--- Bài mới hơn ---
Luận Văn Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Tại Trường Đại Học Tân Trào
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Nghề Hòa Bình
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tiệc Buffet Sáng Tại Nhà Hàng, Khách Sạn Bạch Vân
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Tiệc Buffet Sáng Tạo Nhà Hàng Khách Sạn Hoàng Ngọc
NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2022
NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60 34 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
KHÁNH HÒA – 2022
KHOA SAU ĐẠI HỌC
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân.
Các thông tin và số liệu được trình bày trong luận văn này là trung thực và
chưa có người công bố trong luận văn nào trước đây./.
Kiên Giang, ngày 20 tháng 4 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Nương
ii
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………. vi
DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ ……………………………………………………………………… vii
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG……………………………….. 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách, tín dụng………………………………………………. 9
1.1.1. Khái niệm về chính sách ………………………………………………………………… 9
1.1.2. Tín dụng, tín dụng chính sách ……………………………………………………….. 12
1.1.3. Sự hình thành mô hình tín dụng chính sách……………………………………… 13
1.1.4. Vai trò của tín dụng chính sách……………………………………………………… 13
1.1.5. Sự cần thiết phải thực hiện tín dụng chính sách; việc ra đời NHCSXH. .. 16
1.1.6. Hoạt động chủ yếu của NHCSXH………………………………………………….. 18
1.1.7. Mô hình hệ thống tổ chức bộ máy của NHCSXH …………………………….. 19
1.1.8. Phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách………………………………….. 20
1.2. Tiêu chí phản ánh chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách…………………………. 21
1.2.1. Chất lượng tín dụng chính sách……………………………………………………… 21
1.2.2. Hiệu quả của tín dụng chính sách…………………………………………………… 26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng chính sách ……………………………….. 27
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………………………………. 27
1.3.2. Chính sách khác của Nhà nước ……………………………………………………… 28
1.3.3. Về nguồn vốn …………………………………………………………………………….. 28
1.3.4. Về sử dụng vốn…………………………………………………………………………… 29
1.3.5. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành của NHCSXH…………………………….. 29
1.3.6. Bản thân của người vay vốn………………………………………………………….. 31
1.4. Mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả tín dụng chính sách………………………. 32
1.5. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng chính sách………………………………….. 33
1.5.1. Nhận định chung về quản lý tín dụng chất lượng và sự cần thiết đối với
NHCSXH. …………………………………………………………………………………………………. 33
iv
1.5.2. Kinh nghiệm một số nước về quản lý tín dụng chính sách …………………. 34
Kết luận Chương 1………………………………………………………………………………………. 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG ……………………………………………….. 39
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang …………………………………… 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………………………………. 39
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang………………………………………. 39
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách………………………. 43
2.3. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang………………………… 44
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………….. 44
2.3.2. Mô hình tổ chức hoạt động và phương thức quản lý …………………………. 45
2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang……………. 49
2.4.1. Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang ………………………. 50
2.4.2. Hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Kiên Giang…………… 53
2.5. Đánh giá chung kết quả hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Kiên Giang………… 55
2.5.1. Kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách ………………………. 55
2.5.2. Tình hình chất lượng tín dụng chính sách theo từng chương trình……….. 57
2.6. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế của chất lượng tín dụng……………………….. 67
2.6.1. Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế, chính sách tín dụng………………………. 67
2.6.2. Nhóm nguyên nhân thuộc nguồn lực tài chính …………………………………. 69
2.6.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng miền…………………………………. 69
2.6.4. Nhóm nguyên nhân thuộc công tác tổ chức, quản lý …………………………. 70
Kết luận Chương 2………………………………………………………………………………………. 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG ………………………………….. 74
3.1. Định hướng mục tiêu, chính sách giảm nghèo ……………………………………………. 74
3.1.1. Định hướng của Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo ………………………….. 74
3.1.2. Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang ……………………… 76
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang………….. 77
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của NHCSXH tỉnh Kiên Giang ….. 77
3.2.2. Công tác quản lý và xử lý nợ ………………………………………………………… 81
3.3. Xây dựng chính sách thu nợ phù hợp. ………………………………………………………. 84
v
3.4. Nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo vay vốn………………………. 85
3.5. Huy động nguồn lực tài chính từ Trung ương và địa phương………………………… 85
3.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ………………………………………………… 85
3.7. Các kiến nghị, đề xuất……………………………………………………………………………. 86
3.7.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương………………… 86
3.7.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam…………………………………………… 86
3.7.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ……………………………………… 87
3.7.4. Đề xuất đối với NHCSXH tỉnh Kiên Giang …………………………………….. 87
Kết luận chương 3……………………………………………………………………………………….. 88
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….. 92
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hội đoàn thể
:Tổ chức chính trị – xã hội
HĐQT
: Hội đồng quản trị
HSSV
:Học sinh, sinh viên
NHCSXH
:Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNo&PTNT
:Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM
:Ngân hàng thương mại
TK&VV
:Tiết kiệm và vay vốn
UBND
:Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang…………………………..50
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2003 – 2014…..53
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của đến cuối năm 2014 ………57
Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Kiên Giang……………………………………47
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, kinh tế
mở rộng và phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, ổn định xã hội. Để đạt được
những thành tựu trên, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chương trình, kế
hoạch trong đó chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng
trong chiến lược của Quốc gia.
Ngày 04 tháng 10 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐCP về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng
thời quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức
lại Ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH được mở rộng khắp trên cả nước đến tận ấp
(khu phố) thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để thực hiện các chương
trình cho vay ưu đãi dưới sự giám sát của chính quyền địa phương các cấp và các tổ
chức chính trị – xã hội (gọi tắt là Hội đoàn thể) nhận ủy thác quản lý.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kiên Giang được thành lập như các Chi nhánh tỉnh,
thành phố khác trong cả nước và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2013 để triển khai
thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Từ những năm đầu mới thành lập,
NHCSXH Tỉnh nhận bàn giao 03 chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết
việc làm và cho vay học sinh sinh viên từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Tỉnh, Ngân hàng Công Thương Tỉnh và Kho bạc Nhà nước Tỉnh với tổng nguồn
vốn 90 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn vốn cho vay đạt 2.000 tỷ đồng, tăng gấp 21 lần so thời điểm mới
thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22%. Nguồn vốn cho vay của
NHCSXH Tỉnh thời gian qua đã góp phần giúp cho hàng ngàn hộ thoát nghèo; thu hút
lao động và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rổi tại nông thôn và thành thị;
hỗ trợ vốn chi phí học tập cho học sinh, sinh viên là con em của gia đình hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đào tạo trong cả nước.
Ngoài ra, chương trình cho vay còn hỗ trợ xây dựng và nâng cấp các công trình
nước sạch, công trình nhà vệ sinh vùng nông thôn; xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo,
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách, tín dụng
1.1.1. Khái niệm về chính sách
Theo Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1995) “Chính sách là một
thuật ngữ biểu hiện phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện
nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”. Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách”
là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Đối với một Nhà nước thì chính sách
xác định được những chỉ dẫn chung cho quá trình thực hiện quyết định.
1.1.1.2. Chính sách kinh tế xã hội
– Theo nghĩa rộng, chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng
phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục
tiêu phát triển của đất nước. Do vậy chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
+ Quan điểm phát triển của đất nước ta hiện nay thực hiện cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảng.
+ Mục tiêu tổng quát của đất nước đến năm 2022 trở thành một nước công
nghiệp hoá có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ xã hội
phù hợp với trình độ, lực lượng sản xuất; đất nước không còn hộ nghèo, đời sống vật
chất tinh thần người dân được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
– Theo nghĩa hẹp, chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế – xã hội
nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định
hướng tổng thể của đất nước.
+ Chính sách kinh tế – xã hội là hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giải
quyết một số vấn đề chính sách chín muồi, đó là những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng
rộng, mang tính bức xúc trong đời sống xã hội như chính sách xoá đói giảm nghèo,
chính sách việc làm cho người lao động, chính sách an sinh xã hội…
10
+ Chính sách kinh tế xã hội giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn hướng vào việc thực hiện mục tiêu chung phát triển đất
nước. Đối với chính sách xoá đói giảm nghèo được thực hiện tốt thì nó là một động lực
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
+ Chính sách kinh tế xã hội không chỉ thể hiện kế hoạch của Nhà nước phát triển
đất nước, tạo công bằng xã hội mà còn bao gồm các chương trình thực hiện kế hoạch trên.
+ Chính sách kinh tế – xã hội được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ cho lợi ích
chung của nhiều người hoặc của xã hội. Thước đo là lợi ích mang tính xã hội mà chính
sách đó đem lại.
Đối với chính sách xoá đói, giảm nghèo, Nhà nước giao cho NHCSXH thực hiện
các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phát biểu
của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Lễ khai trương hoạt động của NHCSXH được tổ
chức tại Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2003: “Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm
vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. Đây là một bước cải cách
quan trọng nhằm tách tín dụng chính sách xã hội ra khỏi tín dụng thương mại và nâng
cao hiệu quả thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam”.
1.1.1.3. Lĩnh vực tác động của chính sách kinh tế – xã hội
Chính sách kinh tế điều tiết các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo ra các động lực
phát triển kinh tế; đối với chính sách xã hội thì điều tiết các mối quan hệ xã hội làm
cho xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh. Các chính sách xã hội cơ bản
như: chính sách lao động, việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách vệ sinh
môi trường, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách bảo vệ sức khoẻ toàn dân…
– Chính sách vĩ mô: tác động lên tổng thể nền kinh tế xã hội, có ảnh hưởng đến
lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, của toàn xã hội.
– Chính sách trung mô: Là chính sách có quy mô tác động lên bộ phận hay phân
hệ của xã hội như: Chính sách phát triển vùng, cơ cấu thành phần kinh tế…
– Chính sách vi mô: Chính sách tác động lên chủ thể kinh tế – xã hội gồm các đơn
vị cơ sở hay một nhóm người riêng biệt trong xã hội như: Chính sách xoá đói giảm
nghèo, chính sách việc làm…
1.1.1.4. Vai trò của chính sách xã hội
Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, chính sách xã hội
11
thể hiện một vai trò to lớn thông qua các chức năng:
– Chức năng định hướng: Chính sách kinh tế – xã hội định hướng cho việc huy
động và phân bổ các nguồn lực của xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách kịp
thời và hiệu quả. Ở nước ta chính sách xã hội là việc cụ thể hóa đường lối và chủ
trương của Đảng trong đời sống xã hội.
– Chức năng điều tiết: Chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm giải quyết
những vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội, điều tiết sự mất cân đối, những
hành vi không phù hợp để tạo sự hợp lý cho hoạt động xã hội theo mục tiêu đề ra. Nhà
nước sẽ thực hiện các chính sách để điều tiết trạng thái và phương hướng phát triển
kinh tế – xã hội như chính sách cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp để cải thiện đời
sống, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, giảm chênh lệch mức thu nhập giữa nộng
thôn và thành thị, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong dân cư; chính sách tín
dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện cho con
em của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài chính được tiếp cận ngưỡng
cửa đại học, học nghề để có cơ hội về việc làm, cung ứng lao động trí thức như con em
các gia đình khác…
– Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển: Nhà nước tạo tiền đề cho sự phát triển
xã hội bằng các chính sách hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp về vốn, nhất là các dịch vụ
công cộng, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bước ổn định và phát triển. Nhà
nước có chính sách xoá đói giảm nghèo thông qua cấp tín dụng vay ưu đãi cho đối
tượng người nghèo, đồng thời hướng dẫn cách làm ăn để giúp cho hộ nghèo thoát khỏi
đói nghèo, Nhà nước đầu tư vào một số lĩnh vực nhằm thu hút lao động xã hội giải
quyết các vấn đề thất nghiệp, từ đó tạo ra tiền đề phát triển cho nền kinh tế đất nước.
– Chức năng khuyến khích sự phát triển: Khác với các công cụ quản lý khác,
phần lớn chính sách của Nhà nước có vai trò tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
kinh tế xã hội, mỗi chính sách đều hướng vào giải quyết một vấn đề nổi cộm trong xã
hội, khi vấn đề được giải quyết tạo động lực cho sự phát triển, tuy nhiên lại nảy sinh
nhu cầu phát triển mới. Như đối với chính sách xoá đói giảm nghèo, thông qua Ngân
hàng hộ nghèo được cấp tín dụng ưu đãi, từ đó họ có cơ hội làm ăn vươn lên thoát
nghèo, tuy nhiên vấn đề khác lại nảy sinh đó là khi thoát nghèo các hộ này vẫn cần
được đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh tránh nguy cơ tái nghèo, do vậy nhu cầu vay
mới nảy sinh và phát triển.
--- Bài cũ hơn ---
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Agribank
Phát Huy Vai Trò Nòng Cốt Của Mttq Việt Nam Và Các Tổ Chức Thành Viên Trong Công Tác Hòa Giải Ở Cơ Sở
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Công Tác Hòa Giải Ở Cơ Sở Trên Địa Bàn Tỉnh
Huyện Cẩm Thủy Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Hòa Giải Ở Cơ Sở
Tài Liệu Tập Huấn Nghiệp Vụ Hòa Giải Cơ Sở