Thực Hiện Chức Năng Quản Trị Rủi Ro Của Kiểm Soát Nội Bộ
--- Bài mới hơn ---
Bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện và đồng hành. Rủi ro có thể từ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, rủi ro có thể từ hoạt động hoặc từ việc tuân thủ pháp luật. Kế toán thuế Centax xin chia sẻ với các bạn đề tài này qua bài viết:
Thực hiện chức năng quản trị rủi ro của kiểm soát nội bộ
1. Rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro hoạt động, còn được gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành, là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của các tổ chức nhưng lại khó lường nhất. Trong những năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của tổ chức mình
2. Thực hiện chức năng quản trị rủi ro của kiểm soát nội bộ
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.
3. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt nam
Qua khảo sát thực tế về kiểm soát nội bộ tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp đều mắc phải ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
– Doanh nghiệp không xây dựng chính sách quản lý rủi ro
– Doanh nghiệp không thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro
– Không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
– Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn
– Không có khuôn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp
– Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý rủi ro một cách rời rạc, thiếu tập trung
– Công tác quản lý rủi ro ngày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp (việc của ai đó, của người khác không phải của mình)
– Không có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong doanh nghiệp
– Thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp
– Trong doanh nghiệp tồn tại “những vị trí đáng tin cậy” không được kiểm soát
– Phân công trách nhiệm không phù hợp, coi việc kiểm soát chỉ ở Ban kiểm soát, phòng kế toán ,phòng bảo vệ, hay kiểm toán nội bộ
– Ban kiểm soát làm chức năng của một phòng pháp chế ( có Kế toán trưởng của 1 đơn vị kinh doanh bất động sản nổi tiếng, khi tôi hỏi về 1 thông tư bạn đó chưa cập nhật, thì bạn ấy đổ cho là tại Ban kiểm soát không cập nhật và chuyển cho bạn ấy)
– Ban kiểm soát tham gia vào quá trình điều hành hoặc tổ chức thực hiện ( khi tôi vào tư vấn ở một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với vai trò tư vấn tài chính, nhưng sau khi khảo sát, tôi thấy họ cần phải đào tạo về kiểm soát nội bộ, chứ không phải đào tạo về tài chính. Và một điều rất ngạc nhiên là, khi tôi chuyển sang đào tạo về kiểm soát nội bộ, thì anh Tổng giám đốc, cùng với Trưởng Ban kiểm soát đều cảm ơn và nói: Chị đổi phỏm thế hay quá!)
Từ lý luận đến thực tế, có thể khẳng định ở Việt Nam, việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ còn chưa thực sự gắn với quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ chủ yếu hoạt động với chức năng kiểm tra các thông tin quá khứ về kinh tế tài chính, tìm nguyên nhân của những sai phạm đã xảy ra mà chưa thực sự chú trọng vào việc dự đoán rủi ro có thể xảy ra trong tương lai hay có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Có những Trưởng Ban kiểm soát của những doanh nghiệp lớn khi tham gia lớp Kiểm soát nội bộ của tôi hỏi những câu hỏi đại loại như:
– Chị bầy cho cách kiểm tra giám sát HĐQT
– Chị bầy cho cách, mẹo kiểm tra giám sát phòng kế toán
– Chị bầy cho cách kiểm tra , giám sát ban tổng giám đốc.
Thứ nhất : về mặt chính sách: để có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hướng đến quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, trước hết, cần có sự quan tâm của những người ban hành chính sách.
Thứ hai : về phía các doanh nghiệp: vấn đề mấu chốt để giảm thiểu rủi ro chính là việc ý thức rủi ro và quản lý nó của người chủ doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, những vấn đề sau cần được thực hiện:
Thứ ba: tổ chức những khóa đào tạo Public hoặc inhouse về kiểm soát nội bộ và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho lãnh đạo, quản lý và người lao động, giúp cho DN hiểu rõ và tự giác khi tham gia thực hiện các quy trình, quy chế và nhận diện phát hiện các rủi ro trong hoạt động và tuân thủ.
--- Bài cũ hơn ---