Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giải Pháp Quản Lý Hộ Kinh Doanh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Thực Trạng Quản Lý Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

Hộ kinh doanh (HKD) có vai trò quan trọng, trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giảm phân hoá giàu nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của khu vực này khá phức tạp, khả năng tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng của các các HKD chưa cao. Tình trạng trốn thuế, dây dưa nợ đọng thuế còn phổ biến ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Để triển khai công tác quản lý thuế HKD có hiệu quả, cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ khâu tuyên truyền, quản lý kê khai đến kiểm tra xử lý vi phạm.

Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế cá thể đã và đang phát triển đa dạng, có nhiều tiềm năng và thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo và tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với HKD vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế và nợ đọng thuế gây thất thu NSNN vẫn diễn ra thường xuyên, chưa khuyến khích được ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Bên cạnh đó là, hạn chế từ công tác xác định mục tiêu, đối tượng quản lý thuế và công tác tổ chức bộ máy thu thuế cho đến việc thực hiện các quy trình thanh tra, kiểm tra quản lý thuế của cơ quan thuế.

Xác định công tác quản lý thuế đối với HKD có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Thời gian qua, ngành thuế đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, từ đó hạn chế thấp nhất tình trạng trốn thuế, gian lận thuế và nợ đọng thuế, góp phần tăng thu cho NSNN. Tại Cục Thuế Thái Bình, hiện đang quản lý đối với HKD cá thể, hàng năm số lượng HKD có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2014, số hộ quản lý là 15.878 HKD; năm 2016, số HKD đang hoạt động đã tăng lên 17.026 hộ, tăng 1.148 hộ, tương ứng tăng 10% so với năm 2014. Trong đó, năm 2016, số HKD thuộc diện nộp thuế là 4.063 hộ; số hộ không thuộc diện nộp là 12.351 hộ; Số HKD sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế là 612 hộ, tương ứng với số thuế 32, 5 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014. Năm 2015, tổng thu nội địa thực hiện là 4.150 tỷ đồng, đạt 135,2% dự toán. Năm 2016, tổng thu nội địa thực hiện 8.245 tỷ đồng, đạt 190,8% dự toán, bằng 176,2% so với năm 2015. Song bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thuế HKD cá thể rất phức tạp, tốn nhiều công sức, số thu từ HKD vẫn chưa tương xứng với mức độ kinh doanh thực tế của các HKD, công tác quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa quản lý đầy đủ các HKD trên địa bàn, dẫn đến thất thu nhiều, hoạt động của HKD và những hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, vai trò của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn chưa phát huy vai trò trong công tác phối hợp để xử lý vi phạm nợ đọng thuế của các HKD trên địa bàn. Năm 2014, số nợ thuế đối với HKD trên địa bàn tỉnh là 8% đến năm 2016 là 14%. 

Nguyên nhân, do một phần công tác chỉ đạo điều hành có những mặt hạn chế chưa tìm ra những biện pháp hữu hiệu để chống thất thu thuế. Việc điều chỉnh doanh thu còn chưa sát với thực tế còn mang nặng tính cảm tính, nên doanh số ấn định chưa sát đúng với các HKD. Đặc biệt là, một số ngành hàng như: Vận tải, thương mại dịch vụ,… ý thức chấp hành việc nộp thuế còn hạn chế, còn chây lỳ trong việc nộp thuế, một số HKD khác mượn cửa hàng, cửa hiệu trên danh nghĩa là thành phần góp vốn là cửa hàng trực thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Trong khi đó, sự kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế còn thiếu, chưa đồng bộ, số lượng cán bộ còn mỏng, nên việc phát hiện xử lý vi phạm chưa được nghiêm túc và kịp thời. Ngoài ra đó là, số lượng các văn bản hướng dẫn, quy định về việc triển khai các luật thuế mới, quy trình quản lý mới quá nhiều và không thống nhất như: Quy định về quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch đầu tư chưa được ban hành đồng bộ, môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao, … Theo Luật Thuế, hàng năm HKD căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, chậm nhất là đến ngày 25/1. Như vậy, những kê khai trên thực chất chỉ là dự báo trong thời gian tương đối dài (1 năm) dẫn đến việc HKD sẽ kê khai thấp hơn thực tế sản xuất kinh doanh. Chưa kể, nếu là hộ mới ra kinh doanh sẽ không có căn cứ để kê khai nộp thuế. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn các HKD ghi chép hoá đơn, chứng từ, kê khai nộp thuế, đăng ký thuế, lập hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế chưa đầy đủ và cụ thể. Việc bỏ ủy nhiệm thu xã, phường, thị trấn chuyển về Chi cục Thuế các huyện, thành phố quản lý đã gây khó khăn cho công tác thu thuế đối với các HKD cá thể do tình hình hoạt động kinh doanh trên địa bàn rộng, tình trạng nợ đọng thuế của các HKD không có biện pháp xử lý thu nợ dứt điểm, nhiều HKD không kê khai nộp thuế kéo dài, tình trạng nghỉ kinh doanh hay chuyển đổi kinh doanh sang lĩnh vực khác của các HKD đang quản lý không kê khai với cơ quan thuế làm cho công tác quản lý càng khó khăn hơn. Các HKD cá thể còn sử dụng hóa đơn chứng từ khi mua và bán hàng chưa nghiêm túc, còn có tình trạng bán lẻ hàng cho các đối tượng tiêu dùng lẻ không xuất hoá đơn, hoặc có ghi hoá đơn nhưng ghi thấp hơn so với giá bán thực tế, nhằm chiếm dụng tiền của NSNN. Vậy, để triển khai công tác quản lý thuế HKD có hiệu quả, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ

Việc tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp HKD trên địa bàn nắm được các quy định của Luật Thuế, nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp Luật Thuế làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế. Tích cực tuyên truyền pháp luật thuế, quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện về mặt thời gian và thủ tục để HKD từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Xây dựng, triển khai đa dạng các phương pháp, hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt chú trọng cung cấp các hỗ trợ qua hình thức điện tử. ứng dụng công nghệ thông tin, để thiết lập một website “HKD” để các hộ dân dễ dàng tiếp cận, trao đổi các vấn đề về thuế. Tăng cường giải đáp về thuế bằng điện thoại, Internet; Hỗ trợ HKD nộp thuế qua bộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp; Các hội nghị đối thoại cấp Chi cục theo ngành hoặc theo nhóm HKD để trao đổi thông tin với đại diện HKD.

Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống Luật, Thông tư, Nghị định về Thuế

Tiếp tục ban hành, hoàn thiện, triển khai đồng bộ quyết liệt các quy định của pháp luật về “siết chặt” hóa đơn bán lẻ của các HKD. Hiện nay, việc “siết” hóa đơn được thực hiện theo Công văn số 5156/TCT-KTNB, ngày 7/11/2016. Tuy nhiên, cần phải nâng cao “hiệu lực” của các quy định này, bằng cách sửa đổi đổi bổ sung Thông tư 92/2015/TT-BTC và đưa các tiêu chí này vào. Mặt khác, để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật, nên đưa các dấu hiệu này vào trong các Thông tư, Nghị định quy định về hóa đơn, thanh tra, kiểm tra thuế. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai ủy nhiệm thu thuế, đối với cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán (cả với sử dụng hóa đơn). Theo đó, các cơ quan thuế ở các tỉnh, thành phố tiếp tục chủ động ký các thỏa thuận hợp tác với các cơ quan bưu chính viễn thông, ngân hàng,… tại địa phương để thu thuế có hiệu quả. Có thể thực hiện theo các phương thức nh ư: Thu tại địa điểm kinh doanh như là đối với HKD ở khu vực chợ, trung tâm thương mại, khu vực đường phố; Thu tại hệ thống đơn vị nhận ủy quyền (tại các bưu điện, ngân hàng); Thu qua thẻ ngân hàng.

Thứ ba: Quản lý kê khai, ấn định thuế đối với các HKD thuộc đối tượng thu theo phương pháp khoán và ổn định thuế

Thứ tư: Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về thuế

Quản lý chặt chẽ, thu đúng thu đủ, kịp thời đối với các HKD trên địa bàn, chống thất thu đối với hộ khoán doanh thu, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chống thất thu phải bảo đảm đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Kết hợp đồng bộ và hài hòa các biện pháp thanh tra kiểm tra, khảo sát vận động, tuyên truyền đấu tranh để người nộp thuế tự giác kê khai doanh thu sát với thực tế. Đối chiếu cơ sở dữ liệu của ngành với thực tế quản lý số HKD trên địa bàn, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro làm căn cứ phải kiểm tra. Như các HKD có quy mô lớn tại các chợ trung tâm, thị trấn, khu đô thị; HKD sử dụng nhiều hóa đơn; HKD ngành nghề ăn uống, dịch vụ có thương hiệu, hoạt động theo chuỗi có từ hai địa điểm kinh doanh trở lên; HKD chuyển lên quy mô lớn, chuyển nhượng thương hiệu; HKD trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, khai thác đất, cát, sỏi, đá và có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản; HKD chuyên cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; HKD quy mô lớn chuyên kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu.

Đối với các khoản nợ được khoanh nợ, giãn nợ tiếp tục theo dõi, đến hết thời hạn theo các quyết định khoanh, giãn nợ mà HKD chưa nộp hết số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. Đối với các trường hợp HKD gặp khó khăn khách quan do thiên tai, tai nạn bất ngờ thì xử lý gia hạn nộp thuế. Đối với các khoản nợ thông thường cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của HKD để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

Trong công tác quản lý thuế thực hiện đồng bộ các giải pháp, sẽ góp phần quản lý tốt các HKD tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức của người nộp thuế./.

Tài liệu tham khảo

Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11

Luật Thuế sửa đổi năm 2016 số 106/2016/QH13.

Công văn số 5156/TCT-KTNB, ngày 7/11/2016.

Thông tư 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2015.

Báo cáo Cục Thuế Thái Bình, 2016.

Thông tin tác giả

* TS. Nguyễn Thị Thuỷ

Đơn vị công tác: Bộ môn Kế toán Tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ liên hệ: Email:ntthuyketoan@vnua.edu.vn, điện thoại: 0978832369

Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán, Tài chính, Kinh tế nông nghiệp

Tạp chí đã tham gia gửi bài: Agricultural Marketing Journal of Japan, Agricultural Marketing Journal of Japan, Kế toán & kiểm toán, Khoa học và Phát triển, Lao động và Xã hội.

** Đào Văn Đông

Đơn vị công tác: Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Email:dddong.tbi@gdt.gov.vn

Điện thoại: 0912014606

Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán; Thuế.

Đã đăng bài: Tạp chí Thuế Nhà nước, Thời báo Tài chính, Báo Thái Bình, Tạp chí Văn học nghệ thuật Thái Bình, Bản Tin thuế Thái Bình, Website thuế Thái Bình

Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) – TS.Nguyễn Thị Thuỷ – Đào Văn Đông * Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Bài Cuối: Phân Loại Hộ Kinh Doanh Để Quản Lý Phù Hợp

>> Bài 1: Số hộ nộp thuế khoán ngày càng tăng >> Bài 2: Nan giải việc chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

* PV: Thưa bà, được biết Tổng cục Thuế đang có nhiều giải pháp để đẩy mạnh quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán. Xin bà cho biết một số giải pháp cụ thể mà Tổng cục Thuế đang triển khai là gì?

– Bà Tạ Thị Phương Lan: Để chống thất thu đối với hộ kinh doanh, hiện Tổng cục Thuế đã chia hộ kinh doanh thành 2 nhóm là hộ kinh doanh lớn và hộ kinh doanh nhỏ. Chúng tôi sẽ tập trung các giải pháp quản lý đối với hộ kinh doanh lớn, vì hiện nay nhóm hộ này sử dụng khá nhiều hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh theo quy định hiện hành không phải thực hiện sổ sách kế toán, nên có nhiều rủi ro trong quản lý, đặc biệt là với hộ lớn. Qua quản lý thực tế, cơ quan thuế đã phát hiện những hộ kinh doanh lợi dụng mô hình hộ khoán để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu, máy móc thiết bị y tế vào các bệnh viện, cung cấp xi măng, cát sỏi với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng, điều này vô hình chung tiếp tay cho các doanh nghiệp trốn thuế.

Bà Tạ Thị Phương Lan

* Ông Nguyễn Văn Được – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Trọng Tín:

Nên lắp đặt máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế

Ông Nguyễn Văn Được

Để quản lý thuế khoán đối với hộ kinh doanh một cách hiệu quả, Nhà nước nên lắp đặt máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế. Tôi được biết Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đang triển khai thí điểm cách làm này. Đây là cơ sở xác định chính xác doanh thu của hộ kinh doanh, từ đó xác định mức thuế khoán một cách chính xác, tránh những tiêu cực có thể có trong quá trình thu thuế của đối tượng này. Tuy nhiên nếu thực hiện giải pháp này thì ngân sách nhà nước phải chi một khoản lớn khi đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhưng hiệu quả đem lại sẽ có giá trị to lớn cho tương lai, không chỉ về mặt tăng thu ngân sách, mà còn tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong môi trường kinh doanh.

Ngoài ra, việc lắp đặt máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế cũng cần mở rộng cho các đối tượng doanh nghiệp đặc thù kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bán trực tiếp cho người tiêu dùng như: Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống… Theo tôi, sau khi triển khai thí điểm, cần có tổng kết, đánh giá và nếu hiệu quả thực sự cần triển khai ngay.

Để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, ngành Thuế cũng có thể kêu gọi xã hội hóa theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm, trên cơ sở doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và được trích lại chi phí từ nguồn thu thuế tăng thêm. Cách làm này sẽ tạo được sức mạnh toàn dân cùng chung tay xây dựng, cải tạo xã hội văn minh, hiện đại và phát triển.

Giải Pháp Quản Lý Bán Hàng Hiệu Quả Cho Người Kinh Doanh

Các tính năng của phần mềm để quản lý bán hàng hiệu quả

Quản lý sản phẩm

Phần mềm bán hàng hiện đại đưa tới cho người kinh doanh cách quản lý hiện đại. Phong cách làm việc chuyên nghiệp và khoa học đã khiến hiệu quả quản lý được nâng cao lên rất nhiều.

Quản lý bán hàng chặt chẽ từ các khâu xuất hàng hay nhập hàng về. Tất cả đều được lưu trữ trên phần mềm bán hàng hiện đại. Người kinh doanh dễ dàng theo dõi và quy trách nhiệm cá nhân khi có sai phạm xảy ra.

Thay đổi cách thức quản lý hiện đại, giúp người kinh doanh luôn đạt được các thông tin mà mình mong muốn. Nhanh chóng và chính xác có được số liệu kinh doanh, hàng hóa trong thời gian ngắn nhất.

Nếu bạn áp dụng các phương thức quản lý khác, việc quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Và rất tốn thời gian để thực hiện các nghiệp vụ sau bán.

Phần mềm quản lý bán hàng mang lại hiệu quả cho người kinh doanh khi thực hiện nhanh chóng các nghiệp vụ. Thực hiện triệt để mọi thao tác nghiệp vụ sau bán trong thời gian nhanh nhất.

Hàng hóa liên tục được cập nhật và kiểm soát sau mỗi giao dịch được thực hiện trên phần mềm. Theo đó, số lượng sản phẩm có trong kho đều được quản lý chặt chẽ và tự động cân bằng kho. Người kinh doanh không mất thời gian kiểm kê kho hàng nhưng vẫn có được số liệu nhanh nhất và chính xác.

Cân đối sổ sách khiến bạn đau đầu nhưng với sự trợ giúp từ phần mềm quản lý hiện đại. Các nghiệp vụ sau bán đều được thực hiện một cách nhanh chóng. Doanh thu bán hàng được cập nhật liên tục và được phần mềm bán hàng trực tiếp phân tích. Các số liệu lợi nhuận, số vốn hay tiền lãi,… đều được phần mềm phân tích rõ ràng.

Người kinh doanh nhanh chóng có được mọi thông tin kinh doanh trong thời gian nhanh nhất. Bất cứ khi nào bạn muốn nắm bắt tình hình kinh doanh.

Quản lý từ xa

Bạn không cần mất thời gian đi lại nhiều, không cần phải có mặt thường xuyên tại cửa hàng. Nhưng thông qua phần mềm bán hàng hiện đại, bạn vẫn nắm bắt được mọi thông tin kinh doanh.

Ưu điểm của quản lý từ xa là phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Đặc biệt với những người bận rộn công việc gia đình hay người đi làm công sở. Điều khiển từ xa thông qua đám mây điện toán khiến quá trình quản lý trở nên dễ dàng và tiện ích hơn rất nhiều.

Tính tiện ích trong quản lý khi bạn có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Không giới hạn không gian quản lý hay thời gian truy cập vào phần mềm bán hàng hiện đại. Kiểm soát tình hình kinh doanh trong bất kỳ thời điểm nào.

Người dùng dễ dàng truy cập vào phần mềm quản lý bán hàng bằng những thiết bị thông minh khác. Và luôn nhận được thông tin kinh doanh trong thời gian nhanh nhất.

6 Giải Pháp Cải Cách Hành Chính Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

(DĐDN) – Đơn giản về chính sách thuế, thủ tục khai nộp thuế, minh bạch việc xác định doanh thu khoán và số thuế khoán phải nộp… là những giải pháp nhằm cải cách hành chính thuế đối với hộ kinh doanh.

Ngành thuế cần có sự phối hợp của các Bộ ngành, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người nộp thuế

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh (gồm cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh và hộ gia đình) đã thể hiện vai trò đối với nền kinh tế về số lượng tham gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đặc điểm chung về kinh doanh của lĩnh vực này là trình độ kinh doanh, tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về thuế chưa cao do hầu hết các hộ kinh doanh (HKD) kinh doanh ở quy mô nhỏ, phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, kinh doanh theo kinh nghiệm, không thực hiện chế độ số sách kế toán, không thực hiện khai và nộp thuế theo thu nhập (doanh thu trừ chi phí) mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp khoán (nộp theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu)…

Khu vực hộ kinh doanh đóng góp cho ngân sách chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu NSNN (khoảng 2%). Việc quản lý thuế tốn nhiều chi phí do số lượng HKD nhiều, gồm HKD chưa đến mức phải nộp thuế giá trị gia tăng chỉ phải thu thuế môn bài, HKD đến mức phải nộp thuế, HKD ngừng nghỉ không nộp thuế, hộ không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh theo mùa vụ, không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định… Số cán bộ thuế trực tiếp quản lý thuế chiếm khoảng 21%, ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện các ban, ngành chính quyền địa phương (Hội đồng tư vấn thuế xã, phường) và người dân trong việc xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán đảm bảo sát với thực tế phát sinh.

Theo các chuyên gia, để việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh đảm bảo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao cạnh tranh quốc gia trong 2 năm 2015-2016, ngành thuế đã, đang và cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện:

Một là, đơn giản về chính sách thuế, thủ tục khai nộp thuế

để người nộp thuế tự tính tự khai và tự nộp được thuế (đã được quy định tại Luật số 71/2014/QH13), hạn chế tình trạng cán bộ thuế phải khai thuế, tính thuế,”giúp” HKD, đó là: tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu (nếu

trên 100 triệu/năm), thực hiện khai thuế 1 năm/lần là chủ yếu, tách bạch giữa doanh thu khoán và doanh thu theo hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, cá nhân cho thuê tài sản không phải cung cấp hóa đơn cho người thuê.

Hai là, minh bạch việc xác định doanh thu khoán và số thuế khoán phải nộp với sự tham gia của các cấp, ngành trong Hội đồng tư vấn thuế xã phường và sự tham gia giám sát của người dân, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng “thông đồng, thỏa thuận” về mức thuế phải nộp bằng cách

hoàn thiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo hướng xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về doanh thu khoán và mức thuế khoán trên địa bàn theo các chỉ tiêu kinh doanh như: ngành nghề, diện tích, thời gian, số lượng lao động, số lượng hóa đơn sử dụng, theo địa bàn đường phố, phường/quận, thôn, xã/ huyện… Từ đó xây dựng bộ tiêu chí quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh, tăng cường sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế cấp trên khi lập, duyệt Sổ bộ thuế, tăng cường trách nhiệm quản lý thuế của cán bộ thuế (Tổng cục thuế đã ban hành bản mô tả vị trí công việc của cán bộ thuế ở cấp chi cục thuế). Thực hiện công khai thông tin hộ khoán hàng năm, cập nhật sự thay đổi hàng tháng; công khai đường dây nóng nhận phản ánh của người dân; triển khai đề án đánh giá hiệu lực hiệu quả của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để tăng cường, nâng cao vài trò và sự giám sát của các các cấp các ngành.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh phù hợp với mô hình, hình thức kinh doanh của lĩnh vực này; tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của các ban ngành tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn trong việc tuyên truyền khi niêm yết công khai lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán, điều tra doanh thu khoán, rà soát đối tượng quản lý thuế; tuyên truyền, tuyên dương khen thưởng người nộp thuế tự giác chấp hành pháp luật về thuế đúng quy định, tố cáo các trường hợp cán bộ thuế có các hành vi vi phạm quy định của Luật quản lý thuế, Luật công chức.

Bốn là, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, áp dụng công nghệ thông tin ở hầu hết các khâu quản lý để giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế và giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế, đó là: triển khai thí điểm khai, nộp thuế điện tử đối với 1 số lĩnh vực như cá nhân cho thuê tài sản, chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy; thủ tục cấp mã số thuế đơn giản để đảm bảo 100% cá nhân kinh doanh phải được cấp mã số thuế; 100% các chi cục thuế thực hiện lập, duyệt sổ bộ thuế, công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bằng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế

Sáu là, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư yêu cầu các hộ kinh doanh đủ điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, chuyển thành doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, không nộp thuế theo phương pháp khoán như hiện nay, tiến tới sự minh bạch, bình đằng trong thực hiện pháp luật về kinh doanh và pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để các giải pháp cải cách hành chính đối với HKD thực sự đi vào cuộc sống, ngoài sự nỗ lực của ngành thuế cần có sự phối hợp của các Bộ ngành, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người nộp thuế.