Top 7 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Y68 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Y68 Đồng Hồ Thông Minh Đa Chức Năng Theo Dõi Sức Khoẻ Kiểu Dáng Thể Thao

Thời gian giao hàng dự kiến cho sản phẩm này là từ 7-9 ngày Đồng hồ thông minh kết nối Bluetooth Y68 có chức năng theo dõi vận động, chống thấm nước, theo dõi nhịp tim Đặc điểm sản phẩm: Sạc USB nhanh trực tiếp Phương pháp sạc mới cho đồng hồ, thiết kế dây đeo có thể tháo rời nhanh, có thể được sạc bằng cách cắm vào giao diện USB, tránh tình trạng không sạc được do không mang cáp sạc và đế sạc. Trợ lý thông minh cho cuộc sống Đồng hồ có thể theo dõi bước đi, lượng calo, nhịp tim, khoảng cách, chất lượng giấc ngủ và nhiều chỉ số khác trong ngày. Đồng thời, bạn có thể kết nối với điện thoại thông minh để xem thông tin, chụp ảnh từ xa, tìm điện thoại di động và các chức năng chu đáo và tiện lợi khác để cuộc sống của bạn thuận tiện hơn. Luyện tập thể thao Theo dõi cường độ tập luyện và thể dục của bạn để điều chỉnh kế hoạch tập thể dục của bạn một cách kịp thời. Hỗ trợ nhiều chế độ thể thao Điện thoại tích hợp nhiều chế độ thể thao, không cần tải ứng dụng trên điện thoại, Đeo đồng hồ khi tập thể dục và đồng hồ sẽ ghi lại tất cả dữ liệu thể thao của bạn. Chất liệu thân thiện với da Đồng hồ được làm bằng polyurethane nhiệt dẻo mềm, thiết kế nhẹ, không bị mài mòn. Kiểm soát nhịp tim Được trang bị cảm biến nhịp tim quang học ở cổ tay, sản phẩm có thể kiểm tra nhịp tim trong vài giây, cho thấy kết quả đo nhịp tim hiện tại. Thông tin sản phẩm: Loại sản phẩm: Đồng hồ thông minh Chất liệu: TPU Màu sắc: Đen, Hồng, Trắng, Bạc Dung lượng pin: 150mAh Cấp độ chống thấm nước: IP67 Các nền tảng áp dụng: Nền tảng Android, nền tảng iOS Khả năng tương thích với: IOS8.0 trở lên, Android 4.4 trở lên Kích thước màn hình: 4,15 * 3,63 cm Gói hàng bao gồm: 1 x Đồng hồ thông minh 1 x Hướng dẫn sử dụng

Chức Năng Khoa Đông Y

Trang chủ

Các Khoa lâm sàng

Khoa YHCT

Chức năng khoa Đông Y – YHCT

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Thông tư về khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện

Thông tư quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.

Điều 1. 2. Phạm vi điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ khoa y dược cổ truyền

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động, nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước.

Điều 2. Vị trí, chức năng

1. Vị trí: Khoa Y, dược cổ truyền là tổ chức chuyên môn kỹ thuật về y, dược cổ truyền trực thuộc bệnh viện và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.

2. Chức năng:

a) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về công tác phát triển y, dược cổ truyền tại bệnh viện;

b) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh);

c) Triển khai công tác dược cổ truyền của bệnh viện;

d) Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.

Điều 3. Nhiệm vụ của khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện

1. Khám bệnh, chữa bệnh:

a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;

b) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh;

c) Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;

d) Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

đ) Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

2. Công tác dược:

a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện;

b) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;

c) Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện;

d) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc;

đ) Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về dược;

e) Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.

3. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

a) Tham gia giảng dạy về y, dược cổ truyền;

b) Là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền;

c) Đầu mối của bệnh viện về nghiên cứu kế thừa, ứng dụng y, dược cổ truyền;

d) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;

đ) Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về y học và y, dược cổ truyền.

4. Công tác chỉ đạo tuyến:

b) Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề đang làm việc theo quy định của pháp luật.

5. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:

a) Chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y, dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện và cộng đồng;

6. Công tác hợp tác quốc tế:

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 4. Cơ cấu tổ chức khoa y dược cổ truyền trong bệnh viện

1. Quy mô giường bệnh

a) Bệnh viện quy mô từ 120 giường bệnh nội trú trở lên phải thành lập Khoa Y, dược cổ truyền, tối thiểu có 10 giường bệnh nội trú;

b) Bệnh viện quy mô dưới 120 giường bệnh nội trú, phải thành lập Khoa Y, dược cổ truyền hoặc liên khoa có bộ phận y dược cổ truyền, tối thiểu có 5 giường bệnh nội trú;

c) Giám đốc bệnh viện bố trí số giường bệnh nội trú của Khoa bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh về Y, dược cổ truyền và thực hiện chỉ tiêu khám bệnh, chữa bệnh tại Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.

2. Cơ cấu tổ chức

Khoa Y, dược cổ truyền có trưởng khoa và các phó trưởng khoa, việc bổ nhiệm trưởng khoa, phó trưởng khoa do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.

a) Bộ phận khám bệnh, điều trị ngoại trú:

– Khu vực khám bệnh;

– Khu vực điều trị ngoại trú có giường bệnh;

b) Bộ phận điều trị nội trú:

– Khu vực điều trị nội trú;

– Khu vực điều trị bằng y học cổ truyền và phục hồi chức năng;

c) Bộ phận dược cổ truyền:

– Kho dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và cấp phát;

– Khu vực chế biến, bào chế;

– Khu vực sắc thuốc;

– Quầy cấp, phát thuốc.

Điều 5. Số lượng người làm việc của Khoa y dược cổ truyền

Giám đốc bệnh viện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Khoa Y, dược cổ truyền xây dựng đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc, cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp, viên chức làm việc của Khoa thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp.

Điều 6. Hoạt động của Khoa y dược cổ truyền

1. Hoạt động của bộ phận khám bệnh, điều trị ngoại trú

a) Tổ chức tiếp đón người bệnh theo quy trình;

b) Tùy theo tình trạng của người bệnh, người hành nghề thực hiện khám bệnh, kê đơn, ghi sổ y bạ; điều trị ngoại trú theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; chuyển người bệnh vào bộ phận điều trị nội trú của khoa;

c) Đối với người bệnh điều trị ngoại trú, người hành nghề thực hiện các phương pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc của y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh;

d) Thực hiện việc kê đơn, nhận thuốc, cấp phát thuốc, ghi chép hồ sơ, tổng hợp, báo cáo theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động của bộ phận điều trị nội trú

a) Tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và kết hợp phương pháp khám chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại, trong quá trình điều trị nội trú theo dõi diễn biến của bệnh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp;

b) Thực hiện hoạt động theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Tổ chức nhận thuốc từ bộ phận dược, cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú;

d) Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.

3. Hoạt động bộ phận dược cổ truyền

a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại khoa trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

b) Thực hiện việc bảo quản và bảo đảm chất lượng thuốc;

c) Theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc theo định kỳ;

d) Tổ chức quầy thuốc y học cổ truyền cấp phát thuốc cho người bệnh ngoại trú và làm dịch vụ sắc thuốc ngoại trú;

đ) Thực hiện sắc thuốc, cấp phát thuốc cho người bệnh nội trú theo đúng quy trình;

e) Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

g) Tổng hợp số lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc thành phẩm đã sử dụng tại khoa theo từng tháng; theo dõi và báo cáo đầy đủ tác dụng không mong muốn của thuốc;

h) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu; bảo quản theo đúng nguyên lý của y học cổ truyền;

i) Thực hiện công tác hành chính, quản lý hồ sơ bệnh án, báo cáo chuyên môn và các báo cáo theo quy định.

Chương III

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

Điều 7. Địa điểm và cơ sở vật chất khoa y dược cổ truyền

1. Khoa Y, dược cổ truyền được bố trí ở địa điểm phù hợp, bộ phận của khoa phải được bố trí thuận tiện cho việc triển khai hoạt động của khoa, có đủ phương tiện và trang thiết bị hành chính cho nhân viên làm việc.

2. Phòng khám bệnh, phòng điều trị nội trú, ngoại trú bảo đảm an toàn, sạch sẽ; bố trí phòng liên hoàn hợp lý cho việc khám bệnh, chữa bệnh.

3. Hệ thống kho dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền phải để nơi sạch sẽ, đạt các tiêu chuẩn về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; đủ trang thiết bị bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn.

4. Khu vực sơ chế dược liệu, bào chế vị thuốc y học cổ truyền, nơi sắc thuốc, cấp phát thuốc phải bố trí ở vị trí phù hợp cho việc vận chuyển và cấp phát thuốc; có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác sơ chế dược liệu, bào chế vị thuốc y học cổ truyền.

Điều 8. Trang thiết bị y tế khoa y dược cổ truyền

Chương IV

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 9. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với Khoa, Phòng khác trong bệnh viện

1. Phối hợp với khoa Dược lập kế hoạch, dự trù, triển khai cung ứng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thành phẩm.

2. Phối hợp với các khoa lâm sàng:

a) Tổ chức hướng dẫn, tập huấn kiến thức về y học cổ truyền;

b) Khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị và nghiên cứu khoa học.

3. Phối hợp với các khoa cận lâm sàng thực hiện các phương pháp, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học.

4. Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc bệnh viện giao.

Điều 10. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với bệnh viện Y học cổ truyền

1. Khoa Y, dược cổ truyền chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật y dược cổ truyền của Bệnh viện Y, dược cổ truyền cùng cấp:

a) Khoa Y, dược cổ truyền các bệnh viện tuyến trung ương chịu sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện y học cổ truyền tuyến Trung ương;

b) Khoa Y, dược cổ truyền tuyến tỉnh chịu sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh;

Đối với tỉnh chưa có Bệnh viện Y, dược cổ truyền tỉnh thì Khoa Y, dược cổ truyền của bệnh viện đa khoa tỉnh là đầu mối triển khai công tác phát triển y, dược cổ truyền của tỉnh.

Khoa Y dược cổ truyền của bệnh viện trung ương đóng tại địa bàn tỉnh, tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn chi tiết về mối quan hệ chuyên môn nghiệp vụ.

2. Phối hợp với Bệnh viện y dược cổ truyền cùng cấp xây dựng kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chuyển giao quy trình kỹ thuật y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cho tuyến dưới.

3. Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại từ bệnh viện y dược cổ truyền tuyến trên và bệnh viện y, dược cổ truyền cùng cấp.

Điều 11. Mối quan hệ khoa y dược cổ truyền với các đơn vị khác trên địa bàn

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12, 13. Điều khoản tham chiếu, hiệu lực và trách nhiệm thi hành thông tư về khoa y dược cổ truyền

Điều 12. Điều khoản tham chiếu

1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ

sung đó.

2. Bệnh viện tư nhân có khoa Y, dược cổ truyền có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2014.

2. Thông tư số 02/BYT-TT ngày 28 tháng 2 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Khoa Y dược cổ truyền trong Viện, Bệnh viện y học hiện đại” và Quy chế công tác Khoa Y học cổ truyền tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế bệnh viện hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng; Cục trưởng các Cục; Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư.

Read more: 

Read more: http://www.dieutri.vn/vanbanyte/27-9-2014/S5008/Quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-khoa-y-duoc-co-truyen-trong-benh-vien-nha-nuoc.htm#ixzz3udOrs4lm

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ

Khoa Đông Y – YHCT

ĐT : ……….

Uy tín – Chất lượng – Chu đáo

Dầu Thủy Lực 68 Là Gì

Thành phần, chức năng và ứng dụng của dầu thủy lực 68

Dầu thủy lực 68 là gì?

là sản phẩm được tinh chế từ 85% – 90% ở thể lỏng và hệ phụ gia tăng cường tính năng như: phụ gia chống gỉ, phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống oxi hóa…. Theo tiêu chuẩn đo lường ISO VG, khi ở 40 độ C, cấp độ nhớt đo được là 68.

Dau thuy luc 68 cung cấp một hiệu suất làm việc tuyệt vời; có khả năng truyền tải tốt, chịu áp lực cao. Ngoài ta còn các tính năng bôi trơn, chống ăn mòn, chống oxy hóa… Dầu nhớt thủy lực 68 giúp các hệ thống thủy lực làm việc trong các điều kiện khắc nhiệt; các hệ thống đòi hỏi nhiệt độ và áp suất cao.

Thành phần chính của dầu thủy lực 68 bao gồm:

Đa phần sản phẩm dầu nhớt dành cho máy móc, hệ thống thủy lực của các hãng dầu nhờn; đều được pha chế từ các loại phổ biến nhất hiện nay là: , và dầu thực vật. Mỗi loại dầu gốc mang lại cho sản phẩm một ưu điểm vượt trội riêng. Tùy theo mỗi hãng sản xuất, dầu nhớt thủy lực sẽ có chất lượng và giá thành trên thị trường khác nhau. Bởi vậy luôn có những sản phẩm giống nhau về tính năng nhưng sử dụng thực tế lại khác nhau.

a, Dầu gốc khoáng:

là dung dịch không màu, không mùi, không vị, không tan trong nước có nguồn gốc từ dầu mỏ. Có ba dạng tinh chế dầu khoáng cơ bản từ:

* Dầu paraffin, dựa trên n-ankan.

* Dầu naphthenic, dựa trên xiclo-ankan.

* Dầu aromatic, dựa trên các hydrocarbon thơm (khác biệt so với các dầu cơ bản).

Dầu gốc tổng hợp:

là sản phẩm được tạo ra từ những phản ứng hóa học hoặc trưng cất các loại nguyên liệu thô khác. Không phải khai thác dầu mỏ phân tách ra như sản phẩm dầu khoáng tự nhiên.

Dầu gốc thực vật:

Được chiết xuất từ việc ép các loại hạt của một số cây để trưng cất được lượng dầu mang gốc thực vật.

2. Phụ gia có trong dầu thủy lực ISO VG68

là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố. Có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc. Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc. Nồng độ của các phụ gia nằm trong khoảng 0,01 – 5%, trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 10%.

Dầu thủy lực 68 thường được pha chế với nhiều phụ gia cao cấp đi kèm. Các phụ gia có thể thường thấy như là:

* Phụ gia chống oxy hóa.

* Phụ gia Chống ăn mòn.

* Phụ gia Chống gỉ.

* Phụ gia Chống tạo cặn.

* Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt.

* Phụ gia chống tạo bọt.

* Phụ gia tạo nhũ.

* Phụ gia phụ gia diệt khuẩn.

* Phụ gia tẩy rửa….

Chức năng của dầu thủy lực 68:

Với lợi thế vượt trội từ 1 loại gốc khoáng chất lượng cao; có chỉ số độ nhớt cao và ổn định khiến dầu ít bị thay đổi trong điều kiện làm việc khắc nghiệt.

* Nhiệt độ đông đặc của dầu tương đối thấp.

* Truyền tải năng lượng ổn định trong hệ thống

* Chống lại các tác nhân gây rỉ hiệu quả

* Chống hiện tượng oxy hóa hoàn hảo

* Chống lại quá trình tạo bọt

* Tuổi thọ hệ thống được kéo dài khi sử dụng nhớt đều đặn.

Chức năng và đặc tính của nhớt thủy lực 68

Những tính năng ưu việt của sản phẩm dầu thủy lực VG 68:

Dau thuy luc VG 68 có đặc tính nhớt cao. Nên nó đặc biệt được áp dụng cho những hệ thống truyền tải nặng. Hoặc hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao, chu trình khép kín trong nhiều giờ. Ngoài ra, các khả năng bôi trơn, chống ăn mòn;… cũng thể hiện rõ trong sản phẩm này.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy những tính năng nổi trội của dầu nhớt thủy lực gồm:

* Là loại gốc khoáng cao cấp với chỉ số nhớt cao, trong điều kiện nhiệt độ cao chỉ số thay đổi ít.

* Nhiệt độ đông đặc rất thấp.

* Có tác dụng truyền tải năng lượng trong hệ thống thủy lực.

* Khả năng chống gỉ tuyệt vời.

* Khả năng chống oxi hóa cao.

* Tính chống tạo bọt tốt.

* Tăng tuổi thọ cho hệ thống chịu lực.

Ứng dụng chính của dầu thủy lực 68:

Với những tính năng vượt trội của . Mọi hãng đều cố gắng đáp ứng tốt nhất và đủ nhất cho các loại máy sử dụng dầu làm lực nén giúp vận hành linh kiện theo ý muốn. Thực tế sự hiện diện của nó trong đủ các ngành từ công – nông – ngư nghiệp đến vận tải…

Dễ gặp trong thực tiễn nhất có thể kể đến ứng dụng chuyên dùng cho các máy móc, thiết bị sau:

* Hệ thống thủy lực trong công nghiệp,

* Máy cuốc, máy cẩu, máy đào, máy xúc lật làm việc liên tục.

* Máy ép nhựa, máy ép kim loại, máy ép gỗ, máy em cao su, máy ép nilon.

* Máy ép cọc, xe nâng, xe có hệ thống ben thủy lực.

* Các máy móc công nghiệp có hệ thống thủy lực: như máy ép nhựa, máy ép thủy lực, máy móc công nghiệp, máy đùn…

Bất kể các sản phẩm máy móc sử dụng áp lực chất lỏng. Khi hoạt động ở môi trường khác môi trường tự nhiên đều cần thay thế loại dầu này. Giúp đảm bảo khả năng tải lực, bôi trơn và những tính năng phụ khác trong quá trình vận hành.

Đại diện dầu nhớt Morris Việt Nam cảm ơn sự quan tâm của quý khách

Nếu như quý khách hàng còn chưa nắm rõ về cách sử dụng dầu thủy lực 68 sao cho hiệu quả; hay bất cứ khó khăn vấn đề về ứng dụng bôi trơn. Xin mời gọi điện đến số hotline 024 6292 4446. Các chuyên gia có kinh nghiệm của dầu nhớt Morris luôn sẵn sàng tư vấn giúp đỡ bạn.

Thông tin liên hệ:CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP LINH ANHĐịa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà văn phòng Intracom, phường Phúc Diễn, Quận BắcTừ Liêm, Thành Phố Hà NộiMã số thuế: 0106990685Điện thoại: 024 6292 4446Fax : 024 6292 4448Email: informorris@gmail.comWebsite: www.morris.com.vnHotline: 0971.508.999

Bài viết nhiều người đọc nhất

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Sở Y Tế

Trang chủ

»

Giới thiệu

»

Giới thiệu chung

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC

(Ban hành tại Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 28/04/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 sửa đổi điều 3)

I. Vị trí, chức năng của Sở Y tế

1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; Giám định y khoa, pháp y; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo hiểm y tế; Dân số – KHHGĐ; Sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính và văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế;

b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế;

c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế ở địa phương;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, dân số – kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế khác ở địa phương.

3. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Về truyền thông, giáo dục sức khỏe:

a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe;

b) Làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác y tế ở địa phương.

6. Về y tế dự phòng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố dịch và hết dịch theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

đ) Làm đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trên địa bàn tỉnh;

e) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

7. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật;

b) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;

c) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật.

8. Về y dược cổ truyền:

a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa phương;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;

c) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.

9. Về dược và mỹ phẩm:

a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc theo quy định;

b) Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược (cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật;

c) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp.

10. Về an toàn thực phẩm:

a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Giám sát chất lượng sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế;

c) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý;

đ) Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương.

11. Về trang thiết bị và công trình y tế:

Hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế.

12. Về dân số – kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:

a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số – kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình;

c) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;

d) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của tỉnh.

13. Về bảo hiểm y tế:

Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

14. Về đào tạo nhân lực y tế:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

15. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

16. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực y tế theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.

20. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

23. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

24. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

25. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở Y tế:

a) Sở Y tế có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

c) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế được Giám đốc Sở Y tế ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Bộ Y tế ban hành và theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế không kiêm nhiệm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác);

đ) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;

e) Giám đốc Sở Y tế quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn thuộc Sở:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Tổ chức cán bộ;

d) Phòng Nghiệp vụ Y Dược (trên cơ sở sáp nhập phòng Nghiệp vụ Y và phòng Nghiệp vụ Dược)

đ) Phòng Kế hoạch – Tài chính;

e) Phòng Quản lý hành nghề Y dược.

3. Các Chi cục trực thuộc Sở:

a) Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;

b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Các Chi cục trên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập tuyến tỉnh trực thuộc Sở:

a) Lĩnh vực y tế dự phòng:  Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

b) Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm:

– Bệnh viện Đa khoa tỉnh;

– Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên;

– Bệnh viện Sản – Nhi;

– Bệnh viện Y dược cổ truyền;

– Bệnh viện Phục hồi chức năng;

– Bệnh viện Tâm thần.

– Các bệnh viện chuyên khoa được thành lập khi đủ điều kiện.

c) Lĩnh vực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;

d) Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y;

đ) Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa;

e) Lĩnh vực đào tạo: Trường Trung cấp Y tế.

5. Các đơn vị sự nghiệp công lập tuyến huyện trực thuộc Sở:

a) Có 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện cả 2 chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm:

– Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên;

– Trung tâm Y tế thành phố Phúc Yên;

– Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường;

– Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch;

– Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc;

– Trung tâm Y tế huyện Sông Lô;

– Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên;

– Trung tâm Y tế huyện Tam Dương;

– Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo.

– Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện.

b) Các Phòng khám đa khoa khu vực là đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện.

7. Biên chế:

a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm, giai đoạn.

Các tin khác

Đôi nét về lịch sử phát triển của ngành

(18/01/2018)

Giới thiệu chung

(01/01/2018)

Đường dây nóng ngành Y tế

(08/09/2015)

Các tin đã đưa ngày: