Top 3 # Xem Nhiều Nhất Nêu Chức Năng Của Mạch Gỗ Và Mạch Rây Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Mạch Rây Trong Thân Có Chức Năng Gì?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây 1 năm

Trong những nhóm cây sau, nhóm nào là thực vật có hoa?

Nêu con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ đất vào trong cây trong hình 3.1

Tính số tuổi của cây gỗ trong hình 4.1

Có 3 tế bào của mô phân sinh ngọn trải qua 4 lần phân chia. Số tế bào sau khi phân chia là bao nhiêu?

Những loại rau trồng lấy lá cần nhiều loại muối gì?

Khi tế bào phân chia, bộ phận nào nhân đôi đầu tiên?

Ở thực vật,các tế bào có khả năng phân chia tạo tế bào mới nằm ở đâu?

Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng như thế nào?

Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào thịt quả cà chua có hình dạng như thế nào?

Nêu hiện tượng của châu cây B trong thí nghiệm sau?

Cây trầu không thuộc loại biến dạng rễ nào?

Khi trời mưa nhiều đất ngập nước lâu ngày, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng là do đâu?

Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất?

Loại thân biến dạng nào giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây?

Mạch rây trong thân có chức năng gì?

Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm những loai nào?

Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính là những phần nào?

Nhóm nào gồm các vật sống?

Nhóm nào gồm các cây có rễ cọc?

Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ chùm?

Nhóm cây nào sau đây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò?

Ở thực vật, miền hút của rễ có chức năng chính là gì?

Thân non được cấu tạo gồm những thành phần nào?

Tế bào thực vật bao gồm những thành phần cấu tạo nào?

Kể tên các loại rễ biến dạng, mỗi loại lấy 2 ví dụ?

Tại sao khi trồng đậu, bông, chè… người ta thường ngắt ngọn trước khi cây ra hoa?

Động Mạch Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Thống Động Mạch

Động mạch là gì?

Hình ảnh về động mạch

Động mạch là một hệ thống các mạch máu chứa máu giàu oxy, đưa từ tim đến các mao mạch toàn cơ thể để cung cấp oxy cho các cơ quan bộ phận và các hoạt động sống. Động mạch chủ rời tim và bắt đầu phân thành những động mạch nhỏ hơn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các động mạch này lại được phân thành những động mạch nhỏ hơn nữa, được gọi là tiểu động mạch. Các tiểu động mạch khi đến mô, điều hòa phân phối máu vào các mao mạch phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của động mạch

Thành động mạch được cấu tạo bởi 3 lớp:

Lớp trong: Là lớp tế bào nội mạc, tiếp xúc trực tiếp với máu, tiếp đến là lớp cơ bản và lớp mô đàn hồi, gọi chung là lớp đàn hồi trong. Lớp tế bào nội mạc lót liên tục ở mặt trong của hệ tim mạch ( bao gồm tim và tất cả các mạch máu).Lớp giữa: Là lớp dày nhất, bao gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi. Cơ trơn lớp này được chi phối bởi hệ giao cảm nên có thể làm thay đổi đường kính của mạch máu.Lớp ngoài:Chủ yếu gồm những sợi collagen và sợi đàn hồi, ở những động mạch vừa, một lớp sợi đàn hồi ngoài ngăn giữa hai lớp ngoài và lớp giữa. Lớp ngoài giúp nâng đỡ và bảo vệ mạch máu. Ở những động mạch lớn có mạch máu nuôi động mạch. Lớp giữa là lớp quyết định tính chất của động mạch, tùy theo từng tỉ lệ giữa sợi đàn hồi và tế bào cơ trơn. Ở các động mạch lớn như động mạch chủ hay động mạch cảnh chung… thành mỏng, có chứa nhiều sợi đàn hồi và có ít cơ trơn, nhờ sự giãn của các sợi đàn hồi nên chúng có khả năng dự trữ năng lượng, giúp cho máu chảy liên tục. Các động mạch vừa như là động mạch phân đến cơ quan, có thành dày hơn, chứa nhiều sợi cơ trơn và ít sợi đàn hồi, do đó chúng sẽ có khả năng co hoặc giãn rất lớn để giúp điều chỉnh lưu lượng máu đến cơ quan tùy theo nhu cầu của các cơ quan bộ phận.

