Top 6 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Quản Trị Nào Quan Trọng Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Nguyên Tắc Quản Trị Nào Là Quan Trọng Nhất?

Quản trị doanh nghiệp là việc không hề dễ dàng. Dù cho người quản lý có năng lực làm việc tốt và dày dặn về kinh nghiệm, nhưng trên thực tế thị trường khắc nghiệt nhiều biến động và nguy cơ, chắc chắn vẫn phát sinh các vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm được nguyên tắc quản trị nào là quan trọng nhất để có thể linh động và tỉnh táo trong cách xử lý những rắc rối phát sinh.

Vai trò của quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định của ban quản trị để điều hành và kiểm soát các hoạt động chung. Việc quản trị cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị như kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả và công bố thông tin công ty.

Muốn biết được nguyên tắc quản trị nào là quan trọng nhất, cần hiểu được vai trò của việc đưa ra nguyên tắc quản trị doanh nghiệp:

– Quản trị giúp cho tổ chức kinh doanh có thể đối phó được với thách thức và tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội từ môi trường kinh doanh rộng lớn. – Giúp doanh nghiệp phân bổ, sử dụng triệt để, hiệu quả các nguồn lực. Trên thực tế, có rất nhiều lý thuyết và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được chia sẻ. Mỗi nguyên tắc đều phụ thuộc vào tình hình thực tế và giúp cho việc tổ chức quản trị đạt hiệu quả cao nếu chủ doanh nghiệp biết cách nhận thức và vận dụng linh hoạt các quy luật đó.

Nguyên tắc quản trị nào là quan trọng nhất?

* Sự tham gia của các nhân viên: Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất. Sự tham gia đầy đủ của mọi nhân viên sẽ đóng góp công sức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc để hoàn thành mục tiêu chung mà doanh nghiệp đã đề ra.

* Sự cải tiến: Khoa học công nghệ phát triển đã tạo tiền đề cho thành công của doanh nghiệp. Để có thể tồn tại lâu dài, bền vững và thuận lợi, doanh nghiệp cần tận dụng sự hỗ trợ của các công cụ quản lý phù hợp nhằm khắc phục khó khăn, gia tăng khả năng cạnh tranh và cải tiến về chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Rate this post

Tìm Hiểu Chức Năng Quan Trọng Của Thanh Quản

Thanh quản có những chức năng gì? Thanh quản có chức năng quan trọng trong hô hấp, phát âm và bảo vệ đường hô hấp dưới.

Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm sụn đơn và sụn đôi. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Trong thanh quản có được lót bởi niệm mạc. Kích thước thanh quản thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Ở phụ nữ, thanh quản thường có kích thước nhỏ hơn và ở tuổi dậy thì thanh quản phát triển đột ngột gây sự biến đổi giọng.

Hô hấp là chức năng quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn với cơ thể. Đây là chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn – phễu sau đảm trách. Tình trạng thanh môn không mở rộng hoặc bị bít tắc sẽ dẫn tới tình trạng khó thở gây nguy hiểm tính mạng đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời bằng phẫu thuật mở khí quản cấp cứu.

Khó thở thanh quản thường có đặc điểm khó thở khi thở vào và có tiếng rít; thở chậm, thở gắng sức. Đối với trẻ nhỏ, cánh mũi phập phồng hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ, trường hợp khó thở cấp tính có biểu hiện tím tái ở môi, mặt, vật vã hốt hoảng.

Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Vì vậy, sự kích thích cơ học ở mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập chậm…

Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới là khi có dị vật lọt vào thanh quản sẽ xảy ra hiện tượng ho phản xạ nhằm đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp, đây chính là một phản ứng bảo vệ, là sự kích thích phản xạ sâu với sự mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong lồng ngực sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh trở ra và việc ho sẽ tống dị vật ra ngoài.

Phát âm là chức năng quan trọng có ý nghĩa về mặt xã hội vì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu, trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.

Tiền đình thanh quản, hốc miệng, hốc mũi, đặc biệt là các xoang cạnh mũi là những bộ phận cộng hưởng âm và tạo âm sắc của giọng nói. Trong các xoang cạnh mũi thì xoang hàm cộng hưởng lớn nhất và quyết định về âm sắc cuẩ giọng nói.

Thông thường âm thanh phát tra từ dây thanh ở người phụ nữ trưởng thành thường cao hơn âm thanh phát ra từ dây thanh ở người đàn ông trưởng thành vì dây thanh ở phụ nữ thường ngắn hơn, mỏng và căng hơn là dây thanh ở nam giới.

Tầm Quan Trọng Của Quản Trị Sản Xuất Hiệu Quả

Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing.

Sản xuất là quá trình xử lý và chuyển hóa các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên vật liệu,máy móc, vốn, kỹ năng quản lý) thành đầu ra (hàng hóa hoặc dịch vụ). Quá trình chuyển hóa được gọi là có hiệu năng khi giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu vào, và trong trường hợp này ta nói quá trình chuyển hóa tạo ra giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất sử dụng nhân lực nhiều nhất và nguồn đầu tư tài sản lớn nhất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị gia tăng. Quá trình quản trị sản xuất hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, khi đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị được hình thành với nhiệm vụ thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau: Tiếp thị đưa ra nhu cầu cho Sản xuất, bộ phận Tài chính cung cấp tiền, bộ phận Sản xuất mới thực sự sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Như vậy, Quản trị sản xuất

có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng khác như quản trị tài chính, quản trị marketing và các chức năng hỗ trợ trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này được xem là vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp.

Từ khi ra đời, quản trị sản xuất đã trở thành một vấn đề quan trọng sống còn của một doanh nghiệp hay bất kì chủ thể kinh tế nào. Quản trị sản xuất chính là một trong những biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Mục tiêu của quản trị sản xuất

Bất kì một doanh nghiệp nào tiến hành các hoạt động sản xuất đều vì một mục đích duy nhất là lợi nhuận. 

Mục tiêu của quản trị sản xuất chịu sự chi phối bởi mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản hơn, mục tiêu của quản trị sản xuất chính là đáp ứng các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra về lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động,…trên cơ sở khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực có sẵn. 

Nói một cách cụ thể hơn, mục tiêu của quản trị sản xuất bao gồm các yếu tố:

Bảo đảm các sản phẩm / dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại,…

Bảo đảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể là lợi thế về giá, chất lượng, tốc độ cung ứng và đa dạng hóa sản phẩm,…

Bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả trong qui trình sản xuất các sản phẩm;

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung ứng;

Hạn chế tối đa thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất;

Hệ thống mục tiêu trên cần phải được thực hiện gắn bó, chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra hiệu quả cao, tăng năng suất lao động, mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.

Qui trình quản trị sản xuất hiện nay

Quản trị sản xuất là một quá trình không hề đơn giản, được tổng hợp bởi từ các bước nhỏ nhằm đạt được hiệu quả lớn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Các bước trong quá trình quản trị sản xuất gồm có:

Đánh giá về nhu cầu sản phẩm trên thị trường: bước này sẽ quyết định mặt hàng gì sẽ được sản xuất? Số lượng là bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Lợi nhuận mang có nhiều không? Công ty có đáp ứng được các yêu cầu sản xuất không?

Xác định nhu cầu về nguyên vật liệu dùng cho sản xuất: đây chính là bước quan trọng, khởi đầu qui trình sản xuất sản phẩm.

Quản lý qui trình sản xuất: bước tiếp theo này nhằm đảm bảo việc sản xuất sẽ diễn ra một cách hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm tối đa các chi phí, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Đánh giá chất lượng sản phẩm: giai đoạn này cần phải nghiên cứu kĩ các báo cáo, thống kê về sản phẩm được sản xuất ra, từ đó đưa ra các hướng xử lý nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Đồng thời, lên kế hoạch cho các phương án xử lý hàng lỗi, kém chất lượng.

Quản lý bán hàng: bước cuối cùng này quyết định yêu cầu phải tìm hiểu rõ thị trường và xác định phương pháp bán hàng hợp lý. Người quản lý cũng cần theo dõi doanh số để đảm bảo việc bán hàng diễn ra trôi chảy, sẵn sàng có phương án giải quyết nếu doanh thu không như ý muốn.

Phương pháp quản trị sản xuất hiệu quả là gì?

Nhận thức rõ được tầm quan trọng và giá trị lớn lao mà quản trị sản xuất hiệu quả mang lại, các chuyên gia từ rất lâu đã bắt tay vào cuộc nhằm nghiên cứu, đưa ra những phương pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả của việc quản lý. 

Hiện nay, có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến ở khắp các doanh nghiệp:

Phương pháp đơn chiếc: đây chính là phương án tổ chức sản xuất được thực hiện đơn lẻ theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng nhỏ. Phương pháp này không đòi hỏi qui trình công nghệ tỉ mỉ cho từng sản phẩm, mà chỉ qui định những công việc chung nhất.

Phương pháp dây chuyền: đây chính là phương án tổ chức sản xuất được chia nhỏ thành từng công đoạn, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một công đoạn khác nhau tạo ra sản phẩm. Những bước nãy được sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất định nhằm hạn chế tối đa việc lãng phí thời gian, công sức, và chi phí phát sinh.

Phương pháp sản xuất theo nhóm: đây chính là phương án không dùng đến các qui trình công nghệ, bố trí máy móc để sản xuất từ chi tiết mà làm chung cho cả nhóm dựa trên các chi tiết đã được lựa chọn. Các chi tiết trong cùng một nhóm sẽ được gia công chỉ trong một lần điều chỉnh máy.

Việc đòi hỏi quá trình sản xuất xảy ra một cách hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng là điều không hề dễ dàng. Để thực hiện được điều đó, người quản lý cần được đào tạo bài bản, sở hữu những kĩ năng cần thiết và vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng. 

Hãy vứt bỏ sự lo lắng của bạn bằng cách nhấc điện thoại lên và liên hệ với chúng tôi -  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN MTC qua hotline 0932 001 777 – 09 28 28 93 87 để được tư vấn.

Công ty chúng tôi hân hạnh được đồng hành cùng bước đường thành công của bạn!

Quan Hệ Giữa Chức Năng Quản Trị Marketing Với Các Chức Năng Quản Trị Khác Trong Doanh Nghiệp

Để thực hiện hoạt động marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp khoa học. Doanh nghiệp cần được tổ chức bộ máy quản lý theo 4 lĩnh vực chức năng quản trị chủ yếu là sản xuất, nhân sự, tài chính và marketing (tất nhiên còn có các bộ phận khác như nghiên cứu & phát triển…). Marketing cần được coi là chức nàng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết nối hoạt động của các chức năng khác với thị trường.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại những mô hình tổ chức bộ máy quản trị mà chức năng marketing nằm ở quá nhiều bộ phận khác nhau và không có sự phôi hợp với nhau. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp với bộ phận quản trị marketing độc lập có chức năng thực hiện tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường đang là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn kinh doanh. Tùy .quy mô của doanh nghiệp mà bộ phận marketing được tổ chức theo những hình thức khác nhau nhưng doanh nghiệp nào cũng cần có cơ cấu tổ chức marketing hợp lý với những con người chuyên nghiệp để thực hiện các chức năng quản trị này. Tất nhiên, trong một số doanh nghiệp, toàn bộ chức năng marketing đã được hóa thân thành những nhiệm vụ của các phòng ban truyền thông như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng bán hàng… Rõ ràng, các doanh nghiệp nước ta cần nhanh chóng chuyển từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý truyền thống sang cơ cấu tổ chức quản lý mới mà ở đó chức năng marketing đựợe xác lập rõ ràng và cụ thể. Chức năng quản trị marketing tất nhiên phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác, nhưng nó có vị trí đặc biệt là cầu nối giữa các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp với thị trường bên ngoài. Hoạt động marketing định hướng cho hoạt động của các bộ phận chức năng khác và nó cũng phải đặt trong quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Chiến lược và kế hoạch marketing định hướng cho các chiến lược và kế hoạch sản xuất, tài chính, nhân sự. Ngược lại, nhà quản trị marketing làm các quyết định marketing không thể tách rời khả năng sản xuất, tài chính và lao động của doanh nghiệp. Mỗi chiến lược và kế hoạch marketing cũng như các biện pháp cụ thể như sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến đều đòi hỏi những nguồn lực cần thiết như vốn, nhân sự, công nghệ mới có thể thực hiện được trong thực tế. Rõ ràng, bộ phận sản xuất phải đảm bảo được chất lượng và số lượng sản phẩm đưa ra thị trường như yêu cầu của bộ phận marketing; hay bộ phận tài chính phải đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động marketing. Ban giám đốc .doanh nghiệp phải phôi hợp được các bộ phận chức năng với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp trên thị trường.