Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nêu Biện Pháp Cải Tạo Đất Phèn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Biện Pháp Cải Tạo Đất Phèn

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha (khoảng 40%), phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Việc đất bị nhiễm phèn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, làm cây ngừng sinh trưởng hoặc chết.

Với mục đích cải taọ đất phèn và giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, sản lượng, năng suất cao. Công ty CP HC Đất Việt đưa ra giải pháp chống ngộ độc phèn và cải tạo đất phèn đến bà con nông dân.

Giải pháp đối với cây trồng:

– Trước khi gieo trồng cần bón lót phân chuồng, phân có hàm lượng lân cao và bón kết hợp với vôi nhằm cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.

– Trên đất phèn nặng, bón 50 – 80kg N/ha, 60 kg P2O5/ha và không bón hoặc bón rất ít kali. Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất. Trong đất phèn lượng Ca và Mg rất thiếu, vì thế nên bón thêm phân vôi với liều lượng từ 500-1000kg/ha. – Trên đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali. Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất, 30 – 45 kg P2O5, 10 – 15 kg K2O, nên bón bổ sung phân vôi.

– Đồng thời kết hợp nên bón phân chuồng hoai mục và phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), phân bón lá có hàm lượng acid humic cao, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.

– Cần đánh rãnh, làm mương để xả phèn khi cần thiết.

Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..). Rãi vôi và kết hợp xả nước phèn.

Bài 10. Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng Đất Mặn, Đất Phèn

Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn bài 10 biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn , đất phèn I./ mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải : 1. Kiến thức :

– giải thích được nguyên nhân , đặc điểm và biện pháp cải tạo sử dụng đất mặn và đất phèn . – chỉ ra được mối quan hệ giữa nguyên nhân , đặc điểm và biện pháp cải tạo đất mặn và đất phèn .

2. kĩ năng : -phát triển tư duy lôgíc : từ nguyên nhân dẫn đến đặc điểm biểu hiện tư đó suy ra biện pháp cải tạo .

3. Thái độ : – có ý thức bảo vệ cải tạo đất mặn, đất phèn để phát triển sản xuất . – hình thành niềm tin vào khoa học thông qua các biện pháp cải tạo .II. Phương tiện dạy học: 1. sgk 2. phiếu học tập 3. máy chiếu

III. Phương tiện dạy học chủ yếu : 1. hoat động nhóm . 2. hỏi đáp _ tìm tòi

đất mặn là đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đấtKeo đấtNa+Dung dịch đấtNa+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+Na+đất bị mặnMạch nước ngầmđất bị mặnHãy quan sát hình sau và cho biết đất mặn được hình thành như thế nào ?Từ đó hãy rút ra nguyên nhân hình thành đất mặn ? 1. do nước biển tràn vào . 2. do ảnh hưởng của nước ngầm Các em hãy quan sát hình 10.1 và ngiên cứu sgk mucI.2 và cho biết đặc điểm và tính chất của đất mặn ? 2. đặc điểm , tính chất của đất mặn.đặc điểm :Có thành phần cơ giới nặng + tỉ lệ xét 50%-60% thấm nước kém .+ khi khô bị co lại nứt lẻ rắn chắc + chứa nhiều muối tan :NaCl, NaSO4tính chất : -đất có phan ứng trung tính hoac hơi kiềm . – hoạt động của vi sinh vật yếuTừ nguyên nhân hình thành em hãy đề xuất các biện pháp cải tạo đất mặn ?

Mục đích của biện pháp thuỷ lợi là gì ?

3.Bón vôi vào đất có tác dụng gì?

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn a. biện pháp cải tạo . – thuỷ lợi – bón vôi * mục đich của biện pháp. – thuỷ lợi : + ngăn nước biển, tưới ,tiêu hợp lí . – Bón vôi: + bón vôi để trung hoà lượng Na+ trong đất theo phương trình .Na+Na+ + Ca2+ Ca2+ + 2Na+ 1 .Vậy Na+ được giải phóng làm thế nào để giảm lượng Na+ trong dung dịch đất ?

2 .Nếu rửa mặn xẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vậy ta phải bổ sung các chất dinh dưỡng bằng cách nào ?

3 .vậy theo em trong các biện pháp trên biện p háp nào quan trong nhất ?4. Vậy sử dụng đất mặn thế nào cho hợp lí ?Chú ý :sau khi bón vôi phải tiến hành rửa mặn .Bổ sung chất hữu cơ bằng cách trồng cây chịu mặn .

b. Sử dụng đất mặn :Trồng cây hợp lí .Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản .Trồng rừng giữ đất và bảo vệ môi trường .Câu hỏi :Cùng với kiến thức đã học kết hợp với sgk các nhóm hãy hoàn thành sơ đồ sau trong 7 phút.Biện pháp cải tạo và phong ngừa.……..Nguyên nhân .…………đặc điểm của đất mặn . ………Tp cơ giới nặng.KiềmVi sinh vật đất hoạt động yếuđẩy Na+ ra khỏi đất bằng :……….Nguyên nhânNước biển tràn vàoảnh hưởng của mạch nước ngầmBiện pháp cải tạo và phòng ngừa.-thuỷ lợi – Bón vôiđặc điểm của đất mặn .Chứa nhiều muối tan (NaCl ,NaSO4 )Tp cơ giới nặng .Trung tính hoặc kiềm .Vi sinh vật hoạt động yếuđẩy Na+ ra khỏi đất bằng cách.– Bón vôi + rửa mặnNgănNaClNaSO4Hoạt động 2 :tìm hiểu sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất phèn.

Ngiên cứu sgk mucII.1 và hoàn thành sơ đồ sau :Xác sinh vật II. Cấu tạo và sư dụng đất phèn . 1. nguyên nhân . – xác sinh vật …..…...+…….H2SO4…Phân huỷS+ FeĐk yếm khíFeS2H2SO4Thoát nướcThoáng khíđất bị chuaCâu hỏi : qua nghiên cứu nguyên nhân hình thành cộng với nghiên cứu sgk mục II.2 và quan sat hình H10.2 em hãy nêu đặc điểm tính chất của đất phèn ?

2. Từ nguyên nhân hình thành và tính chất của đất phèn em hãy đề xuất các biện pháp cải tạo ?

3. Bón vôi cho đất phèn có tác dụng gì ? Hãy giải thích ?.

2. đặc điểm, tính chất của đất phèn . -Tp cơ giới nặng. – đất rất chua . – có độ phì nhiêu thấp . – vsv hoạt động yếu .

3. Biện pháp cải tạo – biện pháp thuỷ lợi . -bón vôi

– bón phân – canh tác – lên liếp

H+Al3++ Ca(OH)22Ca2++ H2O + Al(OH)34 . Quan sát hình vẽ 10.3 sgk và giải thích cách lên liếc và tác dụng của việc lên liếc ?.

5. đất phèn được sử dụng như thế nào ?

b. Sử dụng đât phèn . – trồng cây kết hợp với các biện pháp kĩ thuật .– Trồng cây chịu phèn .Chúc các em học tốt

Đất Phèn Và Việc Bón Cải Tạo

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).

Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An – Hải Phòng. Vì vậy kỹ thuật bón phân cho đất phèn trong bài này chủ yếu áp dụng cho vùng ĐBSCL, đồng thời để tham khảo cho một số vùng khác. Có nhiều biện pháp cải tạo đất phèn để trồng cây. Trên đất ngập nước thì chủ yếu cải tạo để trồng lúa. Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế. Đất phèn ở ĐBSCL nhiều vùng trước đây chỉ bỏ hoang hóa. Nhưng nhờ quanh năm có từ 3-6 tháng ngập lụt, nên việc sử dụng nước ngọt để cải tạo được coi là biện pháp chủ lực. Nhờ vậy các vùng ĐBSCL, Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu đã trở thành vựa lúa góp phần cho sản lượng lúa của ĐBSCL tăng lên nhanh chóng và rất ổn định.

Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng Đất Mặn, Đất Phèn

Lý thuyết, trắc nghiệm môn Công nghệ 10

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn Công nghệ 10 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

A/ Lý thuyết bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

I – Cải tạo và sử dụng đất mặn

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất

Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

– Do nước biển tràn vào

– Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

– Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%

– Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na 2SO 4

– Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm

– Nghèo mùn, nghèo đạm

– Hoạt động của vi sinh vật yếu

* Biện pháp thuỷ lợi:

– Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý

– Nhằm ngăn nước biển tràn

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn

* Biện pháp bón vôi

– Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất

– Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi

-Trồng cây chịu mặn:

+ Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác

+ Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp

– Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói

– Nuôi trồng thuỷ sản

– Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II – Cải tạo và sử dụng đất phèn

– Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh

– Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S)

– Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit (FeS 2), trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS 2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H 2SO 4) làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS 2 còn được gọi là tầng sinh phèn

– Có thành phần cơ giới nặng

– Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ

– Đất rất chua, pH<4

– Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al 3+, Fe 3+, CH 4, H 2 S

– Hoạt động vi sinh vật rất kém

– Biện pháp thuỷ lợi:

– Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm

– Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do

– Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất

– Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn

– Lên luống (liếp)

– Lật úp đất thành luống cao

– Lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên

– Gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống

– Tạo thành lớp đệm hữu cơ

– Cơ chế hoạt động: Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu

– Trồng cây chịu phèn

B/ Trắc nghiệm bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

Câu 1: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là

Câu 2: Đất mặn phân bố nhiều ở?

Câu 3: Đất mặn có đặc điểm

Câu 4: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét

Câu 5: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần

Câu 6: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn

Câu 7: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều

Câu 8: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng

Làm cho đất tơi xốp

Làm giảm độ chua

Tăng cường chất hữu cơ cho đất

Đẩy Na+ra khỏi bề mặt keo đất

Câu 9: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

Câu 10: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở ……….. và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là ……….