Top 5 # Xem Nhiều Nhất Luật Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Nội dung này được Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo quy định Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.

Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Điều 108 Bộ luật này quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp như sau: Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án.

Điều 113 và Điều 114 Bộ luật này cung quy định phong toả tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

Như vậy, Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và khi đã có quyết định này của Tòa án thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc kê biên tài sản đang thế chấp để thi hành án:

Điều 90 Luật Thi hành án dân sự về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp quy định:

1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.

Do vậy, nếu tài sản của bà đang thế chấp thuộc diện quy định tại Điều này thì có thể bị kê biên để thi hành án.

Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự

Thứ hai – 16/01/2017 13:20

Trong thực tiễn tố tụng dân sự có không ít trường hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay khi nộp đơn khởi kiện vụ án, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án. Để thực hiện quyền này đương sự phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Trong giới hạn của bài viết, người viết chỉ nói đến một phần của khoản 10 “phong tỏa tài sản ở nơi gởi giữ” quy định cụ thể tại Điều 125 và khoản 11 “phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” quy định cụ thể ở Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự, khi đương sự yêu cầu Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ” hay “phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”. Cụ thể vụ việc Ông Trần Văn H có vay của ông Nguyễn Văn K số tiền là 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) có làm hợp đồng, có công chứng, thời hạn là 01 năm, đến hạn ông H không có thiện chí trả số tiền này dù ông K đã nhiều lần yêu cầu ông H trả. Qua nhiều nguồn tin khác nhau, ông K biết được công ty TNHH VA có có ký kết hợp đồng san lấp mặt bằng với ông H, theo hợp đồng khi nào ông H san lấp mặt bằng xong, công ty nghiệm thu xong thì công ty TNHH VA sẽ thanh toán hợp đồng là trả cho ông H 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng). Khi ông K biết được thì công ty TNHH VA đã nghiệm thu xong nhưng chưa trả tiền cho ông H. Ông K làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng không biết yêu cầu theo Điều 125 “phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ” hay theo Điều 126 “phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”. Trong trường hợp này theo yêu cầu của ông K, Tòa án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 125 hoặc theo Điều 126 có được không? + Nếu Tòa án áp dụng theo Điều 125 phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án, trong trường hợp này mặc dù công ty TNHH VA chưa trả số tiền cho ông H nhưng công ty TNHH VA cũng không phải là nơi gửi giữ tài sản của ông H.Bởi vì giữa công ty TNHH VA và ông H vẫn đang tồn tại một hợp đồng chưa kết thúc hai bên có thể xảy ra tranh chấp bất cứ lúc nào, nếu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp thạm thời này thì khi công ty TNHH và ông A có phát sinh tranh chấp hợp đồng san lấp thì quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời của Tòa án sẽ không còn giá trị.+ Nếu Tòa án áp dụng theo Điều 126 phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án, trong trường hợp này Tòa án vẫn chưa có bản án về việc ông H phải có nghĩa vụ trả cho ông K số tiền là 1 tỷ nên áp dụng là chưa phù hợp.

Tác giả bài viết: Lê Thị Kim Loan

Nguồn tin: VKSND huyện Vĩnh Thạnh

Hệ Lụy Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

(ĐTTCO) – Cổ đông khởi kiện HĐQT, ban điều hành doanh nghiệp ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình là điều bình thường ở nhiều nước. Việc tòa thụ lý, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) để ngăn thiệt hại có thể xảy ra, bảo vệ cổ đông cũng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai, sau đó phải hủy quyết định, trách nhiệm thuộc về ai khi doanh nghiệp bị thiệt hại, lại không dễ xác định.

Người gửi đơn sai, tòa thụ lý cũng sai?Vụ nhóm cổ đông tại Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự gần đây, là trường hợp khá điển hình của việc áp dụng BPKCTT vội vã, ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Tháng 3-2019 nhóm cổ đông gồm Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (sở hữu 21,28% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (sở hữu 7,57%), cùng ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà (những người được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel ủy quyền tham gia đại hội sau khi Viettel thoái vốn), đã gửi đơn đến TAND quận Đống Đa, Hà Nội, yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11-1-2019 của ĐHCĐ bất thường năm 2019 của Vinaconex, yêu cầu áp dụng BPKCTT, với nội dung buộc Vinaconex tạm dừng thực hiện Nghị quyết 01.

Sau đó, TAND quận Đống Đa đã có quyết định thụ lý vụ việc và áp dụng BPKCTT theo đơn. Tuy nhiên, 2 tổ chức có đơn yêu cầu lại chưa đủ thời gian nắm giữ cổ phần liên tục ít nhất 6 tháng; 2 cá nhân được Viettel ủy quyền chỉ để tham dự đại hội, không được ủy quyền gửi đơn đến tòa án. Như vậy, những tổ chức, cá nhân có đơn gửi TAND quận Đống Đa đều không có quyền gửi đơn, không đáp ứng được các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Việc áp dụng BPKCTT tại Vinaconex đã làm đình trệ nơi hoạt động sản xuất của công ty, gây tâm lý hoang mang CBCNV.

Khoảng 1 tháng sau, ngày 25-4, TAND quận Đống Đa đã có quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết kinh doanh thương mại, đồng thời có quyết định hủy bỏ BPKCTT.

Trong đơn gửi báo ĐTTC, đại diện bộ phận pháp chế của Vinaconex, khẳng định 2 công ty Cường Vũ và Star Invest liên minh cùng làm đơn yêu cầu gửi TAND quận Đống Đa là hành vi coi thường pháp luật, có dấu hiệu dân sự hóa các hoạt động kinh tế thương mại, mượn các chế định công quyền thay cho các chế định kinh doanh thương mại để phục vụ nhóm lợi ích.

Việc áp dụng BPKCTT để bảo vệ cổ đông nhỏ, các nhóm cổ đông khác có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tòa ra quyết định vội vàng và không đúng, bị đơn có thể kiện ngược lên tòa án cấp cao hơn. Còn nếu nguyên đơn đưa ra bằng chứng không xác thực cũng phải chịu trách nhiệm, vì làm ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

Việc áp dụng BPKCTT đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của tổng công ty (giá trị cổ phiếu VCG giảm 1.236 tỷ đồng trong ngày 27-3, ngày TAND quận Đống Đa áp dụng BPKCTT); làm đình trệ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex và các công ty thành viên, khiến cán bộ công nhân viên không có việc làm, không có tiền lương, gây tâm lý hoang mang và mất niềm tin; ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu, uy tín doanh nghiệp; các bạn hàng và đối tác dừng ký hợp đồng, chấm dứt các quan hệ bạn hàng, giao dịch hợp tác, làm mất cơ hội kinh doanh…

Người “bị thay” có đơn kiện gửi tòa án, và tòa án đã nhanh chóng ra quyết định áp dụng BPKCTT, dừng thực hiện Nghị quyết 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm chủ tịch HĐQT. Sau đó, người gửi đơn rút đơn, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT.

Theo một chuyên gia, với chủ thể là ngân hàng, bị đơn là các lãnh đạo cấp cao, là cổ đông chiến lược nước ngoài, sự việc cần được xem xét ở nhiều giác độ. Bởi lẽ ngân hàng là tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, tiền tệ, có thể ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ quốc gia và môi trường đầu tư. Quyết định của tòa án nếu được đưa ra vội vàng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng cần tìm hiểu có vấn đề về lợi ích nhóm, tham nhũng, hay có hối lộ không cơ quan điều tra phải phải xác minh, làm rõ. Áp dụng pháp luật khó tránh hoàn toàn sai sót, nhưng sai sót có do khách quan và sửa sai có kịp thời, cần xem lại.

Với trường hợp của Vinaconex, ông Giang cho rằng các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kiểm tra xác minh và kết luận cụ thể việc can thiệp của cơ quan nhà nước tại Vinaconex, báo cáo với công luận. Luật Bồi thường nhà nước quy định rõ, nếu cố ý làm sai phải bồi thường toàn bộ, còn nếu vô ý phải bồi hoàn. “Trong Luật bồi thường nhà nước, tôi đề nghị bổ sung trường hợp khi áp dụng BPKCTT vượt quá quy định pháp luật và gây thiệt hại cho doanh nghiệp, phải bồi thường” – ông Giang nói.

Còn theo đại diện bộ phận pháp chế Vinaconex, thẩm phán TAND quận Đống Đa đã áp dụng BPKCTT sai khi căn cứ vào điều khoản xử lý khác với đơn yêu cầu. Như vậy, tòa án áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba, tòa án phải bồi thường.

Trong khi đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người viết đơn yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba, phải bồi thường. Tuy nhiên, theo LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, luật đã quy định rõ trường hợp nào thẩm phán áp dụng BPKCTT, nếu sai gây hậu quả phải bồi thường. Song việc vận dụng luật ở Việt Nam rất khó quy trách nhiệm, cũng như không dễ xác định thiệt hại của doanh nghiệp từ quyết định sai.

Trong những tình huống này, vai trò công tâm của thẩm phán rất quan trọng. Nếu thẩm phán có trình độ, lương tâm, họ sẽ đưa ra quyết định hài hòa, cân bằng hơn, không ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp. Còn nếu họ tiêu cực, lạm dụng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, bối cảnh, tình huống áp dụng BPKCTT phải có tính khẩn cấp. BPKCTT có chức năng ngăn chặn các tình huống, hoàn cảnh tiêu cực tác động đến quyền, lợi ích của các bên trước khi tranh chấp được giải quyết bằng phán quyết cuối cùng của cơ quan tài phán.

Thứ ba, các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba. Mục đích của BPKCTT là bảo vệ quyền lợi của bên có yêu cầu, nhưng việc áp dụng BPKCTT phải đem lại hiệu quả chung cho xã hội, tức phải cân nhắc đến khả năng gây ra những thiệt hại khác cho bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.

Trên thực tế, các thiệt hại này chưa xảy ra tại thời điểm xem xét yêu cầu và việc so sánh các thiệt hại dự kiến có sai số rất lớn. Do vậy, chỉ khi sự chênh lệch giữa thiệt hại do việc không áp dụng BPKCTT và thiệt hại do áp dụng BPKCTT đáng kể, mới áp dụng BPKCTT.

Hà My

(ĐTTCO)-Phước Long tỉnh Bình Phước, cái tên luôn gợi lên cho chúng tôi nhiều cảm xúc, suy tư. Nơi đây còn lưu lại dấu tích đậm nét của thời chiến tranh gian khổ, có những con người mến khách, có cảnh quan đẹp, khí hậu dễ chịu so với các khu vực khác của vùng Đông Nam bộ, và cũng chính là tiềm năng để phát triển du lịch.

Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Khi Khởi Kiện

Cách áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện tranh chấp dân sự, tranh chấp hợp đồng tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài. năm 2020 Có những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo Bộ luật tố tụng dân sự và Luật trọng tài thương mại thì.

– Trọng tài có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của người khởi kiện trong vụ án mà mình giải quyết.

– Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của người khởi kiện trong vụ án mà mình giải quyết hoặc các vụ án do trung tâm trọng tài giải quyết.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp mang tính tạm thời được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Căn cứ vào quy định cụ thể của từng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được chia làm 2 loại: Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của tố tụng kể cả trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ án và các Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án (Bắt đầu từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án).

1. Một là biện pháp giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ).

2. Hai là biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng(Điều 116 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

3. Ba là biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

4. Bốn là biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Điều 118 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

5. Năm là biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động (Điều 119 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

6. Sáu là biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ (Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

7. Bảy là biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình(Điều 129 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

8.Tám là biện pháp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án (Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

9. Chín là biện pháp tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính (Điều 70 Luật tố tụng hành chính 2015)

Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án

1. Một là biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp (Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

2. Hai là biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp(Điều 121 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

3. Ba là biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp (Điều 122 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

4. Bốn là biện pháp cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác (Điều 123 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

5. Năm là biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước (Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

6. Sáu là biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ (Điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

7. Bảy là biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ (Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

8. Tám là biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định (Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

10. Mười là biện pháp tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 69 Luật tố tụng hành chính 2015);

Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền áp dụng trong giai đoạn tiếp nhận đơn khởi kiện và xem xét việc thụ lý vụ án

Có quan điểm cho rằng do Khoản 2 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 66 Luật TTHC 2015 có quy địnhtrong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 68 của Luật TTHC 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó nên trong giai đoạn tiếp nhận đơn khởi kiện và xem xét việc thụ lý vụ án thì Tòa án có quyền áp dụng tất cả các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 68 của Luật TTHC 2015. Tuy nhiên theo quan điểm của người viết thì Khoản 2 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 66 Luật TTHC 2015 là các điều khoản quy định về quyền yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của người khởi kiện nhưng khi quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải căn cứ vào quy định cụ thể về từng Biện pháp khẩn cấp tạm thời để xem xét và quyết định. Do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật TTHC có quy định các Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của tố tụng và các Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án. Do đó, khi giải quyết yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện của đương sự thì Tòa án chỉ có quyền áp dụng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể áp dụng trong tất cả các giai đoạn của tố tụng. Riêng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tại các điều luật quy định cụ thể về từng BPKC pháp luật có quy định Tòa án được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án thì Tòa án chỉ được áp dụng sau khi đã thụ lý vụ án.