Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Gan Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Rối Loạn Chức Năng Gan Và Suy Giảm Chức Năng Gan Có Nguy Hiểm Không?

Rối loạn chức năng gan, suy giảm chức năng gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rượu bia, vi khuẩn, virus, sử dụng thuốc kéo dài hay lối sống không khoa học…

Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Chức năng quan trọng đầu tiên của gan là biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất béo, carbohydrate và protein…

– Chuyển hóa carbohydrate: Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, vai trò của gan là giúp ổn định đường huyết. Nếu lượng đường trong máu tăng, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đẩy đường vào máu.

– Chuyển hóa chất béo: Các tế bào gan tiết ra dịch mật giúp hấp thu và phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng.

– Chuyển hóa protein: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các axít amin có trong thực phẩm để cơ thể sử dụng vào sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể.

Chức năng thanh lọc và đào thải độc tố

Gan phát huy vai trò thải độc bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành chất ít độc hại hơn gọi là urê rồi đẩy ngược vào máu. Tiếp đó urê được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, gan còn tạo ra một số protein quan trọng trong quá trình đông máu với sự trợ giúp của vitamin K. Tạo ra các tế bào máu mới cũng là một trong những chức năng quan trọng của gan.

Lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen

Tương tự việc tích lũy và giải phóng đường, gan cũng là cơ quan lưu trữ các vitamin, khoáng chất khác (vitamin B12, a-xít folic, sắt, vitamin A, vitamin D, vitami n K…) và giải phóng, đẩy chúng lại vào máu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

Chức năng tổng hợp của gan

– Tổng hợp protein: Tế bào gan chịu trách nhiệm sản xuất gần 50% lượng protein trong cơ thể. Do đó, gan có thể tự tái tạo trở lại nếu bị cắt bỏ một phần.

– Tổng hợp các yếu tố trong quá trình đông máu như fibrinogen, phức hệ protrombin, heparin.

– Tổng hợp hormone angiotensinogen – giúp điều hòa huyết áp.

– Tổng hợp albumin – protein phổ biến nhất trong huyết thanh.

Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 80 – 1000ml mật, được đưa vào ống mật, một phần tá tràng để tiêu hóa và hấp thu chất béo, cholesterol và một số vitamin. Trong mật có muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.

– Chuyển hóa các loại thuốc được hấp thu từ đường tiêu hóa thành dạng có tác dụng đối với cơ thể.

– Gan là cơ quan tạo hồng cầu chính của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đến tuần 32 thì tủy xương mới bắt đầu đảm nhận chức năng này.

– Vòng đời của hồng cầu là 120 ngày, sau đo một phần hồng cầu sẽ được gan chuyển hóa thành các sản phẩm đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.

– Gan chứa các tế bào Kupfler (đại thực bào) giúp ngăn chặn, phá hủy các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gan và ruột.

– Gan giúp duy trì sự cân bằng các hormone trong cơ thể.

Rối loạn chức năng gan là gì?

Rối loạn chức năng gan là dấu hiệu khi gan bị tổn thương, không thể thực hiện đúng và đủ các chức năng vốn có của nó. Hàng ngày gan phải thực hiện hơn 500 chức năng như tổng hợp, phân tích, đào thải, chuyển hóa các chất… và hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ để chuyển hoá các chất duy trì sự sống cho cơ thể và thanh lọc chất độc gây hại giúp bảo vệ sức khoẻ.

Khi gan bị tổn thương dẫn đến không thể thực hiện đầy đủ và chính xác những chức năng này do phải làm việc quá sức khi cơ thể nạp quá nhiều năng lượng hoặc chất độc hại. Dần dần sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng gan.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn chức năng gan

– Ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, cholesterol, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều chất phụ gia… hay thiếu hụt các thực phẩm có chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn chức năng gan.

– Lối sống không lành mạnh: Một số thói quen xấu như thức khuya, ngủ muộn, làm việc quá sức; uống rượu bia, hút thuốc lá… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.

– Sử dụng thuốc bừa bãi: Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau… trong thời gian dài, không theo đơn của bác sĩ sẽ tạo ra chất độc cho gan.

– Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan.

– Tuổi tác, các bệnh lí đi kèm: Tuổi cao khiến chức năng gan, thận suy giảm; hoặc mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid…

Những triệu chứng thường gặp của rối loạn chức năng gan

– : Là triệu chứng điển hình của rối loạn chức năng gan. Da người bệnh thường có màu vàng, lòng trắng của mắt cũng ngả vàng. Nguyên nhân là do nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, chảy vào các mô ở da và mắt, gan bị tổn thương nên không thể xử lý được.

– Mẩn ngứa: Do gan không thể đào thải hết các chất độc nên gây ứ đọng, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây kích ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.

– Sỏi mật: Gan là cơ quan tiết ra mật, khi chức năng gan bị rối loạn có thể dẫn đến nguy cơ sỏi mật.

– Lượng đường trong máu không ổn định do gan không chuyển hóa được sẽ làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2.

– Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, hội chứng kích thích ruột…

– Sụt cân, suy kiệt thể lực: Khi chức năng gan bị rối loạn, gan không thể chuyển hoá chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Ngoài các triệu chứng trên, tình trạng rối loạn chức năng gan còn biểu hiện qua một số dấu hieeun như: Men gan tăng cao, tiểu cầu giảm, Albumin trong máu tăng giảm thất thường, NH3 trong máu tăng, khó cầm máu.

Phòng ngừa rối loạn chức năng gan như thế nào?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và một lối sống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa tình trạng rối loạn chức năng gan hiệu quả:

– Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá

– Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…

– Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại rau có màu xanh đậm để cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, làm việc quá sức

– Tăng cường thể dục thể thao để hỗ trợ cho quá trình thải độc của gan

– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh về gan

– Tiêm phòng gan B

Suy giảm chức năng gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sự sống. Khi bộ phận này phải làm việc quá tải, bị virus tấn công…thì nó sẽ không thể hoạt động được bình thường điều đó đồng nghĩa với chức năng gan đang bị suy giảm.

Nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng gan

Gan chỉ lọc được một phần độc tố có trong rượu, những phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde gây nguy hiểm cho gan. Chinh vì thế, những người uống càng nhiều rượu thì nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, viêm gan ngày càng cao.

Sử dụng thuốc Tây dài ngày với lượng nhiều sẽ có nguy cơ gây nhiễm độc gan, u gan, ứ mật, xơ gan và vàng da…

Thực phẩm chứa nhiều hóa chất, hoạt chất cấm có trong thuốc tăng trọng ngành chăn nuôi như DEHA hoặc chất Tinopal có trong bún, phở… gây nhiều độc hại cho gan. Những chất tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây nhiễm độc gan, viêm gan và suy giảm chức năng gan.

Thói quen ăn đêm, thức khuya, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ… là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm chức năng gan, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ…

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan

Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, vàng mắt, màu móng tay, chân bị thay đổi… là dấu hiệu nhận biết phố biến của hội chứng suy giảm chức năng gan.

Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải….

Quầng thâm ở mắt kéo dài và đậm màu thì rất có thể bạn đang bị suy giảm chức năng gan.

Do gan suy yếu không thể giải độc cho cơ thể nên khiến cho hơi thở của bạn nặng mùi hơn vì các vi khuẩn có điều kiện phát triển trong khi hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Điều trị suy giảm chức năng gan

Điều trị suy giảm chức năng gan bằng thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng căn cứ vào kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm gánh nặng lên gan.

– Phương pháp xung tần số thấp: Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện từ với tần số thấp giúp tăng độ thẩm thấu và tiếp nhận thuốc vào tế bào, tránh được tác dụng phụ của phương pháp truyền thống. Phương pháp này hoàn toàn ngăn ngừa các được các biến chứng, phục hồi chức năng gan nhanh chóng. Bên cạnh đó phương pháp này cũng khá an toàn, thời gian điều trị ngắn.

– Phương pháp truyền máu Ozone: Phương pháp này không gây đau đớn, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh… Ưu điểm mà phương pháp này mang lại là cải thiện chức năng gan, cung cấp oxy, tăng cường tuần hoàn máu cho gan, giải độc tố và phục hồi những tế bào bị tổn thương.

– Phương pháp tách lọc virus CIL: Đây là công nghệ thực hiện phân ly và tiêu diệt virus viêm gan một cách nhanh chóng, hạn chế khả năng tái phát bệnh. Thêm vào đó, phương pháp này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa xơ gan xơ gan hóa, ung thư gan .

Phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Để ngăn ngừa suy giảm chức năng gan điều quan trong nhất là bạn cần hạn chế nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan:

– Tiêm đầy đủ vắc-xin phòng ngừa ngừa viêm gan A và B;

– Không hút thuốc lá; uống nhiều bia rượu, tránh uống rượu khi đang dùng acetaminophen;

– Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ hộp, chế biến sẵn, đặc biệt là những đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ;

– Không dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo râu;

– Tập thể dục mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

– Nếu dự định xăm hoặc bấm lỗ, xổ khuyên hãy chọn cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh

– Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su;

– Không dùng chung bơm kim tiêm

– Duy trì cân nặng hợp lí.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Rối Loạn Chức Năng Gan Có Nguy Hiểm Không

Gan là cơ quan nội tạng đảm nhận hơn 500 chức năng khác nhau giúp duy trì sự sống. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chức năng của gan bị rối loạn khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng. Thực tế vẫn nhiều người chủ quan khi bị rối loạn chức năng gan, trong bài viết này các chuyên gia sẽ giúp bạn đọc biết được rối loạn chức năng gan có nguy hiểm không và cần làm gì khi gặp phải tình trạng trên.

Rối loạn chức năng gan là gì?

Như mọi người cũng biết, gan thực hiện rất nhiều chức năng, nhiệm vụ trong cơ thể, tất cả các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa đều được gan tiếp nhận nên gan cũng được ví như “nhà máy lọc máu” của cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn làm nhiệm vụ xử lý và đào thải các chất cặn bã, độc tố có hại ra bên ngoài…

Thông thường các chức năng của gan sẽ được tiến hành theo một quỹ đạo riêng tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó khiến cho các tế bào gan bị tổn thương mà chức năng của gan bị rối loạn. Tình trạng rối loạn chức năng gan khiến cho các nhiệm vụ mà gan đảm nhiệm hằng ngày diễn ra không đúng trình tự ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan

Hiện nay nguyên nhân khiến cho chức năng gan bị rối loạn thì có rất nhiều, điển hình nhất là các tác nhân sau:

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

Rối loạn chức năng gan có nguy hiểm không?

Chúng ta đã nghe nhiều về rối loạn chức năng gan tuy nhiên rối loạn chức năng gan có nguy hiểm không thì không phải nhiều người biết. Các bác sĩ chuyên gan cho biết, rối loạn chức năng gan mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

➢ Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan sẽ khiến cho chức năng chuyển hóa chất béo bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nguy hiểm hơn, mỡ thích bám nhiều vào thành mạch dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh nhân có nguy cơ tử vong bất ngờ do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ

➢ Những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan kéo dài không tìm cách xét nghiệm và điều trị khống chế nguyên nhân gây bệnh, không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì lâu dần số lượng tế bào gan bị hoại tử tăng lên nhanh chóng. Tế bào gan không có khả năng làm việc thì các tổ chức xơ tăng cường hình thành và xâm lấn các mô gan khiến người bệnh bị xơ gan, ung thư gan.

➢ Gan có một quan hệ mật thiết với các cơ quan khác trong cơ thể, khi chức năng gan bị rối loạn thì các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng, sức khỏe người bệnh giảm sút.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

Cách điều trị rối loạn chức năng gan

Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết, để điều trị rối loạn chức năng gan hiệu quả thì bệnh nhân cần phải tìm ra nguyên nhân làm tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan bị ảnh hưởng để đưa ra cách điều trị phù hợp

Để có thể làm được điều trên, bênh nhân có thể đến gặp bác sĩ chuyên gan Hồng Phong để các bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán và đánh giá tình trạng lá gan, dựa vào kết quả khám nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ chữa trị phục hồi chức năng gan nhanh nhất.

Bên cạnh điều trị rối loạn chức năng gan theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa hoc hơn. Có như vậy thì sức khỏe gan mật mới cải thiện tốt lên được.

Địa chỉ điều trị rối loạn chức năng gan hiệu quả

Bạn đọc đang có các triệu chứng suy giảm chức năng gan và muốn biết xét nghiệm gan bằng cách nàocó thể trò chuyện trực tiếp với bác sĩ qua hệ thống chat trực tuyến để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Có Cần Nhịn Ăn Không?

14/10/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 6.488 lượt xem

Xét nghiệm chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật. Vậy để có kết quả chính xác thì xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

1.Xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm yêu cầu nghiêm ngặt với người bệnh. Để có được kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một trong số đó là chúng ta cần nhịn ăn trước khi kiểm tra chức năng gan.

Thông thường, các bác sỹ thường khuyên rằng nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi xét nghiệm để kết quả xét nghiệm được chính xác. Nếu trước khi làm xét nghiệm mà bạn ăn sẽ có thể khiến kết quả sai lệch.

Nhịn đói lấy máu tức là lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sớm chưa ăn sáng, lúc này các thành phần sinh hóa tương đối ổn định. Các chỉ số đo được có thể phản ánh khá chính xác sự thay đổi sinh hóa trong cơ thể. Nếu như lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu sẽ xuất hiện thay đổi tạm thời, các kết quả đo được không thể phản ánh đúng tình trạng cơ thể, từ đó sẽ cản trở việc đưa ra những phán đoán lâm sàng chính xác.

Trước khi xét nghiệm vài tiếng, tuyệt đối không được dùng tất cả các loại thuốc như: thuốc bổ, thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh,… Việc dùng thuốc sẽ làm tăng một số chỉ tiêu trong xét nghiệm chức năng gan.

Ngoài ra, không nên sử dụng những chất kể trên ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Thành phần của những chất này có thể khiến làm biến đổi các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan.

2.Xét nghiệm chức năng gan ở đâu?

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện xét nghiệm chức năng gan, tuy nhiên để có kết quả chính xác, bạn cần thực hiện tại cơ sở có uy tín, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật, bệnh viện Thu Cúc đáp ứng mọi tiêu chí để có được kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất. Theo đó, người bệnh khi thực hiện xét nghiệm sẽ được:

Xét nghiệm bởi hệ thống trang bị máy móc hiện đại, kỹ thuật phân tích chính xác, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp lấy máu nhanh chóng, nhẹ nhàng, chuẩn xác.

Bác sĩ giỏi trực tiếp khám, đọc kết quả và đưa ra kết luận chính xác.

Quy trình lấy máu đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Toàn bộ xét nghiệm được thực hiện và phân tích tại bệnh viện, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Gan Và Chức Năng Của Gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Gan cần khỏe mạnh để đảm bảo mọi chức năng. Hiểu về gan và bảo vệ gan là việc cần thiết để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Các chức năng của gan thể hiện qua quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Gan là một tạng đặc lớn nhất trong cơ thể. Trung bình, gan ở người trưởng thành nặng khoảng 1,4-1,6 kg, có kích thước gần bằng một quả bóng. Gan là một cơ quan sinh tồn rất quan trọng đối với các chức năng trao đổi chất và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi gan ngừng hoạt động, con người không thể sống sót.

Vị trí của gan chủ yếu nằm ở phần trên bên phải của dạ dày, ngay dưới cơ hoành. Một phần của gan cũng đi vào phần bụng trên bên trái.

Gan có cấu trúc như hình bán nguyệt, khá bằng phẳng ở đáy.

Gan có hai phần chính, gồm thùy trái và thùy phải. Mỗi thùy được chia thành tám phần. Mỗi đoạn có khoảng 1.000 tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy có một ống nhỏ dẫn về phía ống gan chung

Túi mật nằm dưới gan, cùng với một phần tuyến tụy và ruột non. Gan và các cơ quan này phối hợp cùng nhau để tiêu hóa, hấp thu và xử lý thực phẩm.

So với phần còn lại của cơ thể, gan nhận một lượng máu đáng kể chảy qua nó – ước tính khoảng 13% thể tích máu của cơ thể nằm trong gan ở bất kỳ thời điểm nào.

3. Những chức năng của gan

Các chức năng của gan thể hiện qua quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bao gồm:

Phân giải hoặc chuyển đổi các chất

Tổng hợp năng lượng

Chuyển hóa và loại bỏ các độc tố, làm chúng ít độc hơn và dễ thải ra ngoài

Gan thực hiện các chức năng này bằng cách nhận máu với chất dinh dưỡng từ các cơ quan tiêu hóa thông qua một tĩnh mạch được gọi là tĩnh mạch cửa.

Các tế bào gan nhận máu và lọc máu. Chúng hoạt động như các trung tâm phân loại nhỏ, xác định:

chất dinh dưỡng nào cần được xử lý

những chất nào cần được lưu trữ

những chất nào cần được loại bỏ

những chất nào nên trở lại máu

Gan lưu trữ các vitamin cũng như các chất khoáng (đồng, sắt), và giải phóng chúng khi cơ thể cần Gan cũng giúp thủy phân chất béo có trong bữa ăn. Tại đây, gan hoặc là lưu trữ chất béo hoặc giải phóng tạo năng lượng

Những chức năng của gan khác

Gan còn sản xuất khoảng 800 đến 1.000 mililít mật mỗi ngày. Mật này được vận chuyển qua ống dẫn mật đến ruột non. Ruột non sử dụng mật để giúp tiêu hóa chất béo. Lượng mật tạo thêm được lưu trữ trong túi mật.

Gan cũng phân giải các protein. Sản phẩm phụ của quá trình này là amoniac, lượng ammoniac lớn có thể gây độc cho cơ thể. Gan biến đổi amoniac thành một chất không độc, gọi là urê và giải phóng urê vào máu, sau đó được thận bài tiết qua nước tiểu

Gan còn giúp phân giải rượu cũng như nhiều loại thuốc.

Ngoài những chức năng kể trên, gan cũng đóng vai trò quan trọng trong:

Tạo ra các yếu tố hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng

Tạo ra protein cho quá trình đông máu

Lưu trữ glycogen

Như vậy, công việc của gan là lọc máu từ đường tiêu hóa, trước khi máu đến các phần còn lại của cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn giải độc các hóa chất và chuyển hóa thuốc. Ngoài ra, gan còn có vai trò tổng hợp các protein quan trọng trong quá trình đông máu và các protein chức năng khác

4. Gan có khả năng tái tạo không?

Gan thực sự là một cơ quan tuyệt vời, vì gan có khả năng tái sinh. Điều này có nghĩa sau một chấn thương hoặc phẫu thuật cắt gan, phần nhu mô gan còn lại có thể tăng sinh để đạt một mức độ nhất định. Gan bắt đầu tăng sinh bằng cách phì đại các tế bào hiện có. Sau đó, các tế bào gan bắt đầu nhân lên. Trong vòng một tuần sau khi loại bỏ hai phần ba gan, gan có thể tăng sinh để đạt được trọng lượng trước khi phẫu thuật..

5. Một số những bệnh lý hay gặp ở gan

Có nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến gan và chức năng của nó. Một số bệnh đã có phương pháp điều trị thành công trong khi những bệnh khác thì không. Các vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến gan bao gồm:

Xơ gan là một tình trạng mà mô sợi xơ thay thế mô gan khỏe mạnh. Khi đó, các chức năng của gan không còn đảm bảo. Các tình trạng có thể dẫn đến xơ gan gồm sử dụng rượu quá mức lâu ngày, viêm gan mạn tính hoặc các rối loạn di truyền hiếm gặp như bệnh Wilson

Các bệnh viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi chỉ tình trạng viêm gan do các virus gây viêm gan: A, B, C, D, E. Mỗi loại có tác nhân và độ nghiêm trọng khác nhau.

Viêm gan A: bệnh lây qua đường ăn uống, nước. Bệnh phổ biến hơn ở các nước đang phát triển do thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh kém. Hầu hết mọi người có thể phục hồi từ viêm gan A mà không có suy gan hoặc biến chứng lâu dài.

Viêm gan B: có thể gây nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính. Bệnh thường lây qua quan hệ tình dục, thông qua dùng chung kim tiêm với bệnh nhân đã bị nhiễm. Viêm gan siêu vi B có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, gồm xơ gan và ung thư. Hiện nay đã có vắc-xin ngăn ngừa viêm gan siêu vi B.

Viêm gan C: có thể là gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh thường lây lan khi tiếp xúc với máu có chứa virus viêm gan B, như dùng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy hoặc xăm hình. Quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn với người bệnh cũng có thể gây lây bệnh. Viêm gan siêu vi C có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.

6. Những triệu chứng bệnh lý ở gan

Những triệu chứng báo hiệu gan có vấn đề thường gặp

Những dấu hiệu nghiêm trọng hơn:

Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị sớm

7. Làm sao để có một lá gan khỏe mạnh?

Những phương pháp thay đổi lối sống sau có thể giúp mọi người giữ cho gan khỏe mạnh:

tiêm ngừa viêm gan A và viêm gan B

quan hệ tình dục an toàn với bao cao su

không dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng chăm sóc cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v.)

luyện tập thể dục đều đặn

hỏi rõ bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng vì chúng có thể ảnh hưởng đến gan của bạn

giảm lượng rượu uống vào, vì phải mất rất nhiều cho gan để phân hủy độc tố của rượu

duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ và giảm béo

https://www.healthline.com/human-body-maps/liver#prevention https://www.webmd.com/digestive-disorders/picture-of-the-liver#1 https://www.medicinenet.com/liver_anatomy_and_function/article.htm#what_are_symptoms_of_liver_diseases