Các đặc tính sinh lý của động mạch

Động mạch có tính đàn hồi:

Đàn hồi là sự trở về trạng thái ban đầu khi có một lực làm thay đổi, biến dạng ( như dây cao su, lò xo…). Động mạch có tính đàn hồi: tim đập ngắt quãng, nhưng dòng máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, tâm thất bóp máu, tống vào động mạch làm cho động mạch giãn ra, lúc này nó nhận được một thế năng. Ở trong thời kỳ tâm trương, máu trở về tim, động mạch trở lại trạng thái ban đầu, trả lại thế năng đó và lại tiếp tục đẩy máu đi, làm cho máu chảy liên tục.

Động mạch có tính co thắt:

Lớp cơ trơn của thành động mạch được chi phối bởi thần kinh, chúng có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở hệ thống tiểu động mạch. Đặc tính này khiến cho lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo từng nhu cầu của lúc hoạt động hay khi nghỉ ngơi.

Các yếu tố điều hòa tuần hoàn hệ thống động mạch

Động mạch không phải là một hệ thống những ống dẫn máu thụ động, ngược lại, nó đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phân phối máu đến các cơ quan, tổ chức. Trong thành động mạch có những sợi cơ trơn khiến cho chúng có khả năng chun giãn. Các sợi cơ trơn này chúng chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, đồng thời chúng còn chịu ảnh hưởng của nhiều các chất trong máu qua cơ chế thể dịch.

Cơ chế điều hòa tuần hoàn tại chỗ:

Nhằm đảm bảo hai chức năng:

Khi yêu cầu được tưới máu đến các cơ quan là hằng định, thì sự tự điều hòa nhằm giúp đảm bảo một sự cung cấp máu đến không đổi cho dù áp lực động mạch có thay đổi.

Khi máu được tưới đến các cơ quan là theo yêu cầu: Khi hoạt động, chẳng hạn ở cơ tim hoặc cơ vân, theo nhu cầu thì sự tưới máu có thể tăng gấp nhiều lần so với khi nghỉ ngơi.

Sự giãn cơ trơn ở hệ thống các tiểu động mạch còn tùy thuộc vào lưu lượng máu. Khi lưu lượng máu giảm, thì cơ trơn giãn và sự giãn mạch xảy ra. Khi áp suất tăng, truyền vào mạch tăng khiến cho mạch căng giãn tạo nên một sự co rút phản ứng, do phản ứng của cơ trơn thành mạch khi bị căng thì co lại.

Cơ chế điều hòa tuần hoàn bởi hệ thần kinh:

Trung tâm tim mạch:

Gồm một nhóm tế bào thần kinh ở trong hành não có chức năng điều hòa hoạt động của tim và huyết áp. Ở trạng thái bình thường, luôn luôn có những tín hiệu giao cảm xuất phát từ trung tâm vận mạch xuống mạch máu, làm mạch máu hơi co lại tạo trương lực mạch. Khi những tín hiệu giao cảm này tăng, gây co mạch và tăng huyết áp, gây co các tĩnh mạch, tăng lưu lượng tim và ngược lại.

Những chất cảm thụ áp suất (Baroreceptors):

Là những chất cảm thụ với sự thay đổi áp suất, chúng có ở thành động mạch lớn, tĩnh mạch và tâm nhĩ phải điều hòa huyết áp. Ba hệ thống điều hòa ngược hết sức quan trọng mà các thụ thể này tham gia là phản xạ ở động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và phản xạ bên tim phải (phản xạ Bainbridge).Khi áp suất ở vùng quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tăng lên, gây giãn mạch, huyết áp giảm, đồng thời chúng kích thích dây X làm tim đập chậm và ngược lại với áp suất giảm.

