Top 3 # Xem Nhiều Nhất Hệ Thần Kinh Có Cấu Tạo Và Chức Năng Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Dây Thần Kinh Tủy Sống Có Cấu Trúc Và Chức Năng Như Thế Nào?

Dây thần kinh tủy sống còn được gọi là dây thần kinh sống. Đây là một loại dây thần kinh hỗn hợp. Nó được cấu tạo bởi sự kết hợp từ rễ sau và rễ trước của các sợi thần kinh. Trong cơ thể của chúng ta, hệ thần kinh là cơ quan có tính phân hóa cao nhất. Hệ thần kinh của con người có dạng ống. Nó phân chia thành mạng lưới đi khắp cơ thể.

Hệ thần kinh được chia thành 2 nhóm chính. Đó chính là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Trong đó:

Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ và tủy sống.

Hệ thần kinh ngoại biên gồm: 31 đôi dây thần kinh tủy sống, 12 đôi dây thần kinh sọ và các hạch thần kinh.

Cơ thể của chúng ta có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy gồm có:

Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống thông qua rễ sau, còn gọi là rễ cảm giác. Rễ sau sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về thần kinh trung ương.

Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống thông qua các rễ trước, còn gọi là rễ vận động. Rễ trước sẽ truyền xung vận động từ thần kinh trung ương đến các cơ quan đáp ứng.

Các dây thần kinh tủy là loại dây hỗn hợp. Rễ trước sẽ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan đáp ứng. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.

Bên cạnh đó, một số nhánh trước của dây thần kinh tủy sẽ đan chéo lại với nhau. Chúng hợp thành các đám rối thần kinh có chức năng chi phối cảm giác và vận động của nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Bao gồm các đám rối như: đám rối cổ, cánh tay và thắt lưng cùng.

Các đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động của tay, vai và ngực. Trong khi đám rối thần kinh thắt lưng cùng sẽ chi phối thần kinh ở khoang sau phúc mạc. Đồng thời, nó chi phối cảm giác và vận động của chậu hông và chân.

Sở dĩ dây thần kinh tủy được gọi là dây pha bởi vì chúng làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. Trong đó, 1 chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương. Chiều còn lại truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến các cơ quan đáp ứng. Tất cả hợp thành một phản xạ khép kín.

Các dây thần kinh tủy sống góp phần quan trọng trong vòng phản xạ khép kín của tủy sống. Những phản xạ quan trọng của tủy sống bao gồm:

Có tác dụng giúp cho cơ duy trì một trương lực nhất định. Mục đích là để khi có kích thích, các cơ sẽ co nhanh chóng và có độ nhạy cao. Bộ phận nhận cảm của cung phản xạ này chính là thoi cơ. Nó nằm ngay trong sợi cơ.

Khi cơ có khuynh hướng giãn ra thì thoi cơ sẽ bị kích thích. Xung động truyền về tủy sống lên thần kinh trung ương. Đồng thời, từ đây có luồng xung động truyền ra có tác dụng điều chỉnh trương lực cơ.

Tủy sống kết hợp với dây thần kinh tủy có vai trò chủ yếu trong một số phản xạ thực vật như:

Đây là một loại phản xạ rất quan trọng. Nó hỗ trợ các bác sĩ trong vấn đề chẩn đoán những bệnh lý thuộc hệ thần kinh. Phản xạ này có bộ phận nhận cảm là gân. Khi gõ vào gân thì cơ tương ứng sẽ co lại. Dựa vào sự rối loạn phản xạ gân, các bác sĩ có thể chẩn đoán xác định vị trí tủy sống bị tổn thương.

Ngoài ra còn có phản xạ da. Phản xạ này cũng có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán tương tự như phản xạ gân. Một số khu vực da thường được thăm khám như: da bụng trên, giữa, dưới và da bìu.

Nói tóm lại, dây thần kinh tủy sống là một yếu tố quan trọng thuộc hệ thần kinh của con người. Nó chi phối rất nhiều cảm giác và vận động của cơ thể. Đồng thời, nó hỗ trợ cho chức năng phản xạ. Bất kỳ sự tổn thương hoặc thoái hóa nào của dây thần kinh tủy sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Usb Là Gì? Usb Có Chức Năng Và Cấu Tạo Như Thế Nào?

USB là gì?

Cụ thể hơn, USB là gì? USB là từ viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus, là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. USB được sử dụng để kết nối những thiết bị ngoại vi với máy tính. Thông thường, chúng được thiết kế dưới dạng đầu cắm cho các thiết bị có tuân theo chuẩn cắm và chạy mà tính năng cắm nóng thiết bị (ngắt và nối thiết bị không cần khởi động lại hệ thống).

USB là thiết bị gì? – USB là cổng gì? (Nguồn: Internet)

Những chức năng chính của USB

Sửa chữa máy tính

Đa phần các máy tính được sản xuất trong thời gian gần đây đều sẽ cho phép khởi động từ ổ USB flash. Điều này nghĩa là sau khi cắm USB vào máy và tiến hành khởi động, người dùng hoàn toàn có thể thao tác, sửa chữa với hệ điều hành hoặc những phần mềm bị lỗi trên máy tính. Hơn thế nữa, một số loại USB còn cho phép người dùng lưu và cập nhật BIOS mà trước đây chỉ có thể được thao tác qua đĩa mềm.

Quản trị hệ thống

Chức năng này rất phổ biến với những người quản trị mạng và hệ thống. Bằng việc lưu lại một bộ thiết lập từ máy tính đầu tiên vào USB, sau đó, bạn chỉ cần cắm USB đó vào máy tính, bộ thiết lập này sẽ được sao chép đồng thời áp dụng ngay cho máy tính mới. Lúc này, người dùng không cần phải tự tay thiết lập lại. Điều này sẽ đảm bảo tất cả máy tính sẽ có cùng một bộ thiết lập giống hệt nhau mà không có sai sót hoặc nhầm lẫn nào.

Chìa khóa điện tử

Với những hệ thống máy tính yêu cầu tính bảo mật cao, USB còn đóng vai trò như một chiếc chìa khóa điện tử để khởi động hệ thống hoặc một phần mềm nào đó trên máy. Một số hãng viết phần mềm còn sử dụng USB được thiết kế riêng biệt để kích hoạt trong mỗi lần sử dụng phần mềm. Việc này sẽ giúp tránh sự sao chép cũng như sử dụng trái phép những phần mềm đó.

Sao lưu dữ liệu riêng tư

Với USB, bạn có thể biến toàn bộ ổ đĩa này thành một phân vùng được mã hóa bảo mật nhằm lưu giữ dữ liệu cá nhân an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng được cung cấp những tùy chọn khác để USB khởi động bình thường nhưng có chứa một phân vùng riêng biệt. Nó có thể mã hóa mọi tập tin được đặt trong nó. Nếu bạn muốn tăng cường thêm bảo mật, hãy đặt mật khẩu để bảo vệ phân vùng này.

Phân loại USB theo hình dạng đầu kết nối

USB-A (Loại A)

Đầu nối USB A này có hình dạng chữ nhật với độ dài khoảng 1,4 cm (9/16 inch) và chiều cao 0,65 cm (1/4 inch). Đây là loại cổng USB phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng cho bàn phím có dây và chuột.

Phân loại USB (Nguồn: Internet)

USB-B (Loại B)

USB-B it phổ biến hơn loại A và có dạng gần như hình vuông. Loại cổng USB này thường được sử dụng trên các máy tính, bộ định tuyến, máy in và máy chơi game.

Micro USB

Đây được coi là phiên bản mới của cả cổng giao tiếp USB-A và B. Loại cổng này được dùng phổ biến trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, cổng micro USB được tìm thấy trên một số thiết bị đời cũ hơn, như thiết bị ngoại vi máy tính và máy ảnh ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên, hiện nay, cổng mini USB gần như đã được thay thế bằng cáp micro-USB và USB-C.

