Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 4
--- Bài mới hơn ---
1.Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam ” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” . Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống.
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực : Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
Tr ong thực tế tại trường các trường mầm non nói chung, trường tôi nói riêng thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng tới kỹ năng tự phục vụ như kê bàn , lau miệng, tự mặc quần áo…. còn một số kỹ năng, ứng xử, giao tiếp, kỹ năng hợp tác , kỹ năng thích nghi, kỹ năng chia xẻ ….chưa được khắc sâu, nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Là một gi
áo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức nào?
2. Mục đích nghiên cứu
N ghiên cứu thực trạng kỹ năng sống củ a trẻ 4-5 tuồi trong trường mầm non, trên c ơ sở đó đ ề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho trẻ mầm non,”giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết( nhận thức), những gì mình cảm nhận( thái đ ộ), và những gì mình quan tâm( giá trị) thành những khả n ă ng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm nh ư thế nào ( hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Giúp cho giáo viên trong trường có những biện pháp hữu hiệu để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ .
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”(Theo định nghĩa Tổ chức Y tế Thế giới)
1.2.Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
1.3.Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Nếu giáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quả trên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non.
Trong năm học 201 6 -201 7 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ ( trẻ 4-5 tuổi.). Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu nhận thức, phân bi ế t được những hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên hay không nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Vì thế , tôi chọn đề tài ” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” để trao đổi cùng các bạn. Khi nghiên cứu đề tài ” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”, bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi v à khó khăn như sau:
Trường rất khang trang, rộng rãi, là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của cô và trẻ.
Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn.
Đa số trẻ đều học qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ lớp tôi tương đối ngoan, có nề nếp trong các hoạt động.
Giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu chỉ chú trọng dạy các môn học mà chưa chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày . C òn ngại trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
2.2. Về phía phụ huynh.
Một số gia đình còn nuông chiều con thái quá, luôn sẵn sàng phục vụ trẻ nên con có thái độ ngang bướng, ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ.
Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên.
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện như sau:
Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4-5 tuổi nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngừng tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt tôi đi sâu vào nghiên cứu những kỹ năng sống cơ bản dạy trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 4-5 tuổi bằng nhiều hình thức như tự học qua sách báo, chuyên san, tạp chí, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, khai thác qua mạng…Thực tế cho thấy, việc xác định các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để dạy trẻ . Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet.
Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các Trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ em như: Trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công, Trung tâm Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng:
Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ.
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.
Tôn trọng đồ đạc của trẻ.
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp.
3.2.1. Xác định nội dung, kỹ năng sống cơ bản;
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Từ đây, chúng ta xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi bao gồm:
Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
Nhận biết được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bản thân mình
Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp.
Nhận biết được hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng ( sân trường, công viên, siêu thị….)
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
Kỹ năng hợp tác : Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu :
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.
Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.
* Cách thực hiện:
Thông qua hoạt động học, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt động nhóm. Mặt khác, trẻ cũng tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình ….trước cô giáo và các bạn trong lớp.
Ví dụ: Hoạt động khám phá: Các con vật sống trong rừng:
Hoạt động khám phá: Gia đình của bé.
Với tiết khám phá tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kĩ năng qua đường như:
– Khi đi muốn qua đường con phải làm gì?
– Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào?
– Khi nào thì con được qua đường?
– Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai bé và mẹ qua đường.
Thông qua giờ hoạt động chiều, trẻ được làm quen và nhận biết những hình ảnh cảnh báo, những biển báo nguy hiểm để từ đó trẻ biết cách phòng tránh, cách giữ an toàn cho bản thân mình.
* Cách thực hiện:
Qua các góc chơi khác như: xây dựng, tạo hình, sách truyện…..
Cô giáo luôn là người bạn chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ giao lưu với nhau trong từng góc, từng nhóm. Cô giáo gợi ý, hướng dẫn trẻ cách chơi, cách xưng hô khi chơi. Cô chơi với trẻ như người bạn thật sự của trẻ để cho trẻ học cách ứng xử với nhau khi chơi, biết đối đáp trong quá trình chơi. .( Ảnh 5)
--- Bài cũ hơn ---