Những chất cảm thụ hóa học (chemoreceptors):

Là những chất cảm thụ nhạy cảm với sự thay đổi của PO2, PCO2 và pH máu, khu trú ở vùng quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi PO2 trong máu động mạch giảm, sẽ kích thích vùng co mạch gây ra co mạch ngoại biên và tăng huyết áp. Tương tự như vậy khi PCO2 tăng và pH giảm.

Hệ thần kinh thực vật:

Từ trung tâm tim mạch ở hành não, xung động được truyền ra theo các sợi giao cảm và phó giao cảm đến tim và mạch máu. Hệ phó giao cảm thì quan trọng cho chức năng của tim, còn hệ giao cảm đóng vai trò quan trọng giúp điều hòa tuần hoàn của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh giao cảm: Các sợi giao cảm gây ra tình trạng co mạch ở các động mạch, tiểu động mạch và tĩnh mạch.Có một vài sợi giao cảm đến mạch máu cơ vân là sợi cholinergic, chúng phóng thích ra acetylcholin gây giãn mạch. Hệ thần kinh phó giao cảm: Chúng có vai trò nhỏ trong điều hòa tuần hoàn động mạch Tác dụng chủ yếu của hệ này là kiểm soát nhịp tim do các dây X đến tim làm giảm nhịp tim. Chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholin.

Cơ chế điều hòa áp suất máu bởi hệ thống hormon:

Các chất gây co mạch như Norepinephrin, Epinephrin, hệ Renin-Angiotensin-aldoterone (RAA), Vasopressin (ADH : antidiuretic hormone) Các chất gây giãn mạch: Nhóm Kinin: bradykinin huyết tương và lysilbradykinin trong mô, Prostaglandin, Histamin, ANP (ANF: atrial natriuretic peptide hay factor), Parathyroid hormon (PTH) và calcitriol.

Nguồn: https://bacsitimmach.com.vn.

Lượng Giá Chức Năng Tim Mạch Và Hô Hấp Của Byt

Hướng dẫn lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp đối với bệnh nhân suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn, tăng áp động mạch phổi.

Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp là dùng các kỹ thuật và các công cụ để đánh giá chức năng của hệ tim mạch và hệ hô hấp.

Tại những trung tâm chuyên sâu hoặc tại những cơ sở được trang bị tốt, việc lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp được tiến hành dựa trên trắc nghiệm gắng sức bằng thảm chạy hoặc xe đạp lực kế, và máy phế dung kế đo chức năng hô hấp, ở những cơ sở Phục hồi chức năng chưa hiện đại người ta dùng “Tét đi bộ 6 phút” (6-Minute Walk Test). Năm 2002, Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ đã khuyến cáo các cơ sở phục hồi chức năng tim mạch – hô hấp sử dụng Tét đi bộ 6 phút trong lâm sàng, đồng thời hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện và cách phân tích kết quả.

Tét đi bộ 6 phút được tiến hành bằng cách cho người bệnh đi bộ trên một đoạn đường phẳng trong 06 phút. Kết quả là khoảng cách mà người bệnh đi được trong thời gian 6 phút. Thời gian người bệnh phải dừng lại để nghỉ ngơi cũng được tính trong quỹ thời gian 6 phút thực hiện tét.

