Top 3 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Biện Pháp Nhân Hóa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Khái Niệm Hiệu Ứng Nhà Kính, Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ được rất nhiều người sử dụng và chắc chắn bạn cũng không còn xa lạ với thuật ngữ này đúng không? Bạn thường nghe tới những cụm từ như hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu,…

Hiệu ứng nhà kính tiếng Anh là Greenhouse Effect. Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của các tia sáng Mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ, mái nhà làm từ chất liệu kính được hấp thụ và tạo nhiệt cho không gian bên trong. Điều này dẫn tới hiện tượng nhiệt độ bên trong ngôi nhà cũng sẽ tăng lên chứ không chỉ là những nơi nhận ánh sáng Mặt trời trực tiếp.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính thì các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơ chế hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, mặt đất hấp thu chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí tăng nhiệt.

Như vậy, chất gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu chính là CO2. Trên thực tế, khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất này được ví như một tầng kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất khiến cho Trái đất trông giống như một nhà kính lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu không có lớp khí quyển này nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể chỉ là -23 độ. Tuy nhiên, hiện tại nhiệt độ thực tế là 15 độ. Điều này cho thấy rằng, các chất gây hiệu ứng nhà kính đã làm Trái đất nóng lên 38 độ.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính không chỉ do khí CO2 mà còn bao gồm các khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Có thể kể đến một số loại khí như CH 4 , N 2 O, O 3 , các khí CFC, hơi nước.

Hiện nay, tình trạng chặt phá rừng tăng cao làm cho khí CO2 không được hấp thu nên gây tích tụ và dư thừa. Điều này càng làm cho hiệu ứng nhà kính nguyên nhân trở nên phức tạp hơn.

Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao trong khí quyển thì việc nhiệt độ tăng nhanh là điều không tránh khỏi. Theo ước tính có khoa học thì đến giữa thế kỷ sau, Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 đến 4,5 độ.

Khi các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính không được siết chặt, khi tình trạng nhiệt độ ngày càng tăng thì sẽ dẫn tới những hậu quả của hiệu ứng nhà kính trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự nóng lên của không khí. Điều này sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ, thập niên tiếp theo.

Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu cũng có mối liên hệ mật thiết. Bởi hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho lượng mưa, nhiệt độ ở nhiều quốc gia, khu vực thay đổi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các vi khuẩn, vi sinh vật, tạo nên những tiềm ẩn gây bệnh cho con người.

Cùng với đó, số lượng người ảnh hưởng do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng người chết do các đợt nắng nóng đã thấy rõ điều đó.

Nhiệt độ Trái đất nóng lên cũng đồng nghĩa với việc hiện tượng băng tan diễn ra nhanh hơn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường lạnh mà còn là mối nguy hại với cả con người. Bởi lẽ, lượng băng tan tăng sẽ làm mực nước biển dâng và chúng sẽ dễ dàng nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất thấp.

Vấn đề an ninh lâm nghiệp cũng bị đe dọa khi Trái đất nóng lên. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các đợt khô hạn cũng như những đợt mưa bão thất thường. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhiều khu vực bị hạn hán hoặc ngập lụt trong thời gian dài.

Để có được những biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, các chuyên gia, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải kiểm soát được chính những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, kiểm soát các chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã nêu ở trên.

Cùng với đó là những hoạt động thiết thực được đưa ra để giảm thiểu tình trạng này. Có thể kể đến một số biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được các chuyên gia khuyến cáo như:

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…

Sử dụng điện cũng như các tài nguyên như nước, rừng, khoáng sản,… tiết kiệm và hiệu quả.

Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng là một trong những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được quan tâm. Bởi đây là phương pháp giúp kiểm soát được chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất (khí CO2).

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt phù hợp với điều kiện khí hậu như xây nhà chống bão, trồng và nuôi những loài có khả năng chịu mặn cao, trồng cây ngắn ngày,…

Nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đây là biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam chưa thực sự được chú trọng do điều kiện về kinh tế, tài chính. Với biện pháp này, cần xây dựng những loại nhà thân thiện, nâng cấp đường sá để giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính.

Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp giúp giảm nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm, quần áo, từ đó cũng có thể giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả.

Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng là biện pháp được đưa ra để khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

Đầu tư công nghệ, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học trong việc ứng phó với những hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giúp mỗi người dân hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như có ý thức hành động nhằm giảm thiểu và khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

Chúng tôi cũng hi vọng rằng, mỗi độc giả của bài viết này cũng sẽ có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và góp phần ứng phó với hiệu ứng nhà kính nói riêng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ sau.

Khái Niệm Về Các Biện Pháp Tránh Thai

Các biện pháp tránh thai là những biện pháp nhằm mục đích kiểm soát sự thụ tinh để tránh sự có thai ngoài ý muốn sau giao hợp. Có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, mỗi biện pháp có thể phù hợp với một số người nhất định nhưng lại có thể không phù hợp với những người khác. Ngoài ra, sự kết hợp đồng thời 2 hay nhiều biện pháp đôi khi cũng được áp dụng để gia tăng hiệu quả của việc tránh thai. Nói chung, việc chọn lựa biện pháp tránh thai thường dựa vào các yếu tố sau đây:

An toàn: Biện pháp tránh thai được lựa chọn phải đảm bảo tính an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Một biện pháp có thể an toàn với người này nhưng lại gây ra tác dụng phụ không thể chấp nhận được ở một người khác. Vì thế, cần phải có sự lựa chọn thích hợp.

Hiệu quả: Trong thực tế mỗi biện pháp tránh thai đều có những giới hạn nhất định về mặt hiệu quả. Hầu như chưa có biện pháp nào đạt hiệu quả 100%. Tỷ lệ thất bại của mỗi biện pháp tránh thai có thể khác nhau, và tỷ lệ này cũng khác nhau ở mỗi người. Do đó, cần chọn lựa biện pháp thích hợp tùy theo từng đối tượng, phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp…

Không có tác dụng vĩnh viễn: Trừ các trường hợp triệt sản, hầu hết những người sử dụng các biện pháp tránh thai đều chỉ nhằm mục đích tránh thai tạm thời trong những thời gian nhất định, chẳng hạn như chỉ để gia tăng khoảng cách giữa 2 lần sinh con. Khi muốn có con, các biện pháp tránh thai sẽ được ngừng lại. Vì thế, một biện pháp tránh thai thích hợp không nên ảnh hưởng đến khả năng có thai của người sử dụng trong một thời gian quá dài sau khi ngừng sử dụng.

Dễ sử dụng: Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng thường rất khó đáp ứng được một cách lý tưởng cả 4 yêu cầu trên. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có một số mặt ưu điểm nhất định và có thể là phù hợp với một số đối tượng. Việc tư vấn để người sử dụng chọn lựa biện pháp tránh thai thích hợp thường cần chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng biện pháp cũng như xem xét các yếu tố thích hợp đối với từng đối tượng khác nhau, chẳng hạn như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp… Việc kết hợp sử dụng đồng thời 2 hay nhiều biện pháp tránh thai có thể là cần thiết để nâng cao tính hiệu quả.

Các biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay gồm có: viên uống tránh thai kết hợp, viên uống tránh thai progestogen đơn thuần, progestogen dạng tiêm và dạng cấy dưới da, dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung (đặt vòng), màng ngăn âm đạo, bao cao su, tránh thai tự nhiên dựa vào chu kỳ rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo… Ngoài ra còn có các biện pháp triệt sản có thể được áp dụng ở nam giới hoặc nữ giới nếu như không có nhu cầu sinh con lần nữa.

Hầu hết các biện pháp ngừa thai đang được chọn sử dụng rộng rãi đều có hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, một thực tế là các trường hợp thất bại (có thai trong thời gian đang sử dụng một biện pháp ngừa thai) thường cao hơn nhiều so với được thừa nhận trên lý thuyết. Điều này thường xuất phát phần lớn từ sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, không vận dụng một cách thích hợp hoặc không tuân thủ những chỉ dẫn chuyên môn. Tránh thai là một yêu cầu liên tục và lâu dài, vì thế mà mọi sơ sót của người sử dụng, dù chỉ một hai lần, cũng đều phải trả giá. Những kiến thức tổng quát sau đây về các biện pháp tránh thai, cũng như các chỉ dẫn thiết thực cho từng biện pháp, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho những người có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai.

Khái Niệm Nguồn Nhân Lực Và Quản Trị Nguồn Nhân Lực

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị nguồn nhân lực song có thể thấy khái niệm này bao gồm các yếu tố sau:

– Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

– Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v..

– Các hoạt động sử dụng và phát triển sức tiềm tàng của nguồn nhân lực: hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng v.v..

– Mục đích là nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và duy trì phát triển sức tiềm tàng của con người. Tổ chức có thể là một hãng sản xuất, một công ty bảo hiểm, một cơ quan của nhà nước, một bệnh viện, một viện đại học, liên đoàn lao động, nhà thờ, hãng hàng không hay quân đội… Tổ chức đó có thể lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp. Ngày nay tổ chức có thể là một tổ chức chính trị hay một tổ chức vận động tranh cử.

Như vậy quản trị nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức bất kể tổ chức đó có phòng hoặc bộ phận quản trị nhân sự hay không. quản trị nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị và nó có gốc rễ cùng các nhánh trải rộng khắp nơi trong một tổ chức.

– Cơ cấu: Xây dựng cách lãnh đạo cho nguồn nhân lực, tạo cho nguồn nhân lực các hệ thống (phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài DN) để điều khiển quá trình.

– Điều hành: Nghĩa là chỉ đạo nhân lực trong ý nghĩa điều khiển cung cách ứng xử của nhân viên qua quá trình lãnh đạo nhân viên và chế ngự hệ thống nhân sự

– Phát triển: Là cách lãnh đạo để khuyến khích khả năng học hỏi hoàn thiện liên tục việc tạo dựng cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức.

Vậy Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Các doanh nghiệp đều có các nguồn lực, bao gồm tiền bạc , vật chất, thiết bị và con người cần thiết để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng các thủ tục và quy trình về cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị nhằm đảm bảo việc cung cấp đầy đủ chúng khi cần thiết. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến qui trình quản lý con người – một nguồn lực quan trọng của họ.

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản lý có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.

Mục tiêu chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực là nhằm đảm bảo đủ số lượng người lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp, bố trí họ vào đúng công việc, và vào đúng thời điểm để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, một câu hỏi đặt ra: ai phụ trách quản trị nhân sự trong quản lý doanh nghiệp? rõ ràng câu trả lời sẽ là: mọi nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu của công ty.

Nhưng dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật tư phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc quản trị kém nguồn tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hoá của tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định.

Nghiên cứu môn quản trị căn bản cho chúng ta nắm được các chức năng cơ bản của quản trị bao gồm:

– Chức năng hoạch định

– Chức năng tổ chức

– Chức năng lãnh đạo

– Chức năng kiểm tra

Hoạch định bao hàm một việc thiết lập các mục tiêu và đối tượng đối với tổ chức và phát triển các biểu đồ công việc cho thấy những mục tiêu và đối tượng đó được hoàn thành như thế nào. Khi kế hoạch đã được hình thành thì việc tổ chức trở nên quan trọng. Chức năng này bao hàm việc kết hợp các nguồn lực với nhau là con người, vốn và thiết bị một cách hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu. Do vậy tổ chức bao hàm nhiều việc kết hợp các nguồn lực.

Vì vậy, quản trị nhân sự chính là việc thực hiện chức năng tổ chức của quản trị căn bản, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Phân tích công việc

+ Tuyển dụng nhân viên

+ Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.

Như vậy quản trị nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động thì đều phải có bộ phận tổ chức.

Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Niệm Và Vai Trò Của Quản Trị Nhân Sự

Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu.

Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quản trị nhân sự:

Còn giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”.

Quản trị nhân sự là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì quản trị nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác.

Yếu tố giúp ta nhận biết được một xí nghiệp hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó- những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .

Trong doanh nghiệp quản trị nhân sự thuộc chức năng chính của nhà quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Các nhà quản trị có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ trương có tính chất định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp do đó nhà quản trị phải là người biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quản trị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy cho nên có thể nói rằng: “mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”.

Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra.

Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp .

Quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .

Quản trị nhân sự là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp, là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện.

Nội dung của quản trị nhân sự có thể khái quát theo sơ đồ sau

Sơ đồ 1: Nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự

Thuyết X: Thuyết con người kinh tế (Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol…).

Thuyết này cho rằng: bản chất của con người là lười biếng, máy móc, vô tổ chức. Con người chỉ làm việc cầm chừng để kiếm sống và luôn tránh né công việc, chỉ thích vật chất không cần giao lưu bạn bè hội nhóm. Vì vậy cách giải quyết hợp lý nhất là phân chia công việc thành các thao tác lặp đi lặp lại để dễ học. Ngoài ra các nhà quản lý phải thường xuyên giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các nhân viên thừa hành. Sử dụng hệ thống có tôn ty trật tự rõ ràng và một chế độ khen thưởng, trừng phạt nghiêm khắc. Với phong cách quản lý này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Họ chấp nhận cả các công việc nặng nhọc vì lương cao và người chủ hà khắc. Trong điều kiện như thế người lao động sẽ cảm thấy mệt mỏi, tổn hại đến sức khoẻ và tinh thần, thiếu đi óc sáng tạo trong quá trình hoàn thành công việc được giao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .

Thuyết Y: Thuyết con người xã hội (Gregor, Maslow, Likest).

Thuyết này đánh giá tiềm ẩn trong con người là những khả năng rất lớn cần được khơi gợi và khai thác. Con người ở bất kỳ cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm cao và làm việc hết sức để hoàn thành các công việc được giao. Ai cũng thấy mình có ích và được tôn trọng, được chia sẻ trách nhiệm, được tự khẳng định mình. Từ cách nhìn nhận và đánh giá này thì phương pháp quản lý được áp dụng là thông qua sự tự giác, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên chủ động làm việc và kiểm tra công việc của mình. Nhà quản lý phải tin tưởng chủ động lôi cuốn nhân vào công việc, có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. Với phong cách quản lý này người nhân viên tự thấy mình quan trọng và có vai trò trong tập thể càng có trách nhiệm hơn với công việc được giao phó. Tự nguyện tự giác làm việc, tận dụng khai thác triệt để tiềm năng của bản thân để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Thuyết Z: Của các xí nghiệp Nhật Bản.

Thuyết này cho rằng người lao động sung sướng là chìa khoá dẫn tới năng suất lao động cao. Sự tin tưởng tuyệt đối vào người lao động, sự tế nhị trong cư xử và phối hợp chặt chẽ trong tập thể là các yếu tố quyết định đến sự thành công của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Theo thuyết này các nhà quản lý quan tâm đến nhân viên của mình, tạo điều kiện cho họ được học hành, phân chia quyền lợi thích đáng công bằng. Phương pháp này làm cho nhân viên cảm thấy tin tưởng và trung thành với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp như nhà của mình. Nhưng đôi khi phong cách quản lý này lại tạo cho nhân viên trở nên ỷ lại, thụ động trong công việc đôi khi ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.

Khái niệm

Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp là hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về nhân sự mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được kết quả đó.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự

Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả.

Cũng như các hoạt động kinh tế, trong hoạt động quản trị nhân sự, doanh nghiệp thường đặt ra các mục tiêu cụ thể về hoạt động nhân sự. Các mục tiêu đó thường là các mục tiêu sau đây:

Chi phí cho lao động nhỏ nhất

Giá trị ( lợi nhuận ) do người lao động tạo ra lớn nhất

Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và không có tình trạng dư thừa lao động.

Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình.

Nâng cao chất lượng lao động.

Tăng thu nhập của người lao động.

Đảm bảo công bằng giữa những người lao động.

Đảm bảo sự đồng thụân của người lao động.

Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.

Các mục tiêu trên có thể quy tụ thành các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự. Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự là nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó.