Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ruột Già Có Chức Năng Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Ruột Già Có Phải Đại Tràng Không? Chức Năng Của Nó Là Gì?

I- Đại tràng là gì? Đại tràng có phải là ruột già hay không?

Trong một số tài liệu y học cổ, người ta vẫn còn thói quen gọi phần ruột dài hơn 1m bao quanh lấy ruột non của con người là ruột già. Tuy nhiên, theo thời gian thì các bác sĩ đã thay đổi danh xưng này thành “đại tràng”, thứ nhất là để phân biệt với các động vật có xương sống khác, thứ hai là để cho các bệnh về cơ quan này có những cái tên mang tính y học hơn. Như vậy, ruột già và đại tràng chỉ khác nhau ở tên gọi.

Vậy, ruột già hay đại tràng chính xác là gì?

→ Ruột già (đại tràng, ruột dày) là phần áp cuối trong hệ thống tiêu hóa. Như đã nói thì độ dài của bộ phận này thường được tính bằng đơn vị mét (m), với độ dài trung bình là 1.5m nhưng cũng có trường hợp ruột già dài tới gần 2m. Chiều dài của nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen cũng như giới tính. Ruột non dài gấp 4 lần ruột già, nhưng tiết diện lại nhỏ hơn nhiều.

Đại tràng của một người khỏe mạnh sẽ được chia thành 3 phần chính, gồm: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, manh tràng và kết tràng được ngăn với nhau bằng một van khóa có chức năng ngăn cản các chất thải ở ruột già thấm ngược lại vào ruột non. Vì vậy, ranh giới của manh tràng và kết tràng cũng chính là nơi giao nhau giữa ruột non và ruột già.

II- Đại tràng (ruột già) thực hiện những chức năng gì?

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng ruột già chỉ là nơi chứa chất thải, nhưng thực ra công việc của cơ quan này không đơn giản chỉ có vậy. Mỗi ngày, đại tràng phải thực hiện cùng lúc nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể như sau:

1- Tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng

Nói một cách chính xác thì đây không phải là chức năng chính của đại tràng. So với môi trường trong dạ dày và ruột non thì đại tràng giàu kiềm hơn rất nhiều, và thậm chí không tiết ra acid. Do vậy mà những thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở 2 bộ phận trên sẽ được các vi khuẩn cùng môi trường kiềm ở đây phân hủy một lần nữa.

Cơ quan có chức năng chính hấp thu chất dinh dưỡng là ruột non, không phải ruột già. Nhưng có một số chất sẽ phải đợi đến khi đi xuống ruột già thì mới có thể được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được. Hoạt động tiêu hóa ở đại tràng được thực hiện bằng 3 cơ vòng và 3 cơ dọc, tương tự như tại ruột non.

Sau khi được hấp thụ, các chất dinh dưỡng này sẽ được chuyển thẳng đến gan thông qua các tĩnh mạch nối giữa 2 bộ phận này. Lúc này, quá trình thanh lọc độc tố sẽ được gan tiến hành, sau khi hoàn thành thì các dưỡng chất được đưa vào máu. Vậy là hoàn thành một chu trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng.

2- Hấp thu nước và tạo khuôn chất thải

Chức năng quan trọng nhất của đại tràng mà không có cơ quan nào có thể thay thế được, đó là hấp thụ nước và đóng khuôn chất thải. Cụ thể, song song với quá trình tiêu hóa để hấp thu các chất dinh dưỡng một lần nữa, lượng nước có trong thức ăn sẽ được đại tràng hấp thu và chuyển trực tiếp vào thận. Phần bã sau khi đã được lấy đi hết nước sẽ trải qua hoạt động của nhu động ruột và cô đặc thành chất thải (phân).

Đó cũng là lý do vì sao khi bị viêm đại tràng, phân của chúng ta sẽ không được đóng thành khuôn mà trở nên lỏng lẻo hoặc khô cứng lại. Ngoài việc hấp thụ nước để cung cấp cho thận, đại tràng còn có một chức năng vô cùng quan trọng, đó là hấp thu muối khoáng cũng như các nguyên tố vi lượng.

Đại tràng không tiết dịch vị, chỉ tiết ra chất nhầy có khả năng bôi trơn và làm mềm phân.

3- Bài tiết chất thải

Sau khi phân đã được tạo hình và đảm bảo được độ mềm cần thiết, cũng như đủ lượng thì sẽ được bài tiết. Lúc này, các chất thải rắn của cơ thể chúng ta lại được hấp thụ một lần cuối cùng ở trực tràng – đoạn cuối cùng của đại tràng (dài tầm vài cm) nối với ống hậu môn.

Trong ruột già có một khối ruột dài khoảng 20cm, có khả năng thực hiện các thao tác co bóp để có thể ép chất thải và đẩy ra ngoài cơ thể. Thông thường thì hoạt động co bóp này sẽ mất xuất hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 1h đồng hồ. Khi đại tràng co bóp, chúng ta sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh.

Chất nhầy trong đại tràng không chỉ có chức năng làm mềm, kết dính chất thải mà còn có thể tạo một lớp màng ở thành cơ quan này để tránh trầy xước và giảm đi tác hại của các loại vi khuẩn.

Như vậy, đại tràng (ruột già) là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Nếu đại tràng gặp vấn đề thì các hoạt động hấp thu và bài tiết sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến táo bón, tiêu chảy. Hy vọng sự giải đáp cho câu hỏi đại tràng có phải ruột già không cùng với các chức năng của đại tràng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết. Trung Nguyễn.

Có thể bạn cũng muốn biết:

Ruột Thừa Là Gì? Ruột Thừa Có Chức Năng Ra Sao?

Đa số chúng ta đều cho rằng ruột thừa là bộ phận không đem lại lợi ích gì cho cơ thể. Thậm chí ruột thừa khi bị viêm còn mang lại phiền toái cho sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Vậy thực chất ruột thừa là gì? bộ phận này có chức năng gì không? Cùng ICondom giải đáp thắc mắc này!

Ruột thừa là gì?

Từ hàng trăm năm trước, khoa học và y học Thế giới đã có những nghiên cứu về bộ phận ruột thừa của cơ thể con người. Cho tới tận đầu thế kỷ 21, nhiều người vẫn khẳng định rằng ruột thừa là bộ phận thực sự “thừa thãi” và không mang lại lợi ích gì cho cơ thể.

Vị trí của ruột thừa trong khoang bụng là ở gần đường giao nhau giữa ruột non với ruột già. Bộ phận này có hình giống như con giun với cấu trúc dạng ống dài khoảng 3 – 13cm, tùy từng cơ thể.

Hiện nay vẫn có nhiều phẫu thuật loại bỏ ruột thừa mặc dù nó không bị viêm hay gặp bất cứ vấn đề nào vì cho rằng bộ phận này không có tác dụng gì và tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Chức năng của ruột thừa là gì?

Mới đây, trên Tạp chí The Sun – tờ tạp chí uy tín hàng đầu nước Anh đã công bố kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học về tác dụng của ruột thừa đối với hệ tiêu hóa. Theo đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự lợi hại của bộ phận này và khẳng định ruột thừa thực sự giúp cho hệ tiêu hóa và miễn dịch hoạt động tốt hơn rất nhiều.

Vậy cụ thể vai trò của ruột thừa là gì? Trong điều kiện ruột thừa khỏe mạnh, không mắc bất cứ vấn đề bệnh lý nào, nó sẽ có các chức năng sau đây:

Ruột thừa hình thành từ giai đoạn thai nhi và có chức năng giữ các tế bào nội tiết, kích thích hormone ban đầu để thiết lập sự kiểm soát homeostatic, từ đó giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể thai nhi diễn ra bình thường.

Ở cơ thể trẻ nhỏ hay người trưởng thành, ruột thừa được ví như một “kho” lớn chứa tế bào miễn dịch lympho, đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất ra loại tế bào này.

Tại ruột thừa, cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể từ việc phơi nhiễm các tế bào máu trắng, mầm bệnh và các chất ngoại lai khác.

Ruột thừa có chức năng tạo ra các phân tử quan trọng để điều khiển và vận chuyển tế bào bạch cầu đến những vị trí cần thiết trong cơ thể. Như vậy, có thể khẳng định rằng ruột thừa khỏe mạnh sẽ tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Khi cơ thể trưởng thành, ruột thừa sẽ tách biệt hoạt động thành một hệ thống miễn dịch độc lập. Nó đáp ứng và lọc các chất cơ thể không mong muốn có trong thức ăn hàng ngày.

Như vậy, nếu không gặp bất cứ vấn đề gì về viêm nhiễm, ruột thừa sẽ góp phần làm tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

Bộ phận này có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, viêm niêm mạc, hoại tử và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, hợp lý đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý không mong muốn.

4 Chức Năng Quan Trọng Của Ruột Già Có Thể Bạn Chưa Biết

Những chức năng của ruột già trong cơ thể

1. Chức năng của dịch ruột già

Trong ruột già không chứa enzyme tiêu hóa mà chứa chất nhầy có tính kiềm giúp làm trơn thành ruột khiến phân được di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột già, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bị viêm ruột già hoặc ruột già bị những tổn thương khác.

2. Hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo ra một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Trong ruột già có rất nhiều loại vi khuẩn như escherichia coli, enterobacter aerogenes, bacteroides fragilis,… Các loại vi khuẩn này sử dụng một số chất như vitamin B12, C và cholin để làm chất dinh dưỡng nhưng đồng thời tổng hợp một số dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như vitamin B, B1, B6, K, axit folic,… Đây là một trong những chức năng quan trọng của ruột già.

Trong trường hợp các axit amin còn sót lại mà không làm hết nhiệm vụ tạo ra NH3, histamin, triramin thì chính các vi khuẩn trong ruột già sẽ đảm nhiệm vai trò này.

3. Hấp thu các chất cần thiết mà ruột non làm sót lại

Thức ăn khi xuống tới ruột già đa phần chất dinh dưỡng đã được hấp thu gần hết, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của bộ phận này, hệ tiêu hóa mới hấp thu đầy đủ, triệt để các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Ruột già sẽ đảm nhiệm hấp thụ các loại chất như sau:

+ Chức năng hấp thu nước:

Ruột già nhận khoảng 1 lít nước từ ruột non và sau đó hấp thụ, khi thải ra ngoài môi trường theo đường phân hoặc nước tiểu thì chúng chỉ còn lại khoảng 100-200ml. Trong quá trình hấp thụ nước, nguyên tố Na+ cũng được hấp thụ theo để giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. Phân ở lại càng lâu trong ruột già thì sự hấp thu nước càng tăng lên. Chính vì thế mà chúng ta thường bị táo bón khi nhịn đi cầu.

+ Chức năng hấp thu thuốc:

Một số loại thuốc như an thần, hạ nhiệt, giảm đau,.. có thể được hấp thụ tại ruột già. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em được chỉ định đưa thuốc từ đường này để chữa bệnh dưới dạng thuốc đạn.

+ Chức năng hấp thu Na+ và CL-:

Đây là một trong những nguyên tố cần thiết cho cơ thể, được hấp thụ ở đoạn đầu ruột già.

+ Chức năng hấp thu NH3:

Một số vi khuẩn trong ruột già sẽ hấp thu NH3 vào máu. Để tránh lượng NH3 được hấp thu quá lớn gây hôn mê gan thi nên tránh táo bón và viêm đại tràng, vì táo bón và viêm đại tràng là hai nguyên nhân khiến lượng NH3 được hấp thu nhiều. Thụt rửa đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dành cho đường ruột là một lựa chọn phù hợp để điều trị những trường hợp này.

4. Chức năng bài tiết phân của ruột già

Bộ phận hậu môn của con người được cấu tạo bởi hai cơ thắt: Cơ thắt trong chính là cơ trơn, được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự điều khiển của vỏ não.

Chức năng này của ruột già được thực hiện theo quy trình như sau:

Khi các phần phía trước ruột già thực hiện chức năng co bóp để đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng khiến trực tràng co bóp tác động đến cơ thắt và mở cơ thắt trong làm kích thích việc đi đại tiện. Lúc này khi chưa đủ các điều kiện thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện, vỏ não chủ động duy trì kéo dài hoạt động của co thắt của cơ thắt ngoài, đẩy phân dịch chuyển ngược lại lên phía trên trực tràng, trừ khi phân lỏng thì quá trình này hầu như là không thể diễn ra, vì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài.

Nếu có đầy đủ các điều kiện, thuận tiện cho việc đại tiện tốt, vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn đẩy phân ra ngoài: hít vào sâu, đóng thanh môn, các cơ hoành và cơ thành bụng lúc này sẽ co lại tạo ra một áp lực cao trong ổ bụng đồng thời mở cơ thắt ngoài tống phân ra ngoài. Trung tâm thần kinh đảm nhiệm chức năng phản xạ đại tiện nằm ở các đốt tụy cuối cùng từ S2 đến S4. Nhịn đại tiện lâu ngày có thể làm giảm phản xạ đại tiện và gây bệnh táo bón.

Có bao giờ bạn tự hỏi trong phân có những thành phần nào? Thực chất, phân của chúng ta có khối lượng khoảng 100 – 200g/ ngày, chúng chứa khoảng 75% nước, một số ít acid béo, protein không hòa tan, muối khoáng, sắc tố mật, các chất xơ không thể tiêu hóa có trong thức ăn, các loại vi khuẩn và cả những tế bào biểu mô của ruột bị bong ra cũng bị lẫn trong phân đi ra ngoài cơ thể. Chính vì có chứa nhiều vi khuẩn, do đó sau khi đi đại tiện, bạn phải vệ sinh hậu môn và tay sạch sẽ tránh để mắc các bệnh như tiêu chảy , kiết lị… để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ruột Non Và Ruột Già Dài Bao Nhiêu?

1. Vị trí của ruột non và ruột già

Đường tiêu hóa của con người bắt đầu từ miệng, rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tận cùng là hậu môn.

Ruột non và ruột già nằm giữa thực quản và hậu môn, nằm gọn bên trong khoang bụng của cơ thể người. Nhưng ít người biết rằng, chiều dài của ruột non và ruột già cộng lại có thể lên đến 3-7m tùy thuộc vào cách đo đạc. May mắn thay ruột được xếp gọn gàng bên trong cơ thể con người.

2. Cấu tạo của ruột non và ruột già

Ruột non và ruột già có hình dạng chung là một cấu trúc hình ống dài, trong đó ruột non có chiều dài khoảng 6m và phần còn lại khoảng 1.5m là chiều dài của ruột già.

Cả ruột non và ruột già đều có cấu tạo thành ống bao gồm 4 lớp:

Lớp ngoài cùng của ruột có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong ruột và tiết ra chất dịch để hạn chế ma sát khi ruột co bóp trong ổ bụng, chính nhờ phần dịch này mà ruột dù có chiều dài 7m nhưng vẫn nằm gọn và không bị tổn thương khi ở trong ổ bụng.

Lớp cơ có nhiệm vụ co bóp giúp nhào trộn, nghiền nhỏ và di chuyển thức ăn bên trong lòng ruột.

Lớp mạch máu và thần kinh có nhiệm vụ nuôi dưỡng ruột và vận chuyển các chất được ruột hấp thu đi nuôi cơ thể

Lớp trong cùng là lớp niêm mạc ruột có chứa các nhung mao giống như các sợi tơ nhỏ và các tuyến nhỏ. Các nhung mao này có nhiệm vụ tiết ra các chất để cắt nhỏ thức ăn và thu thập các chất dinh dưỡng từ thức ăn, trong khi các tuyến nhỏ có nhiệm vụ bài tiết ra 1.8l dịch tiêu hóa để hòa trộn thức ăn

Ngoài ra bên trong lòng ống tiêu hóa còn có sự hiện diện của các vi khuẩn góp phần tiêu hóa thức ăn.

3. Chức năng của ruột non và ruột già

Quá trình tiêu hóa thức ăn là một quá trình đòi hỏi sự kết hợp của toàn bộ hệ tiêu hóa con người, trong đó ruột non và ruột già đóng một vai trò quan trọng.

Chức năng của ruột non nói chung là tiêu hóa và hấp thu thức ăn

Chức năng ruột già là hấp thu nước và khoáng chất còn lại sau khi một phần đã được hấp thu bởi ruột non đồng thời tích trữ phân cho đến khi được tống ra ngoài .

Khi thức ăn được đưa từ dạ dày xuống đến ruột non các nhung mao ruột tiếp xúc với các chất dinh dưỡng và hấp thu vào máu đi nuôi cơ thể, đồng thời các tuyến sẽ tiết ra dịch để hòa trộn thức ăn, và nhờ vào sự vận động của các cơ ruột thức ăn được vận chuyển 1 cách trơn tru đi suốt chiều dài ruột non và xuống ruột già, lúc này phần lớn các chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng đã được hấp thu ở ruột non, ruột già sẽ giúp hấp thu nước và muối khoáng có giá trị còn sót lại trong thức ăn và loại bỏ các phần chất bã cơ thể không sử dụng được ra ngoài dưới dạng phân.

4. Các bệnh thường gặp

Hội chứng ruột kích thích

5. Những vấn đề cần lưu ý

Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn so với nữ giới, và thường gặp ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn bắt đầu trưởng thành.

Cho đến thời điểm hiện tại, không có cách điều trị cho hội chứng ruột kích thích. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên thay đổi lối sống để giảm bớt các triệu chứng. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ đồng thời tập thể dục thường xuyên cũng như hạn chế các chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá sẽ giúp cải thiện triệu chứng.

Nguồn: Vinmec