Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Đối Ngoại Của Nhà Nước Thể Hiện Nội Dung Chủ Yếu Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Lễ Tân Ngoại Giao Có Thể Hiện Đường Lối Chính Sách Đối Ngoại Của Một Nhà Nước?

Lễ tân Ngoại giao có thể hiện đường lối chính sách đối ngoại của một nhà nước?

Lễ tân Ngoại giao không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại. Đó là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước.

Ở bất cứ nước nào, Lễ tân Ngoại giao cũng xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại, thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Biện pháp lễ tân cũng như mức độ lễ tân thường được đề ra và thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách đối ngoại vào tình hình quan hệ cụ thể của từng nước, với từng đối tác. Các cuộc chiêu đãi ngoại giao dù hình thức tổ chức như thế nào, ít nhiều đều mang tính chất chính trị, vì đó là cuộc gặp mặt của những người đại diện các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đồng thời cũng là phương tiện dể duy trì và phát triển quan hệ.

Trong lịch sử có không ít thí dụ về ý nghĩa chính trị của các quà tặng. Năm 1792, vua Quang Trung biếu nhà Thanh chiến lợi phẩm lấy được ở chiến dịch Vạn Tượng, sách binh thư Việt Nam và một quyển sử về triều đại Lê Chiêu Thống. Những tặng phẩm đó vừa có ý nghĩa biểu dương sức mạnh quân sự của quân đội Tây Sơn, vừa nói lên lòng tự hào về nghệ thuật quân sự của dân tộc mình, vừa vạch rõ cho Triều đình nhà Thanh biết rằng những hành động kết cấu với bọn phản động nhà Lê nhất định sẽ thất bại.

Ngày nay, trong các chuyến thăm viếng chính thức, lễ đặt vòng hoa tưởng niệm không đơn thuần là một nghi lễ mang tính hình thức. Chuyến viếng thăm Ba Lan dự định vào tháng 11/1984 của Phó Thủ tướng CHLB Đức Genscher đã bị hoãn lại vì hai bên không thỏa thuận được về địa điểm đặt vòng hoa. Thực chất đây là biểu hiện của thái độ chính trị khác nhau giữa hai quốc gia vốn có những vấn đề do lịch sử để lại.

Vừa là công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, Lễ tân ngoại giao đồng thời lại là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia đã được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ của các trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận, trong việc sắp xếp chỗ ngồi cho các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế…

Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được cụ thể hóa vào các quy định coi trọng các biểu tượng quốc gia như quốc kỳ, quốc huy hay quốc thiều mỗi nước, hoặc trong các nghi lễ đón tiếp dành cho các vị đứng đầu nhà nước, cũng như các đặc quyền dành cho đại diện các quốc gia. Nhiều nước đã quy định một số thủ tục lễ tân dựa trên các điều khoản của Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao.

Căn cứ vào đâu để nói Lễ tân Ngoại giao là một phạm trù quốc tế?

TGVN. Lễ tân Ngoại giao ngày càng mang tính chất quốc tế, những nguyên tắc cơ bản về lễ tân đều được các nước công …

Liên hợp quốc là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

TGVN. Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng tiếp Điều phối viên Liên hợp quốc, ông Kamal Malhotra và Trưởng đại diện các …

Chính quyền nước sở tại có thể xâm nhập nhà cửa của Cơ quan đại diện trong trường hợp khẩn cấp?

TGVN. Trong trường hợp cấp bách hoặc có nguy hại chung (cháy, ngập lụt, động đất đất…) chính quyền nước sở tại có thể xâm nhập …

Chức Năng Của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Và Một Số Nhiệm Vụ Cơ Bản Thể Hiện Chức Năng Xã Hội Của Nhà Nước Ta

Chúng ta đều biết, chức năng của nhà nước vừa bị quy định, vừa là sự thể hiện bản chất của nhà nước. Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà chức năng của nhà nước được đề cập, xem xét dưới nhiều góc độ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn ở phạm vi xem xét nhà nước từ góc độ tính chất của quyền lực chính trị mà theo đó, bất kỳ nhà nước nào cũng đều có chức năng thống trị chính trị của giai cấp (chức năng giai cấp) và chức năng xã hội.

Theo quan niệm chung, chức năng giai cấp là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhất định. Mọi nhà nước đều sẵn sàng sử dụng bất cứ công cụ, biện pháp nào có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình. Còn chức năng xã hội của nhà nước là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước đều phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, đồng thời phải chăm lo một số công việc chung của toàn xã hội. Trong một giới hạn xác định, nhà nước phải hoạt động để thoả mãn những nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nó. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Như vậy, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, là điều kiện để nhà nước đó thực hiện vai trò thống trị giai cấp của nó. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội của nó”(1).

Đề cập đến chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong khi chú trọng đến chức năng giai cấp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn coi chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của nó. Nói về vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà mặt cơ bản của nó là không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân cùng với việc tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ông viết: “Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột”(2). Như vậy, có thể nói, bản thân chuyên chính vô sản, theo quan điểm mácxít, tự nó đã thể hiện sự thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa, về thực chất, là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vì thế, trong nhà nước này, nền dân chủ phải là nền dân chủ đầy đủ nhất, rộng rãi nhất và thực chất nhất – đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội và lấy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế làm nền tảng. Chủ nghĩa xã hội sẽ không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và không ngừng mở rộng dân chủ. “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn…”(3) đã được V.I.Lênin coi là một trong những nhiệm vụ cấu thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa – xã hội không còn các giai cấp đối kháng, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện hai chức năng cơ bản, nhưng cơ chế và mục đích thực hiện hai chức năng đó đã có sự thay đổi căn bản. Cũng như mọi nhà nước khác đã từng tồn tại trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn thực hiện được chức năng giai cấp của mình, trước hết phải làm tốt chức năng xã hội, đặc biệt là việc không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân, sử dụng sức mạnh, lực lượng của mình để bảo vệ và bảo đảm tuyệt đối các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện tiên quyết để nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị, nghĩa là có đầy đủ khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch. Điều này có nghĩa là, chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, cái nọ làm tiền đề và là cơ sở cho cái kia. Tuy nhiên, trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và thiết lập được nhà nước của mình, thì chức năng giai cấp là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; còn chức năng xã hội (mà trong đó, việc tổ chức xây dựng xã hội mới là chủ yếu) là nhiệm vụ cơ bản, quyết định trực tiếp sự thắng lợi hay thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự khác nhau căn bản giữa việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa là ở chỗ, nhà nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chức năng xã hội không phải với tư cách là mục đích, mà là phương tiện để củng cố, đảm bảo sự thống trị chính trị và kinh tế của thiểu số trong xã hội là giai cấp tư sản đối với đa số là giai cấp công nhân và những người lao động khác. Theo đó, việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư bản chủ nghĩa luôn bị giới hạn trong một phạm vi chật hẹp và bị chi phối bởi quan điểm của giai cấp tư sản, xuất phát từ những lợi ích kinh tế và chính trị ích kỷ của một thiểu số dân cư trong xã hội. Ngược lại, việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa được xác định là mục đích chứ không phải là phương tiện để nhà nước ấy đảm bảo sự thống trị chính trị của nó. Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, cơ sở để quyền làm chủ đó được thực hiện một cách thực sự trong thực tế.

2. Một số nhiệm vụ cơ bản thể hiện chức năng xã hội của nhà nước ta

2.1. Không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân

Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân làm chủ và do vậy, nhà nước của chế độ này có nhiệm vụ tạo điều kiện để cho nhân dân tham gia một cách tích cực và rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong mọi hoạt động, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân”(4).

Nhiệm vụ này cũng đã được chúng ta thể chế hoá cụ thể trong Hiến pháp: “Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng”(6). Chính điều đó đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho người dân vừa thực hiện quyền làm chủ gián tiếp thông qua nhà nước, vừa làm chủ trực tiếp ở cơ sở.

Ở nước ta hiện nay, các cơ quan quyền lực nhà nước đều do dân bầu ra, chính quyền nhà nước đã trở thành công cụ sắc bén và có hiệu quả nhất để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước, đó là dân chủ đại diện (dân chủ gián tiếp). Quyền làm chủ của nhân dân còn được thực hiện một cách trực tiếp thông qua việc tham gia vào công việc tổ chức nhà nước, tham gia bộ máy nhà nước, quyết định các chủ trương, chính sách của Nhà nước ở các cấp… Tuy nhiên, mức độ thực hiện dân chủ trực tiếp còn phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ, năng lực của chính quyền nhà nước; vào trình độ dân trí, trước hết là trình độ văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật; vào đặc điểm lịch sử và truyền thống chính trị của dân tộc… Như vậy, thực hiện dân chủ phải là một quá trình lâu dài, từ thấp đến cao. Không thể và không bao giờ có “dân chủ tuyệt đối” hay “dân chủ nói chung”, đặc biệt là không thể có ngay và trên mọi mặt dân chủ trực tiếp trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, nhất là về kinh tế. Chính vì vậy, ở nước ta hiện nay, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện, đồng thời thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng, có hiệu quả. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua đại biểu của mình (dân chủ gián tiếp), đồng thời phát huy cao độ quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân thông qua các tổ chức quần chúng, xã hội, nhất là dân chủ ở cơ sở. Cụ thể là:

– Xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

– Nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết ở cấp cơ sở.

2.2. Tổ chức và quản lý kinh tế

Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ một nền kinh tế chậm phát triển, còn phổ biến là sản xuất nhỏ, nên nhiệm vụ tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước là hết sức khó khăn, phức tạp, chính vì thế mà nhiệm vụ phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt và là một nhiệm vụ khá mới mẻ. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, song song với đó lại phải vừa thực hiện nhiệm vụ giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, vừa phải bảo đảm ổn định và cải thiện không ngừng đời sống nhân dân về mọi mặt, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng của Nhà nước ta càng trở nên nặng nề. Trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, thứ VIII, thứ IX và mới đây, lần thứ X, Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá những tư tưởng, quan điểm lớn về phát triển kinh tế đất nước: phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với sự đa dạng về hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với “những hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(7); thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; phát huy mạnh mẽ vai trò của khoa học và công nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại; v.v..

Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế thể hiện rõ nhiệm vụ tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta xác định là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững;…

2.3. Tổ chức và quản lý văn hoá, khoa học, giáo dục

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”(8). Để có thể xây dựng thành công một xã hội như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, phát triển khoa học và công nghệ – đó được coi là “quốc sách hàng đầu” để phát huy nhân tố con người. Thực hiện nhiệm vụ này, cần phải xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới, nền khoa học và công nghệ hiện đại – đó cũng chính là những động lực quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ này được biểu hiện cụ thể ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; thực hiện lối sống cần kiệm, văn minh, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác, chống lại mọi biểu hiện của các loại văn hoá ngoại lai không lành mạnh.

Thứ hai, phát triển khoa học và công nghệ với bước đi và hình thức thích hợp, bảo đảm cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, coi đó là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế – xã hội .

Thứ ba, đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ cán bộ, trí thức và những người lao động có tri thức, có tay nghề, có đạo đức cách mạng và tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đồng thời với đó là việc giáo dục thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn thể nhân dân; đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng, quan điểm xét lại, cơ hội, những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những lĩnh vực chủ yếu. Theo đó, việc tổ chức, quản lý văn hoá, khoa học và giáo dục của Nhà nước ta vừa là để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội trước mắt, vừa là để chuẩn bị cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo, hoà nhập (trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng và tinh hoa văn hoá của dân tộc) với tiến trình phát triển chung của nền văn hoá, khoa học và giáo dục thế giới. Quan điểm cơ bản của Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội; giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu đã thể hiện rõ ràng nhiệm vụ này của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng hệ thống các cơ quan tổ chức, quản lý văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tương xứng với yêu cầu và đáp ứng tốt yêu cầu thực tế của các lĩnh vực cụ thể.

Như vậy, xét một cách tổng thể, nhiệm vụ sáng tạo và xây dựng xã hội mới là nhiệm vụ quan trọng nhất trong chức năng xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, xét đến cùng, có thể nói, nhiệm vụ cơ bản và quyết định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức và quản lý kinh tế, bởi một xã hội chỉ có thể ổn định, vận động và phát triển được khi có một cơ sở kinh tế – xã hội phù hợp. Yếu tố kinh tế, nhất là lực lượng sản xuất, xét đến cùng, là yếu tố quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, xem xét vấn đề này ở góc độ kiến trúc thượng tầng của xã hội – xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thì nhiệm vụ bảo vệ các quyền tự do và không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất, bởi việc thực hiện nhiệm vụ này là sự thể hiện trực tiếp nhất bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bảo Đảm An Ninh, An Toàn Hoạt Động Đối Ngoại Của Đảng, Nhà Nước

Năm 2019, Cục An ninh đối ngoại đã chủ động trong công tác nắm tình hình, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; kịp thời tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an nhiều chủ trương, giải pháp đảm bảo an ninh đối ngoại…

Phát huy tốt vai trò chủ trì, phối hợp với các lực lượng triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh các sự kiện quan trọng đối ngoại của đất nước. Những kết quả trên của Cục An ninh đối ngoại đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Với sự nỗ lực, phấn đấu của cấp ủy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, chiến sỹ, năm 2019 nhiều tập thể, cá nhân thuộc Cục An ninh đối ngoại đã được tặng thưởng Bằng khen, Giấy khen, gồm: 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì; 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 1 tập thể và 1 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 8 tập thể và 33 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen; 1 tập thể, 3 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tặng Bằng khen; 1 tập thể, 3 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen…

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cùng các đại biểu và CBCS Cục An ninh đối ngoại.

Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2019, Cục An ninh đối ngoại vinh dự được Bộ Công an tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Nam biểu dương những kết quả, thành tích nổi bật mà Cục An ninh đối ngoại đạt được trong năm 2019. Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, những kết quả, thành tích đạt được của Cục An ninh đối ngoại góp phần quan trọng vào thành tích chung của toàn lực lượng Công an nhân dân.

Chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo, Thứ trưởng Bùi Văn Nam đề nghị Cục An ninh đối ngoại bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an về các mặt công tác trọng tâm năm 2020, đặc biệt là tham gia đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các sự kiện diễn ra trong năm Chủ tịch ASEAN; công tác đảm bảo an ninh Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, phân tích, xử lý thông tin, kịp thời đề xuất tham mưu Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực an ninh đối ngoại… Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh; triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tiếp tục triển khai chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ về công tác Đảng, công tác xây dựng lực lượng; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đối Tượng, Nội Dung Và Chức Năng Của Văn Học. Le Thao Van Hoc Pptx

BÀI BÁO CÁO MÔN VĂN HỌCNHÓM 1

DANH SÁCH NHÓM:

1.TĂNG THỊ PHƯƠNG2. LÊ THỊ THẢO 3. ĐỒNG THỊ DUNG 4. CAM THỊ NHẤT 5. NGÔ THỊ YẾN

6. VI THỊ THU TRANG 7. VŨ THỊ UYÊN8. NGUYỄN THỊ NGỌC9. TRẦN NGỌC LAN.SƠ ĐỒ TÓM TẮT TIỂU CHỦ ĐỀ: ĐT, ND và CN của VH.

ĐỐI TƯỢNGVăn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức sử dụng từ ngữ làm chất liệu…Văn học có đối tượng là thế giới con người và các mối quan hệ đa dang của con người với thực tại.Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan cuộc sống con người.NỘI DUNGNội dung của văn học không đồng nhất với đối tượng của văn học:Nội dung văn học tương đồng với đối tượng của nóNội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, tình cảm và giá trị, gắn liền với một quan niệm về chân lí đời sống, cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giáCHỨC NĂNGNhận thứcGiáo dụcThẩm mĩGiao tiếpGiải trí CHỦ ĐỀ 2: LÍ LUẬN VĂN HỌC I.ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC. 1. ĐỐI TƯỢNG 2. NÔI DUNG 3. CHỨC NĂNG.

1. ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HỌC:

-Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu. Văn học là một trong số các hình thái chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật. -Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác có đối tượng là thế giới con người, các quan hệ đa dạng của con người với thực tại. -Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối liên hệ sinh động, muôn màu với cuộc sống con người. 2.NÔI DUNG CỦA VĂN HỌC:

-Nội dung của văn học không đồng nhất với đối tượng của văn học. Nội dung là đối tượng được ý thức, được tái hiện có chọn lọc, khái quát, đánh giá phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một lí tưởng, niềm tin nhất định đối với cuộc đời. Đối tượng của văn học tồn tại trong cuộc sống, còn nội dung của văn học thì tồn tại trong tác phẩm. -Nội dung văn học tương đồng với đối tượng của nó (tính cách con người,các ý nghĩa đời sống, các kinh nghiệm quan hệ) nhưng là một chất lượng khác. Những gì đến được với ngòi bút nghệ sĩ đều phải trải qua dằn vặt, trăn trở, đớn đau hay rung động mãnh liệt. Người xưa nói: “Viết như máu chảy đầu ngọn bút” là vì vậy. Điển hình như Nguyễn Du phải trải qua “đau đớn” mới viết được Truyện Kiều …Đại Thi Hào Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

Tóm lại, nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng và giá trị, gắn liền với một quan niệm về chân lí đời sống, với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá. Nhận thức nội dung của văn học, ý thức được những ưu thế riêng của văn học, cho phép nó có thể đáp ứng những nhu cầu xã hội phổ biến mà các hình thái ý thức xã hội khác không đáp ứng được.

3. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

*Khái niệm: – Văn học (nghĩa rộng): là tên gọi chung mọi tác phẩm bằng ngôn ngữ nói hay viết. – Văn học (nghĩa hẹp): là văn học nghệ thuật, tức các sáng tác ngôn từ, tưởng tượng, biểu hiện tình cảm con người như thơ, tiểu thuyết, tản văn, kịch… CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

– Chức năng nhận thức – Chức năng giáo dục – Chức năng thẩm mĩ – Chức năng giao tiếp – Chức năng giải trí.Chức năng nhận thức của văn học: – Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống: Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người. Nhưng văn học không như các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó. Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế mèn, dế trũi, hay bọ ngựa… Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc.Nhà văn Tô Hoài với tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” – Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện lại quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa,… Ví dụ: Các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái đã đưa ta về với lịch sử, với quá khứ xa xăm của dân tộc. “Chí Phèo” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố…phản ánh quá trình phá sản, bần cùng hóa của người nông dân đang diễn ra một cách khốc liệt. – Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tinhs cách xã hội của một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp, một giai cấp… “Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn, xem đồng tiền hơn cả con người, lấy sự vạn năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế gian vùi dập con người… – Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống. Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận thức về bản thân.

– Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình. – Văn học giúp ta hiểu được giá trị của mình, biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống chung khi cùng hòa mình vào công tác khôi phục đất nước sau chiến tranh, khí thế hừng hực lẫn tinh thần kiên cường biến chiến trường xưa thành một nông trường xanh tươi trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, dòng thơ rỉ máu cua Hàn Mạc Tử…Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Chân dung các nhà văn tiêu biểu

Nhà văn Nguyễn Khải Nhà văn Nam Cao Nhà văn Ngô Tất Tốb. Chức năng giáo dục của văn học: – Văn học khơi gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người. -Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông qua hình thành quan điểm đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người. Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết, đến cô Tấm, Thạch Sanh trong cổ tích, hình tượng Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ Nôm cho đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh hùng Núp trong văn thơ hiện đại đã ít nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm đạo đức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam.

– Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân ái: Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm, làm cho ta biết vui, biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc, cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười biếng. Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống… – Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. Nhân cách của con người được hình thành một cách trọn vẹn thông qua văn học. Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc. Ta kinh ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến vì ta nhận ra được bộ mặt thật của chúng qua các động tác thoáng qua: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” hay “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”. Nhờ sự yêu, ghét hay thương cảmcho các nhân vật mà từ đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dần biến tư tưởng, tình cảm thoangs qua ấy thành nhận thức của người đọc. Một đặc điểm khiến văn học dễ dàng đảm nhiệm chức năng giáo dục đó chính là tính cuốn hút của nó. Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thấy thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc, với khán giả. Những chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình cảm mà văn học mang lại không khô khan trừu tượng như triết học hay khoa học mà rất sống động mà giàu hình ảnh, và được người đọc cảm thụ một cách thích thú.c. Chức năng thẩm mĩ: -Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn không dính dáng đến lợi ích vật chất người nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm. -Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm nhận, cách nghĩ của nhà văn chân chính là người có tâm hồn chân thành của mình để soi sáng những mảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca ngợi phẩm chất cao đẹp…d. Chức năng giải trí: -Các tác phẩm lành mạnh, có giá trị nội dung và nghệ thuật cao sẽ đem lại sự thư giãn cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng, góp phần tái tạo sức khỏe và duy trì niềm vui, niềm tin trong cuộc sống. Thực tế cho thấy không it người có thói quen tốt là đọc sách và coi sách là món ăn tinh thần không thể thiếu hàng ngày. -Các chức năng văn học nêu trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngay trong chức năng nhận thức đã có tính giáo dục. Muốn cho hiệu quả nhận thức cao nhất thì cần phải thông qua đặc trưng thẩm mĩ. Ngược lại, chức năng thẩm mĩ không đơn thuần mang ý nghĩa duy mĩ mà phải phục vụ cho việc thể hiện tốt hai chức năng nhận thức và giáo dục. Tất cả các chức năng ấy tạo thành tác dụng to lớn của văn học trong việc không ngừng hoàn thiện phẩm chất cao quý của con người.Bài làm của nhóm em còn nhiều thiếu sót. Mong cô và các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến cho bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn!

-The and-*Ý nghĩa, bài học giáo dục : -Đối với sinh viên: + Trang bị cho sinh viên những kiến thức kết tinh qua một hệ thống khái niệm cơ bản về văn học. + Là cơ sở bước đầu cho sinh viên trong việc hoc tập các bộ môn như: Lịch sử, phương pháp dạy học văn… + Góp phần tạo tiềm lực cho sinh viên sau khi ra trường có thể giảng dạy tốt môn TV, Văn học ở trường phổ thông. + Rèn cho sinh viên về khả năng giao tiếp có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ trở nên mượt mà… + Biết đánh giá, lí giải và cảm nhận các hiện tượng đời sống như tình cảm, lẽ sống, tình người, xã hội, tự nhiên, thiện ác, xấu đẹp…qua các tác phẩm văn học.-Đối với học sinh tiểu học: + Giúp cho học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống con người và tự nhiên. Hiểu biết sâu sắc về nét văn hóa dân tộc VN cũng như nước ngoài qua các tác phẩm trong chương trình học ở Tiểu học. + Giáo dục lòng biết ơn cho trẻ, giúp trẻ có những tư cách đạo đức tốt được rèn luyện từ nhỏ. + Bồi dưỡng ở các em một tình yêu văn học, ham học hỏi những điều mới lạ, nâng cao kiến thức. + Và đặc biệt là biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ.