Top 4 # Xem Nhiều Nhất Em Vận Dụng Được Chức Năng Nào Của Thị Trường Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Em Sẽ Vận Dụng Các Chức Năng Cơ Bản Của Thị Trường Như Thế Nào Câu Hỏi 40766

Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ

có 5 chức năng:

– Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.

Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:

+ Giá trị hàng hoá.

+ Giá trị của tiền.

+ ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hoá.

Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường.

Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.

– Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.

– Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

– Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng … Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

– Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết vớinhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

* Ví dụ thì em chỉ cần nhìn vào 1 trong 5 chức năng của tiền là có thể tự cho vì dụ được

Phân Tích Các Chức Năng Của Tiền Tệ. Em Đã Vận Dụng Được Những Chức Năng Nào Của Tiền Tệ Trong Đời

Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống? Gợi ý làm bài:

* Chức năng của tiền tệ:

+ Chức năng làm thước đo giá trị: được thể hiện khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Gía cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố khác nhau, do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, gía trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.

+ Chức năng làm phương tiện lưu thông: được thể hiện khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H -T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

+ Chức năng làm phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại ddể khi cần thì đem ra mua hàng. Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ cuả cải. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

+ Chức năng phương tiện thanh toán: được thể hiện khi tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế… Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

+ Chức năng tiền tệ thế giới: Thể hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền cuả nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đối. Tỉ giá hối đoái là gía cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

* Em đã vận dụng được những chức năng của tiền tệ như:

– Dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, đi mua hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình hàng ngày.

– Khi có tiền nhưng chưa dùng đến, em mang cất đi bằng cách bỏ lợn tiết kiệm, nhờ mẹ gửi ngân hàng giúp,…

Hoạt Động Kiểm Tra Của Quản Lý Thị Trường Được Quy Định Thế Nào?

Thời gian vừa qua, lợi dụng dịch COVID-19, rất nhiều cơ sở kinh doanh tăng giá bán khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đã bị các cán bộ quản lý thị trường kiểm tra, lập biên bản và xử phạt. Vậy hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường được quy định thế nào?

Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là gì?

Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý thị trường (Pháp lệnh) quy định Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

Điều 17 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Điều 18 Pháp lệnh, có 3 hình thức kiểm tra, gồm:

1. Kiểm tra định kỳ.

2. Kiểm tra chuyên đề.

3. Kiểm tra đột xuất.

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh, cụ thể:

1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

– Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

– Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

– Nội dung kiểm tra;

– Thời hạn kiểm tra;

– Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

– Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.

Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra

Điều 20 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

– Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

– Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

1. Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

2. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:

– Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;

– Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

3. Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra bao gồm:

– Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

– Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

3. Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra.

2. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;

– Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;

– Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;

– Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Loại Thực Phẩm Chức Năng Bổ Sung Estrogen Nào Được Chị Em Tin Dùng?

Thực phẩm chức năng bổ sung estrogen là sản phẩm đang ngày càng được chị em phụ nữ vấn đề quan tâm và lựa chọn tỷ mỉ hơn. Chủ động bổ sung estrogen giúp chị em phụ nữ giữ gìn vóc dáng thon gọn và quyến rũ tuổi thanh xuân, thế nhưng chọn sản phẩm nào vừa bảo đảm chất lượng lại đảm bảo an toàn và hữu hiệu thì thực sự là vấn đề “khó nhằn” với chị em phụ nữ.

Nội tiết tố nữ estrogen được tiết ra bởi buồng trứng của chị em. Ở tuổi dậy thì, lượng estrogen tăng vọt giúp cơ thể những bé gái phát triển những đặc tính sinh dục nữ (mọc lông mu, làm cho vú phát triển to và chắc, dáng thon đẹp…)

Nội tiết tố nữ giúp quý cô ngăn ngừa lão hóa sớm ở chị em, làm cho cải thiện khả năng tình dục, giao hợp dễ dàng…

từ 30 tuổi trở đi, gần như phái nữ đều đối mặt với sự suy giảm estrogen do buồng trứng bị lão hóa. Bởi vậy, bổ sung estrogen là phương pháp rất cần thiết để giúp phụ nữ cân bằng nội tiết tố, duy trì nét đẹp tuổi thanh xuân cũng như gìn giữ đời sống “chăn gối” mặn nồng.

từ 30 tuổi trở đi phái nữ có bắt đầu bị suy giảm estrogen

Có 2 phương pháp bổ sung estrogen cho phái nữ lựa chọn bao gồm:

Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy được rằng bổ sung estrogen thực vật từ đậu nành – loại thực phẩm có hàm lượng estrogen cao nhất chính là lựa chọn số 1 cho chị em.

Thế nhưng, để thỏa mãn nhu cầu estrogen cho cơ thể, trung bình quý cô phải ăn 3-4kg đậu phụ/ngày hoặc uống 5 lít sữa đậu. Đây là sự bất tiện tương đương khó khăn lớn với quý cô.

Đậu nành là loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng estrogen dồi dào nhất

do vậy, dùng tinh chất mầm đậu nành chính là biện pháp được các nhà khoa học chứng minh là bổ sung estrogen hiệu quả nhất cho quý cô. Đây cũng chính là lý do tại sao, tinh chất mầm đậu nành là thành phần quan trọng của những loại thực phẩm chức năng bổ sung estrogen.

Đậu nành dược liệu chính là Yếu tố bắt buộc với thực phẩm chức năng bổ sung estrogen đạt chất lượng

Thực phẩm Bảo vệ Sức khỏe Bảo Xuân chính là loại thực phẩm chức năng bổ sung estrogen đầu tiên và độc nhất tại Việt Nam (tính tới thời điểm hiện tại) thỏa mãn được cả 3 tiêu chuẩn kể trên.

Bảo Xuân có vùng trồng đậu nành dược liệu riêng biệt để phục vụ cho việc sản xuất tinh chất mầm đậu nành, dùng cho sản phẩm.

Bảo Xuân được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn WHO và được xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính tại Châu Âu.

Sự góp mặt của các thành phần quý (bài thuốc Tứ vật thang, Nhân sâm, Collagen…) trong sản phẩm giúp Bảo Xuân hỗ trợ tối đa cho sức khỏe quý cô.

Bảo Xuân là thực phẩm chức năng bổ sung estrogen bậc nhất tại Việt Nam ngày nay

Có tới 97% quý cô bằng lòng với công hiệu cân bằng nội tiết tố nữ của Bảo Xuân. Và có tới hàng triệu phụ nữ Việt tin sử dụng, san sẻ sản phẩm như cách gìn giữ nét thanh xuân, bảo vệ hạnh phúc gia đình.