--- Bài mới hơn ---
Đề Tài Vấn Đề Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình: Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp (Trường Hợp Nghiên Cứu Ở Thị Trấn Tứ Hạ, Huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế)
Bình Đẳng Giới: Thực Trạng Và Giải Pháp
Chuyên Đề: Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình
Thực Hiện Bình Đẳng Giới
Tp.hồ Chí Minh: Đề Xuất Một Số Giải Pháp Về Bình Đẳng Giới
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH
(Tham khảo nội dung tư vấn: Chế độ và thủ tục bảo hiểm thai sản, bảo vệ quyền lợi người lao động nữ )
Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội.
Mục tiêu bình đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, bảy mươi phần trăm phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào lực lượng lao động và chiếm 52% so với nam giới. Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả lương. Cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai, 2000 ). Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, thực sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam: tỷ số thu nhập nữ/nam là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998 .
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên dễ thấy sự bất bình đẳng giới trong thu nhập có nguyên nhân lớn ở tư tưởng bất bình đẳng giới. Nhưng bên cạnh đó, các quy định luật pháp về lao động theo hướng bảo vệ người phụ nữ và đi sâu vào vấn đề giới tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp. Trên thực tế, nhà nước ta đã có chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động . Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sách này đối với lao động nữ. Các cuộc điều tra các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ cho thấy quan điểm chung của người sử dụng lao động đều muốn giảm chi phí thuê lao động nữ. (Oaxaca, 1973 ).
“Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo.
“Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy chúng tôi (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998.
Nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm.
– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng về giới trong thu nhập .
– Phân tích định tính và định lượng để tìm ra các nguyên nhân gây ra vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam hiện nay.
– Đưa ra một số kiến nghị giải pháp giảm mức bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam.
– Thu nhập của người lao động làm công ăn lương của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam (chia theo vùng, ngành), các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương, mức chênh lệch giữa thu nhập của lao động nam và nữ.
– Tác động của các chính sách, qui định đối với vấn đề lao động tiền lương và giới.
– Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, bao gồm :
ii) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị…
– Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002-2004. Số liệu nghiên cứu điều tra mức sống dân cư qui mô quốc gia VLSS kết hợp số liệu thống kê và các nguồn khác.
Cấu trúc của đề tài như sau:
Chương I. Cơ sở lý luận về Bất Bình đẳng giới trong thu nhập.
Chương II. Thực trạng và Yếu tố ảnh hưởng đến Bất Bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam.
Chương III. Kiểm chứng định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2004.
Chương IV. Một số gợi ý giải pháp chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng giới trong thu nhập .
Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ nữ học trong quá trình trưởng thành. Vai trò giới rất năng động và thay đổi theo thời gian +
dU = (dr_2-dr_1)s_B + [dr_2(s_2-s_B) + dr_1(s_B-s_1)]
Nếu một trong 2 thời điểm là chuẩn, công thức đơn giản hoá bởi Juhn, Murphy và Pierce (1991) như sau:
hoặc theo Blau và Kahn (1997) là
Có thể sử dụng các mẫu thu thập theo thời gian như là mẫu chuẩn, trong trường hợp này việc sử dụng các biến giả theo năm ở mô hình đối với các mẫu chuẩn là phù hợp.
Các bước tiến hành nghiên cứu: thực hiện 6 hồi qui: 4 hồi qui cho từng giới và từng năm, 2 hồi qui cho số liệu panel cho từng giới trong hai năm. Sau đó đưa ra khoảng cách trong mức lương giữa lao động nam và lao động nữ, phân tách các yếu tố ảnh hưởng theo nhóm và chi tiết.
Nguồn số liệu được khai thác ở đây là số liệu từ hai cuộc điều tra liên tiếp về mức sống hộ gia đình toàn quốc (Vietnam Living Standard Survey: VLSS) trong hai năm 2002 và 2004. Số mẫu điều tra chung trong hai cuộc điều tra này bao gồm 4.008 hộ, bao gồm 20.209 thành viên. Tuy nhiên trong tổng số thành viên này chỉ có 2.552 là lao động làm công ăn lương có cung cấp thông tin về tiền lương, tiền công. Đây chính là số thành viên sẽ được khai thác trong bài.
Kết quả hồi qui cho thấy biến tuổi có tác động tích cực đối với mức lương. Tuổi và bình phương của tuổi thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa mức lương và độ tuổi. Có nghĩa là ở một độ tuổi nhất định, ảnh hưởng của tuổi đối với mức lương đạt tối đa, sau đó ảnh hưởng này sẽ giảm dần khi tuổi lao động tăng lên. Ảnh hưởng của độ tuổi đối với mức lương có xu hướng tăng theo thời gian đối với hai giới. Ảnh hưởng của tuổi vẫn mang lại lợi ích lớn hơn cho lao động nam hơn là lao động nữ, có thể hiểu rằng với hai người lao động như nhau về mọi mặt thì cứ mỗi một năm làm việc, anh ta hưởng lợi từ lương tăng mạnh hơn phụ nữ.
Về tình trạng hôn nhân, việc người lao động lập gia đình mang lại thêm cho lao động nữ khoảng 15% và cao hơn cho lao động nam đạt mức 16% mức lương năm 2002. ảnh hưởng này vào năm 2004 giảm xuống đáng kể, thể hiện yếu tố này không phải là yếu tố lâu dài làm tăng lương. Nhìn chung cả hai năm thì hôn nhân cũng đem lại lợi ích tương đối đáng kể cho người lao động: 11% cho lao động nam và 7% cho lao động nữ.
Giáo dục không hoàn toàn nâng cao thu nhập cho người lao động mà phụ thuộc vào nỗ lực của họ đạt đến trình độ nhất định nào. Yếu tố giáo dục tiểu học có ảnh hưởng không nhất quán đến thu nhập, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa ở mức 10%. Thậm chí trình độ không hơn giáo dục trung học cơ sở là một trở ngại cho người lao động. Yếu tố giáo dục trung học cơ sở có ảnh hưởng nhất quán cho mọi giới tính và thời gian. Điều đó có thể thể hiện việc phân loại công việc, hoặc đòi hỏi trình độ giáo dục cao hơn hẳn hoặc yêú tố công việc chủ yếu dựa vào các tố chất khác của người lao động không nhất thiết là giáo dục ở một cấp độ nhất định. Giáo dục trung học phổ thông chỉ có ý nghĩa tích cực đối với lao động nữ song nhìn chung biến này không có ý nghĩa đối với toàn bộ mẫu trong thời gian hai năm. Trong khi đó, tương tự như phân tích định tính thống kê ở trên, giáo dục đại học, cao đẳng lại thực sự có ý nghĩa đối với thu nhập. Đặc biệt đối với lao động nam năm 2004, việc anh ta có thêm bằng đại học/cao đẳng đem lại thêm cho anh ta 43% lương. Xu hướng này ngày càng cao, và là cao hơn đối với lao động nam, nhìn chung mang lại lợi ích cho nam (36%) gấp rưỡi lợi ích mang lại cho nữ (24%) (xem hồi qui 5, 6). Kết quả hồi qui khẳng định hơn nữa vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng lương ở mức giáo dục cao nhất: từ thạc sỹ trở lên. Việc người lao động nam đạt được trình độ thạc sỹ trở lên: như tiến sỹ, giáo sư… có thể mang lại lợi ích tối đa là 114% mức lương năm 2004. Việc đạt được trình độ này cũng mang lại lợi ích lớn cho nữ giới, song tối đa chỉ bằng khoảng 1/2 lợi ích nam giới thu được. Mức tăng này tăng theo thời gian, và đạt mức chung là 94% cho nam và 25% cho nữ. Xu hướng ngắn hạn này phản ánh quan điểm đầu tư không ngừng cho giáo dục và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai không những ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Về yếu tố sức khoẻ, dù việc điều trị nội trú có ảnh hưởng tiêu cực đến mức lương, xong kết quả thực nghiệm cho thấy biến này không có ý nghĩa ở mức 10%. Đối với chi tiêu bình quân đầu người và bình phương giá trị chi tiêu này cũng thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa mức lương và chi tiêu. Kết quả cho thấy, nhu cầu chi tiêu càng lớn thì mức lương phải càng cao. Ảnh hưởng này cao hơn so với nam giới, và mức khác biệt ảnh hưởng của yếu tố này đối với mức lương giữa nam và nữ tăng theo thời gian.
Đối với yếu tố ngành, chỉ có ngành công nghiệp-dịch vụ và xây dựng mới đem lại mức lương tương đối cao. Ảnh hưởng của ngành công nghiệp dịch vụ có ý nghĩa đối với việc tăng lương cho người lao động, xong chỉ có ý nghĩa đối với lao động nữ: tăng lên 16% trong năm 2002 và 13% trong cả hai năm. Mức lương trong ngành nông nghiệp thấp, mức độ ảnh hưởng của yếu tố ngành tương đương nhau giữa nam và nữ và giữa các năm, vào khoảng -20%.
Về trình độ chuyên môn, chỉ có trình độ lao động kỹ thuật bậc cao là có ảnh hưởng tích cực thống nhất đối với mức lương. Mức ảnh hưởng này ở nam cao hơn năm 2002 xong lại thấp hơn năm 2004. Và nhìn chung trong hai năm, việc đạt được trình độ kỹ thuật bậc cao này vẫn lớn hơn đối với lao động nữ, 25% trong khi chỉ 21% đối với nam. Vai trò của lao động kỹ thuật bậc thấp không nhất quán theo giới tính nhưng nhất quán theo năm: có ảnh hưởng dương đối với lao động nam, âm đối với nữ song ảnh hưởng đối với nữ lại không có ý nghĩa ở mức 10%. Đối với lao động giản đơn, có tác động tích cực đối với nam, nhưng lại tiêu cực đối với nữ, điều này là hợp lý vì phần lớn công việc lao động giản đơn ở đây là bốc vác, bảo vệ… Đối với lao động trong quân đội, mức lương cao hơn so với làm chuyên môn khác. Ảnh hưởng này cao hơn cho nam giới năm 2002, xong lại thấp hơn trong năm 2004. Song nhìn chung vẫn cao hơn so với nam giới, trước nay vẫn chiếm đa số và có những thế mạnh nhất định so với nữ giới trong ngành này.
Việc làm trong tổ chức lao động là công ty tư nhân có ảnh hưởng không nhất quán đối với mức lương, song chỉ có ý nghĩa khi nó có ảnh hưởng âm đối với thu nhập. Điều này có thể được lý giải là do mức lương ở đây còn bao gồm các khoản theo lương, những khoản có ý nghĩa nhất định khi người lao động làm việc ở cơ quan nhà nước, hưởng theo đúng chính sách nhà nước, còn đối với người lao động trong công ty nước ngoài thì mức lương của các công ty tư nhân nhìn chung đều thấp hơn. Kinh nghiệm làm việc nhìn chung khiến người chủ lao động trả lương cao hơn, mặc dù ảnh hưởng này không đáng kể: 0,5 %. ảnh hưởng này tăng theo thời gian, cao hơn đối với nam năm 2002, song lại thấp hơn vào năm 2004. Đối với các yếu tố vùng, ảnh hưởng là không nhất quán theo thời gian và giới. Có hai điển hình có ảnh hưởng dương đối với mức lương là mức lương ở hai vùng đông bằng sông Hồng và sông Mê Kông.
Qua Kết quả tính toán theo phương pháp của Juhn, Murphy and Pierce (1991), một điều đáng lưu ý là sự chênh lệch mức lương giữa nam và nữ có xu hướng tăng từ năm 2002 là 0.094 lên 0.1103 năm 2004. Trong đó phần chênh lệch định lượng, hay phần chênh lệch lương giải thích được qua các yếu tố ảnh hưởng nhìn chung góp phần làm tăng sự chênh lệch lương giữa nam và nữ (nhận giá trị +). Phần chênh lệch số dư làm giảm sự chênh lệch lương (mang dấu -), điều đó thể hiện những yếu tố không định lượng được như: tư tưởng, ý thức phân biệt… giữa nam và nữ đã có dấu hiệu giảm nhẹ.
Cơ cấu chênh lệch gồm bộ phận chênh lệch dự đoán được (chênh lệch quan sát được) và sự khác biệt trong số dư (chênh lệch không quan sát được).
Bộ phận chênh lệch quan sát được chủ yếu là do các yếu tố định lượng được tạo ảnh hưởng, đạt mức: 0.017 mang giá trị +, làm tăng mức chênh lệch lương giữa nam và nữ giữa 2 năm. Trong đó sự khác biệt về kỹ năng hay đặc điểm của lao động nam và lao động nữ năm 2004 tăng so với năm 2002, gây ra phần chênh lệch về ảnh hưởng của kỹ năng quan sát được (observed skill effect) mang giá trị dương: 0,0253. Điều đó chứng tỏ nhìn chung về các yếu tố ảnh hưởng, nam giới vẫn có bước tiến bộ nhanh hơn nữ giới. Song lợi ích do những thay đổi về kỹ năng này lại tăng lên dù không đáng kể cho lao động nữ vào năm 2004 so với năm 2002, do đó chênh lệch do tác động của giá tiền công đối với các yếu tố quan sát được (Observed price effect) mang giá trị âm: -0,0083.
Bộ phận chênh lệch lương do những yếu tố không quan sát được mang giá trị âm: U=-0,0009 thể hiện ảnh hưởng này góp phần làm giảm mức chênh lệch lương trong giới giữa hai năm. Điều đó có thể thể hiện sự phân biệt đối xử của người sử dụng lao động đối với lao động nữ vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Song sự chênh lệch lương nam so với nữ do sự thay đổi của yếu tố không quan sát được năm 2004 thấp hơn so với năm 2002 nên làm chênh lệch lương nam và nữ năm 2004 giảm xuống là -0,0693.
Nhìn chung mức chênh lệch lương giữa nam và nữ có dấu hiệu tăng trong năm 2004, năm có khá nhiều biến động về quá trình mở cửa và hội nhập, có nhiều thách thức và cơ hội đối với người lao động. Nhìn chung nam giới có những bước tiến nhanh hơn nữ giới về các yếu tố ảnh hưởng đến lương được đề cập ở đây.
D =Chênh lệch lương do sự khác biệt
E = Chênh lệch dự đoán được (pdicted gap)
U = Chênh lệch số dư (residual gap)
Qe = ảnh hưởng kỹ năng (Observed skill) quan sát được
Pe = ảnh hưởng tiền công (Observed price effect) của các yếu tố quan sát được
Qu = ảnh hưởng lượng kỹ năng (Unobserved skill=Gap effect) không quan sát được
Pu = ảnh hưởng giá (Unobserved price effect) không quan sát được
Kết quả cho thấy, trong ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố quan sát được (Qe), sự thay đổi nhóm tuổi, chi tiêu, chuyên môn, kinh nghiệm và vùng giữa nam và nữ góp phần làm giảm chênh lệch lương và nữ. Trong đó khoảng cách trình độ chuyên môn giữa nam và nữ đã góp phần lớn nhất vào giảm khoảng cách lương giữa hai năm: khoảng 23%.
Trong ảnh hưởng của sự thay đổi hệ số của các yếu tố quan sát được này, sự thay đổi hệ số của các yếu tố: hôn nhân, sức khỏe, ngành nghề, cơ quan bù đắp được phần đáng kể cho sự khác biệt lương giữa hai giới. Việc thay đổi hệ số của yếu tố ngành nghề có ý nghĩa tích cực lớn nhất trong bộ phận ảnh hưởng này cũng như trong toàn bộ các bộ phận ảnh hưởng: giảm hơn 157% sự khác biệt lương trong giới. Điều này khuyến khích sự dịch chuyển ngành nghề cũng như đào tạo chuyên môn hợp lý để góp phần giảm sự chênh lệch về lương giữa các giới hơn nữa. Trong khi đó sự khác biệt về mức lương của lao động nam và lao động nữ trong khu vực nhà nước và tư nhân cũng đáng lưu ý: làm tăng 50% mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập. Lao động nữ trong khu vực tư nhân chịu thiệt thòi hơn so với trong khu vực nhà nước, hay có sự phân biệt giới trong mức lương cao hơn trong khu vực tư nhân so với trong hu vực nhà nước. Hy vọng việc chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý cùng luật Doanh nghiệp mới ra đời năm 2005 sẽ khắc phục được điểm này.
Đối với những ảnh hưởng tiêu cực đối với mức chênh lệch lương giữa nam và nữ là ảnh hưởng của khoảng cách giới (Qu), chiếm 391% mức chênh lệch, điều này là một thách thức cho Việt Nam về việc thay đổi một ý thức hệ về phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ, “thể hiện tầm quan trọng của sự phân biệt như một cản trở trong việc rút ngắn khoảng cách giới tính trong lương” (Liu,2004).
Tóm lại, mỗi một yếu tố có đóng góp khác nhau đối với sự thay đổi về bất bình đẳng giới trong lương. Sự khác biệt này sẽ có ý nghĩa gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách nhằm đạt tới sự bình đẳng và tiến bộ cho con người và xã hội.
Cần tăng cường nhận thức giới cho các nhà hoạch định giáo dục. Lồng ghép phân tích giới vào quá trình xác định các mục tiêu nhập học. Tăng cường xem xét nhu cầu thị trường lao động tương lai về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và giáo dục mang tính bình đẳng giới.
Nhà nước nên chú ý phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt cho lao động nữ vì bậc giáo dục này có tác dụng làm giảm mức bất bình đẳng trong thu nhập. Nhà nước cần hỗ trợ để tạo cơ hội hoàn thành bậc học này cho người lao động bằng nhiều hình thức như mở khóa học ngắn hạn, bổ túc… Bên cạnh đó cũng cần xóa bỏ tư duy ưu tiên cho bé trai đi học hơn là bé gái đặc biệt trong các gia đình nông thôn.
Đặc biệt tăng cường đầu tư, khuyến khích nâng cao trình độ văn hoá cao, như bậc đại học, cao đẳng. Nên tạo điều kiện cho người lao động có thể hoàn thành bậc học này nhằm tăng mức lương cho lao động nữ, dưới các hình thức như tự học đến thi, học từ xa, buổi tối, ngoài giờ làm việc…Khuyến khích đào tạo ở mức cao không chỉ mở rộng phạm vi lựa chọn kinh tế mà còn tăng khả năng được đề bạt của người phụ nữ và nắm giữ những trách nhiệm quản lý và ra quyết định.
4.2.2.Cơ cấu ngành nghề hợp lý
Việc phân chia giới theo ngành nghề có nghĩa là nhà nước đang chỉ dựa vào một bộ phận dân số có trình độ học vấn để cung cấp kỹ năng và tay nghề kỹ thuật cao mà không tận dụng được hết nguồn nhân lực cũng như giải phóng sức lao động (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000). Đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý cũng có thể được xem là một dạng của bảo trợ xã hội hữu ích trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà người lao động có thể được yêu cầu di chuyển từ nơi các lĩnh vực kinh tế đang đi xuống sang các lĩnh vực đang khởi sắc.
Cần xây dựng các chính sách tích cực nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vμo các lĩnh vực phi truyền thống vμ khắc phục các trở ngại để thăng tiến trong nghề nghiệp. Ví dụ như khuyến khích lao động nữ tham gia vào ngành xây dựng, công nghiệp sẽ đóng góp tích cực làm giảm sự chênh lệch về tiền công, tiền lương.
Cần có những thay đổi lớn hơn nữa trong cơ cấu nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Cần tăng cường các chính sách khuyến khích lực lượng lao động chuyển sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Chính sách này không những phù hợp với xu thế toàn cầu hoá mà còn thúc đẩy bình đẳng giới trong mức lương cho lao động.
Cũng cần tạo ra một môi tr−ờng bình đẳng cho nam giới vμ phụ nữ trong các công việc thuộc khu vực chính quy đ−ợc trả công nhằm giúp nam giới vμ phụ nữ trở thμnh những đối tác bình đẳng hơn trong thị tr−ờng lao động vμ ở gia đình. Tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc lμm ở tất cả các khu vực vμ ngμnh nghề.
Trong khi đóng góp về lực lượng lao động của khu vực công cũng đã giảm xuống so với khu vực tư nhân và tự kinh doanh, mức chênh lệch về mức tiền công ăn lương theo giới ở khu vực tư nhân lại tăng. Để dung hoà hai vấn đề: đóng góp cho nền kinh tế và bình đẳng giới trong thu nhập, một phần sẽ phải được điều chỉnh bằng luật doanh nghiệp 2005. Song phần lớn phải nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, một mặt giám sát sự thực thi của luật pháp, mặt khác bổ sung những qui định nhằm bảo về quyền bình đẳng của người lao động.
Ngoài ra, phụ nữ cần được đào tạo để họ có thể thành công trong một loạt lĩnh vực trong đó có những kỹ năng ít mang tính lý thuyết hơn chẳng hạn như là quản lý công việc kinh doanh, kỹ năng đàm phán, thương lượng tập thể, lãnh đạo và xây dựng lòng tin cho chính mình.
4.2.3. Nâng cao chuyên môn, tay nghề lao động
Vấn đề phát triển chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp nếu được chú trọng sẽ giúp cho người lao động có ưu thế ngoài thị trường lao động và có các cơ hội tìm được việc làm với đồng lương cao hơn. Trong đó lao động kỹ thuật cần được quan tâm và đào tạo, đặc biệt lao động kỹ thuật bậc cao. Cần có cơ chế và chế độ khuyến khích lao động nữ tham gia đào tạo lao động kỹ thuật và nâng cao tay nghề.
Cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật thông qua chỉ tiêu và học bổng cũng như là xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và cấp giáo dục và đào tạo. Cần khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ nữ sinh theo học các ngành kỹ thuật. Xác định tỷ lệ nhập học của phụ nữ trong các ngành kỹ thuật ở các trường dạy nghề và đại học. Trao học bổng và các suất thực tập cho nữ sinh các ngành kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao. Tăng cường các biện pháp thu hút giáo viên nữ giảng dạy các ngành phi truyền thống trong tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu chỉ đơn giản là mở rộng việc đào tạo và đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ. Cần chú ý nhiều hơn đến nội dung đào tạo cho các nhóm khác nhau khi gia nhập thị trường lao động cũng như là cho những người đang làm việc. Đào tạo kỹ năng khác cho các nữ chủ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khác với cho cán bộ nữ làm chuyên môn trong các khu vực công và tư nhân, cho những người làm công ăn lương bước vào những lĩnh vực mới của nền kinh tế. Tất cả đều sẽ cần các loại kỹ năng và kiến thức hiểu biết khác nhau.
Các hoạt động hậu đào tạo cũng cần được tiến hành để đảm bảo rằng những khóa học này đạt được mục tiêu đề ra. Một hệ thống giám sát có thể sẽ giúp theo dõi những mẫu thử nam và nữ bước vào thị trường lao động sau khi họ đã hoàn thành những khóa học này.
Nhìn chung, cần có những mối liên hệ rõ rệt hơn giữa công tác đào tạo cho cả nam và nữ và bản chất thay đổi của nền kinh tế và thị trường lao động. Một giải pháp thay thế có thể là cần có sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong thiết kế giáo trình và đào tạo. Công tác đào tạo cần chuẩn bị cho cả nam và nữ khả năng quản lý các công nghệ mới và cạnh tranh trong các lĩnh vực ngành nghề kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật bậc cao.
Đảm bảo phụ nữ đ−ợc tiếp cận bình đẳng với các thông tin về công nghệ vμ các quy trình sản xuất mới. Đảm bảo phụ nữ có đ−ợc các nguồn lực kinh tế cần thiết để tiếp cận công nghệ. Cần phải kết nối các ch−ơng trình chuyển giao công nghệ với các ch−ơng trình tín dụng cho phụ nữ hiện nay.
4.2.4. Về sức khoẻ và an toàn
Việc giảm tỷ lệ nữ giới phải vào điều trị nội trú hay tăng cường sức khoẻ y tế cho nữ giới đóng góp phần nào làm giảm mức chênh lệch về thu nhập. Do vậy cần tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ tới các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. Tập trung chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho phụ nữ. Tăng ngân sách y tế dành cho công tác phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cấp xã ph−ờng. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần phải phù hợp với nhu cầu đặc thù của phụ nữ, trong đó chú trọng công tác phòng ngừa.
Truyền thông về phòng ngừa dịch bệnh và về nhu cầu sức khoẻ của phụ nữ. Sự tiếp cận của ng−ời nghèo và phụ nữ tới hoạt động chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Tăng ngân sách dành cho các hoạt động phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nâng cao nhận thức xã hội về các vấn đề sức khoẻ đặc thù của phụ nữ. Tăng sự tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhằm giải quyết các vấn đề sức khoẻ đặc thù của phụ nữ.
Thu thập tài liệu và nâng cao nhận thức xã hội về phân công lao động, bố trí thời gian và hậu quả của làm việc quá tải giữa nữ và nam giới trong gia đình. Nâng cao nhận thức và năng lực của nam giới để họ có trách nhiệm bình đẳng với gia đình và với việc chăm sóc sức khoẻ con cái.
4.2.5. Các gợi ý về độ tuổi lao động, phân bố lao động theo vùng
Mặc dù phụ nữ – cũng như nam giới những người lao động chân tay có thể muốn được về hưu sớm, song cả nam và nữ đang làm những công việc nghiên cứu hay trí tuệ đều được coi là đạt đến độ chín về nghề ở lứa tuổi này. Người ta cũng chỉ ra rằng khả năng được đề bạt cũng như các cơ hội đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn của người phụ nữ bị hạn chế do thời gian công tác của họ ngắn hơn, do đó là tuổi nghỉ hưu nên thống nhất.
Về khu vực địa lý, nhìn chung lao động ở khu vực duyên hải Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc có mức thu nhập bình đẳng hơn giữa nam và nữ. Nếu có luồng di chuyển lao động nữ về các khu vực này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mức độ bình đẳng trong mức lương. Tuy nhiên việc thay đổi về phân bố lao động được phối hợp hợp lý với các chính sách khác như chính sách di dân, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng…
4.2.6. Khuyến nghị nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong mức lương và địa vị kinh tế
Một nhu cầu đặc biệt cấp bách ở Việt Nam là điều tra lực lượng lao động được phân tách giới và có chất lượng cao nhằm bổ sung vào các điều tra hộ gia đình và doanh nghiệp. Điều tra lực lượng lao động cần quan tâm đầy đủ tới vấn đề mùa vụ, di cư, lao động trong các ngành không có thống kê và thu nhập. Các mô hình có thể cần được bổ sung để giải quyết những vấn đề cụ thể như là sự sẵn có của dịch vụ chăm sóc trẻ, trả lương tối thiểu và thông tin chi tiết về công việc nhà.
Cần tiến hành nghiên cứu về tách biệt giới tính trong giáo dục và việc làm và ảnh hưởng của tách biệt giới đối với thị trường lao động. Tìm kiếm các biện pháp tăng sự tham gia của phụ nữ trong các ngành học và việc làm phi truyền thống.
Tổ chức nghiên cứu về sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trên thị trường lao động. Hình thành quy định hạn chế sự phân biệt đối xử về giới tính ở nơi làm việc, đặc biệt là trong tuyển dụng, đề bạt cũng như các hình thức thực thi luật pháp về lao động.
Thiết lập cơ chế (thể chế và quy trình) cho việc hình thành và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô có nhạy cảm giới: tăng cân bằng giới trong quá trình ra quyết định kinh tế vĩ mô; phân tích giới trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt (lao động, cơ chế khuyến khích, chỉ số thể hiện); tác động giới của các điều chỉnh kinh tế; tác động đến tiêu dùng, công việc không đ−ợc trả công. Thành lập nhóm hợp tác liên bộ và liên ngành (các nhà kinh tế, phân tích giới, chuyên gia các lĩnh vực) để xây dựng và vận động cho các kiến nghị lồng ghép giới vào khung chính sách kinh tế vĩ mô quốc gia.
Về số liệu nghiên cứu, việc thiếu những dữ liệu phân tách giới đã được đề cập đến trong các cuộc tham vấn như là một hạn chế chính trong công tác nghiên cứu và ra quyết định. Một hoạt động có thể giúp khuyến khích và hướng dẫn công tác nghiên cứu ở Việt Nam là đánh giá những nỗ lực thu thập dữ liệu hiện nay của chính phủ, các nhà nghiên cứu và những đối tượng khác và sự sẵn có của những số liệu phân tách giới. Đánh giá này có thể được xuất bản định kỳ để giúp các nhà nghiên cứu, các nhà lập chính sách và xã hội dân sự và hướng dẫn những nỗ lực thu thập số liệu trong tương lai.
Cần có sự phối hợp giữa Hội Phụ nữ cần phối hợp với Liên đoàn Lao động để tích cực tham gia giám sát việc thực thi các điều luật lao động. Phối hợp các chuẩn mực lao động mang tính nhạy cảm giới với các n−ớc ASEAN khác vμ vận động thμnh lập một cơ chế kiểm tra giám sát thông qua Tổ chức Th−ơng mại Thế giới.
Phối hợp với Liên đoμn Lao động ở các n−ớc khác trong việc thúc đẩy ra đời điều luật quốc tế, tác động tới các Bộ Luật Lao động để đảm bảo tính nhạy cảm giới trong điều kiện lao động, sức khoẻ vμ an toμn, giờ lμm việc, quyền tổ chức vμ tham gia vμo các cuộc th−ơng l−ợng tập thể. Đào tạo và xây dựng năng lực cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để làm tốt chức năng giám sát Luật Lao động và bảo vệ quyền của người lao động.
Bên cạnh đó, cần tăng c−ờng năng lực dự báo thị tr−ờng lao động vμ phát triển nguồn nhân lực mang tính nhạy cảm giới, đảm bảo phụ nữ đ−ợc trang bị năng lực cần thiết để có thể tiếp cận bình đẳng các cơ hội về việc lμm, đặc biệt các lĩnh vực phát triển.
Tóm lại, để hạn chế bất bình đẳng trong mức lương, cần phải phối hợp nhiều biện pháp cũng như có các chính sách thực hiện đồng bộ, đặc biệt tư tưởng truyền thống cũng cần có những thay đổi hợp lý hơn về vai trò của lao động nam và lao động nữ.
1.2.Các phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập. 11
Giáo dục, chuyên môn và đào tạo, những việc đều hướng tới nhu cầu của một nền kinh tế và một xã hội đang ngày một đổi mới, đều rất quan trọng nhưng cũng có một nhu cầu giải quyết những hình thức phân biệt đối xử hiện nay trong hệ thống pháp luật và giải quyết nhu cầu của những nhóm dễ bị tổn thương trong thị trường lao động.
Bên cạnh đó, nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với nhiều ưu tiên chính sách. Bởi các chiến lược để thúc đẩy bình đẳng giới phải giải quyết những ý tưởng và định kiến lâu nay về quan hệ giới và chuẩn mực của nữ tính và nam tính trong xã hội. Những chiến lược nhằm thay đổi thái độ do đó phải đi cùng với những chiến lược thay đổi chính sách và phân bổ nguồn lực. Trong bối cảnh của Việt Nam, sẽ còn cần thời gian để có thể đưa ra những dấu hiệu và sự khích lệ cần thiết để giải quyết một số những thành kiến và định kiến này.
Ưu điểm của đề tài là không chỉ dừng lại ở đánh giá ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố mà còn phân tách ảnh hưởng theo từng yếu tố đối với sự bất bình đẳng trong lương. Đề tài mang lại thông tin cập nhật mới nhất về bức tranh bất bình đẳng trong vấn đề tiền lương tiền công với nhiều cấp bậc trình độ, chuyên môn, vùng miền khác nhau.
Hạn chế của đề tài là do hạn chế về số liệu, chỉ có thời gian trong hai năm, nên chưa khai thác hết được ưu điểm của số liệu panel, nên chưa đánh giá được xu hướng bất bình đẳng trong dài hạn cũng như tính ổn định của các yếu tố ảnh hưởng. Do hạn chế về số liệu nên đề tài chưa phân tách đánh giá được lao động thuộc và không khu vực công. Không những thế, do bộ số liệu bản thân cũng chưa được xây dựng để làm công cụ phân tích về giới nên khó có thể tiếp cận so sánh đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về tiếp cận nguồn lực, khả năng lãnh đạo và tham chính, …
Hy vọng rằng những nghiên cứu sau sẽ khắc phục được những hạn chế trên để đưa ra những kiến nghị xác đáng hơn, đóng góp hơn nữa cho quá trình phát triển bền vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập đầy biến động đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO.
(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
--- Bài cũ hơn ---
Tuyên Truyền Bình Đẳng Giới Và Phòng Chống Bạo Lực Giới Cần Đồng Bộ Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình
Kính Cận Chơi Đá Bóng Chính Hãng, Giá Tốt. Giao Hàng Toàn Quốc.
Tư Vấn Mua Kính Cận Đá Bóng
Kính Đá Bóng Cho Người Cận Thị