Top 5 # Xem Nhiều Nhất Đổi Mới Giáo Dục Là Giải Pháp Đột Phá Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Vì Sao Đổi Mới Kiểm Tra, Thi, Đánh Giá Chất Lượng Giáo Dục Được Coi Là Giải Pháp Đột Phá Đổi Mới Giáo Dục?

– Đổi mới cả nội dung, phương pháp đánh giá (kiểm tra, thi hết môn, thi lên lớp, thi tốt nghiệp). Chuyển từ đánh giá kiến thức mà người học nắm được sang đánh giá việc hình thành năng lực, phẩm chất của người học.

– Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá định kì của người dạy với kết quả thi, đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của xã hội.

– Tách bạch đánh giá kết quả học tập của từng học sinh với đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương và cả nước.

– Giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng trong tuyển sinh theo hướng: Các trường lập phương án tuyển sinh của mình theo hướng dẫn, quy định, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, để các trường tăng thêm quyền chủ động và đảm bảo công tác tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc.

Đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá được coi là giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam là vì:

– Trong bối cảnh của Việt Nam, khi giáo dục nặng về ứng thí và tâm lí sính bằng cấp khá phổ biến trong xã hội thì công tác kiểm tra, thi, đánh giá có tác động hết sức mạnh mẽ đến việc dạy và học. “Thi gì học nấy” nên đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá sẽ có tác động trở lại đến toàn bộ các yếu tố của quá trình dạy và học trong các nhà trường. Đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá không đòi hỏi tốn kém nhiều kinh phí.

– Hiện trạng công tác kiểm tra, thi, đánh giá của cả hệ thống nước ta còn có nhiều hạn chế, lạc hậu từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến quy trình, cách thức xử lí, sử dụng kết quả; coi việc đánh giá kết quả học tập chỉ là việc cho điểm các bài thi, bài kiểm tra…; cách tổ chức còn nặng nề, tốn kém… Do đó, để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhất thiết phải thực hiện ngay việc đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi cử.

“Giải Pháp Đột Phá Đổi Mới Căn Bản Và Toàn Diện Nền Giáo Dục Việt Nam”

(GD&TĐ)- Ngày 9/6, tại ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên, Trung ương Hội Khoa học tâm lý- Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc về “giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã dự và có bài phát biểu tại hội thảo.

Dự hội thảo còn có lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Sở GD-ĐT tỉnh và đông đảo các nhà khoa học có uy tín, các học giả trong cả nước, lãnh đạo, giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh, chúng tôi

Kế hoạch kỉ yếu hội thảo lần này của Trung ương Hội Khoa học tâm lý- Giáo dục Việt Nam (Hội KHTL-GDVN) đã nhận được trên 100 bài tham luận tâm huyết mang nhiều công phu của các nhà khoa học giáo dục, các học giả, các giảng viên, nhà giáo tham gia.

Các ý kiến tại hội thảo đã tập trung tham luận, bàn các giải pháp mang tầm vĩ mô về “giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Những vấn đề chung trong các ý kiến bàn về “giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” chủ yếu tập trung vào yếu tố con người (đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý), cơ chế- tư duy quản lý, kết cấu của hệ thống giáo dục quốc dân…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến bàn về các vấn đề nội hàm của vấn đề chung “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như: đổi mới tư duy quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử… cũng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu dự hội thảo.

Thay mặt đoàn chủ tịch tại hội thảo, chúng tôi Trần Kiều- Chủ tịch Hội KHTL-GDVN đã tổng hợp những vấn đề chung nhất của các ý kiến tham luận nhằm đề xuất các giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam với Bộ GD-ĐT, Ban tuyên giáo TƯ xây dựng dự thảo Đề án “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trình Ban chấp hành TƯ đảng. Hội thảo đã thống nhất quan điểm chung về giải pháp đột phá trong “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” sẽ ảnh hưởng tích cực, cộng hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam.

Hội thảo khoa học toàn quốc về “giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” cuat TƯ Hội KHTL-GDVN. Ảnh, chúng tôi

Trước đó, Trung ương Hội Khoa học tâm lý- Giáo dục Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho Hội KHTL-GDVN TP.Hải Phòng đã có thành tích xuất sắc từ năm 2006 đến năm 2010 góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.

Tại buổi lễ, Trung Hội KHTL-GDVN cũng đã tặng kỉ niệm chương cho 5 cá nhân của Đại học Thái Nguyên và trường Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho BCH Hội KHTL-GDVN TP.Hải Phòng.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhiệt liệt chúc mừng thành tích nhiều năm qua của Hội KHTL-GDVN, đặc biệt là Hội KHTL-GDVN TP.Hải Phòng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trong dịp này và trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu của Hội KHTL-GDVN cùng sát cánh với Bộ GD-ĐT trong phát triển giáo dục nước nhà.

Đồng thời khẳng định, hoạt động của Hội đã có nhiều hiệu quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong ứng dụng, phổ biến, tư vấn, phản biện, giám định xã hội, đưa tâm lý học, giáo dục ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hội nhập quốc tế, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Trong 21 năm qua, qua 5 kì Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển gắn Huân chương Lao động hạng Ba lên lá cờ truyền thống của Hội KHTL-GDVN TP.Hải Phòng. Ảnh, chúng tôi

Hiện Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Ban tuyên giáo TƯ xây dựng dự thảo Đề án “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trình Ban bí thư và Chính phủ, phục vụ Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ đảng; Bộ GD-ĐT rất quan tâm tiếp thu đề xuất, kiến nghị của các lực lượng xã hội trong đó có Hội KHTL-GDVN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo toàn ngành nói chung và trong quá trình đổi mới giáo dục nói riêng.

Bá Hải

Đổi Mới Công Tác Quản Lý, Tạo Đột Phá Để Phát Triển Giáo Dục, Đào Tạo

Kế hoạch đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần tập trung triển khai thực hiện đối với đội ngũ cán bộ quản lý, bởi đội ngũ này là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược đổi mới GD&ĐT, là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới căn bản GD&ĐT.

Toàn ngành tập trung triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp chính về đổi mới GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số 235-CT/TU ngày 20-1-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”.

Ngày 18-2-2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 492/KH-UBND về “Đổi mới công tác quản lý GD&ĐT” tạo sự đột phá để phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh năm 2016 và giai đoạn 2016-2020.

Nội dung tập trung 8 nhiệm vụ, giải pháp chính, gồm: Hoàn thiện thể chế quản lý; đẩy mạnh phân cấp quản lý; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở GD, ĐT và giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm; tranh thủ các nguồn lực đầu tư.

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh xuất phát điểm còn thấp, đời sống xã hội của Nhân dân đang còn khó khăn, vì thế việc đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế, cơ sở vật chất, trường, lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đội ngũ giáo viên còn thiếu, một số ít giáo viên có trình độ tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2015-2016, toàn ngành GD&ĐT hiện có 324 cơ sở giáo dục với 131.278 học sinh ở cấp học mầm non, phổ thông; 2479 học viên giáo dục thường xuyên; 2681 sinh viên cao đẳng sư phạm, trung cấp chuyên nghiệp; trên 10.350 cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động.

Tính đến tháng 3-2016, toàn tỉnh có 72 trường chuẩn quốc gia, đạt 30,6%; số xã đạt tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 7/11 xã điểm, đạt 63,6%. Về công tác phổ cập giáo dục có 63/65 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 60/65 xã, phường, 5/7 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; học sinh học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học đạt 50,1%, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Về công tác đào tạo bồi dưỡng, trong quý 1, có 136 CB, CC, VC được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước gồm: Nghiên cứu sinh: 3, Cao học: 37, Quản lý nhà nước: 62, Lý luận chính trị: 30, Quốc phòng-An ninh: 4.

Để bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao, từ nay đến năm 2020, toàn ngành tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ về lĩnh vực GD&ĐT theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Đảm bảo sự phát triển GD, ĐT một cách ổn định, bền vững, toàn diện cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh phân cấp, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, tạo sự năng động, sáng tạo cho cơ sở. Tạo sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Giáo dục cho toàn thể CB, CC, VC và học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, dạy tốt, học tốt và làm việc có hiệu quả; hoàn thành việc sắp xếp mạng lưới trường, lớp các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở địa phương; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển GD&ĐT đến năm 2020; hoàn thiện việc sắp xếp hệ thống quản lý đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, phù hợp chức năng, nhiệm vụ. Xác định rõ vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở GD, ĐT, giáo dục nghề nghiệp.

Phấn đấu trong năm 2016, toàn tỉnh có 32-34% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 55% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày và đến năm 2020 có 20% trường mầm non và 50% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; huy động học sinh đến trường, ở cấp Tiểu học có trên 99% số học sinh trong độ tuổi và số trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1; 80% HS học 2 buổi/ngày; 70% HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 và 30% học sinh học nghề; 100% huyện, thành phố có trung tâm thực hiện chức năng giáo dục thường xuyên; 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98%; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 trường chất lượng cao; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; hằng năm có trên 25% số học sinh tốt nghiệp THPT thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Phân hiệu Đại học Nông Lâm và các trường trung cấp chuyên nghiệp, chuẩn bị cho việc xây dựng Trường Đại học Ninh Thuận theo lộ trình.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục để tạo sự đột phá phát triển GD&ĐT ở tỉnh ta, phải khởi đầu từ đổi mới về quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, Phòng, Sở GD&ĐT biết được mục đích của việc đổi mới, những vấn đề thay đổi trong mục tiêu, nội dung đổi mới… Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và có hành động, việc làm cụ thể, từng cơ sở giáo dục xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, kế hoạch triển khai thực hiện việc đổi mới công tác quản lý GD&ĐT góp phần đổi mới căn bản, toàn diện để tiến tới một nền GD&ĐT tiên tiến, tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Giải Pháp Đột Phá Phát Triển Giáo Dục Vùng Dân Tộc

Ngày đầu năm học ở Trường Mầm non Lương Thịnh (Trấn Yên – Yên Bái)

Trong bối cảnh khó khăn chung của tỉnh, ngành GD Yên Bái luôn phải đối mặt với không ít thách thức như địa hình núi cao hiểm trở, HS trở ngại khi đến trường và luôn phải chống chọi với lũ quét, sạt lở…cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học cũng yếu và thiếu. Đa số HS là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn nên thiệt thòi về điều kiện học tập. Để giải quyết việc này, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách riêng để phát triển GD dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm đến hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đó là chính sách hỗ trợ gạo cho HS đến trường.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, ngoài một số HS được đi học ở trường nội trú thì một bộ phận không nhỏ HS không thể trở về nhà trong ngày. Tình trạng HS chán nản bỏ học rất dễ xảy ra nếu không có những biện kịp thời. Để giải quyết vấn đề này, các thầy cô giáo, các nhà trường đã bố trí tận dụng các lớp học, nhà ở của GV rồi làm cả nhà tạm trong khuôn viên của trường để HS có chỗ ở.

Có trường còn liên hệ với gia đình xung quanh trường để giúp HS có thể ở trọ. Nhiều gia đình đã dựng lều ở gần trường, mượn đất làm nhà, trồng rau xanh, góp gạo nấu cơm chung cho các em. Mô hình trường bán trú dân nuôi ra đời đã bước đầu giúp các em ổn định học tập. Việc duy trì nề nếp, đảm bảo sĩ số, tính chuyên cần được đảm bảo, vì thế chất lượng học tập cũng vì thế mà tăng cao.

Phải là giải pháp bền vững

Trường tiểu học số 2 An Thịnh – Văn Yên, Yên Bái

Tất cả những cách làm trên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của HS vùng cao, tuy nhiên về lâu dài rất khó bền vững. Ngành GD đã chủ động tham mưu với tỉnh ủy, HĐND, UBND. Hàng loạt chủ trương lớn đã được thông qua trong giai đoạn 2010- 2015: Nghị quyết số 22/2009/NQ- HĐND tỉnh về xây dựng trường PTDT BT; Đề án phát triển GDMN tỉnh và Nghị quyết số 43/2011/NQ- HĐND phê duyệt Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với mục tiêu hỗ trợ cho GD dân tộc có những bước đi cơ bản, tiến tới từng bước nâng cao chất lượng theo hướng bền vững.

Sau 3 năm thực hiện và triển khai quyết liệt các chủ trương của tỉnh, ngành GD đã từng bước khẳng định một hướng đi đúng, đáp ứng được đòi hỏi về thực tiễn phát triển GD ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình trường PTDT BT đã làm thay đổi diện mạo GD dân tộc thiểu số ở Yên Bái. Đến nay toàn tỉnh đã có 38 trường PTDT BT, trong đó có 9 trường tiểu học, 14 trường THCS, 15 trường liên cấp và 111 lớp ghép.

Mô hình trường PTDT BT đã giúp số lượng HS bán trú tăng nhanh, khắc phục được tình trạng HS bỏ học. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện công tác PCGD tiểu học và THCS. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 10.210 HS được hưởng chế độ chính sách đối với HS bán trú, tăng 5.214 HS so với năm học trước. Hiện nay, 69,5% HS trong các trường học trên địa bàn là diện HS bán trú.

Theo NGƯT Trần Xuân Hưng – giám đốc Sở GD- ĐT Yên Bái, chất lượng GD vùng HS dân tộc đã chuyển biến rõ rệt. Trong năm học 2012- 2013, tỷ lệ HS khá, giỏi trong các trường PTDT BT cấp THCS tăng từ 14% lên 18%; tỷ lệ HS yếu, kém giảm từ 11% xuống còn 6,5%. Đối với cấp tiểu học cũng có nhiều chuyển biến, số HS giỏi tăng cao và tỷ lệ HS bỏ học giảm đáng kể, từ 0,2% xuống còn 0,08%. Đặc biệt, từ khi có trường PTDT BT số HS nữ người dân tộc đến lớp tăng cao ở tất cả các cấp học.

Qua mô hình trường PTDT BT, đội ngũ GV cũng được đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng mục tiêu GD toàn diện. Đến nay, các trường học còn được tỉnh cho cơ chế để bổ sung nhân viên y tế trường học, nhân viên phục vụ và nhân viên cấp dưỡng. Đảm bảo HS ở trường không chỉ được học tập mà còn được chăm sóc đầy đủ.

Đáng chú ý, trong 3 năm thực hiện chủ trương trường PTDT BT, toàn tỉnh đã xây dựng mới được 39 phòng học, 221 phòng ở, 19 bếp ăn, 16 công trình vệ sinh và hàng loạt hạng mục công trình nước sạch, bàn ghế và giường ngủ cho HS để các em yên tâm học tập.

Hướng đi mới

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai mô hình trường PTDT BT, ngành GD Yên Bái vẫn gặp nhiều khó khăn về nhu cầu ăn, ở của HS, việc định mức GV chưa phù hợp với tính chuyên biệt của loại hình trường này. Công tác bồi dưỡng GV dạy tiếng dân tộc, công tác quản lý HS còn nhiều hạn chế và đang là rào cản trong phát triển căn bản toàn diện sự nghiệp GD- ĐT Yên Bái. Vì thế, về lâu dài, ngành GD Yên Bái đã định hình một hướng đi mới cho mô hình trường PTDT BT.

Giám đốc Sở GDĐT Trần Xuân Hưng cho rằng: Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa GD, để các tổ chức đoàn thể, cá nhân tích cực hơn trong việc tham gia đóng góp thêm các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị học tập cho mô hình này. Bên cạnh đó, ngành GD tiếp tục rà soát lại mạng lưới trường lớp để phấn đấu đến năm 2015 có 100% các trường đủ điều kiện được chuyển thành trường PTDT BT.

Thanh An