Top 11 # Xem Nhiều Nhất Nêu Chức Năng Của Văn Hóa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chức Năng Văn Hóa Của Văn Học

Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu “Văn” theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người (I.X.Lixêvích) [1]. “Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa” (Phan Ngọc) [2]. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức – dự báo, giáo dục – giao tiếp, thẩm mỹ – giải trí… Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm – thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa – xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là “chức năng văn hóa” của văn học.

Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên (được hiểu theo nghĩa đen) hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực… càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Để nghiên cứu văn hóa, người ta thường tìm đến văn học. Ăngghen đã nhận xét như sau khi đọc xong bộ “Tấn trò đời” của Ban-dắc: “Tôi đã học tập được nhiều hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp cộng lại”. Để nghiên cứu những bản sắc văn hóa thuần túy Việt Nam, không gì bằng nghiên cứu văn nghệ dân gian. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Người đọc cũng nên rèn luyện khả năng quan sát, khám phá được những giá trị văn hóa ẩn sâu đằng sau những câu chữ và phải có một thái độ nhận thức đúng đắn, chẳng hạn như thái độ tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa nước ngoài.

Văn học còn có tác dụng gợi mở những giá trị văn hóa mới. Nhờ văn học, con người có thể dự báo được tương lai. Tác phẩm “Người mẹ” và “Bài ca chim báo bão” của M.Gooc-ky được coi là những tín hiệu mở đường cho nền văn hóa XHCN. Nhiều phát minh khoa học hiện đại được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của J.Véc-nơ… Nhiệm vụ của các nhà văn là hướng tới xây dựng một mô hình văn hóa tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nam Cao đã từng mơ ước viết một tác phẩm “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người (…) Nó làm cho người gần người hơn”. Tác phẩm văn chương không chỉ nối liền tác giả với bạn đọc mà còn làm cho các bạn đọc xích lại gần nhau hơn. Bạn đọc ở các thời đại khác nhau, các nước khác nhau nhờ giao lưu văn học mà gần gũi với nhau. Trước đây, các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã có tác dụng rất lớn làm cho hai nền văn hóa Nga – Việt gắn bó khăng khít nhau. Và ngày nay cũng vậy, khi có hai nước giao lưu văn hóa, người ta vẫn thường cử các nhà văn qua lại thăm viếng và dịch các tác phẩm của nhau… Như vậy, văn học đã làm nhiệm vụ giao lưu giữa các nền văn hóa.

Bản chất của văn chương là làm đẹp cho đời… Ngày xưa, ở Trung Quốc, “Văn” được dùng để chỉ những đường nét hoa văn, tức là cái đẹp hình thức của vạn vật. Chữ viết tượng hình và những câu nói đẹp cũng được gọi là Văn. Con người dùng văn chương để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình, thể hiện bản chất của mình (nhân văn, văn là người). Từ đó, văn chương còn có chức năng phản ánh cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho người đọc. Ca dao tục ngữ được coi là kho mỹ từ pháp của dân tộc. Nguyễn Trãi nói: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. Ngày nay, người ta cũng dùng việc phân tích tác phẩm văn chương để rèn luyện năng lực cảm nhận cái đẹp cho học sinh. Văn chương còn phải biết sáng tạo ra một thế giới đẹp hơn thực. Thôn Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử đẹp và kỳ ảo hơn thôn Vỹ ở ngoài đời rất nhiều. “Nghệ thuật là con người thêm vào tự nhiên” (Hêghen). Văn chương phải mới mẻ ly kỳ mới có thể thu hút bạn đọc. Một ý tưởng giáo dục lớn lao mà được thể hiện bởi một nghệ thuật kém cỏi thì khó phát huy. Còn nếu chỉ chăm chú cái đẹp hình thức mà không có giá trị về nội dung tư tưởng thì chỉ mua vui cho đời chứ không lay động được trái tim bạn đọc. Sáng tạo ra cái đẹp hài hòa giữa nội dung và hình thức cũng có nghĩa là sáng tạo ra văn hóa.

Người ta có thể giải trí bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đọc sách. Trước khi có các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ, đọc sách là hình thức giải trí cơ bản và bổ ích, nâng cao vốn văn hóa của mọi người. Tuy nhiên ngày nay, trước sự lấn át của văn hóa nghe nhìn, văn học phải tăng cường chú trọng đến một chức năng nữa, đó là góp phần thúc đẩy các loại hình nghệ thuật khác phát triển. Rất nhiều kịch bản điện ảnh – sân khấu được chuyển thể từ truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhiều bài thơ được phổ nhạc, nhiều tác phẩm văn học đã gợi ra ý tưởng cho họa sĩ vẽ tranh. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình đã phổ biến rộng rãi văn học nghệ thuật tới công chúng. Tức là công chúng vẫn được đọc và nghe văn học không chỉ ở dạng trực tiếp như trước đây mà còn gián tiếp thông qua các ngành nghệ thuật khác nữa.

Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp. Những nhà văn lớn thường là những nhà văn hóa lớn: H.đờ Bandắc, V.Huygô, L.Tônxtôi, M.Gooc-ky, Lỗ Tấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Và cũn dễ thấy rằng những tác phẩm nghệ thuật lớn cũng có chức năng văn hóa cao. Chẳng hạn, có thể coi tác phẩm “Ô-sin” là tập đại thành giới thiệu với thế giới toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Nữ văn sĩ Kiều Hạ Điền Thọ Tử đã mong muốn: “miêu tả cuộc đời Ô-sin để từ đó rút ra những tiêu chuẩn sống cho cuộc sống tương lai” [3]. Tác phẩm còn hấp dẫn ở cốt truyện, vẻ đẹp con người và thiên nhiên Nhật Bản, kể cả tài năng của diễn viên khi chuyển thành phim. Những điều đó đã làm cho “Ô-sin” có sức tác động rất lớn đến tương tư, tình cảm của khán giả truyền hình ở nhiều nước trên thế giới.

Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Văn học nước ta từ xưa vốn đã có tinh thần “Văn dĩ tải đạo”. Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp của cha ông cần phải được phát huy lên một tầm cao mới. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người”. Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn – nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.

PHẠM NGỌC HIỀN

1. Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc – NXB Giáo dục, H.2000, tr. 40.

2. Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học-NXB Thanh Niên, TP HCM, 2000.

3. Lời giới thiệu trong quyển “Ô-sin” – NXB Hà Nội, 1994.

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Ống Tiêu Hóa

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Nêu Chức Năng Của Tuyến Tụy Trong Việc Tiêu Hóa

Chức năng của Tuyên tụy ngoại tiết

Tuyến tụy ngoại tiết thường được bao bọc bởi một bao tụy, chúng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi những tế bào tụy ngoại tiết, chúng chứa rất nhiều các hạt enzyme tiêu hóa nhỏ dưới dạng tiền chất bao gồm trypsinogen, lipase tụy, chymotrypsinogen và amylase.

Khi các men tụy được tiết vào ống tụy và sau đó chúng được đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng khi có sự tác động. Các men của tuyến tụy thường hoạt động có khả năng phân hủy protein của chính tuyến tụy nên bộ phận này chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất hoặc dưới dạng không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Dịch tụy được xem là nguồn chứa men tiêu hóa protein và mỡ còn niêm mạc ruột lại chứa các men tiêu hóa glucose. Ngoài ra dịch tụy còn chứa các ion bicarbonate có tính kiềm với nhiệm vụ trung hòa dịch acid trong dạ dày khi thức ăn đi xuống. Việc chức năng ngoại tiết của tụy được kiểm soát khi thực hiện nhờ vào các men như gastrin, secretin và cholecystokinin . Sau đó chúng được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới dạng kích thích thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và do dịch tụy.

Các men tiêu hóa thường được tiết ra dưới dạng tiền chất, chúng chưa có khả năng tiêu hủy mỡ và protein. Thế nhưng bởi một lý do nào đó như nhiễm trùng, sự ứ trệ, hay do chấn thương, thì các men này sẽ được hoạt hóa ngay trong lòng tuyến tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy , từ đó gây ra bệnh viêm tụy cấp, có thể là viêm tụy cấp do sỏi, do giun chui vào ống mật tụy.

Chức năng của Tuyến tụy nội tiết

Nhu mô của tuyến tụy ngoại tiết là những nhóm tế bào nhỏ tế bào được giới chuyên môn gọi chung là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans . Chúng bao gồm từ 1-2 triệu đảo, đó đều là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường nằm tại gần mạch máu và đồng thời đổ vào tĩnh mạch cửa.

Các tiểu đảo này được biết là một phần nội tiết của tuyến tụy. Chúng có chức năng tiết hormon insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm đường huyết. Ngoài ra glucagon còn có tác dụng làm tăng đường huyết và tăng cường phân giải glycogen thành glucose; còn các hormon như Lidocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt như axit béo. Nếu nhiều mỡ được trở về gan mà không được oxy hóa thì chúng có thể tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tiểu đảo tụy gồm 3 loại tế bào chính đó là tế bào alpha, beta, và tế bào delta. Trong đó thì số lượng tế bào beta chiếm nhiều nhất và đóng vai trò sản xuất insulin. Còn các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất somatostatin, chúng có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu.

Chức Năng Văn Hóa Của Văn Học (Phạm Ngọc Hiền)

Chức năng văn hóa của văn học (Phạm Ngọc Hiền)

Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu “Văn” theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người (I.X.Lixêvích) [1]. “Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa” (Phan Ngọc) [2]. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức – dự báo, giáo dục – giao tiếp, thẩm mỹ – giải trí… Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm – thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa – xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là “chức năng văn hóa” của văn học.

Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên (được hiểu theo nghĩa đen) hoặc những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực… càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần phải nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Để nghiên cứu văn hóa, người ta thường tìm đến văn học. Ăngghen đã nhận xét như sau khi đọc xong bộ “Tấn trò đời” của Ban-dắc: “Tôi đã học tập được nhiều hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp cộng lại”. Để nghiên cứu những bản sắc văn hóa thuần túy Việt Nam, không gì bằng nghiên cứu văn nghệ dân gian. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần phải có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Người đọc cũng nên rèn luyện khả năng quan sát, khám phá được những giá trị văn hóa ẩn sâu đằng sau những câu chữ và phải có một thái độ nhận thức đúng đắn, chẳng hạn như thái độ tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa nước ngoài.

Văn học còn có tác dụng gợi mở những giá trị văn hóa mới. Nhờ văn học, con người có thể dự báo được tương lai. Tác phẩm “Người mẹ” và “Bài ca chim báo bão” của M.Gooc-ky được coi là những tín hiệu mở đường cho nền văn hóa XHCN. Nhiều phát minh khoa học hiện đại được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của J.Véc-nơ… Nhiệm vụ của các nhà văn là hướng tới xây dựng một mô hình văn hóa tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nam Cao đã từng mơ ước viết một tác phẩm “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người (…) Nó làm cho người gần người hơn”. Tác phẩm văn chương không chỉ nối liền tác giả với bạn đọc mà còn làm cho các bạn đọc xích lại gần nhau hơn. Bạn đọc ở các thời đại khác nhau, các nước khác nhau nhờ giao lưu văn học mà gần gũi với nhau. Trước đây, các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã có tác dụng rất lớn làm cho hai nền văn hóa Nga – Việt gắn bó khăng khít nhau. Và ngày nay cũng vậy, khi có hai nước giao lưu văn hóa, người ta vẫn thường cử các nhà văn qua lại thăm viếng và dịch các tác phẩm của nhau… Như vậy, văn học đã làm nhiệm vụ giao lưu giữa các nền văn hóa.

Bản chất của văn chương là làm đẹp cho đời… Ngày xưa, ở Trung Quốc, “Văn” được dùng để chỉ những đường nét hoa văn, tức là cái đẹp hình thức của vạn vật. Chữ viết tượng hình và những câu nói đẹp cũng được gọi là Văn. Con người dùng văn chương để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình, thể hiện bản chất của mình (nhân văn, văn là người). Từ đó, văn chương còn có chức năng phản ánh cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho người đọc. Ca dao tục ngữ được coi là kho mỹ từ pháp của dân tộc. Nguyễn Trãi nói: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. Ngày nay, người ta cũng dùng việc phân tích tác phẩm văn chương để rèn luyện năng lực cảm nhận cái đẹp cho học sinh. Văn chương còn phải biết sáng tạo ra một thế giới đẹp hơn thực. Thôn Vỹ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử đẹp và kỳ ảo hơn thôn Vỹ ở ngoài đời rất nhiều. “Nghệ thuật là con người thêm vào tự nhiên” (Hêghen). Văn chương phải mới mẻ ly kỳ mới có thể thu hút bạn đọc. Một ý tưởng giáo dục lớn lao mà được thể hiện bởi một nghệ thuật kém cỏi thì khó phát huy. Còn nếu chỉ chăm chú cái đẹp hình thức mà không có giá trị về nội dung tư tưởng thì chỉ mua vui cho đời chứ không lay động được trái tim bạn đọc. Sáng tạo ra cái đẹp hài hòa giữa nội dung và hình thức cũng có nghĩa là sáng tạo ra văn hóa.

Người ta có thể giải trí bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đọc sách. Trước khi có các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ, đọc sách là hình thức giải trí cơ bản và bổ ích, nâng cao vốn văn hóa của mọi người. Tuy nhiên ngày nay, trước sự lấn át của văn hóa nghe nhìn, văn học phải tăng cường chú trọng đến một chức năng nữa, đó là góp phần thúc đẩy các loại hình nghệ thuật khác phát triển. Rất nhiều kịch bản điện ảnh – sân khấu được chuyển thể từ truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhiều bài thơ được phổ nhạc, nhiều tác phẩm văn học đã gợi ra ý tưởng cho họa sĩ vẽ tranh. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình đã phổ biến rộng rãi văn học nghệ thuật tới công chúng. Tức là công chúng vẫn được đọc và nghe văn học không chỉ ở dạng trực tiếp như trước đây mà còn gián tiếp thông qua các ngành nghệ thuật khác nữa.

Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp. Những nhà văn lớn thường là những nhà văn hóa lớn: H.đờ Bandắc, V.Huygô, L.Tônxtôi, M.Gooc-ky, Lỗ Tấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Và cũn dễ thấy rằng những tác phẩm nghệ thuật lớn cũng có chức năng văn hóa cao. Chẳng hạn, có thể coi tác phẩm “Ô-sin” là tập đại thành giới thiệu với thế giới toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Nữ văn sĩ Kiều Hạ Điền Thọ Tử đã mong muốn: “miêu tả cuộc đời Ô-sin để từ đó rút ra những tiêu chuẩn sống cho cuộc sống tương lai” [3]. Tác phẩm còn hấp dẫn ở cốt truyện, vẻ đẹp con người và thiên nhiên Nhật Bản, kể cả tài năng của diễn viên khi chuyển thành phim. Những điều đó đã làm cho “Ô-sin” có sức tác động rất lớn đến tương tư, tình cảm của khán giả truyền hình ở nhiều nước trên thế giới.

Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Văn học nước ta từ xưa vốn đã có tinh thần “Văn dĩ tải đạo”. Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp của cha ông cần phải được phát huy lên một tầm cao mới. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người”. Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn – nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.

PHẠM NGỌC HIỀN

1. Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc – NXB Giáo dục, H.2000, tr. 40.

2. Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học-NXB Thanh Niên, TP HCM, 2000.

3. Lời giới thiệu trong quyển “Ô-sin” – NXB Hà Nội, 1994.