USB-C (Type C)

Cổng USB-C thường có kích thước 0,84 cm x 0,26cm và là loại cổng mới nhất tính đến hiện tại. Nó phổ biến nhất trên các thiết bị di động với kích thước có vẻ mỏng và nhỏ gọn hơn. Đặc điểm nổi bật của loại cổng này là có thể đảo ngược mà vẫn cắm vừa vào các thiết bị.

Kết luận

Rate this post

Hệ Bạch Huyết Có Vai Trò Gì? Cấu Tạo Hệ Bạch Huyết Như Thế Nào?

Hệ bạch huyết có vai trò gì?

Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch và cũng là một phần của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống (trong đó có con người). Nó bao gồm mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạch bạch huyết, hạt bạch huyết, lá lách, hạch họng và tuyến ức. Hệ bạch huyết là một hệ thống mở, có những chức năng chính là bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài, cân bằng dịch thể và hấp thu chất béo.

– Cân bằng dịch thể: hệ bạch huyết dẫn lưu, đưa chất lỏng chứa nước dư thừa, độc tố,… ra ngoài cơ thể. Mỗi ngày sẽ có khoảng 3 – 4 lít dịch dư thừa được hệ bạch huyết đào thải ra bên ngoài. Nếu lượng dịch thể này không được đưa ra khỏi cơ thể thì sẽ gây phù, làm tổn thương các mô, thậm chí gây tử vong. Trong trường hợp hệ bạch huyết chỉ đào thải được một phần chất lỏng thì cũng gây ra hậu quả ít nghiêm trọng hơn: cơ thể mệt mỏi, da xỉn màu, nổi mụn, sưng phù tay chân, chảy xệ da mặt, xuất hiện bọng mắt, nọng cằm,…

– Hấp thu chất béo: hệ bạch huyết hấp thụ và đưa lipid và các chất khác từ hệ thống tiêu hóa vào máu. Các mạch bạch huyết nằm ở hệ tiêu hóa có chức năng hấp thu lipid, giảm gánh nặng cho cơ thể.

– Bảo vệ cơ thể: hệ bạch huyết còn có vai trò kiểm soát, chống lại sự xâm lấn của mầm bệnh, tế bào bị hư hỏng, mảnh vụn tế bào và tế bào ung thư. Nếu hệ bạch huyết hoạt động tốt, cơ thể chúng ta sẽ được bảo vệ toàn diện, giảm nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm.

Cấu trúc hệ thống bạch huyết như thế nào?

Sau khi giải thích hệ bạch huyết có vai trò gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo chi tiết của hệ thông này. Theo đó, các thành phần chính của hệ bạch huyết gồm: bạch huyết, mạch bạch huyết và các cơ quan có chứa các mô bạch huyết. Cụ thể là:

Mạch bạch huyết

Mạch bạch huyết làm nhiệm vụ vận chuyển bạch huyết đến các hạch bạch huyết. Nó giúp lọc bạch huyết của mầm bệnh, lọc chất thải tế bào, tế bào chết và các tế bào ung thư. Các mạch bạch huyết nhỏ nhất được gọi là mao mạch bạch huyết. Các mao mạch sẽ kết hợp với nhau tạo thành mạch bạch huyết lớn hơn. Các mạch bạch huyết từ các vùng khác nhau của cơ thể sẽ hợp nhất tạo thành mạch lớn hơn được gọi là thân bạch huyết. Thân bạch huyết sẽ hợp nhất để tạo thành ống bạch huyết lớn hơn.

Tuyến ức

Đây là cơ quan chính của hệ bạch huyết. Chức năng chính của nó là thúc đẩy sự phát triển của tế bào lympho T trong hệ thống miễn dịch. Khi đã trưởng thành, các tế bào này sẽ rời tuyến ức, đến các hạch bạch huyết và lá lách để chống nhiễm trùng. Ngoài chức năng miễn dịch, tuyến ức cũng sản xuất hormone tăng cường sự sinh trưởng của các tế bào.

Lá lách

Lá lách chính là cơ quan lớn nhất trong hệ bạch huyết. Nó có chức năng chính là lọc máu của các tế bào bị hư hỏng, mầm bệnh và các mảnh vụn của tế bào. Lá lách cũng chứa nhiều mạch bạch huyết với chức năng vận chuyển bạch huyết ra khỏi lá lách về phía các hạch bạch huyết. Lá lách cũng giống với tuyến ức về chức năng hỗ trợ sự phát triển của tế bào lympho. Tế bào lympho có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và tế bào chết trong máu.

Tonsils

Tonsils là mảng mô bạch huyết nằm ở vùng họng trên. Tonsils hỗ trợ sự phát triển của tế bào lympho và các tế bào bạch cầu khác (đại thực bào). Những tế bào miễn dịch này có chức năng bảo vệ đường tiêu hóa và phổi khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường miệng hoặc mũi.

Tủy xương

Tủy xương là mô mềm được tìm thấy bên trong xương. Tủy xương có nhiệm vụ sản xuất các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tế bào gốc tủy xương cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của cơ thể vì chúng tạo ra tế bào lympho.

Mô bạch huyết

Mô bạch huyết phân bố ở nhiều khu vực trên cơ thể, ví dụ da, dạ dày và ruột non. Không chỉ vậy, cấu trúc hệ bạch huyết còn kéo dài khắp các vùng của cơ thể, kể cả ở hệ thống thần kinh trung ương.

Mong rằng thông tin trên đã giúp các bạn nắm được hệ bạch huyết có vai trò gì, cấu tạo của hệ thống này như thế nào để có biện pháp duy trì hoạt động tốt nhất của hệ bạch huyết.

Đĩa Đệm Cột Sống Có Cấu Trúc Và Chức Năng Như Thế Nào?

1. Đĩa đệm cột sống là gì?

Đĩa đệm cột sống là một cấu trúc có dạng thớ sợi. Cấu trúc này khá chắc chắn và được xếp theo dạng vòng tâm. Bên trong đĩa đệm có chứa nhân keo cấu tạo từ chất gelatin. Đĩa đệm có tác dụng hỗ trợ sự vận động linh hoạt của cơ thể. Đồng thời giảm chấn động, giảm xóc, giúp cơ thể chịu lực tốt hơn.

Đĩa đệm cột sống

2. Cấu trúc của đĩa đệm cột sống

Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm:

2.1. Bao xơ

Nằm ở phía ngoài cùng. Được cấu tạo bởi những sợi collagen. Các vòng sợi collagen có tính dẻo và tính đàn hồi rất cao. Các vòng collagen này gắn với nhau thành nhiều lớp hình elip.

Bao xơ của đĩa đệm

Bao xơ có lớp ngoài bám trực tiếp vào màng xương, bám gián tiếp vào viền đốt sống. Lớp trong của bao xơ bám vào bề mặt của sụn thân sống lưng.

Bên cạnh chức năng bảo vệ nhân keo, bao xơ còn có chức năng giúp chống lại những ngoại lực hướng ngang gây căng khớp. Cũng như chống lại những lực vặn xoắn. Từ đó đảm bảo cho cột sống được được giữ đúng trục.

2.2. Nhân keo

Còn có tên gọi khác là nhân nhầy. Nó nằm bên trong bao xơ. Đây là một hoạt dịch có tính nhầy, không màu và trong suốt. Thành phần chủ yếu của nhân keo là các proteoglycans. Các proteoglycans này gồm có các chất:

Dermatan sulphate.

Kratosulphate.

Chondroitin sulphates.

Hyaluronic acid.

Tính chất chủ yếu của nhân keo là ngậm nước rất tốt. Ở trẻ em, nhân keo chứa đến hơn 80% nước. Khi trưởng thành, nhân keo giảm dần thành phần nước. Trong khi ở người già, nhân keo chỉ còn chứa khoảng 60% nước.

Nhân keo của đĩa đệm

Nhân keo đưa nước ra bên ngoài khi có lực tác động. Từ đó, đĩa đệm sẽ xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ được phân tán đồng đều khắp tiết diện đĩa đệm và sẽ dần triệt tiêu. Khi lực tác động không còn nữa, nhân keo sẽ phồng lên. Đồng thời, nó hút nước quay trở lại và đĩa đệm sẽ phồng to lên.

2.3. Tấm sụn tận cùng

Các tấm sụn tận cùng nằm giữa lớp ngoài của bao xơ và mâm sụn thân sống. Những chất cấu tạo nên các tấm sụn này đó chính là: Canxi, collagen, nước và các proteolycans.

Tấm sụn tận cùng có tác dụng bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống tránh bị sự ép vào của nhân keo. Bên cạnh đó, tấm sụn tận cùng còn là lớp bảo vệ đĩa đệm khỏi tình trạng viêm nhiễm.

3. Chức năng của đĩa đệm cột sống

3.1. Chức năng chung của đĩa đệm

Nối các đốt sống: Cột sống bao gồm nhiều đốt xương cứng được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đồng thời có sự hỗ trợ của gân cơ, các dây chẳng. Tất cả tạo thành một tổ chức liên kết có tính đàn hồi rất tốt. Nhờ vậy, cột sống vừa có thể chịu lực, vừa xoay chuyển rất linh hoạt.

Đĩa đệm cột sống có chức năng nối các đốt sống

Phân tán và chịu lực. Nhờ vào khả năng chịu nén và biến dạng của đia đệm, các đốt sống không bị tổn thương trong quá trình con người vận động.

Ngoài ra, đĩa đệm cột sống còn có chức năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Thông qua các màng của vòng sợi đĩa đệm, sự trao đổi chất se4d diễn ra thông qua quá trình khuếch tán các chất dinh dưỡng.

3.2. Chức năng của nhân nhầy

Nhân nhầy có những chức năng chính sau đây:

Là điểm tựa cho đốt sống.

Cân bằng các chấn động.

Giảm xóc.

Trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và các cơ quan lân cận.

Nhân nhầy có chức năng giảm xóc

3.3. Chức năng của vòng sợi

Vòng sợi có 5 chức năng chính sau đây:

Giữ cho cột sống vững vàng.

Vai trò như một dây phanh. Vòng sợi giới hạn những vận động của thân sốt sống. Tránh các vận động quá mức có thể gây trật khớp, tổn thương cột sống.

Là nơi chứa của nhân nhầy.

Có công dụng giảm xóc.

Duy trì những cử động nhỏ của cột sống.

3.4. Chức năng của mâm sụn

Chức năng của mâm sụn bao gồm:

Bảo vệ thân đốt sống: Nhờ vào cơ chế dẫn truyền trọng lượng. Mặt trên và mặt dưới của thân đốt sống chịu lực ép rất mạnh. Tuy nhiên, xương sẽ không bị tổn thương nếu mâm sụn còn nguyên vẹn.

Mâm sụn cột sống

Trao đổi chất lỏng giữa thân đốt sống và đĩa đệm: Đĩa đệm người trưởng thành là một cấu trúc hoàn toàn không có mạch máu. Sự dinh dưỡng và bài tiết chất thải được thực hiện nhờ quá trình khuếch tán qua vòng sợi. Qua đó, mâm sụn giúp cho sự trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và thân đốt sống kế cận được đảm bảo.

4. Một số vấn đề cần lưu ý

Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng của cột sống. Chính vì vậy, để bảo vệ đĩa đệm, chúng ta nên:

Luyện tập thể dục, thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ cơ, xương khớp. Đồng thời giúp cơ thể của con người có tính dẻo dai, chịu lực tốt hơn, hạn chế tổn thương đĩa đệm.

Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân béo phì sẽ thường xuyên tác động một lực lớn lên xương khớp. Trong đó có cột sống và các đĩa đệm. Chính vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý trong khoảng BMI từ 18,5 đến 23 sẽ bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tránh thức ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá. Tăng cường vitamin, chất xơ và các chất khoáng như: Canxi, Kali, Magie,…

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang