Top 4 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Dây Thần Kinh Số 7 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Dây Thần Kinh Số 7 Nằm Ở Đâu?

1. Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?

Dây thần kinh số VII là một dây hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ).

Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu: Dây thần kinh số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa (dây VII). Dây VII đi qua xương đá nhận thêm sợi phó giao cảm dây VII’ chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai (dây VII’).

2. Cẩn thận các nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

2.1. Bị nhiễm lạnh đột ngột

Như đã giới thiệu, dây thần kinh ngoại biên số 7 chia thành 3 đoạn nằm ở 3 vị trí khác nhau, và trong đó vị trí xương đá là lạnh nhất. Khi bị lạnh đột ngột phần dây thần kinh ở dây rất dễ bị ảnh hưởng bởi các mạch máu co thắt gây phù, chèn ép dây thần kinh đến một mức độ vào đó sẽ gây liệt.

2.2. Bị nhiễm virus Zona

Ở giai đoạn đầu của bệnh Zona thần kinh, nếu mụn nước xuất hiện ở vùng tai thì khả năng gây đau liệt viêm dây thần kinh số 7 là rất lớn.

2.3. Do chấn thương, hậu quả sau phẫu thuật

Những chấn thương hay biến chứng sau phẫu thuật tại khu vực tai có thể để lại những di chứng mang biểu hiện của đau liệt viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên.

2.4. Nhiễm virus cảm cúm

Khi bị tấn công bởi virus cảm cúm, độc tố của một số loại virus sẽ ảnh hưởng khiến cho dây thần kinh số 7 bị sưng phù, dần dần tới liệt. Nhất là những trường hợp người bệnh bị sốt cao, co giật…

2.5. Do những bệnh lý khác biến chứng sang

Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý nhiều rau xanh, vitamin. Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Vào mùa nắng nóng sử dụng quạt, điều hòa không nên để luồng khí lạnh trực tiếp vào người, nhất là sau gáy.

Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ngoại Biên

Liệt dây thần kinh số 7 hay liệt nửa mặt mà nhân gian thường gọi là “méo mặt” là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh ít nguy hiểm tính mạng nhưng lại làm cho bệnh nhân đau khổ trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép

Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.

Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).

Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).

Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt. Trong trường hợp này, bạn có thể đến phòng tập vật lí trị liệu tphcm

U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.

U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.

Biến chứng thần kinh của u vòm họng.

Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.

Do viêm nhiễm:

Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.

Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên – thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.

Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…

Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.

Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.

Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:

Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).

Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.

Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.

Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.

Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.

Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng. Bạn có thể đến các trung tâm vật lí trị liệu để nhờ sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm

Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.

Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.

Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Chữa Được Không?

Dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt – là một dây thần kinh hỗn hợp có đầy đủ các chức năng của một dây thần kinh ngoại vi như vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của không khí lạnh hoặc một số bệnh lý đang mắc phải mà dây thần kinh này có thể bị liệt và gây ra các triệu chứng như mất vị giác, đau tai, khó ăn uống hay nói chuyện, mắt không nhắm lại được.

Vì sao bị liệt dây thần kinh số 7?

Liệt dây thần kinh số 7 do một số nguyên nhân gây nên như sau:

– Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột: Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm. Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

– Do nhiễm virus: Thời tiết lạnh khiến virus ở vùng tai – mũi – họng hoạt động mạnh. Nhất là virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7, dễ dẫn đến bị sưng phù và bị liệt.

– Do bị Zona hạch gối: Khi bị Zona hạch gối dẫn đến tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai, gây liệt mặt ngoại vi, giảm cảm giác cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, tê lưỡi, ù tai, nghe kém…

– Do bị chấn thương, phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7, gây khô mắt, mắt nhắm không kín hoặc chảy nước mắt, ù tai nghe vang đau nhức đầu, giảm tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.

– Do bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng như: U vòm họng, U dây thần kinh số 7. Tụ máu nền sọ, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt

– Do mắc các bệnh lý về mạch máu: Mạch nuôi dây thần kinh bị co thắt gây ra các hiện tượng thiếu máu cục bộ, gây ra hiện tượng phù nề. Hiện tượng này tiến triển nghiêm trọng đặc biệt vào mùa lạnh, nhiều gió hoặc ban đêm. Chúng làm tổn thương dây thần kinh số 7 dẫn đến các triệu chứng như: viêm quanh động mạch, đái tháo đường…

Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị, mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát. Do đó, chúng ta phải biết cách phòng bệnh bằng cách kiểm soát tốt và điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Chú ý dấu hiệu nhận biết sớm khi bị bệnh có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

10 biểu hiện liệt dây thần kinh số 7 dễ nhận biết nhất

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Dây thần kinh số 7 còn gọi là thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác ở vùng mặt. Do đó, khi bị tổn thương và bị liệt, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

– Nghe lớn âm thanh một bên tai, cảm giác như bị ù tai

– Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng, tiết nước bọt và chảy nước dãi nhiều

– Mất vị giác, tê đầu lưỡi

– Đau vùng sau tai hay trước tai

– Khó nói, khó ăn uống, khó nuốt, ăn uống thường rơi vãi

– Nhân trung lệch sang bên liệt, mắt bị kéo xếch ngược

– Yếu và tê cứng một bên khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng, miệng không chúm môi lại được, nói không tròn vành rõ tiếng

– Mặt không biểu lộ được các trạng thái cảm xúc

– Khi bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, gây chảy nước mắt nhiều và liên tục, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi,gây mất cảm giác vị giác, tê trước đầu lưỡi, chảy nước dãi và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 thế nào?

Khi phát hiện bị liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt, chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị bệnh kịp thời hiệu quả.

Nguyên tắc điều trị liệt dây thần kinh số 7 là phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để khả năng điều trị phục hồi nhanh hơn và đạt hiệu quả hơn. Các loại thuốc tây y được dùng trong điều trị nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 đó là kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giãn mạch, ức chế virus gây bệnh, các nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B như B1, B12…). Sau đó, kết hợp điều trị bằng đông y như: châm cứu, xoa bóp, tập vật lý trị… liệu giúp phục hồi các cơ mặt bị liệt và phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 tốt hơn.

Phục Hồi Chức Năng Đau Dây Thần Kinh Số V

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐAU DÂY THẦN KINH V

– Đau dây thần kinh số V là một tình trạng bệnh lý gây đau những vùng do dây thần kinh V chi phối. Đau thần kinh V là tình trạng bệnh lý hay gặp gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Người bệnh đau không thể ăn ngủ được luôn lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm

– Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, trong cơn đau thường rất nặng, xảy ra đột ngột, thường kéo dài vài giây đến vài phút. Đau này thường là tự phát hoặc xuất phát từ một điểm đau.

1.Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh: hoàn cảnh xuất hiện đau, vị trí đau, đau nửa đầu hay đau cả hai bên, thời gian kéo dài bao lâu. Có ba kiểu đau chính cần phân biệt:

– Đau dây V vô căn hay còn gọi là cơn đau đặc hiệu của dây V

– Đau dây V triệu chứng

– Đau mặt nhưng không điển hình của đau dây V

1.2. Khám và lượng giá chức năng: Khám thần kinh số V rất cẩn thận để xác định đau dây V hay đau triệu chứng do các tổn thương khác.

2.Chẩn đoán xác định dựa trên bệnh sử của đau, đau theo vùng chi phối của dây V. Chẩn đoán xác định sau khi loại trừ đau do các nguyên nhân khác.

3.Chẩn đoán phân biệt

– Phân biệt với triệu chứng đau khác ở mặt như đau dây IX, đau dây thần kinh sau Herpes, hội chứng Reader, hội chứng Sluder, đau thần kinh thể gối, đau khớp thái dương hàm, đau đầu Cluster, đau thần kinh sau chấn thương, đau do bệnh về răng, hốc mắt hoặc xương.

– Phân biệt với u góc cầu – tiểu não, u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII…

4.Chẩn đoán nguyên nhân

– Có thể di nhiễm trùng virus tại hạch Gasser hoặc các nhánh của dây V ngoại biên.

– Các tổn thương ngoài vùng răng miệng như: u góc cầu – tiểu não, u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Phát hiện sớm và can thiệp sớm đau dây thần kinh số V

– Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với các thuốc giảm đau và y học cổ truyền.

2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu:

– Nhiệt nóng trị liệu: tia hồng ngoại liều ấm, chườm nóng

– Siêu âm trị liệu

– Điện xung, dòng giao thoa, điện kích thích cơ thần kinh qua da (TENS).

Điều trị thuốc: Sử dụng các thuốc chống co giật như Phenytoin (Dilantin, Di-hydan) và Carbamazepine (Tegretol). Carbamazepine là thuốc hàng đầu dùng điều trị để kiểm soát đau dây V. Liều bắt đầu thấp sau đó tăng dần cho đến 1200mg/ngày.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa: Chỉ định khi điều trị nội khoa kéo dài bằng 2 loại thuốc trên với liều cao mà không còn hiệu quả. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm;

4.1. Nhóm phương pháp làm tổn thương dây V

– Phương pháp tiêm cồn dọc theo đường đi của dây thần kinh V như dây thần kinh trên hốc m ắt, dây thần kinh dưới h ốc mắt, nhánh V2 hoặc nhánh V3. Tuy nhiên bất lợi c ủa phương pháp này là làm m ất c ảm giác tạm thời ho ặc gây dị cảm.

– Cắt dây thần kinh V ngoại biên

– Cắt dây thần kinh số V sau hạch Gasser qua đường vào cực thái dương.

– Cắt dây thần kinh gần cầu não

– Phương pháp mở thông dây V

– Nhiệt đông dây V tại hạch qua da bằng sóng radio

4.2. Nhóm phương pháp không làm tổn thương dây V

– Phương pháp giải áp vi mạch (Microvascular decompression): đây là một phương pháp áp dụng phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh trên thế giới và là phương pháp đưa lại hiệu quả nhất.

– Theo dõi sự tiến triển của bệnh tại các cơ sở y tế khu vực

– Theo giỏi kết quả vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và tái khám tại các khoa PHCN hoặc Bệnh viện PHCN tỉnh

Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT