Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đào Tạo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Hiên Nay

Các tổ chức cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chương trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cá nhân viên được đào tạo là “khách hàng” của mình trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo. Việc trao đổi và thu thập thông tin từ các “khách hàng” này cá một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chương trình và đặc biệt là khi tổ chức áp dụng các kiến thức này vào trong thực tế.

Việc tổ chức các chương trình đào tạo chỉ nên đựơc tiến hành khi doanh nghiệp cá đủ cơ sở để kết luận là hiệu quả làm việc của doanh nghiệp và cá nhân chưa cao là do các cán bộ của họ thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc có thái độ chưa thích hợp với công việc. Chỉ trong những tình huống này thì đào tạo mới phát huy được tác dụng. Trong các tình huống khác thì đào tạo không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Tổ chức cần làm cho các cán bộ quản lý nhận thức rõ được vai trò của đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức.

Như chúng ta đó biết chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cá vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh cá cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, cá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học… Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xưởng, thiết bị dạy học và các cơ sở hạ tầng khác. Để công tác giảng dạy đạt chất lượng cần phải trang bị các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Để làm được điều này cần tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Tổ chức cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của tổ chức. Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để cá thể tự mua sắm trang thiết bị. Cần từng bước tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang htiết bị học tập sẽ gúp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa chất lượng nguồn nhân lực chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực cá trình độ tay nghề cao chính là một lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường thế giới. Để cá được nguồn nhân lực chất lượng cao thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chỳ trọng và đầu tư đúng mức. Với đề tài nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức ở nước ta hiện nay, đề án đó trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: thế nào là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức cần làm để xây dựng một chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng. Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta cá một cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó đạt được rất nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó cũn không ớt hạn chế cần khắc phục. Do đó để đào tạo phát huy được vai trò quan trọng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của nước ta. Để phát huy được tiềm năng và thế mạnh về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta cần đầu tư hơn nữa cho việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đưa chất nguồn nhân lực nước ta đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thads

CỤC THI HÀNH ÁN DS TỈNH KON TUM

CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM

ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP NÂNG

CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

2. Mục đích của đề tài, sáng kiến:

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dán sự rất cần có các giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác thi hành án, có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đã và đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính vì tầm quan trọng này mà Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số: 21/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, trong đó xác định phải tạo chuyển biến cơ bản về công tác thi hành án dân sự. Hàng năm, Cục Thi hành án trên cơ sở chỉ tiêu giao của Tổng cục cũng đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu cho các Chi cục, trong đó xác định tỷ lệ % kết quả thi hành án là điều kiện xét thi đua của năm.

Là cơ quan có tính chất đặc thù riêng lại đóng chân trên địa bàn là huyện vùng cao, biên giới còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Việc thi hành nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì nhiều lẽ: trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp; sự hiểu biết về pháp luật thi hành án còn hạn chế; không ít các trường hợp đương sự còn gặp khó khăn về kinh tế, không có thu nhập ổn định, hoặc thu nhập thấp dẫn đến khi phải thi hành án thì không có điều kiện.

Để nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về Thi hành án nói riêng cho người dân là một việc làm mang tầm vĩ mô cần có sự đầu tư về nhiều mặt và sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành trong xã hội.

Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, bản thân đã áp dụng nhiều giải pháp mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao kết quả thi hành án.

Trong năm 2013 bản thân đã áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác thi hành án là: Đề cao vai trò lãnh chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và ngành cấp trên; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thi hành án; làm tốt công tác vận động, thuyết phục thân nhân của người phải thi hành án thi hành thay phần nghĩa vụ của người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù; tăng cường công tác phân loại đơn yêu cầu thi hành án trước khi thụ lý. Các giải pháp này được triển khai áp dụng trong toàn đơn vị, trong đó đối tượng áp dụng là toàn thể Chấp hành viên và cán bộ, công chức của đơn vị.

Công tác thi hành án dân sự đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Quốc hội đã ban hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị quyết số 24/2008/NQ-QH về thi hành Luật này. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó yêu cầu giảm án chuyển kỳ sau là một nhiệm vụ cấp bách của ngành Thi hành án dân sự. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Ở địa phương cấp ủy, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến lĩnh vực thi hành án dân sự, ngày 30/7/2009 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số: 04/2009/CT-UBND về tăng cường sự phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, trong đó nêu rõ. Ở cấp huyện Ban chỉ đạo Thi hành án cũng được thành lập nhằm tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền trong công tác thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết các vụ việc phức tạp được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Có thể nói, tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự ngày càng được nâng cao, ngày càng được nhận thức và xác định đúng hơn với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ công tác. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã ra đời, đặc biệt là Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Nhiều quy định về thủ tục thi hành án đã thể hiện được quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển của xã hội. Nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự đã được tháo gỡ, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự đã được cụ thể hóa hơn, chặt chẽ, hiệu quả hơn. Với nhiều quy định mới, vị thế, vai trò, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự đã được nâng cao hơn cả về mặt “chất” cũng như về mặt “lượng”. Các điều kiện về cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và hiệu quả mà Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã mang lại, thì trình tự, thủ tục thi hành án dân sự vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự. Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan Thi hành án dân sự vẫn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Đây là những thách thức rất lớn, vì vậy, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và hiệu quả, và những giải pháp sau đây của ban thân đã được triển khai áp dụng, góp phần thiết thực giải quyết các khó khăn, thách thức trong lĩnh vụ công tác thi hành án dân sự tại địa phương, góp giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác trong năm 2013.

* Tranh thủ sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Luôn đề cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương và ngành cấp trên trong công tác thi hành án. Xác định sự lãnh, chỉ đạo có vai trò to lớn quyết định đến kết quả của công tác thi hành án, vì vậy bản thân đã đã tham mưu, đề xuất cho đơn vị phải tranh thủ sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ngành cấp trên. Những đề xuất của bản thân đã được ghi nhận áp dụng trong thực tiễn thi hành nhiệm vụ, đối với những vụ việc khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết Chấp hành viên luôn xin ý kiến chỉ đạo của ngành cấp trên để có căn cứ giải quyết nhằm hoàn thành nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi cho đương sự.

* Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự.

* Tuyên truyền pháp luật về Thi hành án dân sự.

Qua những buổi làm việc trực tiếp với đương sự, thân nhân của đương sự, những lúc tiến hành xác minh thi hành án tại các cơ quan ban ngành, bản thân luôn tranh thủ giải thích về pháp luật thi hành án dân sự, nhằm tuyên truyền sâu rộng pháp luật thi hành án dân sự đến mọi người dân. Điều này giúp người dân hiểu sâu, hiểu đúng về Thi hành án dân sự, từ đó đã có không ít các trường hợp thay đổi tư duy suy nghĩ, tự nguyện thi hành phần nghĩa vụ của mình.

* Vận động, thuyết phục đương sự, và thân nhân của đương sự thi hành nghĩa vụ của mình và người thân.

Thực tế cho thấy việc vận động thuyết phục đương sự, và thân nhân của đương sự thi hành nghĩa vụ của mình và người thân đã mang lại nhiều kết quả trong công tác thi hành án dân sự. Bản thân rất chú trọng tới việc vận động, thuyết phục đương sự và thân nhân của đương sự. Sau khi nghiên cứu hồ sơ xác định đây là trường hợp trây ỳ, không có tài sản, hoặc đang chấp hành hình phạt tại các trại giam không có thu nhập, sẽ tiến hành xác minh qua đó có các biện pháp mềm dẻo vận động, thuyết phục đương sự thi hành nghĩa vụ của mình. Đối với những trường hợp không có tài sản, thu nhập và đang thụ án sẽ vận động thuyết phục nhân thân của họ thi hành thay cho họ. Những biện pháp này đã giúp giải quyết được rất nhiều các vụ việc tránh tồn đọng án.

* Phân loại đơn yêu cầu thi hành án.

Bản thân đã tham mưu cho đơn vị trong việc nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự đó là, để tránh tình trạng thụ lý các vụ việc theo đơn yêu cầu thi hành án sau đó gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành án dẫn đến án khó thi hành tồn đọng kéo dài thì việc nhận đơn phải được kiểm tra kỹ càng, đương sự phải cung cấp được thông tin về tài sản đủ điều kiện, phù hợp với yêu cầu thi hành án mới tiến hành thụ lý hồ sơ. Việc này đã làm giảm đáng kể các vụ việc tồn đọng tại đơn vị.

Sau khi áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án của bản thân vào thực tế công tác tại đơn vị đã đạt được nhiều kết quả.

Năm 2013 tỷ lệ giải quyết án đạt 96,98% về việc và 99,68% về tiền, đây là kết quả đạt được cao nhất so với những năm gần đây, đó là thành quả của việc áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án mà bản thân đã tham mưu đề xuất với đơn vị.

– Công tác thi hành án dân sự chỉ đạt kết quả cao khi cơ quan THADS tranh thủ được sự lãnh chỉ đạo của Cục THADS và của Cấp ủy, chính quyền địa phương.

– Phải chủ động, thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giũa cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, ban ngành hữu quan.

– Phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thi hành án; làm tốt công tác vận động, thuyết phục thân nhân của người phải thi hành án thi hành thay phần nghĩa vụ của người phải thi hành án.

– Chú trọng việc phân loại đơn yêu cầu thi hành án trước khi thụ lý.

Sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Với thực trạng thi hành án dân sự hiện nay việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác là một đòi hỏi cấp thiết.

Để các đề tài phát huy được tác dụng trong công tác thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp cần có các đợt tập huấn, lựa chọn giới thiệu đề tài, sáng kiến, giải pháp hay điển hình của công chức ngành trên toàn quốc, phù hợp với từng địa phương nhất định để phổ biến áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên toàn quốc.

Với những lợi ích và hiệu quả mà các giải pháp nêu trên đã mang lại, tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến Ngành Thi hành án dân sự xem xét, công nhận.

Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác Đào Tạo Nghề Tại Tỉnh An Giang

Những năm gần đây, công tác đào tạo nghề ở An Giang đạt kết quả khá tốt. Nhờ thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, chú trọng đào tạo gắn với giải quyết việc làm dưới nhiều hình thức, lao động đã qua đào tạo tìm được việc làm chiếm tỉ lệ cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động. Bài viết đánh giá thực trạng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề ở An Giang trong thời gian qua.

Từ khóa: Đào tạo nghề, việc làm, lao động, tỉnh An Giang.

1. Đặt vấn đề

An Giang là tỉnh có dân số đông, trên 2,1 triệu người (đứng thứ 6 cả nước). Dân số trong độ tuổi lao động (LĐ) chiếm khoảng 60% trong cơ cấu dân số của tỉnh. Hàng năm, bình quân có trên 20.000 người bước vào tuổi LĐ. Với cơ cấu độ tuổi này, An Giang đang ở thời điểm dân số vàng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng của đội ngũ lao động trẻ tại địa phương. Tuy nguồn LĐ dồi dào, song trình độ học vấn, tay nghề của đa số người LĐ còn thấp, cơ hội tìm kiếm việc làm ở doanh nghiệp (DN), khu chế xuất hiện nay còn hạn chế.

Do đó, tận dụng thời điểm dân số vàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm là những vấn đề rất bức thiết đối với An Giang. Thời gian qua, An Giang đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lên phương án xắp sếp, nâng cấp lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Các hạn chế của công tác đào tạo nghề cho LĐ, đặc biệt là LĐ nông thôn đã được triển khai khắc phục; Quan tâm gắn đào tạo nghề với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ; Chương trình đào tạo dạy nghề đảm bảo để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lao động sau đào tạo không tìm được việc làm phù hợp; Thường xuyên kiểm tra, giám sát lớp, kiểm tra đầu ra của học viên để nâng cao chất lượng đào tạo tại địa phương. Nhờ đó, chất lượng nguồn lao động đã qua đào tạo tại An Giang thời gian qua đã được cải thiện rõ rệt, lao động qua đào tạo nghề về cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Những năm qua, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của tỉnh, An Giang đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động các nguồn lực tập trung phát triển công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Đặc biệt, nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 về đào tạo nghề lao động nông thôn (LĐNT) là 65.000 lao động (lĩnh vực nông nghiệp là 22.100 lao động, lĩnh vực phi nông nghiệp là 42.900 lao động), tỉnh An Giang đề ra nhiều giải pháp trọng tâm,như: Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của cán bộ, công chức và người lao động về vai trò của đào tạo nghề nghiệp đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất của các trường sau khi sắp xếp, sáp nhập; Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả; Tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động, ưu tiên dành kinh phí từ Đề án đào tạo nghề cho LĐNT để ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; triển khai tốt Kế hoạch Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường; khuyến khích các nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Song song đó, tỉnh tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giảng dạy; tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ để tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường, Trung tâm Dạy nghề đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một trong những giải pháp đổi mới đào tạo nghề là đưa DN trở thành chủ thể tham gia đào tạo nghề, chủ động tích cực tham gia vào hệ thống này với vai trò là nhà đầu tư và đồng thời là đối tác khách hàng cho chính “sản phẩm” của mình. Để thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo, việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với DN, thị trường LĐ được coi là giải pháp đột phá trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học nghề, tạo việc làm để tự vươn lên thoát nghèo thường xuyên được quan tâm thực hiện.

Cùng với các giải pháp hàng năm nhằm nâng cao chất lượng nguồn LĐ qua đào tạo, UBND tỉnh An Giang đã triển khai Đề án “Đào tạo LĐ có tay nghề, đáp ứng yêu cầu DN, giai đoạn 2017 – 2020”. Đề án chỉ rõ, trong bối cảnh tiến bộ khoa học và hội nhập kinh tế, LĐ phổ thông giá rẻ không còn là ưu thế, các DN đầu tư nhiều trang thiết bị, dây chuyền hiện đại phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh và có xu hướng ưu tiên tuyển dụng LĐ có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của quy trình sản xuất và an toàn, vệ sinh LĐ. Vì vậy, việc đào tạo nguồn LĐ có tay nghề đáp ứng yêu cầu của DN là vấn đề cấp thiết hiện nay.

3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề tại An Giang

Với hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề như cơ cấu lại hệ thống dạy nghề, đảm bảo hợp lý về quy mô ngành nghề đào tạo nhằm đổi mới hệ thống giáo dục dạy nghề, thời gian qua, công tác đào tạo nghề ở An Giang có nhiều đổi mới. Cơ cấu lao động chuyển đổi phù hợp với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, việc đào tạo nghề theo nhu cầu người lao động đã đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường lao động. Thông qua đó tránh được lãng phí tài chính, thời gian trong công tác đào tạo nghề.

Đến nay, tỉnh An Giang có 33 cơ sở đào tạo nghề nghiệp, gồm: 2 trường cao đẳng (Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Y tế An Giang), 6 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm có chức năng đào tạo nghề và 17 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Hàng chục ngàn lao động đã được đào tạo nghề, có việc làm ổn định, trong đó có hàng ngàn người là LĐNT.

Năm 2017, tỉnh An Giang tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp cho 25.150 người, trong đó, đào tạo nghề LĐNT cho 12.190 học viên. Tỉnh đã cấp 16.500 chứng chỉ nghề cho học viên tốt nghiệp, số học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm 13.320 người (đạt tỷ lệ 72%). Qua đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp từ 38,8% năm 2016 lên 42,5% năm 2017, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53,3% lên 56,6% năm 2017.

Để đạt được kết quả trên, An Giang đã tổ chức thực hiện các chương trình, dự án dạy nghề, giải quyết việc làm được lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của địa phương. Công tác giáo dục nghề nghiệp đã được phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh. Người dân cũng đã nâng cao nhận thức về việc làm, về thu nhập, nên đa số đã tự tạo việc làm hoặc đi tìm việc làm trong hay ngoài tỉnh, không còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Không chỉ vậy, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra “chất xúc tác” giúp nhiều lao động là đối tượng đặc thù, yếu thế vượt qua khó khăn để có việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang còn tiếp tục phát huy tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác đào tạo nghề, có quyết định điều chuyển thiết bị đào tạo nghề đã được đầu tư nhưng khai thác sử dụng chưa hiệu quả; Tăng cường các giải pháp cải thiện chỉ số thành phần về đào tạo lao động và hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, định hướng đến năm 2020; triển khai thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động; gắn đào tạo nghề LĐNT vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đến năm 2018, theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh – Xã hội An Giang, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 25.000 người, trong đó, LĐ nữ được học nghề hơn 10.300 học viên, chiếm tỷ lệ 41,5%. Cụ thể, đào tạo trình độ cao đẳng 1.400 sinh viên; trình độ trung cấp 1.200 học sinh; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 22.400 học viên (trong đó, đào tạo nghề cho LĐNT ký 340 hợp đồng, 390 lớp, trên 12.000 học viên, kinh phí trên 7 tỷ đồng). Năm 2018, Tỉnh cũng đã tổ chức 30 lớp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của 5 doanh nghiệp, với 1.050 học viên. Người lao động sau khi học nghề được doanh nghiệp bố trí việc làm tại doanh nghiệp chiếm trên 90%.

Bên cạnh đó, ước thực hiện cấp 19.000 bằng, chứng chỉ nghề cho học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo. Riêng hợp đồng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, toàn Tỉnh đã ký 11 hợp đồng với Công ty TNHH May mặc Lu An, Công ty TNHH NV Apparel, Công ty TNHH Thủy sản Đông Á, Công ty TNHH may Xuất khẩu Thành An và Công ty TNHH may Xuất nhập khẩu Đức Thành, tổng cộng tổ chức 31 lớp với 1.085 học viên, kinh phí hỗ trợ 1,3 tỷ đồng.

Trong đó lĩnh vực phi nông nghiệp, toàn tỉnh tổ chức được 238 lớp, đào tạo nghề cho 6.617 học viên. Lĩnh vực nông nghiệp tổ chức 186 lớp đào tạo nghề cho 5.383 học viên. Đã tạo được 7 mô hình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn 7 địa phương, như: An Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới, TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên, với kinh phí hỗ trợ 84 triệu đồng. Từ các nguồn hỗ trợ, tại một số địa phương đã nổi lên một số mô hình đào tạo gắn với giải quyết việc làm hiệu quả, có khả năng nhân rộng. Đó là mô hình chăn nuôi heo ở huyện An Phú; mô hình nuôi lươn không bùn tại TP. Châu Đốc. Các mô hình phi nông nghiệp, như: xây dựng dân dụng, may công nghiệp ở 4 địa phương đã chủ động ký hợp đồng 3 bên. Trong đó, trách nhiệm của doanh nghiệp là tuyển dụng lao động sau khi học xong với mức lương khởi điểm từ 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng, đồng thời bao tiêu sản phẩm do người lao động làm ra, hỗ trợ máy móc, thiết bị, cán bộ kỹ thuật và nguyên liệu thực.

Nhờ rút kinh nghiệm từ số hạn chế của những năm trước, nên công tác đào tạo nghề cho LĐNT năm 2019 có nhiều thuận lợi. Năm 2019, An Giang đã tổ chức được 461 lớp đào tạo nghề cho 12.000 học viên LĐNT; bồi dưỡng sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho 90 giáo viên, giảng viên. Rà soát nhu cầu đào tạo nghề và tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho trên 15.000 LĐNT, người khuyết tật. Mỗi địa phương và cơ sở đào tạo nghề phải xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm sát với thực tiễn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động sau khi học nghề có thể tự tạo việc làm hoặc được tư vấn, giới thiệu, cung ứng đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã trực tiếp lựa chọn cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện tổ chức đào tạo để ký hợp đồng đào tạo; chủ động lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo báo cáo của các cơ sở đào tạo nghề, số lao động tạo được việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ khoảng 80% so với tổng số lao động đã đào tạo, còn khoảng 20% đang tìm việc làm. Ngoài ra, trong năm 2019, An Giang cũng đã tổ chức thực hiện 56 lớp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của 8 doanh nghiệp với 1.955 học viên, kinh phí hỗ trợ gần 2,4 tỷ đồng. Người lao động sau khi học nghề xong được doanh nghiệp tiếp nhận bố trí việc làm tại doanh nghiệp chiếm trên 90%.

Nhìn chung, kết quả đào tạo nghề cho LĐNT năm 2019 đạt khá tốt, chất lượng đào tạo được quan tâm nên có tiến bộ hơn, đặc biệt quan tâm việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều địa phương đã quan tâm tuyên truyền vận động, huy động học viên đến lớp học nghề… Công tác đào tạo nghề cho LĐNT được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động đăng ký tham gia học nghề; nhiều lao động học nghề xong đã tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Năm 2020, tỉnh An Giang đặt mục tiêu tổ chức khoảng 469 lớp đào tạo nghề cho 12.000 học viên LĐNT, phấn đấu tối thiểu có trên 80% số lao động sau khi học nghề có việc làm. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT 200 lớp, cho 5.000 người; đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT 269 lớp, cho 7.000 người.

Song song đó, tỉnh cũng tập trung bồi dưỡng sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho 150 giáo viên, giảng dạy; bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho 450 cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, cơ sở đào tạo nghề. Tỉnh cũng tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề; đảm bảo tạo được việc làm, tăng thu nhập của lao động vùng nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Để đạt được mục tiêu đào tạo nghề cho 12.000 LĐNT, tỉnh An Giang cũng yêu cầu việc hỗ trợ đào tạo nghề tại các địa phương phải thực hiện đúng đối tượng, đúng chính sách theo quy định. Trong quá trình tư vấn, xét tuyển đầu vào để đào tạo nghề, cần đặc biệt chú trọng đến trình độ học vấn, sức khỏe, điều kiện của người lao động có phù hợp với nghề sẽ học để đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tỉnh An Giang cũng yêu cầu từng địa phương phải rà soát nắm nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động để giải quyết việc làm tại chỗ, nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, ngành nghề cần đào tạo… để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm sát với thực tiễn. Các địa phương và cơ sở đào tạo nghề tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động sau khi học nghề có thể tự tạo việc làm hoặc được tư vấn, giới thiệu, cung ứng đi làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Theo kế hoạch, việc đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho LĐNT trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ tập trungvào: Đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nhân rộng các lớp nghề đã tổ chức hiệu quả; đào tạo tại doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh; gắn đào tạo với liên kết sản xuất, hỗ trợ vốn để người lao động sản xuất tự tạo việc làm. Đối với đào tạo nghề phi nông nghiệp, tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp để doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức làm việc cho LĐNT theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung tổ chức đào tạo cho các đối tượng là nông dân nòng cốt tại địa phương, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, phải có mô hình hướng dẫn thực hành thì mới được xem là đủ điều kiện đào tạo…

Để thu hút đông đảo LĐNT tham gia đào tạo nghề, tỉnh An Giang cũng sẽ có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học nghề, như: Người khuyết tật có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng sẽ được hỗ trợ tham gia học nghề tối đa là 6 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tối đa là 4 triệu đồng/người/khóa học. Người dân tộc thiểu số; người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh mức hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ cận nghèo, mức hỗ trợ tối đa là 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Người học là phụ nữ; LĐNT không thuộc các đối tượng nêu trên mức hỗ trợ tối đa là 2 triệu đồng/người/khóa học.

Ngoài ra, LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học và hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng lao động là người khuyết tật và người học cư trú ở xã thuộc vùng khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ là 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

Đặc biệt, LĐNT học nghề được vay tín dụng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay tín dụng để học nghề. LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về Việc làm để tự tạo việc làm.

4. Kết luận

Ngoài việc thực hiện đồng bộ, lồng ghép có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, thì công tác dạy nghề, giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng, mang tính quyết định vào việc giảm nghèo bền vững ở An Giang.

Một trong những tiêu chí hàng đầu thực hiện việc giảm nghèo bền vững của tỉnh là đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong đó mục tiêu phấn đấu là tạo mọi điều kiện để ổn định phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Với tiêu chí ấy, bằng nhiều nguồn lực, Tỉnh đã nỗ lực giải quyết việc làm mới và đào tạo đúng hướng theo kế hoạch đề ra.

Nhờ đó, An Giang đã hạn chế được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đồng thời đã tăng cường được sự hợp tác, tạo điều kiện đưa người lao động qua đào tạo đi làm việc ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh, ngoài nước. Như vậy, hướng đào tạo nghề theo nhu cầu thiết thực của người lao động đã đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Vì vậy,người lao động qua đào tạo nghề đã có nhiều cơ hội để tìm việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo, thông qua đó, ngày càng khẳng định các chương trình mục tiêu về dạy nghề gắn kết chặt chẽ với giảm nghèo bền vững đã và đang được tiếp tục triển khai đồng bộ với những hành động thiết thực, góp phần khơi dậy các nguồn lực trong công tác tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

chúng tôi

www.angiang.gov.vn

www.mpi.gov.vn

www.agts.edu.vn

Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2017 của hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, khóa IX, kỳ họp thứ 3.

Nghị Quyết 21/2018/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, miễn, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh An Giang.

Chương trình hành động số 09-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025.

ASSESSING THE EFFICIENCY OF AN GIANG PROVINCE’S VOCATIONAL TRAINING IN RECENT YEARS

● Master. LE THI KIM CHI

Faculty of Economics – Business Management

An Giang University, Vietnam National University – Ho Chi Minh City

In recent years, vocational training in An Giang has achieved good results with a high employment rate of trained workers thanks to the effective implementation of vocational training programs, focusing on training associated with job creation in many forms. This article assesses the status and efficiency of An Giang province’s vocational training in recent years.

Keywords: Vocational training, job, labor, An Giang province.

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tổ Chức Và Quản Lý Giáo Dục, Đào Tạo

Thứ hai, 01 Tháng 2 2016 11:07

Quan điểm xuyên suốt của Đảng trong thời kỳ đổi mới là: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(2). Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (6-2014) đã ra Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là giải pháp quan trọng nhất để xây dựng, hoàn thiện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu.

Cùng với những thành tựu chung của công cuộc xây dựng đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cụ thể là đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý… Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định(3).

Có được những thành tựu đó, Đảng ta đã khẳng định trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của toàn hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước(4).

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng được những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Mà một trong những yếu kém đó là: “Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động “(5).

Một trong những nguyên nhân của những yếu kém ấy, đó là: “Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ “(6).

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo như một hệ thống thì các yếu tố chủ yếu của nó là nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, cách thức kiểm tra, đánh giá, số lượng, chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Tương ứng với các yếu tố đó, môi trường hoạt động của lĩnh vực giáo dục và đào tạo chủ yếu là các chính sách và pháp luật của Nhà nước, mà sự thuận lợi hay khó khăn của môi trường sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hệ thống giáo dục – đào tạo.

Trong mối quan hệ chủ thể – khách thể thì Nhà nước và các tổ chức giáo dục – đào tạo đóng vai trò là người tổ chức, quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, theo quan điểm hệ thống, vấn đề tổ chức và quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo thể hiện ở sựthống nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Nghĩa là, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay có hiệu quả thì cần phải có những nguyên tắc tổ chức, quản lý và sự thể chế hóa những nguyên tắc ấy thông qua những giải pháp cụ thể tương ứng trong việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – đào tạo.

Từ những phân tích trên, đổi mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hướng căn bản và toàn diện như quan điểm của Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, theo chúng tôi, cần quán triệt một số quan điểm, giải pháp sau:

Thứ nhất, về phương pháp luận cần nhận thức đúng và từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp mối quan hệ giữa các mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài trong phát triển giáo dục và đào tạo.

Một nền dân trírộng là điều kiện cần thiết để đào tạo được nguồn nhân lực thích hợp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời dân trí vừa là thành tố vừa là cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu “(8). Mức độ dân trí có thể đạt được tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, không thể mong muốn vào một mức độ dân trí quá cao thoát ly khỏi điều kiện kinh tế, song cũng không chờ có kinh tế phát triển cao mới mở rộng và nâng cao dân trí.

Dân trí là điều kiện để phát triển nhân lực, nhưng không phải mặc nhiên dân trí sẽ biến thành nhân lực, mà phải có kế hoạch để đào tạo, phát triển nhân lực, nhất là lực lượng lao động lành nghề trong một cơ cấu đồng bộ.

Về nhân tài, một mặt, phải tìm được những cách thức thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, nhưng đồng thời, nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc đào tạo nhân lực tốt. Do vậy, “mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh”(9) là công việc bức bách đang đặt ra cho nước ta hiện nay.

Khẳng định tính đúng đắn của việc giải quyết mối quan hệ ấy, chúng ta cần: “Sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo. Trọng dụng người tài. Khuyến khích mọi người, nhất là thanh niên say mê học tập và tu dưỡng tiền đồ bản thân và tương lai đất nước(10).

Thứ hai,cần thấu suốt quan điểm: “Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội”(11). Đặc biệt, trong việc xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”(12). Ở đây cần phải tập trung vào các biện pháp:

– Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục – đào tạo, cải tiến thi cử. Đảng ta chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”(13) .

Xuất phát từ thực trạng xã hội, nhu cầu xã hội để xác định mục tiêu giáo dục của các cấp học. Chẳng hạn, ở cấp tiểu học là phát triển thói quen về học tập cơ bản; ở cấp trung học cơ sở là bồi dưỡng năng lực cơ bản và tố chất của học sinh; ở cấp trung học phổ thông là phát triển năng lực hướng nghiệp phù hợp; ở cấp đại học là phát triển năng lực khoa học và phẩm chất nghề nghiệp tương lai của sinh viên.

– Tập trung giải quyết dứt điểm những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục do mặt trái của cơ chế thị trường gây nên; muốn vậy phải xây dựng một hệ thống pháp quy tốt để vừa giữ nghiêm kỷ cương phép nước, vừa bảo vệ sự trong sáng của nếp sống văn hóa Việt Nam.

– Phải thực hiện tính công bằng xã hội trong giáo dục. Cụ thể là, quan tâm đến việc bảo đảm cơ hội giáo dục cho người học thuộc các diện chính sách; kết hợp sự phát triển có trọng điểm về giáo dục – đào tạo với sự phát triển giáo dục – đào tạo ở các vùng lãnh thổ, tránh gây nên sự chênh lệch xa về nhịp độ và trình độ giữa các vùng. Đây cũng chính là sự thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo. Muốn vậy, điểm cốt lõi phải quan tâm là:

– “Giáo dục – đào tạo phải theo hướng cân đối giữa “dạy người”, dạy chữ, dạy nghề, trong đó “dạy người” là mục tiêu cao nhất”, như Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”(16).

– Giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong giáo dục – đào tạo. Một mặt, phải tìm cách huy động nguồn lực khác nhau để tạo điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phải ưu tiên đầu tư xây dựng các trường sư phạm, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp, có đầy đủ năng lực và phẩm chất cách mạng, tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng các biện pháp công nghệ hiện đại trong các trường học, cần phát huy nội lực, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; Mặt khác,phải hình thành các hệ thống tổ chức và cơ chế đặc biệt để kiểm tra chất lượng, chống các tệ nạn và tiêu cực trong giáo dục – đào tạo. Muốn thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo trong điều kiện nguồn lực rất hạn hẹp thì đòi hỏi cần phải hết sức năng động, sáng tạo, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống giáo dục – đào tạo, phải phối hợp hài hòa giữa các đơn vị với nhau trong một nhà trường, giữa các trường với nhau trên một địa bàn, giữa các mô hình trường với nhau trong toàn bộ hệ thống giáo dục – đào tạo. Để làm được điều đó phải có quan điểm phức hợp, toàn cục, chống các xu hướng bản vị, cục bộ.

Bốn là,cần quán triệt quan điểm: “Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”(17). Điều này đòi hỏi cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục – đào tạo. Cụ thể là, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thật sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học; chú ý bồi dưỡng chính trị, tích cực phát triển đảng trong các trường học. Đảng ta khẳng định: “Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”(18). Đồng thời, tăng cường và đổi mới công tác quản lý của Nhà nước đối với giáo dục – đào tạo. Đảng ta nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”(19).

Trước mắt từ nay đến năm 2020, lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần tập trung thực hiện những giải pháp sau đây:

– Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục – đào tạo. Đưa giáo dục – đào tạo vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

– Tăng cường phân cấp quản lý một cách hợp lý. Các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục – đào tạo cần thực hiện đúng chức năng của mình.

– Thiết lập các cơ chế để nâng cao tính tự chủ đi đôi với việc nâng cao tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục – đào tạo, nhất là các trường đại học.

– Mở rộng dân chủ ở các cơ quan quản lý giáo dục – đào tạo nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

– Cùng với việc xác lập thể chế dân chủ, đồng thời phải kiện toàn hệ thống thanh tra giáo dục, đưa công tác thanh tra vào nề nếp. Chỉ có như thế, quyền tự chủ mới không dẫn đến tình trạng vô chính phủ.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo. Để làm được điều đó, cần làm cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cho đến tận người dân quan tâm và chăm lo sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Ở đây, cần quán triệt quan điểm giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo trên cơ sở quản lý thống nhất của Nhà nước.

Để thực hiện được các giải pháp đó, như Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”(20).

Như vậy, tổ chức và quản lý giáo dục – đào tạo với biện pháp phối hợp liên ngành, với các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, mang tính hệ thống, sẽ mang lại hiệu quả giáo dục – đào tạo cao, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2015

(1), (2), (11) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.107, 21, 31.

(3), (4), (5), (6), (7), (12), (13), (15), (18), (19), (20) Xem ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013, tr. 115 – 116, 116-117, 117, 118 -119, 120, 127, 128, 128, 126, 134, 128.

(8), (14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8,Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989, tr.8, 759.

(9) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.63.

(10), (17) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.40, 32.

(16) Hồ Chí Minh: Toàn tập,Sđd, t.10, tr.10.

TS Nguyễn Ngọc Khá

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh