Top 7 # Xem Nhiều Nhất Giải Pháp Số Hóa Văn Bản Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giải Pháp Số Hóa Văn Bản V

, Owner of VIAMI Software JSC

Published on

Mô tả giải pháp số hóa văn bản V-Scan của VIAMI Software http://v-archive.vn/

1. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) MÔ TẢ GIẢI PHÁP SỐ HÓA VĂN BẢN V-SCAN

3. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) I. Mục tiêu của giải pháp 1. Chuyển các tài liệu giấy sang dạng số và thỏa mãn những điều kiện sau: * Scan tài liệu với tốc độ cao. * Không mất thời gian chỉnh đốn. 2. Đầu ra: * Nhiều dạng files khác nhau theo ý muốn. * Tự động tạo và đóng cặp (folder) bao gồm một hay nhiều tệp (files), tự động tạo và đóng tài liệu bao gồm một hoặc nhiều cặp. II. Nội dung giải pháp 1. Tên sản phẩm V-Scan là sản phẩm của công ty Cổ phần Phần mềm VIAMI được thiết kế đặc biệt để thực hiện việc số hóa bằng cách chụp ảnh nhanh các loại tài liệu. V-Scan có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp với sản phẩm tiếp theo của VIAMI gọi là V-Archive cũng như bất kỳ giải pháp lưu trữ nào khác, nhằm mục đích số hóa và quản trị lưu trữ toàn bộ các sản phẩm số hóa. Giải pháp số hóa và lưu trữ tổng thể bao gồm 3 hạng mục cơ bản sau: * * V-Scan: phần mềm máy trạm giao diện với photo-scanner để xử lý hình ảnh cần thiết cho số hóa; * 2. Photo-scanner: thiết bị sao chụp; V-Archive: phần mềm xử lý các hình ảnh lưu trữ và quản lý hạ tầng lưu trữ tập trung của các sản phẩm số hóa. (Sẽ được diễn giải ở bản mô tả khác). Bản quyền V-Scan và V-Archive đã được “Cục Bản quyền tác giả” cấp chứng nhận số 4551/2013/QTG. Trang 1 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

4. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) 3. Thiết bị phần cứng 3.1. Thiết bị Photo-scanner Máy chụp ảnh tài liệu chuyên dụng có nhiều loại và tùy từng mục đích cũng như bối cảnh, người dùng có thể chọn một trong 3 phương pháp ứng dụng như sau: 1. Máy chụp tài liệu với 1 camera: chụp từng trang rời; 2. Máy chụp sách 2 camera: chụp sách 2 trang liền (lẻ và chẵn); 3. Máy chụp sách 1 camera: chụp sách 2 trang dính hoặc rời (lẻ và chẵn). Với mọi trường hợp trên, phần mềm V-Scan đều tự động xử lý (hoặc bằng tay nếu cần) mọi tác vụ với hình ảnh nhằm mục đích cung cấp sản phẩm đầu ra có chất lượng cao cho quá trình số hóa. 3.2. Đặc điểm của thiết bị Photo-scanner * Cực kỳ cơ động * Cực nhanh và thuận tiện * Có thể chụp ảnh vật thể * Tự động điều chỉnh * Có thể chỉnh sửa trước và sau khi chụp * Có thể quay phim * Camera cho các cuộc họp trực tuyến * Có thể làm trình chiếu (qua máy chiếu) * Có thể sử dụng làm e-fax * Có thể e-mail ngay 3.3. Các thông số cơ bản * Độ phân giải: 2-5 megapixel. * Lấy nét và cân bằng sáng tự động (có thể tinh chỉnh bằng tay). * Scan: giấy, sách, ảnh, thẻ, vật khối… * Thời gian scan chụp và lưu: 1 giây. * Khổ giấy: từ khổ thẻ đến A3. * Điều chỉnh: độ phân giải, độ sáng, độ tương phản, màu… * Chế độ ảnh: màu, xám, trắng-đen. * Format: JPG, BMP, TIF, PNG, RAW… * Giao tiếp USB. * Ánh sáng: tự nhiên hoặc hỗ trợ đèn LED. * Microphone chất lượng cao. Trang 2 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

5. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) * Tiêu chuẩn: FCC, CE, ROHS. 3.4. Phần mềm miễn phí kèm theo * Scan-chụp cơ bản; * In mà không cần thông qua file; * Fax qua internet không cần giấy; * Email ngay; * Thu hình video; * Lưu trữ văn bản với nhiều format; * Nhận dạng chữ (OCR) quốc tế cơ bản; * Hiển thị video với các chức năng zoom; * Gắp thả files. 4. Phần mềm số hóa V-Scan 4.1. V-Scan độc lập (V-SCANST) Phần mềm V-Scan hoạt động trên máy tính cá nhân có tác dụng xử lý cao cấp các hình ảnh cung cấp bởi các thiết bị Photo-scanner như: * Tự động cắt hình (crop): người dùng có thể đặt tài liệu bất kỳ trong khung nền màu sẫm mà có thể chụp được trọn vẹn và V-Scan sẽ tự động cắt hình dựa trên độ tương phản giữa mặt giấy và nền mặt bàn. * Tự động chỉnh góc độ: V-Scan sẽ tự động chỉnh độ chéo góc (perspective) cho hình ảnh sau khi cắt nếu giấy hoặc máy photo-scanner bị đặt nghiêng. * Tự động xoay thẳng ảnh: sau khi tự động cắt hình và chỉnh góc độ, V-Scan tự động xoay lại hình theo chiều đặt ngang/dọc của tài liệu nếu giấy bị đặt lệch (chọn góc nhỏ nhất để xoay hình về 0° hoặc 90°). Trong tương lai sẽ nghiên cứu khả năng tự động xoay đến 360° để dòng chữ luôn nằm ngang. * Điều chỉnh độ sắc nét: các thiết bị photo-scanner đã có chế độ tự động lấy nét và cân bằng ánh sáng nhưng vẫn chưa đủ, V-Scan còn tự động (hoặc bán tự động) làm căng độ nét ở chế độ trắng-đen, tô đậm nét chữ chỗ chưa đủ đậm (điều chỉnh threshold) và tự động loại bỏ nhiễu ánh sáng để có được hình ảnh sạch và rõ nét hơn và nhất là phục vụ tốt cho việc nhận dạng chữ (OCR). * Chế độ hiệu chỉnh bằng tay: người dùng vẫn có thể xem trước, hiệu chỉnh, cắt khung… bằng tay nếu cần. Trang 3 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

6. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) Kết quả sản phẩm đầu ra của V-Scan có những chế độ sắp xếp tài liệu một cách tự động khi người dùng chủ động thực hiện cho từng tài liệu như sau: * Mỗi tài liệu có thể có một hoặc nhiều “cặp” (folder); * Mỗi folder có thể được kèm theo một hoặc nhiều tệp (file) số hóa và được sắp xếp theo trang (có thể hàng trăm trang). Các cặp và tệp tài liệu đều được đặt tên tự động hoặc theo ý muốn của người dùng; * Có thể được kèm theo rất nhiều thông tin hỗ trợ cho việc tìm kiếm về sau gọi là “siêu dữ liệu” hoặc metadata; * Phần mềm có thể tự động ứng dụng luật đặt tên và nhận biết thứ tự chẵn lẻ khi chụp sách với 2 hình ảnh cùng một lúc và sắp xếp theo thứ tự chụp; * Sản phẩm đầu ra có thể được lưu trữ trên máy trạm và đồng bộ hóa với server lưu trữ theo ý muốn (trường hợp V-SCANST); hoặc được tự động chuyển ngay lên server (tích hợp với V-Archive hoặc bất kỳ giải pháp lưu trữ nào khác) để server tiếp tục xử lý (trường hợp V-SCANCS). 4.2. V-Scan client-server (V-SCANCS) Đặc tính và các chức năng sử dụng trên máy tính cá nhân cũng giống như V-Scan độc lập, tuy nhiên có thêm vài điểm khác biệt nhằm mục đích tối ưu hóa và bảo mật như sau: * Kết nối trực tiếp với phần mềm V-Archive hoặc gửi thông tin trực tiếp tới server đã định trước. * Không có file trung gian, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn thông tin. * Tạo file PDF/TIFF tự động ngay trên server để “gói” toàn bộ các file ảnh làm file trao đổi. Có thể được gắn ngay lập tức chữ ký số vào file PDF này (nếu cần). 4.3. Sản phẩm đầu ra của V-Scan Sản phẩm đầu cuối của quy trình số hóa này có thể là những file hình nguyên gốc và/hoặc những file hình đã xử lý hay file tài liệu số dùng để chia sẻ và khai thác, tất cả những sản phẩm số hóa đều có thể được lựa chọn và định dạng sẵn nhằm những mục đích khai thác khác nhau. Thực thể Mục đích Quy cách lưu 1 ID định danh Yếu tố duy nhất để xác định tài liệu (ID + ID tài liệu) 2 Metadata Tìm kiếm nhanh CSDL phi cấu trúc có thể tương tác XML 3 Lưu gốc (tư liệu). Có thể bỏ qua nếu muốn. Các file số hóa (kể cả multimedia lưu RAW, TIFF, JPEG, BMP, trữ gốc). Những loại files này có thể sử PNG… dụng nhiều chuẩn vì được thực hiện theo yêu cầu thực tế của từng vật thể. 4 Sản phẩm số hóa File lưu truyền, sử dụng và có thể đóng – PDF (tài liệu) gói thành tập và tài liệu để dễ dàng trao – TIFF (multi-page) đổi, có khả năng gắn được metadata và chữ ký số kèm theo. Trang 4 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

8. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) 4. Khả năng tìm kiếm cao và sẵn sàng cho tích hợp tìm kiếm thông minh; 5. Sẵn sàng cho những ứng dụng nhận dạng hình ảnh như OCR kể cả cho tiếng Việt và phương pháp nhận dạng thông minh (học từ người sử dụng); 6. Sẵn sàng cho các ứng dụng lọc và chia sẻ nội dung thông minh. IV. Hiệu quả của giải pháp V-Scan và V-Archive 1. Tiết kiệm chi phí cho công tác lưu trữ truyền thống * Việc lưu trữ bản cứng vẫn bắt buộc theo luật và theo quy định nội bộ. Nhưng nếu những kho lưu trữ giấy ít khi phải dùng đến thì có thể lưu trữ nén vào được và như vậy sẽ tiết liệm được ít nhất 30% chi phí kho lưu trữ hiện nay. * Nhiều phân loại giấy tờ có thể được phép hủy sau 1-2 năm thì vẫn có thể giữ bản số hóa và hủy bản cứng để tiết kiệm chi phí lưu kho. * Theo kinh nghiệm nhiều nước phát triển như Singapore họ ứng dụng chữ ký số cho các bản lưu trữ điện tử (có tính pháp lý tương đương với bản cứng) thì có thể hủy được ngay một số loại bản giấy mà không cần lưu trữ nữa. Việc này chúng ta cần xây dựng cơ chế cho nó theo tinh thần của Nghị định số 01/2013/NĐ-CP. 2. Tiết kiệm công lao động * Có thể tính toán cho sự tiết kiệm đến 50% công sức lao động trong công tác số hóa, chỉnh sửa sau scan nhờ các quy trình tự động của V-Scan. * Cộng thêm vào đó có thể tiết kiệm thêm chừng 20-30% công sức lao động do tăng năng suất làm việc khi sử dụng các công cụ lưu trữ, tìm kiếm và khai thác điện tử. 3. Hiệu quả khai thác * Tốc độ tìm kiếm và khai thác rất cao. Thời gian tìm kiếm chỉ trung bình chỉ tính bằng giây kể cả phải tìm nhiều lần mới ra một kết quả mong muốn. * Mọi người ở mọi nghiệp vụ đều có thể đóng vai trò lưu trữ viên, thư viện viên… nên tăng năng suất lao động của mỗi người. * Mọi công tác trao đổi thông tin, khiếu kiện, chuẩn bị cho khiếu kiện, các hồ sơ pháp lý… đều có thể thông qua các tài liệu lưu trữ điện tử sẵn có mà không phải mất thời gian tìm kiếm, sao chụp từ kho lưu trữ giấy. * Các nghiệp vụ chuyên ngành có thể được kết nối trực tiếp 2 chiều với hệ thống lưu trữ (mặc dù là 2 hệ thống độc lập) như sau: * Giao dịch viên khi sử dụng ứng dụng chuyên ngành (ERP, ngân hàng, bảo hiểm…), chỉ cần bấm thêm 1 nút (tích hợp với hệ thống chuyên ngành bằng lệnh webservice) để số hóa ngay sau khi kết thúc giao dịch và đã tạo sự liên kết với giao dịch chuyên ngành đã qua. * Khi cần tham khảo lại hoặc gửi cho các bộ phận khác kể cả cho khách hàng thì chỉ cần bấm 1 nút là tài liệu lưu trữ sẽ được gọi ra sẵn sàng cho việc khai thác. Trang 6 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

