Top 4 # Xem Nhiều Nhất Những Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Đồng Chí Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Tóm Tắt Những Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Đồng Chí

Tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí

I. Tìm hiểu chung

– Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.

– 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc: kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

– 1947, ông bắt đầu sáng tác thơ và chủ yếu viết người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.

– 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

– Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966), Ngọn đèn đứng gác….

– Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy,bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

– Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

– Bố cục: 3 phần

+ Bảy câu thơ đầu: Cơ sở hình thành của tình đồng chí, đồng đội gắn bó

+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

II. Đọc – hiểu văn bản

a. Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

– Tình đồng chí của “tôi” và “anh” bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Nếu như “anh” đến từ nơi ”nước mặn đồng chua” thì “tôi” xuất thân từ vùng quê “nghèo đất cày lên sỏi đá”.

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Hai con người đến từ những vùng quê nghèo khó của tổ quốc “chẳng hẹn quen nhau”. Họ gặp nhau vì cùng chung lí tưởng Cách mạnh, vì tình yêu với tổ quốc lớn lao. Đây cũng là trọng tâm làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật bài thờ Đồng chí.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

– Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

– Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Tử quen nhau đến thành tri kỉ, từ “chẳng hẹn” đến “súng bên súng, đầu sát bên đầu” rồi đến “đêm rét chung chăn”, những người lính chia sẻ với nhau những gian khó của cuộc chiến để trở thành tri kỉ trong nhau. Đây là điểm sáng mang lại nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí.

Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

a. Sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

– Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

– Hình ảnh “gian nhà không ” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

– “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước. Tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí không thể bỏ qua những hình ảnh đắt giá này.

b. Chia sẻ cùng nhau những gian lao, thiếu thốn của cuộc chiến:

– Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đau bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:

“Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày”.

– Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng… Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

– Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm chân thanh, mộc mạc của người lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, niềm tin chiến thắng, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

– Từ những tình cảm chân thành, mộc mạc, gắn bó và những gian khó, thiếu thốn nơi chiến trường hiểm ác, tác giả đã kết thúc bài thơ bằng một câu thơ mang đậm chất lãng mạn, nghệ thuật:

“Đầu súng trăng treo”.

“Trăng” là biểu tượng của cái đẹp, của cái tròn đầy, viên mãn, trăng khơi gợi nỗi nhớ, tình yêu và niềm hạnh phúc vẹn toàn. Trong khi đó ” súng” lại biểu tượng cho chiến tranh, cho hiểm nguy. Sự kết hợp giữa “đầu súng” và “trăng” mang đến cảm giác thiêng liêng nhưng không kém phần thi vị, lãng mạn. Chất hiện thực và chất trữ tình trong câu thơ đã góp phần nâng giá trị của thi phẩm bao gồm cả giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí.

III. Tổng kết:

Những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí, cụ thể như sau:

Bài thơ ngợi ca tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn giữa lửa đạn chiến tranh, đồng thời khắc họa những khó khăn thiếu thốn của cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ.

– Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

– Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát. Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng, giàu sức biểu cảm.

– Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá

– Hình ảnh thơ song hành.

Cảm Nhận Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu

Cảm nhận nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Đồng chí là một bài thơ tiêu biểu của Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nói đến thơ Chính Hữu là người ta không thể không nhắc tới ba thơ nổi tiếng này.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc, đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ mới trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay cán bộ, chiến sĩ, được phổ biến rộng rãi, trở thành tài sản chung của mọi người.

Đồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người với người trong cách mạng và kháng chiến. Đồng chí trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc. khi lí tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bỏ mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng: Đồng chí?

Để làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép lạ hóa. (Tất nhiên khi sáng tác nhà thơ cũng chưa biết khái niệm lí luận mới mẻ này). Không phải ngấm nhiím mù bài thơ bắt đầu từ những chi tiết những cái khác biệt và xa lạ. Đây là lời của những người lính tự thấy cái mới lạ của mình… Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quân, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn. dốt phèn. Vùng đồi trung du, đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hò hẹn quen nhau. Ấy thế mà có một sức mạnh vô hình vô song đã biến họ thành đôi tri kỉ… Đó là cuộc sống chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ chung: đêm rét chung chăn, nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. Súng bên súng là chung chiến đấu; đầu sát bên đầu là chung rất nhiễu; không chỉ là gần nhau về không gian mà còn cùng nhau ý nghĩ, lí tưởng.

Đêm rét chung chăn là hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỉ niệm. Những người lính từng đi kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không thể quên cái rét của Việt Bắc và của vùng núi rừng nói chung:

Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng, Đèo Khế gió sang (Tố Hữu)

Cũng không ai quên được cuộc sống chung:

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng,

Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ thành tri kỉ.

Hai tiếng đồng chí đứng riêng thành một dòng thơ là rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết: Đêm rét chung chăn thành đôi đồng chí. Đồng chí và kỉ đều chung một vấn và có thể thay thế cho nhau mà không làm sai vần luật mà bài thơ có thể rút ngắn một dòng. Nhưng nếu viết thế thì hỏng. Đêm rét chung chăn có thể thành tri kỉ, nhưng không thể nói thành đồng chí. Bởi vì đồng chí có hàm nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Tri kỉ là biết mình, suy rộng ra là biết về nhau. Đồng chí không chỉ biết mình, biết nhau mà biết cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt. Hai chữ đồng chí đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ cho đoạn sau. Đồng chí có thể cảm nhận mà khó có thể nói hết.

Phần hai nói về những tình cảm chung của hai Đồng chí. Những câu thơ chia thành anh, tôi, nhưng giữa họ đều là chung cả. Đoạn hai mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ cho nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Đối với những chàng trai áo nâu lần đầu ra trận, nỗi nhớ nhà là thường trực… Đối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất. Nhưng việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hi sinh: mặc kệ gió lung lay. Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thử hỏi ai có thể mặc hệ để cho gió thổi làm xiêu đổ nhà mình? Đó là một khoảng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù đến dòng thơ thứ ba thì nỗi nhớ mới xuất hiện:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là những người ở nhà đang thương nhớ họ, dõi theo tin tức của họ.

Hình ảnh giếng nước gốc đa thật đậm. đà, kín đáo mà ý nhị biết bao! Giếng nước gốc đa là những nơi tụ hội của người làng khi trưa nắng, lúc chiều hôm và họ sẽ hỏi thăm nhau về những người trai làng ra trận. Biết bao nhớ nhung. Những người lính không nói mình nhớ, lại chỉ nói người khác nhớ. Đó cũng là cách mình tự vượt lên mình, nên tình riêng vì sự nghiệp chung bằng những lời thật ý nhị, không một chút ồn ào. Bảy dòng cuối dành nói về nỗi gian khổ, cái gian khổ của bộ đội hồi đầu kháng chiến (Thơ Quang Dũng – Tây Tiến, Thôi Hữu – Lên Cẩm Sơn)…

Chính Hữu không nói cái khổ mà nói về sự hiểu nhau trong cái khổ, cái chung phổ biển giữa họ với nhau… Trong kháng chiến, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó lạnh tới run cầm cập, đắp bao nhiêu chân cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên tới 40-41 độ; người vã mồ hôi, vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này mới hiểu được cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da vàng, viêm gan, viêm lá lách…

Ngoài khổ vì bệnh tật còn cái khổ vì trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ quần áo đồng phục cấp phát, những người lính mang theo áo quần ở nhà, khi rách thì tự và víu, có khi không còn chỉ, phải lấy dây buộc túm chỗ rách. Người ta đùa gọi là vệ túm. Ở đây, anh rách, anh và thông cảm lẫn nhau… Miệng cười buốt giá hẳn là cười trong buốt giá vì áo quần không chống được rét mà cũng là nụ cười vượt lên giá buốt, mặc dù trời lạnh nên nụ cười cũng khó mà tươi! Cũng có thể là nụ cười nhợt nhạt, xanh xao. Nhưng vẫn cười coi thường gian khổ.

Nhà thơ không viết nụ cười mà viết miệng cười có lẽ vì từ nụ cười khá trừu tượng. Vả lại nhà thơ chỉ muốn nói một cách cụ thể cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy. Chân không giày cũng là một thực tế phổ biến và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay là một hình ảnh rất ấm áp. Chỉ với 5 dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình Đồng chí sưởi ấm lòng họ.

Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cụ thể. Nhưng không phải vì thế mà công việc thay thế chất thơ. Câu kết là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, ý vị…. Một hình ảnh bất ngờ. Súng và trăng là hai vật cách xa nhau và chẳng có liên hệ gì với nhau trong không gian. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính.

Súng lăm lăm trong tay chờ giặc và bất ngờ cảm thấy như mảnh trăng treo lửng lơ ngay trên đầu ngọn súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy cảnh đó được. Rừng hoang sương muối buốt giá. Những người lính rách rưới đứng gác cạnh nhau và vầng trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng cho trong sáng và mộng mơ. Đấu súng chiến đấu của người đồng chỉ có thêm vầng trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Đồng thời câu thơ bốn tiếng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Đoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Đoạn cuối là bức tranh cổ điển, hàm súc dư ba.

Đồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, rất kiệm lời của Chính Hữu.

Từ khóa tìm kiếm

noi dung nghe thuat dong chi

Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước Lớp 7

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ rất hay trong chương trình lớp 7, trong bài này sử dụng những biện pháp nghệ thuật, tu từ, xem bên dưới để biết tác giả đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào.

Tác giả – Tác phẩm

Hồ Xuân Hương, sống ở khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ Nôm viết về người phụ nữ nổi tiếng. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam với những giá trị cho đến tận ngày nay. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, sống ở thời kì Lê mạt – Nguyễn Sơ, đây được coi là giai đoạn với nhiều biến động trong xã hội. Tuy nhiên, dù ở thời kì cuối phong kiến bà vẫn có cuộc sống êm đềm ở chốn phồn hoa – cổ Nguyệt đường ven Tây hồ. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi, có thiên phú về thơ ca đồng thời cũng hiểu biết rộng và giao du với nhiều nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong con đường tình duyên, bà lại không mấy suôn sẻ, đều làm lẽ qua hai đời chồng và hạnh phúc cũng ngắn ngủi.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hương luôn để lại những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Các đề tài luôn xoay quanh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên khi nhắc đến thơ Nôm không thể không nhắc tới những bài thơ viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ cũng chính là tiếng lòng của bà, tiếc thay cho thân phận chính mình. Trong đó vừa có sự hóm hỉnh, sâu cay vừa có gì đó xót xa, từng trải nhưng không kém phần ngạo nghễ. Các tập thơ nổi tiếng như “Xuân Hương thi tập”, “Lưu hương ký”…

-Hoàn cảnh sáng tác bài “Bánh trôi nước”: là một người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến, bà tiếp xúc với nhiều người dân lao động nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức bất công. Trong xã hội đó luôn đề cao tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp khiến cho người phụ nữ bị rè rúng, sống cuộc đời bị hắt hủi, đau thương. Chính vì thương thay cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ đó bà đã chiêm nghiệm và viết nên bài “Bánh trôi nước”.

Giá trị nội dung

Bài thơ “Bánh trôi nước” có giá trị nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi với nhiều tầng nghĩa, được miêu tả thực, Hồ Xuân Hương đã làm hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa không chỉ cho thân phận người phụ nữ mà còn là cho chính bản thân mình. Sống ở thời kì mà xã hội không có chỗ cho người phụ nữ lên tiếng nên bà chỉ còn cách gửi gắm nỗi lòng vào những vần thơ. Thân phận người phụ nữ hiện lên với những bất hạnh, khổ đau, lênh đênh, lận đận không thể làm chủ cho chính mình. Song người con gái ấy vẫn một lòng son sắt, thủy chung. Vẻ đẹp đó thật đáng ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:

-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

Dàn ý phân tích tác phẩm

-Hình ảnh bánh trôi nước:

+ Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng của miền bắc. Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

+Cách làm bánh: Lớp bên ngoài là lớp vỏ bánh được nặn tròn, nhân bên trong màu đỏ. Luộc bánh để qua mấy lần chìm nổi thì mới chín và ngon. Khi nặn bánh độ tròn méo như nào phụ thuộc vào tay người nặn. Khi chín vỏ bánh mềm và nhân bên trong vẫn không hề bị méo.

-Hình ảnh người phụ nữ:

+ Cách dùng: thông qua hình ảnh bánh trôi nước để liên hệ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình ảnh bên ngoài của bánh trắng tròn đại diện cho vẻ đẹp hình thức của người con gái. Hình ảnh “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của họ lênh đênh lận đận. “Rắn nát” hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào tay người đàn ông trong xã hội.

Các em theo dõi bên dưới để tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn cũng như một số bài văn mẫu hay trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7. Chúc các em học tốt Ngữ Văn 7.

” Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước

Biện Pháp Nghệ Thuật, Tu Từ Sử Dụng Trong Bài Thơ Vội Vàng

Một số nội dung cần ghi nhớ về Vội vàng của Xuân Diệu

– Xuân Diệu ( 1916 – 1985), quê cha ở Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở Tuy Phước- Bình Định. Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và là nhà thơ của tình yêu của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say và yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnh vực: Thơ ca, văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học,

– Thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng trái ngược nhau: Vừa rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; vừa hoài nghi, chán nản, cô đơn.

– Bài Vội vàng được in trong tập Thơ thơ. Đây là bài thơ thể hiện rõ tâm trạng của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Biện pháp nghệ thuật trong Vội vàng của Xuân Diệu

1. Nội dung ở khổ đầu tiên chính là ý tưởng táo bạo và lãng mạn của nhà thơ trước cuộc đời tươi đẹp:

Biện pháp tu từ và nghê thuật trong 4 câu đầu bài Vội vàng

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.”

Đây là hình ảnh Xuân Diệu đang lo âu trước sự phai tàn của cái đẹp,”sợ” sắc màu “nhạt mất”, “sợ” hương thơm “bay đi” bởi ông vô cùng trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

* Điệp ngữ ” Tôi muốn ” xuất hiện hai lần với mục đích:

+ Thể hiện khao khát lưu giữ hương sắc cuộc đời đang nồng cháy và rạo rực trong tâm hồn thi sĩ.

+ Nó cũng khẳng định cái tôi trữ tình của nhà thơ, một cái tôi dám đứng lên bộc bạch ước muốn của bản thân, dù những ước muốn ấy hết sức phi lý và quá tầm với. Đây chính là một trong những cái “mới” của “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”, nó trái ngược hoàn toàn với tính phi ngã của văn học trung đại.

* Những động từ “tắt nắng”, “buộc gió” cho thấy:

+ Khát khao đoạt quyền tạo hóa, ngăn lại dòng chảy của thời gian của Xuân Diệu không chỉ lãng mạn, mà còn ngông cuồng, táo bạo.

+ Những mong ước mãnh liệt của thi sĩ xuất phát từ tình yêu da diết với cuộc sống và cái tôi say mê trần thế.

* Giọng điệu trong bốn câu đầu bài mang âm điệu tình yêu tha thiết và mạnh mẽ. Cảm nhận sâu hơn, ta thấy trong lời thơ còn có cả sự tiếc nuối trong những chữ “đừng” đầy day dứt.

2. Nội dung trong khổ 2 bài Vội vàng

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 2 bài Vội vàng

2.1 Bức tranh thiên đường trần thế qua cảm nhận tuyệt vời của Xuân Diệu “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.”

– Một ước muốn hết sức táo bạo mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, tước đoạt quyền của tạo hóa: “Ước muốn ngăn thời gian chặn sự già nua tàn tạ để tận hưởng hết hương sắc của mùa xuân”.

– Điệp ngữ “này đây” lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp đã bộc lộ dụng ý nghệ thuật của tác giả:

+ Âm hưởng thơ vui tươi như bản hòa ca rộn ràng.

+ Tác giả trầm trồ ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cuộc sống.

+ “Này đây” như lời giới thiệu, lời mở khi Xuân Diệu miêu tả về một loạt những hình ảnh thiên nhiên sinh động.

– Biện pháp liệt kê cùng trường từ vựng thiên nhiên với những từ “ong bướm”, “hoa”, “đồng nội”, “lá”, “cành tơ”, “yến anh”, “ánh sáng”,… giúp người đọc hình dung ra bày tay kì diệu của tạo hóa reo rắc trên mảnh đất trần thế những gì tinh tú và tươi tốt, trong lành, đẹp đẽ nhất.

2.2. Tiếp theo nữa chính là tâm trạng chán nản hoải nghi bi oan trước thực tế :

– Niềm vui phút chốc tan biến, nỗi lo âu xuất hiện:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

– Dấu chấm giữa câu: cách ngắt câu giữa dòng, một tâm trạng trái ngược xuất hiện: Một của khao khát say mê, một của ai hoài, u uất. Cấu trúc câu đặc biệt này nhấn mạnh và tách biệt cảm xúc của nhà thơ. Ông càng sung sướng đón chào cái đẹp và niềm vui cuộc sống bao nhiêu thì càng nuối tiếc và mong muốn ghìm giữ nó bấy nhiêu.

– Nhà thơ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, vạn vật sẽ thay đổi. Niềm vui tan nhanh như một giấc mộng hão huyền trước cái sự thật khắc nghiệt, phũ phàng, cái lạnh lùng nghiệt ngã của quy luật thời gian.

Còn trời đất – chẳng còn tôi. Tuổi trẻ – chẳng hai lần thắm lại.

– Nghệ thuật :

+ Đối lập giữa còn – mất; con người – thiên nhiên; quy luật của đất trời – với quy luật của đời người,

+ Giọng thơ cũng trở nên buồn, ngao ngán, nặng nề u uất.

– Thiên nhiên vì thế nhuốm màu tang thương, ảm đạm – đối kháng với con người:Chia phôi, tiễn biệt, hờn, sợ phai tàn,

– Tác giả rơi vào tâm trạng tuyệt vọng:

Biện pháp tu từ trong khổ 3 bài Vội vàng

3. Nội dung khổ cuối của bài Vội vàng chính là lòng yêu cuộc sống đến đô cuồng si 3.1. Sống với tốc độ phi thường

– Để khắc điều đó, thi sĩ đề ra lối sống gấp gáp, vội vàng: Sống hưởng thụ cái vui trong hiện tại.

3.2. Sống với cường độ sâu sắc, mãnh liệt

– Tình yêu cuồng nhiệt với cuộc sống với đời được thể hiện qua một loạt các động từ và tính từ mạnh: Ôm, riết, say, thâu, cắn; chếnh choáng, no nê, đã đầy, nhiều,

– Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi hối hả,cuồng nhiệt.

– Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho…

Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút.

– Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…

Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất…