Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giải Pháp Về Công Bằng Xã Hội Trong Chính Sách Xã Hội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chính Sách Xã Hội Là Gì? Tại Sao Xã Hội Cần Chính Sách Xã Hội?

Việc làm Công chức – Viên chức

1. Khái niệm chính sách xã hội là gì “chuẩn nhất”

Chính sách xã hội là một dạng chính sách được nhà nước ban hành nhằm cung cấp cho người dân những dịch vụ xã hội tốt nhất và các chính sách xã hội nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn của xã hội. Chính sách xã hội là biện pháp được đưa ra bởi đảng và nhà nước nhằm hỗ trợ cho các đối tượng chính sách của xã hội, và phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.

Khái niệm chính sách xã hội là gì “chuẩn nhất”

Bạn có thể định nghĩa chính sách xã hội là gì không? Chính sách xã hội được hiểu đơn giản nó là tổng hợp của các phương thức, các biện pháp được các tổ chức chính trị, Đảng và nhà nước đưa ra với mục đích nhằm thỏa mãn cho nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn bộ người dân và các chính sách đưa ra phải phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, sử phát triển văn hóa và xã hội của đất nước. Thông qua việc đưa ra các pháp luật hay các quy định do nhà nước ban hành để người dân phải thực hiện theo những hướng chính sách đó của nhà nước giúp đất nước phát triển với hướng đi đúng đắn.

Hiện này chính sách ở nước ta có 2 cấp độ khác nhau đang hiện hành đó là:

+ Chính sách xã hội được bạn hành cho những người lao động trong xã hội và nhóm đối tượng này thường được gọi là đối tượng chính sách và đối tượng xã hội.

+ Chính sách về giai cấp là chính sách cho các tầng lớp trong xã hội hiện nay, với các nhóm xã hội cụ thể như: Tầng lớp thanh niên, tang lớp tri thức, chính sách về dân tộc, chính sách tôn giáo.

Chính sách xã hội là các chính sách được ban hành bởi nhà nước nhằm ổn định xã hội thông qua những tác động cụ thể đến các đối tượng khác nhau và được phân theo nhóm để hưởng các chính sách xã hội mà nhà nước ban hành.

2. Chức năng khi đưa ra các chính sách xã hội là gì?

Chức năng của chính sách xã hội cần bao gồm những chức năng sau:

Chức năng khi đưa ra các chính sách xã hội là gì?

+ Ổn định xã hội, thông qua các chính sách khác nhau cho các tầng lớp để giám bới hoặc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đem đến cho người dân những điều kiện để cùng được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của một con người được hưởng.

+ Đảm bảo sự an sinh xã hội khi các chính sách được bạn hành cho các nhóm đối tượng cụ thể. Thông qua việc xác định các nhóm đối tượng để đưa ra được chính sách xã hội phù hợp với nhóm đối tượng đó. Đảm bảo tất cả người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong sự phát triển chung của xã hội.

+ Giúp người dân có được được những ưu đãi với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ nhanh chóng và có điều kiện để hoàn nhập và được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn cho chính họ và gia đình họ

+ Thông qua việc nghiên cứu về chính sách xã hội giúp dực báo về tình hình xã hội cho các cấp quản lý và lãnh đạo, từ đó đưa ra được các chính sách thiết thực nhất với người dân, và hỗ trợ tốt nhất giúp an ninh xã hội.

+ Chính sách xã hội của một quốc gia càng hoàn thiện càng đánh giá được rằng quốc gia đó có sự phát triển đồng đều về kinh tế và xã hội.

+ Chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững xã hội qua từng giai đoạn cụ thể phát triển của đất nước. Chính sách xã hội đi song song với chính sách kinh tế để hỗ trợ tốt nhất cho con người và phát triển đồng bộ đất nước.

* Các vấn đề về chính sách xã hội cần quan tâm là gì?

Bạn có biết vấn đề chính sách xã hội là gì và vấn đề nào cần được quan tâm và đưa ra các chính sách trong xã hội hiện nay? Vấn đề trong chính sách xã hội cần được quan tâm và đề cao. Thông qua việc đưa ra các vấn đề trong chính sách xã hội sẽ biết được là đối tượng nào cần được tác động và đối tượng nào cần có sự hỗ trợ của chính sách xã hội, và xã hội đang gặp vấn đề gì mà cần có sự giải quyết bởi các chính sách xã hội để đưa đất nước phát triển. Các vấn đề mà chính sách xã hội cần hướng đến hiện nay là:

+ Các chính sách với người có công và các đối tượng khó khăn trong xã hội

+ Đưa ra được các chính sách xã hội về an sinh xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước.

+ Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân trong xã hội, đặc biệt là người có công với đất nước.

+ Đa dạng hệ thống an sinh xã hội để thực hiện chức năng toàn diện nhất và đa dạng nhất. Đảm bảo sự phát triển đất nước bền vững của một quốc gia và sự công bằng của các tầng lớp trong xã hội.

+ Tạo điều kiện cho người dân có khả năng tự nâng cao khả năng tự đảm bảo an sinh xã hội cho mình và cho xã hội.

3. Những đối tượng được hưởng chính sách xã hội

Những đối tượng được hưởng chính sách xã hội

Đối tượng chính sách là gì? Đối tượng chính sách bạn có thể hiểu đơn giản là các đối tượng thường thuộc nhóm những người lao động và có hoàn cảnh khó khăn có thể do kinh tế hoặc do các điều kiện tự nhiên bên ngoài, hoặc khó khăn từ chính bản thân họ. Những đối tượng này được hưởng chính sách xã hội từ nhà nước nằm hỗ trợ họ và giúp họ có được quyền lợi bình đẳng với các giai cấp xã hội khác trong xã hội, tăng khả năng tiếp cận với các thông tin, và dịch vụ xã hội tốt hơn.

Hiện nay ở nước ta có các đối tượng chính sách cụ thể như sau:

+ Người dân tộc thiểu số tại nước ta

+ Công dân ưu tú trong sản xuất trực tiếp với 5 năm lao động và nhận được liên tục và trong đó cần có 2 năm là chiến sĩ thi đưa được tỉnh, thành phố, bộ công nhận và có cấp bằng khen.

+ Thương binh, bệnh binh, quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học, hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ từ 12 tháng trở lên và hiện đã xuất ngũ tại khu vực 1.

+ Con thương binh, liệt sĩ, con bệnh binh, con bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của thương binh mất sức lao động trên 81%, con của anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.

+ Quân nhân, công an nhân dân được cử đi học hoặc quan nhân, công an đã hoàn thành nghĩa vụ từ trên 24 tháng và hiện nay đã xuất ngũ.

Nhiều người sẽ thắc mắc và nghe rất nhiều đến hộ chinh sách. Vậy hộ chính sách xã hội là gì bạn có thể định nghĩa không? Hộ chính sách là nói đến hộ gia đình thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội hiện nay như:

+ Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số

+ Hộ gia đình có người là thương binh bệnh binh hay có công với cách mạng

+ Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam do chiến tranh để lại

Còn nhiều các họ gia đình trong xã hội thuộc vào diện được hưởng các chính sách xã hội của nhà nước nhằm giúp đỡ và hỗ trợ hộ phần nào đó về an sinh xã hội và có cơ hội để được tiếp cận thông tin và dịch vụ tốt hơn cho họ.

4. Một số các chính sách xã hội hiện nay tại Việt Nam

Các chính sách xã hội hiện nay đang được thực hiện ở nước ta bao gồm những chính sách sách sau:

+ Chính sách với người có công, đưa ra các chính sách ưu đãi và phù hợp với họ nhằm giúp họ tiếp cận được các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, đào tạo, và tạo điều kiện để phát triển kinh tế và việc làm cho họ. Qua đó giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển hơn về kinh tế của hộ gia đình.

