Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Nhiệm Vụ Phòng Xuất Nhập Khẩu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chức Năng, Nhiệm Vụ Phòng Xuất Nhập Khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán của các công ty trên phạm vi quốc tế. Đây không phải là hoạt động mua bán đơn lẻ mà là một hệ thống các mối quan hệ mua bán phức tạp giữa doanh nghiệp và các đối tượng nước ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu có thể mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho doanh nghiệp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại lớn, vì chịu sự chi phối của các chủ thể kinh tế nước ngoài mà các doanh nghiệp khó có thể khống chế được.

Giới thiệu phòng xuất nhập khẩu

Phòng xuất nhập khẩu được biết đến là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp có phát sinh các hoạt động kinh doanh mua bán trên phạm vi quốc tế.

Vai trò của phòng xuất nhập khẩu là đảm bảo tài sản của công ty được sử dụng hiệu quả, đồng thời vận dụng lợi thế của công nghệ logistics để tối ưu hóa hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa.

Chức năng, nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu

1. Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty

2. Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường

Nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu là phải tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, cũng như tìm kiếm thị trường mới cho công ty.

3. Lập phương án kinh doanh

Từ những thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường, phòng xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh.

Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể cho một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Đây là cơ sở để phòng xuất nhập khẩu thực hiện các nhiệm vụ, chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện và quản lý.

Quá trình lập phương án kinh doanh trải qua các bước sau:

Đánh giá tổng quát và diễn biến thị trường.

Đánh giá năng lực của công ty.

Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu.

Xác định loại sản phẩm, số lượng và giá cả mua bán.

Xác định hiệu quả kinh tế do phương án kinh doanh mang lại.

Đề xuất biện pháp thực hiện.

4. Tiếp cận, đàm phán và ký kết hợp đồng

Khi hai bên đã thông nhất được các điều kiện mua bán thì tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương được lập thành văn bản, thể hiện sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở các nước khác nhau. Chủ thể ký kết hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa trên hợp đồng phải được phép mua bán và hợp đồng ngoại thương phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật.

5. Điều hành việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết. Thường xuyên theo dõi, quản lý các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương và điều hành các chương trình sản xuất theo hợp đồng đã ký của công ty.

Bên cạnh đó, phòng xuất nhập khẩu phải nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện hợp đồng, cũng như tình hình các văn bản đã gửi đi và cập nhật các phản hồi mới nhất của đối tác.

HRchannels – Great Solution. Great People!

HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Chức Năng Của Phòng Xuất Nhập Khẩu Là Gì?

Phòng xuất nhập khẩu là gì? Gồm những vị trí công việc nào?

Phòng xuất nhập khẩu là bộ phận chịu trách nhiệm các vấn đề về điều phối và giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng. Đảm bảo tài sản của công ty được sử dụng hiệu quả và sử dụng công nghệ logistics để tối ưu quy trình vận chuyển hàng hóa…

Chức năng của phòng xuất nhập khẩu qua các vị trí công việc

Nhân viên mua hàng (Purchasing Officer)

Tìm kiếm nhà cung cấp, thường làm việc tại các công ty thương mại nhỏ, kinh doanh nhiều mặt hàng, nhà cung cấp không cố định

Liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng, xin báo giá

Phân tích báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…)

Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương và đàm phán về các điều khoản hợp đồng

Chuẩn bị các chứng từ thanh toán (mở L/C, chuyển tiền..)

Thực hiện các công việc cần thiết về vận tải quốc tế để đưa hàng về kho

Tiến hành khai báo Hải quan

Đưa hàng về nhập kho

Nhân viên Nhập khẩu (Import Executive)

Công việc tương tự như một Purchasing Official, nhưng đa số nhân viên nhập khẩu không phải tìm kiếm nhà cung cấp. Thường thì họ sẽ làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định. Ví dụ như: các công ty phân phối độc quyền một nhãn hiệu hoặc sản phẩm nào đó…

Nhân viên Xuất khẩu (Export Executive)

Nhân viên Kinh doanh xuất nhập khẩu

Công việc của kinh doanh xuất nhập khẩu là phải tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng như thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C/O….

Khi nói về chức năng của phòng xuất nhập khẩu, không thể không kể đến nhân viên chứng từ. Theo đó, các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ và chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ xuất nhập khẩu.

Nhân viên này là người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và xuất/ nhập hàng cho các đối tác. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty forwarder và các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.

Nhân viên Phòng thanh toán Quốc tế

Thông thường, họ sẽ làm việc trong các Ngân hàng có Dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì tính chất công việc, nên yêu cầu họ phải có kiến thức chủ yếu về thanh toán quốc tế. Đồng thời, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra, nhân viên phòng thanh toán Quốc tế còn phải làm việc với nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia. Họ sẽ phải làm các công việc giao dịch, chuyển tiếp thông tin giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, nhân viên vị trí này sẽ không tham gia vào quá trình vận tải hàng hóa, chỉ tham gia giao dịch và chuyển giao chứng từ.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp

Phòng sản xuất là gì? Công việc chung cần thực hiện như thế nào?

Phòng sản xuất là nơi sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực của doanh nghiệp. Thông thường, nó sẽ được thực hiện tại các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp.

Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất trong doanh nghiệp

Phòng sản xuất của doanh nghiệp thường có nhiều vị trí công việc. Mỗi vị trí sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể phòng sản xuất sẽ có các vị trí cơ bản sau: trưởng phòng sản xuất, nhân viên quản lý sản xuất và công nhân sản xuất.

Trưởng phòng sản xuất

Cụ thể họ sẽ tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất theo tháng, tuần, ngày đảm bảo chất lượng, sản lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất. Tiếp đến là quản lý nhân sự, quản lý sử dụng trang thiết bị, tổ chức sản xuất, an toàn lao động. Theo dõi, giám sát quá trình và báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên. Phân tích đề xuất hướng giải quyết cho các vấn đề về sản xuất và thị trường. Đồng thời, phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc.

Nhân viên quản lý sản xuất

Nói về chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất, không thể không nói đến nhân viên quản lý sản xuất. Theo đó, công việc của họ là đảm bảo tiến độ sản xuất kịp thời, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn theo đúng kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, nhân viên quản lý sản xuất còn đảm nhiệm các công việc khác như:

Nhận đơn đặt hàng từ bộ phận kinh doanh, phân tích số liệu, lập kế hoạch, lịch trình sản xuất.

Ước tính, thỏa thuận về thời gian, ngân sách sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất hàng hóa theo đúng thời gian và khoảng ngân sách đã định.

Theo dõi, đề xuất phương án điều chỉnh nếu phù hợp.

Lập báo cáo theo dõi, thống kê sản xuất.

Tuyển dụng, phân bổ, đánh giá hiệu suất làm việc của công nhân, nhân viên cấp dưới.

Lên kế hoạch về nhu cầu, điều phối, luân chuyển trang thiết bị vật tư

Quản lý sản xuất, phát hiện, đánh giá, khắc phục các lỗi sản phẩm hàng hóa.

Có thể thấy, nhân viên quản lý sản xuất hầu hết làm việc toàn thời gian. Nếu đơn hàng, công việc phát sinh đột xuất họ có thể sẽ phải tăng ca để đảm bảo tiến độ và chất lượng sản xuất.

Công nhân sản xuất

Vị trí công việc này cũng thuộc phòng sản xuất. Họ sẽ chịu trách nhiệm dọn dẹp và vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền lắp ráp. Đồng thời, tập hợp và kiểm tra sản phẩm cũng như tuân thủ tất cả hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn của nhà máy.

Thực hiện công đoạn theo sự phân công của nhân viên quản lý sản xuất.

Thực hiện theo sự hướng dẫn về kỹ thuật của kỹ thuật chuyền.

Vệ sinh máy vào mỗi buổi sáng trước khi vào làm việc.

Mở máy và khởi động máy 2 đến 3 lần, nếu phát hiện máy bị hư thì báo ngay cho tổ bảo trì sửa chữa, tuyệt đối không được tự sửa chữa.

Thường xuyên kiểm tra dầu trong máy/ngày.

Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động như dây curoa, bảo hiểm kim.

Khi nhận máy, người ngồi máy phải kiểm tra xem máy có bảo hiểm dây curoa và bảo hiểm kim không. Trường hợp phát hiện thấy máy không có bảo hiểm dây curoa và bảo hiểm kim thì phải báo ngay cho tổ bảo trì lắp đặt.

Trong khi sử dụng máy, tuyệt đối chấp hành theo sự hướng dẫn của tổ bảo trì, tổ trưởng và nhân viên Kỹ thuật.

Khi làm việc, phải đúng vị trí, công đoạn do tổ trưởng sắp xếp, chú ý việc hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật.

Thường xuyên theo dõi số lượng hàng, báo cáo cho nhân viên quản lý sản xuất.

Khi phát hiện ra các dạng lỗi phải báo ngay cho nhân viên quản lý hoặc kỹ thuật giải quyết.

Tắt máy, tắt điện, vệ sinh máy khi nghỉ giữa ca và ra về.

Công Ty Cp Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco

Giới thiệu

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO được thành lập vào ngày 19/5/1989, tiền thân là Trạm Vật tư Thiết bị Y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Công ty đã qua 7 lần thay đổi tên đăng ký kinh doanh để thích nghi với phạm vi hoạt động. Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi Công ty CP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (DOMESCO). Năm 2006, công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã DMC. Qua 30 năm xây dựng và phát triển, DOMESCO đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành Dược Việt Nam và tiếp tục phát triển vươn xa ra thị trưởng quốc tế. Hiện nay, Hệ thống sản xuất gồm 05 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của tổ chức Y tế Thế giới WHO; ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001, ISO 45001. Hệ thống phân phối với hai tổng kho đạt chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) và 11 chi nhánh đều đạt chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và xuất khẩu đến 12 thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. DOMESCO hiện có hơn 300 sản phẩm hóa dược được Bộ y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành; trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn tương đương sinh học và hiệu quả điều trị tương đương như các thuốc phát minh. Hơn 100 sản phẩm dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất bằng hệ thống đặc biệt để đảm bảo hàm lượng hoạt chất có hiệu quả điều trị, trong đó có 4 sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện lớn.

DOMESCO là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển, sản xuất, tiếp thị và kinh doanh dược phẩm, thuốc có nguồn gốc từ Dược liệu, thực phẩm chức năng, nước uống tinh khiết và thức uống từ dược liệu… hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thực phẩm – thực phẩm chức năng, vật tư y tế, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám và chữa bệnh cho toàn dân.

Kế hoạch phát triển của doanh nghiệp:

Nâng cấp hệ thống sản xuất và chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Áp dụng sản xuất theo công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường với tốc độ phát triển bình quân từ 2019-2024 là 9% về doanh thu.

Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho xu thế hội nhập. Xây dựng lực lượng kế thừa có đầy đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng chấp nhận thách thức trong tinh hình khó khăn chung của thị trường.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như các thị trường mới nổi khác.

Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong những năm tiếp theo.

Đảm bảo thu nhập của người lao động và tiếp tục cải thiện môi trường làm việc thoải mái và tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển.

Sản xuất và kinh doanh nền tảng chống ô nhiễm và cải thiện môi trường chung xanh, sạch, đẹp.

Duy trì việc đóng góp ngân sách cho địa phương và tiếp tục tham gia các chương trình an sinh xã hội của Tỉnh và Trung ương.