Khi kết thúc tét đi bộ 6 phút, người bệnh được hướng dẫn để tự lượng giá mức độ gắng sức bằng thang điểm Borg CR10, đó là sự tự cảm nhận về tình trạng toàn chung thân như tăng nhịp tim, mức độ khó thở, vã mồ hôi, mỏi cơ…chứ không phải là dựa trên một yếu tố tách biệt nào. Nguyên tắc sử dụng thang điểm Borg CR10 cũng tương tự như đối với thang nhìn đánh giá đau (VAS), sự cảm nhận chủ quan của người bệnh có ý nghĩa trong việc lượng giá, theo dõi và tiên lượng. Cũng trong khuyến cáo năm 2002 của Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, thang điểm Borg CR10 được khuyên nên áp dụng kèm theo với Tét đi bộ 6 phút. Cùng với chỉ số về quãng đường người bệnh đi được trong 6 phút thì điểm số Borg CR10 cũng có giá trị lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp của người bệnh.

THANG ĐIỂM BORG CR10

+ Thang điểm Borg CR10 được đánh giá khi kết thúc tét đi bộ 6 phút

+ Điểm Mức độ gắng sức

+ 0 Không gắng sức chút nào

+ 0,5 Gắng sức rất, rất ít

1 Gắng sức rất ít (bước chậm một cách dễ dàng, thoải mái)

2 Gắng sức ít

3 Gắng sức mức độ vừa

4 Gắng sức khá nhiều (cảm thấy hơi mệt, nhưng vẫn có thể tiếp tục được)

5 Gắng sức nhiều (mệt)

6 Gắng sức rất nhiều (cảm thấy rất mệt)

7 Gắng sức rất, rất nhiều (tối đa)(cảm thấy quá mệt, không thể tiếp tục được nữa)

Chỉ định

Tét đi bộ 6 phút (6-Minute Walk Test) được áp dụng trong những trường hợp sau:

1. Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp cho các người bệnh: Suy tim; Bệnh mạch máu ngoại biên; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Người cao tuổi.

2. So sánh trước và sau điều trị: Phẫu thuật lồng ngực; Phục hồi chức năng tim mạch – hô hấp; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Tăng áp động mạch phổi; Suy tim

3. Để dự đoán thời gian xuất viện hoặc tử vong đối với những trường hợp như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng áp động mạch phổi.

Một số bệnh lý khác tiềm ẩn nguy cơ tiến triển nặng nếu gắng sức.

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu

© Phương tiện

– Đoạn đường tiến hành lượng giá: bằng phẳng, không có chướng ngại vật, có độ dài tối thiểu 35 mét. Được đánh dấu cứ mỗi 5 mét.

– Bố trí ghế tựa (phòng trường hợp người bệnh cần nghỉ ngơi) tại ít nhất 3 vị trí: đầu, giữa và cuối đoạn đường.

– Đồng hồ bấm giây; Phiếu đánh giá Tét; Ống nghe và máy đo huyết áp.

© Người bệnh

© Hồ sơ bệnh án

Các bước tiến hành

© Kiểm tra hồ sơ

© Kiểm tra người bệnh

© Thực hiện kỹ thuật

– Thời gian cho một lần lượng giá chức năng tim mạch – hô hấp bằng Tét đi bộ 6 phút khoảng 15 – 20 phút, trong đó thời gian người bệnh thực hiện đi bộ là 6 phút.

– Các chỉ số sinh tồn khi nghỉ ngơi được lấy trước khi đi bộ: huyết áp, nhịp tim, tần số thở

– Cho người bệnh bước đi trên đoạn đường đã được đánh dấu. Trong khi đi, người bệnh có thể dừng lại nghỉ ngơi nếu thấy mệt và lại tiếp tục bước đi ngay khi có thể.

Thời gian khi nghỉ ngơi vẫn được tính trong quỹ thời gian 6 phút. Người bệnh sẽ dừng lại tại chỗ khi hết thời gian 6 phút.

– Cứ mỗi 30 giây, động viên người bệnh bằng lời nói.

– Người đánh giá có thể bước đi theo sau người bệnh nhưng không được hỗ trợ người bệnh và tránh gây ảnh hưởng lên nhịp độ đi của họ.

– Người bệnh được nhắc thời gian đi tại phút thứ 2, 4 và 6 (kết thúc).

– Ngay khi người bệnh hoàn thành tét đi bộ, người bệnh được yêu cầu tự lượng giá thang điểm Borg CR10 và chỉ ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực. Người đánh giá đánh giá lại huyết áp, nhịp tim, tần số thở của người bệnh.

– Ghi nhận kết quả: kết quả thu được từ Tét đi bộ 6 phút chính là độ dài quãng đường người bệnh đi được trong vòng 6 phút thực hiện tét (kể cả thời gian người bệnh dừng lại để nghỉ ngơi) và chỉ số Borg CR10.

– Điền vào phiếu; Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.

Theo dõi bệnh nhân

– Các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp cần được theo dõi trước và sau khi thực hiện tét.

– Theo dõi các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra khi người bệnh đang thực hiện tét như quá mệt, ngất, đau thắt ngực, ngã.

Tai biến và xử trí

Nếu tuân thủ đúng chỉ định và chống chỉ định thì việc thực hiện Tét đi bộ 6 phút là an toàn. Người lượng giá cần có kiến thức về hồi sức tim phổi để có thể cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

Bo Mạch Chủ Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Của Mainboard

Bo mạch chủ là một bảng mạch in (PCB: Printed Cricus Board) đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn. Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau. Thực chất Mainboard được coi như một “bo mạch chủ” cung cấp các kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển là do cặp Chip cầu bắc và nam. Đây chính là trung tâm điều phối hoạt động của PC.

Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Nói chung nó như một từ dành riêng. Mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có bản mạch chính có thể được gọi là “bo mạch chủ”.

Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là Motherboard hay Mainboard. Nhiều người thường gọi tắt là: Mobo hay Main.

Chức năng chính của Mainboard?

Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất

Mainboard điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.

Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên Mainboard.

Ngoài ra Mainboard còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của nguyên một bộ máy. Vì chỉ có có “em nó” mới biết là “mình” có thể nâng cấp lên tới mức nào.

Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard riêng sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản là giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối nguồn, tín hiệu tương tự nhau. Và theo sơ đồ khối trên ta thấy:

Socket CPU, CPU liên lạc với tất cả các thành phần còn lại thông qua Chip cầu Bắc.

Chíp cầu Bắc: Trực tiếp quản lý VGA (Kể cả onboard hoặc khe cắm rời như AGP, PCIx) và RAM.

Chip cầu Nam: Quản lý hầu hết các thiết bị còn lại như: ATA (giao tiếp ổ cứng), chip LAN, chip Audio, các cổng USB, các khe PCI, chip SIO, chip BIOS…

Chip SIO: Quản lý các thiết bị như: Keyboard, mouse, FDD (ổ mềm), LPT (cổng máy in), Serial (cổng nối tiếp)…

Chip BIOS: Chứa đoạn chương trình CMOS SETUP, POST…

Nguyên lý hoạt động của bo máy chủ như thế nào ?

Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau, còn gọi là tốc độ Bus.

Mainboard có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam. Chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU và RAM, giữa CPU và VGA Card, …

Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng được đưa qua North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus. Chính vì thế mà máy tính có thể hoạt động được một cách thống nhất.

Lưu ý: Các bạn lưu ý một điều đó là tốc độ Bus của CPU phải bằng hoặc lớn hơn tốc độ Bus của RAM. Có như vậy CPU mới nhận hết được RAM. Nếu tốc độ Bus của CPU lại nhỏ hơn của RAM, vậy là bạn đã lãng phí và đang không tận dụng được hết sức mạnh của bộ máy tính đó.

Đế cắm CPU

Bộ phận này còn được gọi là socket. Đây là bộ phận để lắp cố định chip vào bo mạch chủ. Mỗi dòng chip khác nhau thì thích hợp với mỗi loại bo mạch chủ khác nhau. Số socket càng lớn thì thích hợp cho dòng chip càng hiện đại. Ví dụ như dòng socket LGA775, LGA1156 và mới nhất là LGA1366. Con số đằng sau theo thứ tự là số điểm tiếp xúc với CPU (775, 1156 và 1366 điểm tiếp xúc).

Chip cầu Bắc và cầu Nam

Hai chip này có trách nhiệm điều phối hoạt động của CPU với các linh kiện khác. Chip cầu bắc (North Bridge – vị trí 2) còn được gọi là MCH (Memory Controller Hub). Nó có nhiệm vụ điều khiển trực tiếp các thành phần có tốc độ hoạt động nhanh như CPU, RAM và Card đồ họa. Ngoài ra, chip cầu Bắc còn trao đổi dữ liệu trực tiếp với Chip cầu Nam. Chip cầu Bắc là thanh phần quan trọng nhất trên Mainboard, nó sẽ quyết định độ mạnh và giá thành của bo mạch chủ.

Chip cầu Nam (Sourth Bridge) hay còn được gọi là ICH (I/O controller Hud). Là chip đảm nhiệm việc điều khiển các thành phần có tốc độ chậm hơn như giao tiếp với ổ cứng, USB, hay âm thanh… Khác với Chip cầu Bắc, Chip cầu Nam không kết nối trực tiếp với CPU, chính xác hơn nó kết nối với CPU thông qua Chip cầu Bắc.

Trước đây, các kết nối giữa hai Chip cầu Bắc và Nam đơn giản là Bus PCI. Còn hiện nay phần lớn sử dụng các thiết kế độc quyền của các nhà sản xuất.

Các khe cắm mở rộng

Khe cắm cho các bo mạch mở rộng như Card đồ họa, Card mạng rời (Khe PCI). Những bo mạch chủ đời cũ thường có khe cắm mở rộng cho Card đồ họa AGP 4x/8x. Tuy nhiên hiện tại thì khe cắm này đã không còn được hỗ trợ nữa. Thay vào đó bây giờ là PCI-express với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hiệu suất làm việc tốt hơn.

Khe cắm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM (Random Access Memory). Nếu các khe cắm đều cùng màu thì Mainboard của bạn không hỗ trợ chế độ chạy song song Dual Channel. Chế độ này giúp cho thông tin được xử lý nhanh hơn. Bởi vậy, các Main hiện này hầu hết đều hỗ trợ chế độ này với các dòng DDR2, DDR3.

Các giao tiếp với các thiết bị ngoài vi như loa, chuột, bàn phím, USB… Hiện nay ở một số bo mạch chủ đã tích hợp cả cả cổng HDMI cho phép bạn xuất tín hiệu HD.

Khe cắm SATA kết nối đến ổ cứng của bạn, kết nối SATA 3 mới nhất cho phép tốc độ truyền dữ liệu là 6Gb/s.

Là đầu cắm 24 chân cho Mainboard và 8 chân cho CPU, cung cấp nguồn cho 2 thiết hoạt động.

Các lỗi thường gặp của Mainboard

Máy dùng bị treo khi trải qua một thời gian dài sử dụng:

Do tản nhiệt của hệ thống hoạt động không được tốt. Do các tấm tản nhiệt bám bụi khiến nhiệt độ cao, quạt quay chậm do mòn trục.

Máy không lưu giữ xác lập trong BIOS:

Do pin hết pin CMOS khiến cho mỗi lần khởi động thời gian của bạn đều trả về mặc định. Bạn phải ấn F1 khi khởi động máy để tiếp tục.

Máy không hoạt động:

Kiểm tra lại các kết nối như RAM hay Card mở rộng có thể do bị lỏng chân cắm dẫn đến tiếp xúc không tốt. Hoặc nguồn cấp ko ổn định gây ra hiện tượng phù các tụ trên bo mạch chủ.

Lưu ý: Một lỗi thường gặp của cả máy tính và có thể gây hỏng Mainboard đó là sự cố mất điện đột ngột. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng 1 Bộ lưu điện UPS cho máy tính hay Server của mình.