Top 10 # Xem Nhiều Nhất Giải Pháp Giảm Tai Nạn Giao Thông Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giải Pháp Kéo Giảm Tai Nạn Giao Thông

Theo thống kê, cao điểm ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán vừa qua (từ ngày 15-12-2016 đến 15-2-2017), Công an huyện tổ chức hơn 300 cuộc tuần tra, kiểm soát, xử phạt 610 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ với số tiền gần 600 triệu đồng. Trong cao điểm, Công an huyện đã phân công lực lượng ứng trực xuyên suốt vào ban đêm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, lộ nông thôn, tập trung xử lý nghiêm các lỗi phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe khi trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép,… qua đó, tác động rất lớn đến ý thức của người tham gia giao thông. Anh Nguyễn Tấn Thành, ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nói: “Do đi nhà người quen chơi có uống ít rượu, cứ ngỡ vẫn còn khỏe nên mới chạy xe về với tốc độ nhanh. Khi công an yêu cầu dừng xe, kiểm tra mình biết có lỗi nên chấp hành. Qua sự việc này bản thân cũng sẽ rút kinh nghiệm cho việc lưu thông sau này”.

Bên cạnh việc ra quân tuần tra khép kín địa bàn thì trước Tết Nguyên đán, Công an huyện Phụng Hiệp còn phối hợp với các đoàn thể đến từng nhà tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân ký cam kết trong việc tham gia giao thông cũng như đảm bảo an ninh trật tự tại các tuyến đường trọng điểm. Ông Lê Văn Sơn, ở ấp Tân Long A, xã Tân Bình, cho biết: “Ngành công an có đến nhà tuyên truyền những quy định khi tham gia giao thông như Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tuyên truyền những tác nhân có thể gây ra tai nạn gồm đi sai làn đường, có rượu bia thì không lái xe, phóng nhanh, vượt ẩu… để người dân chúng tôi nâng cao ý thức, góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và người khác”.

Bài, ảnh: TRÚC DUY

Biện Pháp Giảm Tai Nạn Giao Thông

Muốn khắc phục tai nạn giao thông vẫn ở mức cao ở nước ta, cần xác định đúng những nguyên nhân.

Tôi muốn đóng góp một số ý kiến về những nguyên nhân đó cùng các biện pháp khắc phục. Thật ra đây không phải là những phát hiện mới mẻ. Những điều này đã từng được các chuyên gia trong nước và nước ngoài nêu lên và nhấn mạnh, nhưng chưa được các nhà quản lý hữu trách quan tâm đúng mức.

1. Điều hành giao thông chưa hợp lý

Có quá nhiều chỗ giao cắt nhau, các ngã tư đèn xanh đèn đỏ chỉ nên cho đi từng làn một, vì nếu để 2 làn đối diện cùng đi một lúc, thì sẽ có một phần người tham gia giao thông muốn rẽ, họ sẽ cắt mặt làn đi thẳng, dễ gây ách tắc, tai nạn, lưu lượng thoát người chẳng những không tăng mà còn bị ùn lại, vì ai cũng muốn vượt cắt mặt nhanh, điều này ta tổ chức được, đâu cần phải mở rộng đường, xây đường vượt này nọ. Một số nút giao thông điều hành theo điều hành theo cách này đã giảm được ách tắc đáng kể.

Trên các trục đường, nếu bố trí được giải phân cách thì tốt, vì nó sẽ hạn chế được người tham gia giao thông tuỳ tiện sang đường, họ phải đến những vị trí quy định thì mới được sang hay rẽ.

2. Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập

Muốn nhanh chóng tăng cường hệ thống đường sá mà đầu tư ít tốn kém hơn, cần khuyến khích việc sản xuất các trang thiết bị điều khiển trong nước (đèn xanh đỏ mà vẫn phải nhập ngoại, bao nhiêu tiến sỹ, kỹ sư điện tử để đâu?).

Sử dụng các vật liệu trong nước để làm đường giống như nhiều nước trên thế giới (làm đường bằng xi măng, kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển), hạn chế nhập vật tư ngoại để làm đường ( nhựa đường, atphan…). Cái nào làm được không tốn kém thì làm truớc.

3. Thực hiện chính sách giải tỏa công bằng và hợp lý

Muốn mở rộng đường sá, giải phóng mặt bằng được nhanh chóng và ít tốn kém ở các thành phố cần thực hiện chính sách công bằng, không nên đẩy người đang có nhà mặt đường lên nhà cao tầng, còn người ở trong hẻm thì tự nhiên được chui ra mặt đường lớn, gây ra khiếu kiện, dẫn đến đền bù nhiều, mất thời gian.

Vậy khi đề bù, chúng ta nên đền bù cho cả những hộ ở sâu 2 bên làn đường, sau đó, xây nhà cao tầng tại chỗ cho họ ở, tránh tình trạng phải xây nhà tái định cư ở nơi khác cho ngưòi bị giải toả ở. Khi đó, tầng 1 hoặc tầng 2 sẽ dành cho những người vốn ở mặt đường trước đây, còn tầng cao hơn sẽ dành cho người ở sâu trong ngõ… Như vậy, những hộ bị giải tỏa vẫn được sống trên trục đường cũ, còn người nông dân không bị mất đất cho tái định cư, sẽ có nhiều đất để trồng cây xanh, làm công trình phúc lợi.

Việc giải toả như trên cũng sẽ đỡ tốn tiền đền bù hơn, tạo ra một khu phố hiện đại, không còn bị lem nhem, xây dựng vô lối như nhiều con đường mới mở trước đây.

4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông

5. Không ngừng nâng cao dân trí và thường xuyên giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông

Đã vi phạm là phải phạt ở múc cần thiết đủ sức răn đe, và thực hiện chủ yếu vói người lớn, trẻ em nhìn thấy sẽ học theo. Nếu chỉ quan tâm giáo dục trẻ em, mà ngưòi lớn cứ làm sai, trẻ em nhìn tấm gương phản diện của người lớn mà bắt chước, cho nên giáo dục đến mấy cũng không có hiệu quả.

Đỗ Mai Thanh

LTS Dân trí – Xác định đúng những nguyên nhân sâu xa gây ra tai nạn giao thông và từ đấy kiên quyết thực hiện tập trung các biện pháp đồng bộ để khắc phục các nguyên nhân đó. Đấy là cách làm có hiệu quả nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng ách tắc cũng như tai nạn giao thông vẫn thường xảy ra trên nhiều địa bàn ở nước ta, nhất là ở những thành phố lớn, có lưu lượng giao thông cao.

Sáu Nhóm Giải Pháp Giảm Tai Nạn Giao Thông

Chống mãi lộ bằng cách nào?

PGS-TS Phạm Bích San, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học – kỹ thuật Việt Nam, cho rằng nước ta cần học tập các nước tiên tiến về ý thức tham gia giao thông không phải là một trò chơi mà phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật.

Theo ông San, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân đang có vấn đề. Khi có việc gì xảy ra, đối diện với CSGT thì câu đầu tiên vẫn là “xin các anh thông cảm”, tức là có yếu tố “xin” và có thể “được”. Trong khi trên thế giới, luật là luật, ai cũng phải biết và tuân thủ.

Mặt khác, về người tổ chức giao thông, chúng ta không thể mang cách quản lý nông thôn áp vào đời sống đô thị. Ở nhiều khu vực nông thôn, việc quản lý còn theo họ hàng, thân tộc, cộng đồng, dựa trên sự quen biết lẫn nhau. Còn quản lý đô thị là quản lý theo chức năng đòi hỏi mỗi người thực hiện đúng chức năng của mình. Thực tế vẫn còn nể nang, du di khi quản lý giao thông.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, cho rằng để biết CSGT có nhận mãi lộ hay không, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tổ chức thanh – kiểm tra phát hiện những hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ; đồng thời luôn tiếp nhận những phản ánh của người dân, các phương tiện thông tin đại chúng về những vi phạm quy định, điều lệ thực thi nhiệm vụ và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Cùng với việc phòng chống tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ, cũng nên thường xuyên khen thưởng đối với cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Cấp bằng lái ô tô quá dễ

Theo chuyên gia Phạm Bích San, kỹ năng lái ô tô cũng là điều đáng báo động vì tình trạng đào tạo lái xe đại trà và quá dễ dàng cấp bằng. Đây là vấn đề nhức nhối trong hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo lái xe nói riêng.

Kể về việc đi học lái xe 10 năm trước của mình, ông San cho biết chỉ là một nhóm túm tụm lại với nhau trên một chiếc xe, thời gian được lái thực tế mỗi buổi có lẽ không quá 15 phút, sau đó là ăn trưa và tất nhiên có “uống” một chút.

“Chừng ấy không đủ để có khả năng xử lý được các tình huống trên đường. Điều ngạc nhiên nhất là cả khóa chúng tôi đều có bằng lái xe. Vì vậy, nếu có các vấn đề vi phạm ATGT cũng là điều dễ hiểu. Phần nhiều các vụ tai nạn do kỹ năng lái xe kém dẫn đến không làm chủ được tay lái, không xử lý được tình huống” – ông San nêu vấn đề.

Dẫn ví dụ một tình huống học lái xe ở nước ngoài, ông San kể: “Một người đi thi lấy bằng, đang lái ô tô để kiểm tra kỹ năng, bỗng nhiên giáo viên hô “Dừng lại!” và anh ta dừng lại ngay. Sau đó, người này bị đánh trượt vì không tuân thủ nguyên tắc là người lái xe phải làm chủ phương tiện của mình, chứ không tuân thủ máy móc theo mệnh lệnh của người khác”.

Theo ông Khuất Việt Hùng, trong những năm qua, cùng với các bộ, ngành, địa phương, ngành giao thông vận tải đã luôn quan tâm hoàn thiện chương trình, thủ tục đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở đào tạo và một bộ phận những cán bộ sát hạch chưa thực hiện nghiêm các quy định, buông lỏng, dễ dãi nhằm thu hút học viên.

“Đối với những tổ chức, cá nhân này, ngành giao thông vận tải đang thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật” – ông Hùng khẳng định.

“Ma men” chạy xe: Xử thật nghiêm!

Theo trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an TP HCM, tài xế sử dụng rượu bia, ma túy mà điều khiển phương tiện giao thông rất nguy hiểm cho cộng đồng, gây hậu quả nghiêm trọng.

PGS-TS Phạm Bích San cũng khẳng định uống rượu bia là nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn giao thông (TNGT). Tuy nhiên, người Việt Nam dường như đang quá coi thường tính mạng bản thân cũng như tính mạng của người khác. Vì vậy, cần có biện pháp giáo dục để tạo nên các chuẩn mực khi tham gia giao thông cho toàn dân và đây là việc làm cần phải có thời gian. Trong khi chờ đợi, dứt khoát phải có chế tài cực kỳ nghiêm khắc với những ai đã uống rượu bia mà tham gia giao thông” – ông San nói.

Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT quá nhiều là ý thức tham gia giao thông kém và dân ít hiểu biết về luật giao thông.

Dẫn ví dụ vụ ô tô tông chết 3 người trên phố Ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội, ông Hùng cho biết người điều khiển xe gây tai nạn không có bằng lái nhưng vẫn cố tình lái xe hay như vụ tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đều xảy ra trong ngày 29-2), lái xe đi ngược chiều.

“Họ biết hành vi của mình vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện với niềm tin rằng có thể sẽ không xảy ra tai nạn và hành vi vi phạm không bị pháp luật trừng trị” – ông Hùng nói.

Bàn về giải pháp, ông Hùng cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân xây dựng văn hóa giao thông; đồng thời tăng cường xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Đối với những người gây ra các vụ TNGT kể trên, cần truy tố trước pháp luật để xem đó là một bài học giáo dục chính bản thân họ và cảnh báo những người tham gia giao thông.

Theo ông Hùng, cả hệ thống chính trị đã, đang và sẽ vào cuộc thực hiện 6 nhóm giải pháp căn bản nhằm kéo giảm TNGT từ 5%-10% đối với cả 3 tiêu chí. Cụ thể là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế tài xử lý vi phạm; chú trọng đến công tác quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự ATGT; xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông; nâng cao hiệu quả tuyên truyền về ý thức chấp hành luật giao thông.

Số người chết gia tăng

Chiều 3-3, trên đường Hồng Hà (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chiếc taxi 4 chỗ đã tông 1 cụ bà đang đứng bên đường cho cháu bé 3 tuổi ăn. Hậu quả, cụ bà bị cán chết tại chỗ, còn cháu bé trọng thương.

Trước đó, sáng cùng ngày, trong lúc đi bộ băng qua đường ray ở khu vực phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, bà Nguyễn Thị Hường (72 tuổi, ngụ phường An Cựu) đã bị tàu hỏa hành trình theo hướng Bắc – Nam tông chết.

Theo thống kê của Cục CSGT – Bộ Công an, trong năm 2015, cả nước ghi nhận 22.827 vụ TNGT làm 8.727 người chết và 21.069 người bị thương. Trong 2 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra 3.618 vụ TNGT, làm chết 1.590 người, bị thương 3.367 người. So với cùng kỳ của năm 2015, số người chết đã tăng 23 người.

N.Hưởng – Q.Nhật – V.Duẩn Hà Nội xử lý học sinh phạm luật giao thông

Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67) Công an TP Hà Nội ngày 3-3 tiếp tục xử lý tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về trật tự ATGT như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ sai quy định…

Nhiều học sinh tỏ ra bất ngờ khi bị xử lý vi phạm giao thông. Phần lớn các em không đội mũ bảo hiểm hoặc chở quá tải, vi phạm làn đường… và đều viện lý do sợ muộn học hay mượn xe bạn để xin được bỏ qua. CSGT đã ghi lại địa chỉ nơi ở, trường học của các em rồi kết hợp nhắc nhở và lập biên bản cảnh cáo, gửi thông báo cho nhà trường để giáo dục, răn đe.

Theo kế hoạch, các tổ công tác sẽ hoạt động từ 4-24 giờ trên các tuyến đường nội thành. Trong đó, bố trí ca công tác từ 4-6 giờ hằng ngày để tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông. Thống kê trong 2 ngày (1 và 2-3), các đơn vị thuộc Phòng CSGT đã xử lý 392 trường hợp vi phạm. N.Quyết – N.Hưởng

Giải Pháp Đồng Bộ Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

CSGT Công an huyện Thanh Ba phối hợp cùng với lực lượng cảnh sát khác kiểm tra chất ma túy đối với lái xe.

PTĐT – Mặc dù có sự gia tăng cả về cơ giới và các loại hình vận tải song bằng sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự vào cuộc của toàn xã hội, tình hình trật tự ATGT ở tỉnh những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện mục tiêu kéo giảm TNGT từ 5-10% trên cả 3 tiêu chí trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần có các giải pháp quyết liệt, căn cơ, đồng bộ.

Chúng tôi tới thăm gia đình nạn nhân Hoàng Văn Xuân ở khu 1, xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê tử nạn trong một vụ TNGT cách đây hơn 1 năm do va chạm với ô tô trên QL32C thuộc xã Đồng Lương. Nạn nhân mất đi khi tuổi đời đang độ chín khiến cho người thân trong gia đình, nhất là mẹ nạn nhân suy sụp hoàn toàn. Trong trường hợp khác, dù con đã mất được hơn 1 năm nhưng mẹ của nạn nhân Bùi Thị Vân Anh xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng không lúc nào nguôi ngoai nỗi nhớ thương con. Chị nói nỗi đau mất con sẽ theo tôi suốt cuộc đời… Có một thực tế là, trước kia TNGT xảy ra chủ yếu ở những nơi đông dân cư, các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ thì nay TNGT đã len lỏi vào cả các vùng quê nông thôn, miền núi, đường liên xã. Có thể kể đến vụ TNGT mới xảy ra đầu tháng 9-2020 làm chết một người ở xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập. Nguyên nhân ban đầu được xác định do nạn nhân đi từ đường nhánh không quan sát, không nhường đường cho xe ô tô nên xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong trên đường đi cấp cứu. Khi chúng tôi thực hiện bài viết này thì vào rạng sáng ngày 15/9 trên Quốc lộ 2, đoạn đi qua địa bàn khu 4, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe ô tô 7 chỗ và xe máy khiến 3 phụ nữ tử vong trong độ tuổi từ 25-30.  Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nguyên nhân chính của các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT như phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường, phần đường, lạng lách, đánh võng, qua đường không quan sát, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, vượt đèn đỏ, uống rượu, bia điều khiển phương tiện… Đây là những lỗi vi phạm phổ biến của người tham gia giao thông, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên.  CSGT Công an thành phố Việt Trì xử lý nhóm thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe bốc đầu, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ. Theo thống kê của ngành chức năng, trong 3 năm 2017-2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 332 vụ va chạm và TNGT làm chết 185 người, bị thương 234 người. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 43 vụ va chạm giao thông và TNGT,  làm chết 38 người, bị thương 21 người.  Qua trao đổi với Thượng tá Ngô Tuấn Dũng- Trưởng phòng PC08 Công an tỉnh chúng tôi được biết: Để giảm thiểu TNGT, lực lượng CSGT chủ động xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát cụ thể, chi tiết, phù hợp từng thời điểm, phân công lực lượng tuần tra, kiểm soát khép kín tuyến, địa bàn thường xảy ra tai nạn; kiên quyết xử lý các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT… Mặc dù lực lượng chức năng còn mỏng, công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra còn thiếu trong khi địa bàn rộng, phức tạp, phương tiện giao thông tăng, xe ô tô có tải trọng lớn… song lực lượng này đã phát huy tinh thần, trách nhiệm làm công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các lỗi vi phạm về ATGT.  Trong đó đi sâu vào các chuyên đề như: Xử lý người điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có chất ma túy, nồng độ cồn; xử lý xe ô tô chở khách; xử lý xe chở hàng quá khổ, quá tải… Chỉ tính trong năm 2019, lực lượng CSGT đã lập biên bản gần 91 nghìn trường hợp, phạt tiền 62,28 tỷ đồng; tạm giữ 19.253 phương tiện; tước 11.865 trường hợp giấy phép lái xe.  Hiện nay, phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều và tăng nhanh nên để quản lý người điều khiển phương tiện, an toàn kỹ thuật phương tiện, Sở GTVT đã đẩy mạnh công tác cấp phép, cấp phù hiệu, cấp đổi giấy phép lái xe… Trong 3 năm, Sở đã cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cho 706 doanh nghiệp, HTX, cấp phù hiệu cho 3.737 xe ô tô, trong đó có 351 xe chạy tuyến cố định, 143 xe hợp đồng, 885 xe taxi, 36 xe container, 339 xe đầu kéo, 1.983 xe tải.  Công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ từng bước được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hết năm 2019, Sở GTVT đã tổ chức 610 kỳ sát hạch xe mô tô và ô tô với gần 117 nghìn học viên dự thi; cấp mới trên 94 nghìn giấy phép lái xe mô tô, ô tô, cấp đổi trên 42.500 giấy phép lái xe.  Đồng chí Tô Quang Hạnh – Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt đối với công tác bảo đảm TTATGT, làm cơ sở cho Ban ATGT tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhất là trong công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm, khắc phục cơ sở hạ tầng, điểm đen mất ATGT, góp phần kiềm chế, giảm thiểu TNGT”. Hàng năm, Ban ATGT tỉnh đều ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng địa bàn, lĩnh vực, lứa tuổi và thành phần xã hội. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền về vi phạm nồng độ cồn, văn hóa giao thông, trật tự giao thông đường thủy, đường sắt, các quy định hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa…, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp nhân dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ công dân, tạo tiền đề vững chắc, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.   Để tiếp tục kéo giảm TNGT ở cả 3 tiêu chí, thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TƯ của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và khắc phục ùn tắc giao thông”; Kế hoạch số 2038/KH-UBND của UBND tỉnh về tăng cường bảo đảm TTATGT chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2021. Trong đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp, địa bàn khu dân cư. Tăng cường, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường sắt, đường thủy nội địa và đường bộ, bao gồm các tuyến đường địa phương, đường huyện, xã; xử lý người điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có chất ma túy, nồng độ cồn; chạy xe quá tốc độ, xe khách chở quá số người quy định; đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở 3 đến 4 người…  Cùng với đó cần siết chặt quản lý vận tải và duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ gốc ở các bến cảng, nhà máy, kho chứa hàng đến các mỏ khai thác khoáng sản được cấp phép, từ đó ngăn chặn kịp thời các vi phạm về quá tải trọng; chia sẻ các dữ liệu như quản lý lái xe, phương tiện, xử lý vi phạm, hạ tầng giao thông, kiểm định phương tiện, giám sát hành trình… Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường quản lý hành lang ATGT đường bộ không để tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT. Chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua phối hợp chặt với các cơ quan chức năng quản lý hành lang an toàn đường sắt, có biện pháp đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; từng bước xóa bỏ lối đi dân sinh tự mở theo lộ trình. Đối với lực lượng CSGT tiếp tục hiện nghiêm Kế hoạch số 1.400 của Công an tỉnh về phòng, chống đua xe trái phép trên địa bàn và các kế hoạch chuyên đề của lực lượng CSGT; huy động lực lượng Cảnh sát khác phối hợp với lực lượng CSGT duy trì thực hiện tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT, TTATXH trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các lực lượng khác ngoài ngành Công an để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm TTATGT. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tập trung lực lượng, khẩn trương điều tra, kết luận nguyên nhân các vụ TNGT từ nghiêm trọng trở lên, khi xác định có dấu hiệu của tội phạm phải khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam bị can, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời đưa ra xét xử điểm để răn đe, phòng ngừa chung…