Top 3 # Xem Nhiều Nhất Đọc Kết Quả Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Phân Tích Kết Quả Hô Hấp Ký Và Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp

Published on

Prof Solomon Chuyên trang bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản: http://benhphoitacnghen.com.vn/ http://benhkhotho.vn/

1. Management – progressive or severe disease and how to follow 1

2. 2

3. 3

4. 4

5. 5

6. 6

7. 7

8. 8

9. 9

10. 10

11. 11

12. 12

13. 13

14. 14

15. 15

16. 16

17. 17

18. 18

19. 19

20. 20

21. 21

22. 22

23. 23

24. 24

25. 25

26. 26

27. 27

28. 28

29. 29

30. 30

31. 31

32. 32

33. 33

34. 34

35. 35

36. 36

37. 37

38. 38

39. 39

40. 40

41. 41

42. We can measure changes 42

43. Can do helium dilution – not absorbed in the blood so concentration x volume at beginning equals concentration x vol at end and can solve for the volume of the lung 43

44. 44

45. 45

46. 46

47. 47

48. 48 Pulmonary vascular disease = pulmonary emboli, pulmonary HTN. Low DLCO is also a major predictor of desaturation during exercise.

49. 49 Pulmonary vascular disease = pulmonary emboli, pulmonary HTN. Low DLCO is also a major predictor of desaturation during exercise.

50. 50 Pulmonary vascular disease = pulmonary emboli, pulmonary HTN. Low DLCO is also a major predictor of desaturation during exercise.

51. 51

52. 52

53. 53

54. 54

55. 55

56. 56

57. 57

58. 58

59. 59

60. 60

61. 61

62. 62

63. 63

64. 64

65. 65

66. 66

67. 67

68. 68

69. 69

70. 70

71. 71

72. 72

73. 73

74. 74

75. 75

76. 76

77. 77

78. 78

79. 79

80. 80

81. 81

82. 82

Recommended

Test Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp

Test thăm dò chức năng hô hấp là các test hô hấp nhằm đánh giá mức độ bạn hít không khí vào, thở không khí ra khỏi hai phổi và mức độ oxy đi vào cơ thể bạn. Test thường gặp nhất là hô hấp ký (spirometry), nghiên cứu khuếch tán (diffusion studies) và phế thân ký (body plethysmography). Có khi chỉ làm một test, có khi tất cả các test được lên lịch, thường trong cùng một ngày. Test thăm dò chức năng hô hấp có thể được dùng để:

+ So sánh chức năng phổi của bạn với số đo chuẩn, cho biết phổi của bạn hoạt động ở mức nào.

+ Đo lường ảnh hưởng của các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ nang phổi lên chức năng hô hấp.

+ Xác định các thay đổi sớm trong chức năng phổi, có thể cho biết cần phải thay đổi việc điều trị hay không.

+ Phát hiện hẹp đường dẫn khí.

+ Quyết định có nên dùng thuốc (như thuốc giãn phế quản) hay không.

+ Cho biết việc phơi nhiễm các chất trong nhà hoặc nơi làm việc có tác hại đến phổi không.

+ Xác định khả năng chịu đựng của bạn đối với phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa.

Để thu được kết quả chính xác nhất từ các test hô hấp:

+ Không hút thuốc ít nhất là 1 giờ trước khi test.

+ Không uống rượu ít nhất là 4 giờ trước khi test.

+ Không vận động nặng ít nhất là 30 phút trước khi test.

+ Không mặc quần áo chật, khiến bạn khó hít sâu.

+ Không ăn nhiều trong vòng 2 giờ trước khi test.

+ Hãy hỏi bác sĩ xem có loại thuốc nào bạn không nên dùng trong ngày làm test.

Hô hấp ký là gì?

Hô hấp ký là test thăm dò chức năng phổi thường được chỉ định nhất. Hô hấp ký đo lường số lượng không khí bạn có thể hít vào trong phổi và số lượng không khí bạn có thể thở ra nhanh khỏi phổi. Test này được thực hiện bằng cách cho bạn hít vào sâu và sau đó thở ra tất cả không khí càng nhanh càng tốt. Bạn sẽ thổi vào một ông nối liền với một cái máy (hô hấp kế). Để đạt được kết quả tốt nhất, test phải được lập lại ba lần. Sau mỗi lần, bạn được nghỉ ngơi.

Test thường được lập lại sau khi bạn hít một thứ thuốc (thuốc giãn phế quản) để xem bạn hô hấp tốt hơn đến đâu sau khi dùng loại thuốc này. Có thể cần phải tập dượt để làm hô hấp ký đúng. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách làm test đúng.

Thường mất 30 phút để hoàn thành test này.

Tôi nên biết gì trước khi làm test hô hấp ký?

+ Bạn có thể được yêu cầu không sử dụng thuốc hô hấp trước khi test.

+ Các hướng dẫn cách làm test sẽ được đưa cho bạn. Nếu bạn không hiểu các hướng dẫn này, hãy yêu cầu nhân viên lập lại.

+ Cần phải gắng sức để test và bạn có thể mệt. Điều này đã được dự liệu.

+ Nếu bạn chóng mặt hoặc xây xẩm trong lúc test, hãy ngưng thổi ngay lập tức và báo cho nhân viên biết.

Các test khuếch tán là gì?

Các test khuếch tán tìm ra mức độ oxy trong không khí mà bạn hít vào phổi, di chuyển từ phổi vào trong máu. Như hô hấp ký, test này được thực hiện bằng cách cho bạn thở vào một ống nối với một cái máy. Bạn sẽ được yêu cầu làm trống phổi bằng cách nhẹ nhàng thở ra càng nhiều càng tốt. Sau đó bạn sẽ hít nhanh nhưng sâu, giữ lại trong 10 giây, và thở ra theo chỉ dẫn. Thường mất khoảng 15 phút để hoàn thành test này.

Tôi nên biết gì trước khi làm test khuếch tán?

+ Không được hút thuốc lá và tránh xa người hút thuốc lá trong ngày làm test.

+ Nếu bạn thở oxy, bạn thường được yêu cầu ngưng oxy trong vài phút trước khi thực hiện test này.

Phế thân ký là gì?

Phế thân ký là một test để biết được số lượng không khí ở trong hai phổi sau khi bạn hít sâu vào, và số lượng không khí còn lại trong hai phổi sau khi bạn thở ra hết sức. Dù bạn có gắng sức đến mức nào, bạn cũng không bao giờ có thể tống hết không khí ra khỏi hai phổi. Đo lường tổng số lượng không khí hai phổi có thể chứa và số lượng không khí còn lại trong hai phổi sau khi thở ra hết sức giúp bác sĩ có được thông tin về việc hai phổi của bạn hoạt động tốt đến mức nào và giúp hướng dẫn họ điều trị bạn. Test này đòi hỏi bạn ngồi trong một hộp có cửa kính rộng nhìn được ra ngoài (như phòng gọi điện thoại). Bạn sẽ được yêu cầu mang một kẹp mũi và bạn sẽ được hướng dẫn cách hít thở qua một ống miệng. Nếu bạn gặp khó khăn khi ở trong một phòng kín (sợ phòng kín – claustrophobia), hãy cho người ra y lệnh biết. Điều này giúp bạn tránh bất kỳ sự hiểu lầm hoặc khó chịu nào. Thường mất khoảng 15 phút để hoàn thành. Một số phòng thăm dò chức năng hô hấp có thể sử dụng các test khác, thay vì phế thân ký để đo tổng thể tích không khí trong hai phổi của bạn.

Tôi nên biết điều gì trước khi làm phế thân ký?

+ Một số phòng thử nghiệm sẽ sử dụng các test khác thay vì phế thân ký để đo tổng thể tích không khí trong hai phổi của bạn.

+ Nếu bạn thở oxy, bạn thường được yêu cầu ngưng oxy trong lúc test.

+ Hãy cho nhân viên biết bạn gặp khó khăn khi ở trong phòng kín.

Các kết quả bình thường của test thăm dò chức năng phổi?

Do kích thước cơ thể và phổi của mỗi người mỗi khác, kết quả bình thường khác nhau từ người này qua người khác.

Thí dụ, người cao hơn và người nam có khuynh hướng có phổi lớn hơn người thấp hơn và người nữ. Hai phổi của một người phát triển cho đến tuổi 24, 25 và sau đó, chức năng phổi giảm nhẹ mỗi năm.

Có những tiêu chuẩn mà bác sĩ sử dụng, dựa vào chiều cao, cân nặng, tuổi và giới tính của bạn. Các số đo này được gọi là trị số dự đoán. Số đo của bạn sẽ được so sánh với các số đo tiêu chuẩn này. Chức năng phổi của chính bạn có thể được theo dõi theo thời gian để giúp biết được bạn có thay đổi xấu hơn hay không.

Nguồn: American Thoracic Societyhttp://www.thoracic.org/patients/patient-resources/resources/pulmonary-function-tests.pdfTrần Thanh Xuân dịch

Vai Trò Của Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp

Thăm dò chức năng hô hấp mà cụ thể là xét nghiệm đo chức năng hô hấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH). Kết quả xét nghiệm cho các thông tin về các chỉ số chức năng hô hấp của người bệnh, xác định được kiểu rối loạn thông khí và mức độ các kiểu rối loạn thông khí từ nhẹ đến nặng.

1. Vai trò của thăm dò chức năng hô hấp

Thăm dò chức năng hô hấp mà cụ thể là xét nghiệm đo chức năng hô hấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH). Kết quả xét nghiệm cho các thông tin về các chỉ số chức năng hô hấp của người bệnh, xác định được kiểu rối loạn thông khí và mức độ các kiểu rối loạn thông khí từ nhẹ đến nặng. Qua đó bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hô hấp mới có các chỉ định về phương pháp và chỉ định về kỹ thuật PHCNHH cho người bệnh một cách thích hợp.

Bằng việc đo chức năng hô hấp cho người bệnh trước và trong quá trình điều trị, người thầy thuốc có thể đánh giá sự phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh và theo dõi tác dụng của các liệu pháp phục hồi hô hấp đã được chỉ định trên người bệnh.

2. Các chỉ số thông khí được sử dụng chủ yếu

– Dung tích sống thở chậm: VC

– Dung tích sống gắng sức: FVC

– Lưu lượng thở ra tối đa giây: FEV1

– Lưu lượng quãng giữa: FEF25-75

– Các lưu lương tức thì: FEF25, FEF50, FEF75

– Chỉ số Tyfeneau: FEV1/FVC

– Chỉ số Gaensler: FEV1/FVC

3. Xác định các hội chứng rối loạn thông khí

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hạn chế:

+ VC (FVC) < 80% so với số lý thuyết.

+ Chỉ số Tiffeneau FEV1/VC.

+ Hoặc Gaensler FEV1/FVC trong giới hạn bình thường.

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí tắc nghẽn:

+ FEV1 < 80% số lý thuyết.

+ Chỉ số Tiffeneau FVC/VC < 75%.

+ Hoặc Gaensler FEV1/FVC < 75%.

+ Các chỉ số lưu lượng, FEF25, FEF50, FEF75 < 70%.

– Nhóm bệnh phổi có rối loạn thông khí hỗn hợp:

+ VC < 80% so với số lý thuyết.

+ FEV1 < 80% số lý thuyết.

+ Chỉ số Tiffeneau FVC/VC < 75%.

+ Hoặc Gaensler FEV1/FVC < 75%.

+ Các chỉ số lưu lượng, FEF25, FEF50, FEF75 < 70%.

Sau khi khám và xác định người bệnh thuộc nhóm bệnh có rối loạn thông khí thuộc nhóm nào, và mức độ nào, thầy thuốc chuyên khoa PHCNHH mới có thể chỉ định về các phương pháp và kỹ thuật PHCNHH phù hợp.

4. Theo dõi đánh giá kết quả điều trị PHCNHH

Đo chức năng hô hấp trước và sau mỗi đợt điều trị (10-15 ngày), so sánh giá trị các chỉ số hô hấp thu được, người thầy thuốc sẽ đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị PHCNHH.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Tìm Hiểu Về Thăm Dò Chức Năng Hô Hấp Tại Bệnh Viện Đà Nẵng

– Định nghĩa: Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp là dùng các kỹ thuật và các công cụ để đánh giá chức năng của hệ tim mạch và hệ hô hấp. – Tại những trung tâm chuyên sâu hoặc tại những cơ sở được trang bị tốt, việc lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp được tiến hành dựa trên trắc nghiệm gắng sức bằng thảm chạy hoặc xe đạp lực kế, và máy phế dung kế đo chức năng hô hấp, ở những cơ sở Phục hồi chức năng chưa hiện đại người ta dùng “Tét đi bộ 6 phút” (6-Minute Walk Test). Năm 2002, Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ đã khuyến cáo các cơ sở PHCN tim mạch – hô hấp sử dụng Tét đi bộ 6 phút trong lâm sàng, đồng thời hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện và cách phân tích kết quả. – Tét đi bộ 6 phút được tiến hành bằng cách cho người bệnh đi bộ trên một đoạn đường phẳng trong 06 phút. Kết quả là khoảng cách mà người bệnh đi được trong thời gian 6 phút. Thời gian người bệnh phải dừng lại để nghỉ ngơi cũng được tính trong quỹ thời gian 6 phút thực hiện tét. – Khi kết thúc tét đi bộ 6 phút, người bệnh được hướng dẫn để tự lượng giá mức độ gắng sức bằng thang điểm Borg CR10, đó là sự tự cảm nhận về tình trạng toàn chung thân như tăng nhịp tim, mức độ khó thở, vã mồ hôi, mỏi cơ…chứ không phải là dựa trên một yếu tố tách biệt nào. Nguyên tắc sử dụng thang điểm Borg CR10 cũng tương tự như đối với thang nhìn đánh giá đau (VAS), sự cảm nhận chủ quan của người bệnh có ý nghĩa trong việc lượng giá, theo dõi và tiên lượng. Cũng trong khuyến cáo năm 2002 của Hiệp hội lồng ng…

1. ĐẠI CƯƠNG – Định nghĩa: Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp là dùng các kỹ thuật và các công cụ để đánh giá chức năng của hệ tim mạch và hệ hô hấp. – Tại những trung tâm chuyên sâu hoặc tại những cơ sở được trang bị tốt, việc lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp được tiến hành dựa trên trắc nghiệm gắng sức bằng thảm chạy hoặc xe đạp lực kế, và máy phế dung kế đo chức năng hô hấp, ở những cơ sở Phục hồi chức năng chưa hiện đại người ta dùng “Tét đi bộ 6 phút” (6-Minute Walk Test). Năm 2002, Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ đã khuyến cáo các cơ sở PHCN tim mạch – hô hấp sử dụng Tét đi bộ 6 phút trong lâm sàng, đồng thời hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện và cách phân tích kết quả. – Tét đi bộ 6 phút được tiến hành bằng cách cho người bệnh đi bộ trên một đoạn đường phẳng trong 06 phút. Kết quả là khoảng cách mà người bệnh đi được trong thời gian 6 phút. Thời gian người bệnh phải dừng lại để nghỉ ngơi cũng được tính trong quỹ thời gian 6 phút thực hiện tét. – Khi kết thúc tét đi bộ 6 phút, người bệnh được hướng dẫn để tự lượng giá mức độ gắng sức bằng thang điểm Borg CR10, đó là sự tự cảm nhận về tình trạng toàn chung thân như tăng nhịp tim, mức độ khó thở, vã mồ hôi, mỏi cơ…chứ không phải là dựa trên một yếu tố tách biệt nào. Nguyên tắc sử dụng thang điểm Borg CR10 cũng tương tự như đối với thang nhìn đánh giá đau (VAS), sự cảm nhận chủ quan của người bệnh có ý nghĩa trong việc lượng giá, theo dõi và tiên lượng. Cũng trong khuyến cáo năm 2002 của Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, thang điểm Borg CR10 được khuyên nên áp dụng kèm theo với Tét đi bộ 6 phút. Cùng với chỉ số về quãng đường người bệnh đi được trong 6 phút thì điểm số Borg CR10 cũng có giá trị lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp của người bệnh. THANG ĐIỂM BORG CR10 Thang điểm Borg CR10 được đánh giá khi kết thúc tét đi bộ 6 phút Điểm Mức độ gắng sức 0 Không gắng sức chút nào 0,5 Gắng sức rất, rất ít 1 Gắng sức rất ít (bước chậm một cách dễ dàng, thoải mái) 2 Gắng sức ít 3 Gắng sức mức độ vừa 4 Gắng sức khá nhiều (cảm thấy hơi mệt, nhưng vẫn có thể tiếp tục được) 283

5 Gắng sức nhiều (mệt) 6 7 Gắng sức rất nhiều (cảm thấy rất mệt) 8 9 10 Gắng sức rất, rất nhiều (tối đa)(cảm thấy quá mệt, không thể tiếp tục được nữa)

II. CHỈ ĐỊNH

Tét đi bộ 6 phút (6-Minute Walk Test) được áp dụng trong những trường hợp sau: 1. Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp cho các người bệnh: Suy tim; Bệnh mạch máu ngoại biên; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Người cao tuổi. 2. So sánh trước và sau điều trị: phẫu thuật lồng ngực; Phục hồi chức năng tim mạch – hô hấp; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Tăng áp động mạch phổi; Suy tim 3. Để dự đoán thời gian xuất viện hoặc tử vong đối với những trường hợp như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng áp động mạch phổi.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

IV. CHUẨN BỊ

1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu 2. Phương tiện – Đoạn đường tiến hành lượng giá: bằng phẳng, không có chướng ngại vật, có độ dài tối thiểu 35 mét. Được đánh dấu cứ mỗi 5 mét. – Bố trí ghế tựa (phòng trường hợp người bệnh cần nghỉ ngơi) tại ít nhất 3 vị trí: đầu, giữa và cuối đoạn đường. – Đồng hồ bấm giây; Phiếu đánh giá Tét; Ống nghe và máy đo huyết áp. 3. Người bệnh 4. Hồ sơ bệnh án

1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật 284

– Thời gian cho một lần lượng giá chức năng tim mạch – hô hấp bằng Tét đi bộ 6 phút khoảng 15 – 20 phút, trong đó thời gian người bệnh thực hiện đi bộ là 6 phút. – Các chỉ số sinh tồn khi nghỉ ngơi được lấy trước khi đi bộ: huyết áp, nhịp tim, tần số thở – Cho người bệnh bước đi trên đoạn đường đã được đánh dấu. Trong khi đi, người bệnh có thể dừng lại nghỉ ngơi nếu thấy mệt và lại tiếp tục bước đi ngay khi có thể. Thời gian khi nghỉ ngơi vẫn được tính trong quỹ thời gian 6 phút. Người bệnh sẽ dừng lại tại chỗ khi hết thời gian 6 phút. – Cứ mỗi 30 giây, động viên người bệnh bằng lời nói. – Người đánh giá có thể bước đi theo sau người bệnh nhưng không được hỗ trợ người bệnh và tránh gây ảnh hưởng lên nhịp độ đi của họ. – Người bệnh được nhắc thời gian đi tại phút thứ 2, 4 và 6 (kết thúc). – Ngay khi người bệnh hoàn thành tét đi bộ, người bệnh được yêu cầu tự lượng giá thang điểm Borg CR10 và chỉ ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực. Người đánh giá đánh giá lại huyết áp, nhịp tim, tần số thở của người bệnh. – Ghi nhận kết quả: kết quả thu được từ Tét đi bộ 6 phút chính là độ dài quãng đường người bệnh đi được trong vòng 6 phút thực hiện tét (kể cả thời gian người bệnh dừng lại để nghỉ ngơi) và chỉ số Borg CR10. – Điền vào phiếu; Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.

VI. THEO DÕI

– Các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp cần được theo dõi trước và sau khi thực hiện tét. – Theo dõi các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra khi người bệnh đang thực hiện tét như quá mệt, ngất, đau thắt ngực, ngã.

VII. TAI BIẾN

VÀ XỬ TRÍ Nếu tuân thủ đúng chỉ định và chống chỉ định thì việc thực hiện Tét đi bộ 6 phút là an toàn. Người lượng giá cần có kiến thức về hồi sức tim phổi để có thể cấp cứu trong trường hợp cần thiết