+ Cách chính sách về an ninh xã hội như: Các chính sách về việc làm, chính sách về thu nhập, chính sách giảm thiệu nghèo trên cả nước, chính sách về bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân (đảm bảo giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nước sách, thông tin).

Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay ở nước ta có những chương trình chính sách sau:

+ Cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

+ Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhà ở kiên cố

+ Cho vay với hộ cận nghèo để phát triển kinh tế

+ Hỗ trợ cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

+ Cho vay để hỗ trợ công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm với người lao động bị thu hồi đất

+ Cho vay để cải tạo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Còn rất nhiều các chương trình cho vay để hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống của mình.

Qua những chia sẻ trên về “chính sách xã hội là gì?”, hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu và có thêm được phần nào đó kiến thức cho bản thân về chính sách xã hội hiện nay.

Khái Niệm Chính Sách Xã Hội, Chức Năng Của Chính Sách Xã Hội

1. Khái niệm chính sách xã hội

1.1 Khái niệm chính sách xã hội trên thế giới

Theo V.Z Ro-go-vin cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó.

Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy.

Còn theo Giáo sư G.Winkler, nguyên viện trưởng Viện xã hội học và chính sách xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng hoà các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội… phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tri thức và những người lao động khác”.

Tạp chí Xã hội học và Chính sách xã hội, số 2, 1982, tr 1-21

Theo quan điểm của G.Winler thì chính sách xã hội đề cập đến sự phát triển các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính sách kinh tế, chính sách văn hoá, chính sách dân tộc không tách rời nhau.

Theo quan điểm của giáo sư Anthoay Giddens nhà xã hội học Mỹ thì chính sách xã hội là “sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, một phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả”.

1.2 Khái niệm chính sách xã hội tại Việt Nam

Trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại”, Nxb. KHXH, HN, 1980

Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo…

Vậy khái niệm chính sách xã hội là gì? “Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.

2. Chức năng của chính sách xã hội

Chính sách xã hội với những nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điều kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội cụ thể.

Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội, tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thông chính trị trong xã hội. Tính quy luật của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sông văn hoá và các quan hệ văn hoá xã hội khác.

Tất cả các tính quy luật này đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng của chính sách xã hội.

Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong một tương lai gần, hoặc xa, làm cơ sở để đề xuất một chính sách mơi phù hợp.

Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và xâm nhập vào thực tiễn một các thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ển định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước.

Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đôi.

Nghị Luận Xã Hội Về Vấn Đề An Toàn Giao Thông Trong Xã Hội

Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 1

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 2

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết.

Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi.

Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 3

Cùng với ô nhiềm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015( tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng ….

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn. Hay sự thiếu ý thức của những nguời tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Như thông số mà tôi đã nêu lên ở trên có đến 6518 người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc. Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càn là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội. Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật…. ngoài ra còn rất nhiều những hậu quả khác mà tôi không thể kể hết được. Hiểu rõ được tầm ảnh hưởng cũng như nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, những giải pháp sau đây có thể góp phần làm giảm đi và khắc phục tình trạng này. Trước hết là tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Thứ hai là ngày càng nâng cao công tác quản lí cũng như điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt trong môi tường giáo dục nên ngày càng có nhiều các cuộc thi, giờ ngoại khóa tuyên truyền về ý thức giao thông của các em. Vì tuổi trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, Chính vì thế mà phải chú trọng quan tâm giáo dục các em vì một xã hội tương lai an toàn hơn. Ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tự ý thức bản thân tham gia giao thông an toàn. Vì chính sự an toàn của bản thân mình cũng như người khác.

An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu chấm hỏi lớn của toàn xã hội. Ai ai cũng mong muốn được bảo đảm sự an toàn khi tham gia giao thông. Nhưng hầu hết họ lại không tự ý thức được rằng an toàn do chính mình tạo ra, ính mạng là do chính mình bảo vệ. Không ai có thể bảo vệ bạn 24 trên 24 và chắc chắn rằng bạn luôn được an toàn. Sự chuyển biến phức tạp của giao thông ngày nay càng đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm của chính bạn. Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà.

Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 4

An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.

Theo những con số người chết và bị thương do tai nạn giao thông theo báo cáo của UỶ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG vào năm 2013 có 14600 vụ tai nạn giao thông làm chết 13200 người và bị thương 10500 người. Với số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về An toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta.

Hiên nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ luật an toàn giao thong ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài. Chỉ vì không thực hiện An toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tại sao hàng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này , vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả? Việc thực hiện an toàn giao hông phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông . Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng. An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuỗi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phài thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi lưu thông.

An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình chúng tôi trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em không chỉ học tập giáo dục tốt mà còn phài thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.

An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.

Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội – Bài làm 5

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Từ khóa từ Google

nghị luận về an toàn giao thông lớp 9

Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế

Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện BHYT nhằm tiếp tục phát huy tác động tích cực trong đời sống xã hội nước ta.

Những kết quả nổi bật của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Về bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách mới về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Các chính sách về BHXH, BHYT đã từng bước được đổi mới, gắn kết hơn với hệ thống an sinh xã hội, hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội. Cụ thể:

Sau khi Bộ luật Lao động ra đời, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến nay, chính sách BHXH đã chuyển dần từ tự nguyện sang chính sách bắt buộc và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân. Đáng chú ý, chính sách BHXH có sự chia sẻ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động ở các mức độ khác nhau, tính chất chia sẻ này góp phần quan trọng để thay đổi tích cực hơn nhận thức của người dân, giảm bớt sự ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, tăng tính bền vững cho chính sách.

Tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng số kết dư Quỹ BHXH ước đạt 540.004 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Ốm đau, thai sản số chi bằng 97,61% số thu và kết dư 14.688 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp số chi bằng 10,87% số thu và kết dư 36.885 tỷ đồng; Quỹ Hưu trí và tử tuất số chi bằng 57,19% số thu và kết dư 488.431 tỷ đồng. Tổng số kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có số chi bằng 47,96% số thu và kết dư là 67.320 tỷ đồng. Về số người tham gia BHXH, theo báo cáo của BHXH Việt Nam, đến tháng 11/2018, tổng số người tham gia BHXH là 14,56 triệu người (trong đó, BHXH bắt buộc là 14,31 triệu người, đạt 97,7% kế hoạch năm; BHXH tự nguyện là 254 nghìn người, đạt 76,6% kế hoạch năm); BHTN là 12,24 triệu người, đạt 95,2% kế hoạch năm. Tính đến tháng 11/2018, cả nước đã có 14,47 triệu người được cấp sổ BHXH, đạt 99,35% so với số người tham gia BHXH.

Về bảo hiểm y tế

Toàn ngành BHXH đã rà soát, bàn giao được 13.128.858 sổ BHXH cho người lao động, đạt 99,66% trên tổng số lao động đang tham gia BHXH. Các chính sách BHXH đã thể hiện tính công bằng thông qua nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng, chia sẻ. Quỹ Bảo hiểm hưu trí – tử tuất với mô hình tích lũy đang là quỹ dài hạn có tính chất chia sẻ giữa các thế hệ người lao động, các quỹ bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp). Thống kê cho thấy, ngành BHXH đã hoàn thành việc cấp mã số BHXH và thẻ BHYT theo mã số BHXH cho gần 90 triệu người tham gia BHXH, BHYT. Trong đó, đã đồng bộ được dữ liệu thông tin cho trên 66,6 triệu bản ghi dữ liệu người tham gia BHYT và hoàn thành việc cấp 16,6 triệu thẻ BHYT theo mã số BHXH. Bàn giao được gần 10 triệu sổ BHXH cho người lao động, đạt gần 70% số sổ phải bàn giao và dự kiến trong năm 2018 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch trả sổ BHXH cho người lao động.

Trong những năm qua, ngành BHXH đã đạt được kết quả tích cực trong phát triển đối tượng tham gia BHYT với tỷ lệ dân số tham gia tăng nhanh. Năm 2015, số người tham gia BHYT là 69.972.000 người, chiếm tỷ lệ 76% dân số; năm 2016 là 75.832.000 người, chiếm tỷ lệ 81,7% dân số; đến cuối năm 2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85,6%, tăng 3,4% so với tỷ lệ Chính phủ giao. Đến tháng 8/2018, số người tham gia BHYT đạt trên 87% dân số cả nước, vượt mục tiêu đặt ra (đến năm 2020 bao phủ 85% dân số cả nước). Điều này cho thấy, các nội dung trong phát triển đối tượng tham gia BHYT theo Luật BHYT đã thực sự hiệu quả.

Cùng với kết quả trên, việc các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ BHYT theo Nghị quyết số 18/2008/QH12, Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã giao quyền tự chủ cho cơ sở KCB đã tăng quyền lợi, giảm chi tiền túi đối với người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ y tế, nhất là đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số. Số lượt người tham gia KCB BHYT tăng đều qua từng năm: Năm 2015 có 130 triệu lượt (tần suất KCB trung bình là 1,85 lần/người/năm).

Năm 2016 có 148 triệu lượt người KCB (tần suất KCB trung bình là 1,89 lần/người/năm). 6 tháng đầu năm 2018 có khoảng 85 triệu lượt KCB, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2017 (KCB ngoại trú tăng 9,4%, KCB nội trú tăng 7,2%). Tần suất KCB này phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tiếp cận dịch vụ KCB của người dân. Chỉ số này tương đối ổn định trong nhiều năm qua (trung bình 1 người đi KCB 2 lần/năm). Điều này cho thấy, việc thông tuyến không làm gia tăng số lượt KCB chung.

Trong công tác thu, chi Quỹ BHYT, trong giai đoạn từ 2009 – 2015, luôn có kết dư. Riêng năm 2016, số thu BHYT từ KCB ước đạt 64.242 tỷ đồng và số chi ước đạt 69.410 tỷ đồng. Nguyên nhân bội chi Quỹ BHYT chủ yếu là do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật trong KCB, tăng cường chuyển giao kỹ thuật đối với tuyến dưới, mô hình bệnh tật thay đổi… Mặc dù, số chi BHYT cao hơn số thu nhưng đây là điều đã được dự báo trước khi chính thức điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Do có số kết dư từ những năm trước được bổ sung vào Quỹ Dự phòng nên lũy kế đến hết năm 2016, Quỹ BHYT dự phòng vẫn còn khoảng 49.000 tỷ đồng.

Khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Về chính sách bảo hiểm xã hội

Năm 2017, khi Quỹ BHYT bội chi khoảng trên 10.000 tỷ đồng đã được bổ sung từ Quỹ Dự phòng. Đến hết năm 2017, Quỹ BHYT bội chi 9.278 tỷ đồng, số kết dư đến cuối năm 2017 là 39.977 tỷ đồng và dự báo với tốc độ bội chi hiện nay cùng với các giải pháp kiểm soát chi chặt chẽ thì Quỹ BHYT có thể đảm bảo cân đối được ít nhất đến năm 2021. Quỹ BHYT vẫn đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân mà chưa cần phải điều chỉnh mức đóng BHYT trong ngắn hạn.

Bên cạnh kết quả đạt được trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, việc thực thi các chính sách này hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn thách thức sau:

Về chính sách bảo hiểm y tế

Chính sách BHXH đang đứng trước những khó khăn, thách thức: Tỷ lệ bao phủ còn thấp, chưa đạt được mục tiêu và chất lượng an sinh xã hội; Các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW chưa đạt như kỳ vọng. Tính đến hết ngày 31/12/2017, tỷ lệ tham gia mới đạt được gần 29% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia vẫn còn khoảng 71,2% lực lượng lao động chưa tham gia BHXH; BHTN mới đạt gần 25% lực lượng lao động tham gia. Kết quả này cho thấy, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW là khó có thể đạt được đến năm 2020.

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế chính thức cũng chưa đạt được tỷ lệ bao phủ 100%, khu vực kinh tế phi chính thức dù đã có chính sách (Luật BHXH năm 2014) nhưng đến nay chưa bố trí nguồn lực hỗ trợ từ NSNN, không có bước tiến triển khả quan về số lượng người tham gia. Mặt khác, vấn đề bình đẳng giới theo nguyên tắc đóng – hưởng giữa khu vực công và khu vực tư, sàn lương hưu tối thiểu, Quỹ Bảo hiểm hưu trí đang có xu hướng giảm dần khả năng tích lũy và đứng trước nguy cơ mất cân đối trong dài hạn, số người hưởng lương hưu ngày càng tăng cùng với tốc độ già hóa dân số… Những thách thức trên đòi hỏi phải có bước đột phá, cải cách chính sách BHXH để tiếp tục thúc đẩy hệ thống chính sách an sinh xã hội phát triển theo hướng bền vững hơn, bảo đảm an sinh thực sự cho hàng chục triệu người lao động trong hiện tại cũng như tương lai.

Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, nhưng đến nay vẫn còn khoảng gần 14% dân số chưa tham gia BHYT và để duy trì được đối tượng tham gia là vấn đề đáng quan tâm và việc thực hiện chính sách BHYT toàn dân đang đặt ra những thách thức lớn.

Chất lượng KCB tại tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế, đội ngũ y bác sỹ ở các tuyến xã, huyện còn thiếu nên việc nâng cao chất lượng KCB là một thách thức cho cơ quan y tế địa phương. Tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT vẫn diễn ra phổ biến, do nhiều nguyên nhân như: Phát trùng thẻ BHYT; Một số bệnh viện kê khống, lập bệnh án khống chi phí KCB; Bệnh nhân đã ra viện vẫn chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật để bệnh nhân được mang thuốc về nhà sử dụng… Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2016, có 45/63 tỉnh, thành phố bội chi Quỹ KCB với số tiền lên tới 5.500 tỷ đồng, trong đó có 9 tỉnh, thành phố có số tiền vượt quỹ lớn hơn 200 tỷ đồng.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH, BHYT: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT để nhân dân thấy rõ những lợi ích, ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT đối với việc ổn định đời sống nhân dân, ổn định kinh tế – xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội.

Các cơ quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH, BHYT; đồng thời, các DN và người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan thực hiện BHXH, BHYT nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, BHYT: Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển BHXH, BHYT xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Nâng cao tính tuân thủ pháp luật thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia BHXH, BHYT đi đôi với chú trọng tăng số người thụ hưởng quyền lợi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH, BHYT. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đẩy mạnh việc phân cấp cho các cơ quan BHXH; thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho các địa phương; phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu về BHXH, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan BHXH; Tăng cường công tác phối hợp và tích hợp thông tin dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT và thực thi chính sách hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT đặc biệt trong phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và tuân thủ các quy định của pháp luật; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội về chính sách BHXH, BHYT tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

Báo cáo số 15/BC-BHXH, ngày 3/4/2018 của BHXH Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách chế độ, quản lý và sử dụng quỹ năm 2017;

Báo cáo số 5104/BC-BHXH ngày 05/12/2018 của BHXH Việt Nam về kết quả thực hiện Nghị quyết số 70/NQ – CP của Chính phủ;

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH;

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.