hormon giáp trạng.

Giảm dục năng thường gặp ở cả nam và nữ, thể hiện tiến trình bệnh đã kéo dài và đã ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bệnh nhân thường giảm sự hăng hái và lanh lợi. Sự tổng hợp testosterone ở tinh hoàn và vỏ thượng thận đều giảm. Phụ nữ có thể bị chảy máu tử cung nhiều, đôi khi nghiêm trọng hoặc bị mất kinh, kèm chảy sữa, khó sinh sản; còn nam thường giảm khả năng sinh ra tinh trùng. Nếu bệnh không được điều trị thì phụ nữ có thai dễ sảy thai.

Khi nồng độ hormon tuyến giáp lưu hành trong máu quá nhiều, gọi là bệnh Graves (còn gọi là bệnh Basedow) và do nhiều nguyên nhân; gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới (tỉ lệ theo giới là nữ 7, nam 1), với các dấu hiệu đặc trưng là bướu tuyến giáp, nhiễm độc hormon tuyến giáp và lồi mắt. Biểu hiện lâm sàng của cường năng tuyến giáp rất ấn tượng khi bệnh nghiêm trọng: da thường ấm và ẩm do các mạch máu dưới da giãn và tiết quá nhiều mồ hôi; nhịp tim nhanh cả khi nghỉ và hay có trống ngực. Có khi có rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân có vẻ như lo lắng, luôn bồn chồn. Suy nhược, mỏi mệt, run tay, quá nhạy cảm với nóng, sút cân kèm tăng sự thèm ăn. Có nhiều dấu hiệu ở mắt như nhìn chằm chằm, không đổi hướng, ít chớp mắt, lác mắt, tăng phản xạ và cuối cùng là có bướu ở cổ.

Chức năng và hành vi tình dục có thể bị ảnh hưởng theo những cách rất khác nhau. Tăng dục năng có thể gặp ở 10-20% số bệnh nhân, nhất là với thể nhẹ nhưng đôi khi lại kèm chứng yếu sinh lý ở nam, có đến 30-40% giảm dục năng.

Một số trường hợp cường giáp nặng ở tuổi vị thành niên lại có thể có hành vi tình dục quá mức và bị hiểu lầm là bệnh tinh thần. Khoảng 40% nam cường năng tuyến giáp bị yếu sinh lý (kém cương dương), nguyên nhân chưa rõ. Đôi khi tổn thương gan hay bệnh lý cơ phối hợp với cường năng tuyến giáp, những bệnh này cũng góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục. Nam cũng có thể bị chứng vú to.

Ở phụ nữ thường có rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh giảm hay có thể bị vô kinh. Chu kỳ kinh có thể dài ra hay ngắn lại hay có thể rất thất thường. Chức năng rụng trứng hình như không bị ảnh hưởng. Ngưỡng để có đáp ứng khoái cực và hứng khởi tình dục có thể khó khăn hơn ở một số phụ nữ nhưng phần lớn phụ nữ bị bệnh cường giáp không có thay đổi gì hoặc chỉ nhận thấy giảm đáp ứng. Những thay đổi về chức năng tình dục có thể phục hồi khi kiểm soát được những rối loạn về chuyển hoá.

Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Tuyến Yên Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tuyến Yên

Tuyến yên là gì?

Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết kích thước của tuyến yên chỉ bằng hạt đậu và có khối lượng bằng 0.5g nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Tuyến yên là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Tuyến yêngiúp kiểm soát các chức năng đó bằng cách phóng thích các hormone vào máu.

Cấu tạo của tuyến yên

Cấu tạo của tuyến yên được chia làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Cấu tạo tuyến yên

Thùy trước: Được chia làm 3 phần gồm phần phễu, phần trung gian, và phần xa. Thùy trước tuyến yên có đặc tính là một tuyến nội tiết, nó có hai loại tế bào là tế bào ưa axit tiết ra hormone GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein.

Thùy giữa: Ở người chỉ có một lớp tế bào mỏng. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai nhánh động mạch đều bắt đầu từ động mạch cảnh trong.

Thùy sau: Gồm các tế bào gần như các tế bào mô thần kinh đệm, các tế bào này không có khả năng bài tiết hormone. Chúng chứa các hormone do vùng dưới đồi bài tiết đó là Vasopressin và Oxytoxin.

Chức năng của tuyến yên

Chức năng của tuyến yên gồm sản sinh ra hormone quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH) và sự tăng trưởng phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormone tuyến yên còn có tác dụng điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên tuyến yên được coi là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết

Tuyến yên sản sinh hormone làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt Và một loại hormone khác có tác dụng làm tăng co bóp cơ tử cung Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của hormone này làm co bóp mạnh cơ tử cung và giúp em bé ra ngoài.

Tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết

Tuyến yên có tầm quan trọng sinh tử nhưng lại có tầm vóc rất nhỏ bé. Nó nằm dính liền dưới não và được che chở bằng một cấu trúc xương.Tuyến yên điều khiển sự tăng trưởng của trẻ nhỏ bằng cách tác động vào một tuyến khác là tuyến giáp

Bướu hay khối u mọc trong tuyến yên có thể khiến cho hoạt động quá mức hoặc dưới mức cần thiết. Một trong những kết quả của hoạt động quá mức của tuyến yên là người sẽ cao lớn bất thường và khi hoạt động dưới mức thì người sẽ có vóc dáng nhỏ bé.

Suy Giảm Chức Năng Tuyến Giáp Có Nên Uống Sữa Đậu Nành?

(khoahocdoisong.vn) – đậu nành là thực phẩm tốt, đặc biệt đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chất goitrogens trong đậu nành gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và gây trở ngày cho quá trình trao đổi chất, gây rối loạn chức năng tuyến giáp, vì vậy những người mắc bệnh tuyến giáp nói chung không nên dùng sữa đậu nành.

Sẵn có máy làm sữa đậu nên ngày nào chị Nguyễn Vân Huyền (Thạch Thất, HN) cũng làm sữa đậu nành để uống. Chị nghe nói sữa đậu nành tốt cho phụ nữ, giúp tăng cường hormon, làm da láng mịn, nếu uống thường xuyên thì có thể ăn giảm thịt, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi. Hôm vừa rồi về quê lên, chị bị choáng, ngất xỉu ngoài sân. Khi đi khám, bác sĩ phát hiện chị bị suy giảm chức năng tuyến giáp và được khuyên ngừng uống sữa đậu.

Lời bàn: BS Nguyễn Thị Lan (Đồng Tâm, Hà Nội) cho biết, đậu nành là thực phẩm tốt, đặc biệt đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chất goitrogens trong đậu nành gây ức chế quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và cản trở quá trình trao đổi chất, gây rối loạn chức năng tuyến giáp, vì vậy những người mắc bệnh tuyến giáp nói chung không nên dùng sữa đậu nành. Đối với bệnh ung thư vú cũng vậy. Theo các nghiên cứu của nước ngoài, đậu nành chứa các chất isoflavone denistein và daidzein – một hợp chất thực vật giống estrogen ở người. Các hợp chất này gây ức chế hoạt động của estrogen và tác động phụ đến các mô. Chất phytoestrogens trong đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư vú. Người mắc bệnh sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành vì oxalat trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận tạo thành cặn, sỏi thận.

QA ghi

(khoahocdoisong.vn) – Trong thời kỳ ăn kiêng iod bạn không nên sử dụng muối iod, muối biển. Không nên sử dụng các loại vitamin tổng hợp có chứa iod. Không dùng sữa hoặc sản phẩm từ sữa như kem, pho mai, bơ, sữa chua, yogurt.