9. Công ty Cổ Phần Phần mềm VIAMI (VIAMI Software JSC) 4. Hiệu quả quản lý * Lưu trữ điện tử giúp cho việc tăng tính minh bạch của thông tin, mọi công tác quản lý đều có thể tiếp xúc trực tiếp với những tài liệu lưu trữ điện tử ngay mà không phải chờ đợi từ kho lưu trữ giấy nữa. * Mọi công tác quản lý nội bộ và quản lý khách hàng đều có thể được liên kết với lưu trữ ngay lập tức, nhanh gọn và hiệu quả cao. 5. Hiệu quả an ninh thông tin * Tính sẵn sàng: Luôn sẵn sàng phục vụ có cho nhu cầu truy cập và sử dụng bởi người được phép. * Tính toàn vẹn: Đảm bảo tính đầy đủ và hoàn thiện của mọi thông tin lưu trữ. Các dữ liệu được đảm bảo an toàn ngay trong trường hợp xảy ra thảm họa như cháy nổ trong khi đối với kho lưu trữ giấy sẽ bị mất đi vĩnh viễn. * Tính bảo mật: Kiểm soát quyền truy cập chặt chẽ và quản lý tốt mức độ bảo mật ngay khi scan-chụp tài liệu. V. Nói về VIAMI Software “VIAMI” khởi nghiệp và đã trở thành địa chỉ quen thuộc trên thị trường ICT của Rumani từ 1993 với những sản phẩm quản trị doanh nghiệp mang tên “VIP”, “VIP 2000”, VIP Pro, VIP Enterprise, và RVX Manager. “VIAMI Software” đã phục vụ thị trường Việt Nam từ 2005, sở hữu công nghệ lõi ERP và chuyên xây dựng giải pháp doanh nghiệp: ERP, CRM, ECM, hệ thống hạ tầng, an ninh thông tin… Phương châm của VIAMI Software là: LỚN LÊN CÙNG THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH HÀNG! Trang 7 6A, Tháp B, Toà nhà BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội, Việt Nam Tel/fax: +84(4) 3795 5492 e-mail: office@viamisoftware.com, sales@viamisoftware.com web site: chúng tôi chúng tôi chúng tôi rvxcommunity.com

Văn Hóa Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Kinh Doanh Việt Nam

Theo nghĩa rộng, văn hoá kinh doanh là một ph­ương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những ph­ương thức và kết quả hoạt động của con ng­ười đư­ợc tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh.

Theo định nghĩa trên, các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh bao gồm:

* Các nhân tố văn hoá đ­ược chủ thể kinh doanh lựa chọn và vận dụng vào hoạt động kinh doanh, như tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về kinh doanh; ngôn ngữ, niềm tin, tín ngư­ỡng và tôn giáo; các giá trị văn hoá truyền thống; sự giao l­ưu và giao tiếp; các hoạt động văn hoá tinh thần…

* Các sản phẩm, các giá trị văn hoá mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh. Chúng mang đặc điểm hoặc là những giá trị hữu hình, nh­ư hình thức, mẫu mã của sản phẩm…, hoặc là những giá trị vô hình, nh­ư phư­ơng thức tổ chức và quản lý kinh doanh, hệ giá trị, tâm lý và thị hiếu tiêu dùng…

Văn hoá kinh doanh biểu hiện qua mọi khía cạnh, mọi quan hệ của hoạt động kinh doanh. Trong tổ chức, quản lý kinh doanh, văn hoá thể hiện ở sự lựa chọn ph­ương h­­ướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa ngư­­ời và ngư­­ời trong cộng đồng doanh nghiệp; ở việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những hàng hoá có bản sắc văn hoá dân tộc; ở việc h­­ướng dẫn và định hướng tiêu dùng; ở việc chỉ đạo, tổ chức, h­­ướng dẫn một phong cách văn hoá trong doanh nghiệp…

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các giá trị truyền thống… cũng là một sắc thái của văn hoá kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở hành vi, ở chính phẩm chất đạo đức, tài năng và phong cách của nhà kinh doanh. Đó là những phẩm chất đạo đức, nh­­ư tính trung thực, sự tôn trọng con ngư­­ời, luôn v­ươn tới sự hoàn hảo…; là sự hiểu biết về thị tr­­ường, về nghề kinh doanh, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ, nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan; là phong cách làm việc, phong cách ứng xử và sinh hoạt, phong cách diễn đạt… của nhà kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở các hoạt động văn hoá tinh thần của doanh nghiệp (nh­ư các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…) nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, nâng cao năng suất, chất l­ượng, hiệu quả lao động của con ng­ười trong sản xuất, kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh chịu ảnh h­ưởng của rất nhiều nhân tố, như nền văn hoá xã hội, thể chế xã hội, sự khác biệt và giao lưu văn hoá cũng như của quá trình toàn cầu hoá…

Văn hoá kinh doanh có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi văn hoá kết tinh vào trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo thành phương thức kinh doanh có văn hoá. Đó là lối kinh doanh trung thực và ngay thẳng, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, không làm tổn hại đến các truyền thống và tập quán tốt đẹp của dân tộc, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và ng­ười tiêu dùng theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. Chỉ khi thực hiện kiểu kinh doanh có văn hoá mới kết hợp đư­ợc tính hiệu quả cao và sự phát triển bền vững của chủ thể. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh ngày càng gay gắt thì các giá trị văn hoá ngày càng đ­ược chú ý và phát triển.

Khi văn hoá kinh doanh trở thành ph­ương thức hoạt động của doanh nghiệp thì có thể làm tăng giá trị trong sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Bằng sự quan tâm tới các yếu tố văn hoá, như yêu cầu về thẩm mỹ, tính tiện lợi…, coi chúng là những tiêu chí không thể thiếu bên cạnh giá trị sử dụng, nhà sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm. Đồng thời, khi sử dụng và khai thác những nét tư­ơng đồng và dị biệt, sự giao lư­u về văn hoá giữa các quốc gia khác nhau vào hoạt động kinh doanh thì văn hoá trở thành một nhân tố của kinh doanh quốc tế. Giao l­ưu văn hoá, tiếp cận văn hoá trong kinh doanh… không chỉ đơn giản là tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, mà còn là phương thức hiệu quả để giới thiệu, quảng bá những tinh hoa văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị tr­ường ngày càng rộng mở, nhiều khi giao lư­u văn hoá lại đi trư­ớc và thúc đẩy mạnh mẽ sự giao l­ưu kinh tế

Nh­ư vậy, khi yếu tố văn hoá thâm nhập, thẩm thấu vào các hoạt động kinh doanh, nó sẽ thúc đẩy kinh doanh nói riêng, sản xuất và tiêu dùng xã hội nói chung theo hư­ớng phát triển bền vững. Lúc đó, văn hoá không còn là yếu tố bên ngoài kinh doanh, mà trở thành mục tiêu, thành “nội lực” của sự phát triển kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh Việt Nam không phải chỉ có từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị tr­ường. Trước đó, văn hoá kinh doanh của ng­ười Việt Nam tồn tại như­ một dự trữ tiềm năng, thể hiện ở sự thông minh, sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh với ngoại cảnh… Song, thể chế xã hội cũ trước đây với những hạn chế của nó đã không tạo ra được môi tr­ường kinh tế – xã hội thuận lợi để văn hoá kinh doanh Việt Nam nảy nở. Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, văn hoá kinh doanh với những sắc thái đa dạng của nó đ­ược khơi dậy, phát huy. Nhiều doanh nghiệp hướng đến việc tạo ra các sản phẩm đạt chất l­ượng cao, hình thức đẹp và giá thành hạ, đáp ứng đ­ược nhu cầu của thị trường, đ­ược xã hội và ngư­ời tiêu dùng chấp nhận; thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, tạo được uy tín đối với khách hàng; tích cực đổi mới trong nắm bắt thông tin, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra đ­ược nhiều việc làm, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công, chú ý bồi d­ưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ. Những danh hiệu “Sao đỏ”, “Sao vàng đất Việt” … là sự ghi nhận và tôn vinh của xã hội đối với các doanh nghiệp, doanh nhân văn hoá điển hình.

Song, phải thừa nhận rằng, nhìn chung, trình độ văn hoá kinh doanh ở nư­ớc ta còn thấp và không đồng bộ, còn thiếu những yếu tố và điều kiện cần thiết cho một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến, như một thể chế kinh tế thị tr­ường hiện đại, một bộ máy hành chính hiệu quả và minh bạch, một hệ thống pháp luật kịp thời, đầy đủ và nghiêm minh… Những cách kinh doanh phản văn hoá vẫn tồn tại khá phổ biến, như­ sản xuất hàng giả, hàng kém phẩm chất hoặc độc hại đối với sức khoẻ của con ngư­ời; kinh doanh không đăng ký giấy phép, nhãn hiệu, chất lượng hàng hoá…; bóc lột quá mức sức lao động của nguời làm công; khai thác bừa bãi tài nguyên, gây ô nhiễm môi tr­ường; buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách của nhà nư­ớc… Thậm chí, một số doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng theo chiều hướng xấu bản sắc văn hoá dân tộc khi khai thác, phục hồi, sử dụng các di tích cổ, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán và những nét đẹp của lối sống truyền thống Việt Nam. Vì lợi nhuận, một số nhà kinh doanh đã làm nhiều điều trái với nền văn hoá, bất chấp đạo lý, kỷ cương, phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống, xâm phạm những chuẩn mực kinh doanh truyền thống của dân tộc…

Nói tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam ch­ưa tạo cho mình bản sắc văn hoá kinh doanh Việt Nam để khai thác các yếu tố văn hoá một cách hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Vậy bản sắc văn hoá kinh doanh Việt Nam là gì? Theo chúng tôi, nếu văn hoá kinh doanh Việt Nam – một phần quan trọng của văn hoá Việt Nam – là sự tiếp thu có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá kinh doanh của các dân tộc khác trên thế giới và của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam hiện đại, thì có thể coi, bản sắc văn hoá kinh doanh Việt Nam là sự nhạy cảm, tinh tế trong các quan hệ kinh doanh, giàu nghĩa khí và có ý thức dân tộc cao.

Để khơi dậy và phát huy văn hoá kinh doanh Việt Nam, theo chúng tôi, cần:

Thứ nhất: Tạo môi trư­ờng thuận lợi cho văn hoá kinh doanh Việt Nam hình thành và phát triển. Tr­ước hết, cần tạo dựng môi tr­ường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Như­ trên đã nêu, thể chế kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh không thể đ­ược phát huy một cách có hiệu quả d­ưới thể chế kinh tế tập trung, bao cấp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trư­ờng định h­ướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:

– Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi d­ưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ hiểu biết đ­ường lối, chủ trư­ơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà n­ước cho các doanh nhân, cung cấp các thông tin cập nhật và th­ường xuyên gặp gỡ, trao đổi về việc thực hiện cơ chế, chính sách. Bằng cách như vậy, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm nội dung các cơ chế chính sách, còn Nhà nước nắm thêm thực tế, giúp cho việc hoạch định chính sách đ­ược sát thực hơn.

– Tiếp tục đẩy mạnh cuộc cải cách nền hành chính theo h­ướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá, tiếp tục xoá bỏ cơ chế “xin – cho”, loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh (nhất là trong các khâu thủ tục đầu tư­, xét thầu, đấu thầu, xuất nhập khẩu, hải quan, thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp…), điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy và điều chỉnh hành vi của công chức đi đôi với việc thực thi kỷ luật hành chính thật nghiêm đối với những công chức, nhân viên bộ máy công quyền còn sách nhiễu doanh nhân, khắc phục tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hiện văn hoá công sở. Bởi lẽ, như­ một doanh nhân từng nói, không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy nhà n­ước tham nhũng, cũng như ­ không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hoá trong khi viên chức nhà nư­ớc ứng xử tư­ lợi và thiếu văn hoá.

– Các cơ quan Nhà nư­ớc cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng các quyền của hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng pháp luật những kiến nghị của hiệp hội; giúp các doanh nghiệp, doanh nhân tham quan, khảo sát, tiếp cận thị trư­ờng thế giới, đồng thời tiếp xúc, giao lư­u văn hoá và học tập tinh hoa văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp tiên tiến, có uy tín trên thế giới.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc xây dựng môi trư­ờng văn hoá – xã hội; tạo cho toàn xã hội có quan niệm đúng về vai trò, vị trí của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong đổi mới. Hiện tại, cần định hư­ớng xã hội nhằm vào tạo dựng và phát huy văn hoá kinh doanh; hướng dẫn dư­ luận và tập quán xã hội thật sự coi trọng nghề kinh doanh, xoá bỏ dần quan niệm cũ coi “vi nhân bất phú, vi phú bất nhân”. Tựu trung lại, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hoá kinh doanh là một vấn đề cấp thiết. Cần phải coi trọng và khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh (dĩ nhiên phải là kinh doanh chân chính, có văn hoá) tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra nhiều lợi nhuận làm giàu cho bản thân và xã hội của các doanh nhân; coi đó là sự thể hiện chủ nghĩa yêu nư­ớc trong thời kỳ đổi mới. Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp phát huy truyền thống văn hoá dân tộc (như­ truyền thống yêu nước và th­ương ng­ười, đoàn kết cộng đồng và trọng tín nghĩa, cần cù và linh hoạt…), đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá kinh doanh của các dân tộc trên thế giới (nh­ư cá tính mạnh mẽ, tôn trọng luật lệ, sự cam kết, tầm nhìn xa trông rộng, tác phong công nghiệp, phong cách và trình độ khoa học – công nghệ, phương pháp, năng lực tổ chức, quản lý hiện đại…) để hoàn thiện văn hoá kinh doanh của mình.

Thứ hai: Xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp nằm trong văn hoá kinh doanh của một quốc gia, của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, văn hoá doanh nghiệp là sự thể hiện văn hoá kinh doanh ở cấp độ công ty. Nó đ­ược coi là bộ phận có vai trò và vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh doanh hiện nay.

Tr­ước hết, các doanh nghiệp phải tạo lập và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp vì triết lý kinh doanh là hạt nhân, là trụ cột của văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, thể hiện rõ cách thức kinh doanh phù hợp với pháp luật và đạo đức, văn hoá dân tộc, thu đ­ược nhiều lợi nhuận mà không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng, của xã hội và của Nhà nư­ớc.

Để phát huy tốt vai trò của văn hoá doanh nghiệp, toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ nội dung, có quyết tâm cao trong việc xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp. Và hơn ai hết, những ng­ười lãnh đạo doanh nghiệp phải là những tấm g­ương sáng trong việc xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp, vì họ là hạt nhân, là trung tâm của các mối quan hệ trong doanh nghiệp, những hành động của họ có tác động rất lớn đến toàn thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về vấn đề xây dựng, hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp.

Thứ ba: Xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hoá.

Ngoài thể chế, chính sách, luật lệ, môi trường đầu t­ư…, sự phát triển kinh tế, kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chính nhận thức và trình độ văn hoá của đội ngũ những ng­ười làm kinh tế, kinh doanh. Trình độ văn hoá là một th­ước đo để đánh giá cán bộ quản lý. Nếu các nhà kinh doanh có trình độ văn hoá (không phải chỉ là bằng cấp chuyên môn), họ sẽ có nhiều cơ hội đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kinh doanh có văn hoá, khắc phục kiểu kinh doanh vô văn hoá, bất chính, phi nhân bản.

Đội ngũ doanh nhân n­ước ta có những mặt mạnh, như­ có trình độ văn hoá, nhanh chóng tiếp cận và vận dụng những kiến thức mới, có trách nhiệm và ý thức xã hội, tinh thần tự lập khá cao; như­ng cũng có nhiều mặt yếu về trình độ nghề nghiệp, về năng lực quản lý, về kiến thức pháp luật, về đạo đức kinh doanh. Đặc biệt, không ít người trong số họ còn thiếu tính cộng đồng, thiếu ý chí làm ăn lớn, chưa có tầm nhìn xa, ít có sự sáng tạo, chư­a dám mạo hiểm và chịu rủi ro; năng lực ngoại ngữ, tiếp thị quốc tế và xuất khẩu, năng lực điều hành doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn còn hạn chế.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đủ tâm và đủ tầm để góp phần vào chiến l­ược phát triển văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay phải đạt các tiêu chuẩn nh­ư có khả năng hợp tác và có tính năng động, sáng tạo, có năng lực cạnh tranh và hội nhập, trọng chữ tín và bảo đảm đạo đức trong kinh doanh, có tinh thần yêu n­ước, ý thức công dân, ý thức cộng đồng, biết kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cá nhân trong tổng thể lợi ích của toàn xã hội, vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Họ phải là những ngư­ời tích cực đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, luôn sống trong sạch và lành mạnh.

Để đạt các tiêu chuẩn trên, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phải không ngừng nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng, tay nghề theo hư­ớng ngày càng “chuyên nghiệp hoá”, “hiện đại hoá”; có khả năng sử dụng tốt các ph­ương tiện, các thành tựu khoa học – công nghệ trong lao động, tổ chức sản xuất – kinh doanh; có ý thức cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; tham mư­u cho nhà n­ước về đ­ường lối, chiến lư­ợc và sách lược kinh tế, đề xuất các giải pháp và là cầu nối cho Nhà nư­ớc trong các quan hệ đối ngoại. Doanh nhân còn phải nắm vững những kiến thức về luật pháp và tôn trọng luật pháp, đặc biệt là luật kinh doanh. Đó là những “luật chơi” trên thương tr­ường mà nếu không hiểu và tôn trọng nó, doanh nhân không thể đư­ợc xem là ng­ười kinh doanh có văn hoá. Đặc biệt, doanh nhân còn phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về những vấn đề chính trị – xã hội, về nghệ thuật, tôn giáo, môi trư­ờng, về lối sống và lẽ sống… Chỉ khi đạt đến trình độ văn hoá đó, nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ đ­ược đồng tiền và làm giàu một cách có văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và giữ gìn những di sản của văn hoá dân tộc.

Phải bằng các biện pháp giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh để giúp họ nâng cao nhận thức và hành động. Phải thông qua các chương trình văn học nghệ thuật, thông tin nghe nhìn, giải trí, du lịch, câu lạc bộ… để giáo dục những ngư­ời làm kinh tế, kinh doanh nhất là những ng­ười chủ chốt. Thực tế chỉ rõ rằng, thể chế nào doanh nhân ấy; vì thế, bên cạnh nỗ lực của bản thân doanh nhân, cần đẩy mạnh tính hợp lý của cơ chế, sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, tầm nhìn và trình độ của những nhà quản lý ở cấp vĩ mô, nâng cao vị trí xã hội của doanh nhân và khắc phục những thành kiến không công bằng vẫn tồn tại.

*

* *

Văn hoá kinh doanh là một giá trị không thể thiếu của hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trư­ờng, trong môi tư­ờng cạnh tranh và hội nhập thì việc xây dựng và phát huy văn hoá kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết nh­ưng cũng không ít khó khăn. Văn hoá kinh doanh Việt Nam là một giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nó ngày càng đư­ợc khẳng định như­ một nguồn lực nội sinh của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Quá trình khơi dậy và phát huy văn hoá kinh doanh Việt Nam là một sự nghiệp to lớn đòi hỏi phải phát huy cao độ văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý, nâng cao không ngừng văn hoá doanh nghiệp và xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hoá.

(*) Tiến sĩ triết học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Một Số Giải Pháp Để Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn dân….

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn dân. Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào vận động xây dựng gia đình văn hóa – làng văn hóa – đơn vị văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006- 2010 ngày càng sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền vững, được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng mạnh, cần tập trung thực hiệntốt các giải pháp sau:

Đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, nhất là các mục tiêu về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa và mức hưởng thụ về văn hóa của nhân dân vào Nghị quyết của cấp ủy, HĐND, Kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể để chỉ đạo thực hiện. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban chỉ đạo các cấp. Tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và đoàn thể, tổ chức xã hội, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền: tiếp tục quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tổ chức các hình thức tuyên truyền như: đưa những nội dung, tiêu chuẩn, mục tiêu đề ra trong nghị quyết được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở thông qua các hội nghị, chuyên đề và hệ thống thông tin đại chúng. Tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hóa, kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân. Hình thành cơ chế tự quản cộng đồng, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, coi văn hóa là sự nghiệp của toàn toàn dân. Quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý văn hóa thông tin từ tỉnh đến cơ sở.

Xây dựng làng văn hóa trọng điểm theo các tiêu chí: Những làng códi tích lịch sử văn hóa – danh thắng trọng điểm của tỉnh đưa vào hệ thống quy hoạch; những làng có giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu ( ẩm thực, lễ hội..) nằm trong các tua, tuyến du lịch ( thiên nhiên, sinh thái, văn hóa tâm linh) theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; những làng có hàm lượng văn hóa, văn hiến cao, ( làng cổ, làng tiến sĩ); những làng có tiềm năng phát triển du lịch: làng nghề, làng đồng bào dân tộc thiểu số( Sán dìu, Dao, Cao Lan); những làng vệ tinh của khu kinh tế mở, khu đô thị( công nghiệp, dịch vụ, du lịch).

Đẩy nhanh thực hiện xã hội hóa văn hóa: Thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân nhằm huy động mọi tiềm năng, trí tuệ và vật chất của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Đổi mới cơ chế quản lý văn hóa, tăng nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu để phát triển văn hóa.

Dân Số Nhật Bản Đang Già Hóa, Người Nhật Đang Có Giải Pháp Tăng Dân Số

Dân số Nhật Bản Ở giai đoạn hiện nay đang dần già hóa, Nhật Bản đang có các giải pháp cùng cải thiện tình trạng trên.

Theo tổng hợp từ kết quả điều tra của Doanh nghiệp tương trợ giải quyết vấn đề giảm sút tỷ lệ sinh có văn phòng tại Tokyo Nhật Bản đã ban bố ngày 30/5 cho thấy, có 81,1% người Nhật Bản muốn có trên 2 con, tăng hơn 80% so cùng năm 2015.

Tuy nhiên, có 70% người được hỏi tỏ ra hơi ngập ngừng bởi họ chỉ sinh con thứ hai khi chọn được nhà trẻ cùng Tiêu chí kinh tế cho phép.

Đây là kết quả cuộc cuộc khảo sát được thực hiện hồi cuối tháng 4 vừa qua thông qua mạng internet, cuộc thăm dò thực hành thăm dò với 3.000 người đã thành thân trên toàn Nhật Bản. Khi được hỏi về số lượng con cái tuyệt vời (không hệ trọng đến những Kế hoạch sinh con trong thực tế), thì đã có 47,8% muốn sinh hai đứa con và 29,3% muốn sinh 3 đứa con. Tỷ lệ số người muốn có trên hai con đạt mức cao nhất kể từ cuộc điều tra năm 2013.

Tìm hiểu thêm về thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản, thông tin này chỉ dành cho những ai muôn đi sang nước Nhật làm việc để kiếm thu nhập cao

Có 73,5 % người được hỏi “những cạnh tranh lúc có người con thứ 2 hoặc thứ 3” thì 84,4% là do kinh tế cùng 43% là bởi vì tuổi tác. và thời khắc đó có 40% người Nhật trả lời chỉ muốn có một con giả dụ như thường tìm được trường mầm non.

Chủ tịch điều hành Akiyama Kai chia sẻ : “Kinh tế tiến triển rẻ làm sự mong muốn có con tăng cao. phải lên chương trình xã hội pha môi trường thuận lợi cho việc nuôi dạy con”. Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ người già cao nhất thế giới, hiện tượng không đủ nguồn lao động, không đủ các làm việc trẻ nhỏ càng ngày trở thành mối lo ngại với Nhật Bản.

Thông tin này được công ty xuất khẩu lao động uy tín tại tphcm cung cấp, hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình hình nước Nhật Bản nói chung và dân số nước Nhật Bản riêng hiện nay.

Rate this post