Top 4 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Dây Thần Kinh Số 5 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Chức Năng Của Dây Thần Kinh Số 5

Khuôn mặt của chúng ta bị chi phối khá nhiều bởi dây thần kinh số 5. Chức năng của dây thần kinh số 5, hay còn gọi là dây thần kinh tam thoa (sinh ba) là rất quan trọng, và khi dây thần kinh số 5 gặp vấn đề, nó cũng gây nên rất nhiều bất tiện cho người bệnh, tùy theo nhánh thần kinh bị tổn thương.

Cấu tạo và cụ thể chức năng dây thần kinh số 5

Dây thần kinh số 5 bao gồm hai cặp, phân bố đối xứng chi phối ở hai nửa bên mặt. Đây là một trong 12 cặp dây thần kinh có xuất phát từ cầu não và hướng ra các bộ phận mà chúng có chức năng quản lý. Chức năng của dây thần kinh số 5 được phân chia qua 3 nhánh, bao gồm chức năng cảm giác và chức năng vận động.

Cụ thể:

Nhánh V1 (nhánh mắt): phân bố và chi phối tại vùng da đầu phía trước, trán và mắt.

Nhánh V2 (nhánh hàm trên): phân bố và chi phối từ vùng dưới mi, khu vực má, môi trên và hàm trên.

Nhánh V3 (nhánh hàm dưới): phân bố và chi phối từ môi dưới và hàm dưới.

Trong đó, chức năng dây thần kinh số 5 được phân chia cụ thể như sau:

Nhánh V1 và V2 có chức năng cảm giác tại các vùng da đầu, trán, mí trên mí dưới, mắt, má, hốc mũi, môi trên, hàm răng trên và các tuyến hạnh nhân.

Nhánh V3 có chức năng cảm giác với 2/3 trước lưỡi, tuyến nước bọt, môi dưới và hàm răng dưới.

Chức năng vận động của sợi vận động sẽ chi phối cơ thái dương hàm, cơ châm bướm trong, cơ nhai, khiến cho hàm răng có thể chuyển động nhai thức ăn và thực hiện những biểu hiện khuôn mặt.

Bộ dây bên phải sẽ chi phối cảm giác và vận động của nửa mặt bên trái và tương tự với bên trái. Vì thế, nếu có vấn đề với dây thần kinh số 5, ít khi có tình trạng đau đồng đều ở cả hai bên mà thường chỉ biểu hiện ở một bên mặt.

Thế nào là đau dây thần kinh số 5 ?

Dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi những nguyên nhân không xác định rõ ràng (ví dụ như chấn thương ngoài, nhiễm lạnh…) hoặc có thể là biến chứng, biểu hiện từ các dạng bệnh lý khác như viêm tại nền sọ não, zona thần kinh, khối u chèn ép, mạch máu tắc nghẽn chèn ép…). Khi đó từng phần hoặc cả ba nhánh (hiếm gặp) sẽ bị ảnh hưởng, gây nên những cơn đau.

Đau dây thần kinh số 5 thường khu trú giới hạn tại một trong ba nhánh của một bên dây thần kinh, chứ hiếm khi xuất hiện đồng thời ở cả ba nhánh hay cả hai bên khuôn mặt.

Đặc điểm những cơn đau dây thần kinh số 5 có thể được nhận biết: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội một bên mặt. Tùy vào nhánh thần kinh bị tổn thương mà vị trí biểu hiện sẽ tương ứng. Đôi khi cơn đau giống như bị điện giật, bị bỏng hay dao đâm. Đau xuất hiện bất ngờ hoặc khi chạm vào, khi nhiễm nóng lạnh, khi vận động cơ mặt (nhai, cười)… Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, kèm theo những triệu chứng chảy nước mắt hay nước miếng, người bệnh khó có thể tiếp tục những hoạt động của mình vì đau.

Đau dây thần kinh số 5, đặc biệt là khi nhánh thần kinh V2 hay V3 bị tổn thương sẽ dễ bị nhầm lẫn với đau dây thần kinh ở răng, khiến cho nhiều trường hợp bệnh nhân chưa xác định rõ ràng nguyên nhân đã đi nhổ răng để mong giảm đau, nhưng nhổ tới khi gần hết hàm mà cơn đau vẫn tiếp diễn không ngừng.

Điều trị chứng đau dây thần kinh số 5

Những cơn đau dây thần kinh số 5 gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định và kết hợp các biện pháp sau đây:

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroide, thuốc an thần… Tuy nhiên các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt lưu ý khi dùng cho các bệnh nhân có vấn đề với gan, dạ dày, đồng thời không được lạm dụng trong thời gian dài mà phải đi kèm kết hợp các biện pháp điều trị tích cực khác.

Vật lý trị liệu:

Châm cứu, bấm huyệt, xung điện cũng là biện pháp hiệu quả để giảm đau, lưu thông mạch máu, giải phóng sự chèn ép.

Thuốc Đông y:

Sử dụng lâu dài, tác dụng điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, nên được áp dụng đồng thời xuyên suốt quá trình điều trị, nhiều trường hợp có thể thay thế thuốc Tây y có cùng mục đích.

Điều trị ngoại khoa với các thủ thuật và phẫu thuật:

Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại, bệnh diễn biến nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một trong số các phương pháp sau tùy theo tình trạng bệnh:

Đông nhiệt dây thần kinh số 5.

Tiêm Glycerol.

Chèn ép hạch Gasser qua da bằng bóng.

Vi phẫu thuật giải phóng vi mạch.

Chức năng của dây thần kinh số 5 trên tổng thể khuôn mặt là khá toàn diện và quan trọng. Đa phần các trường hợp cơn đau khiến cho bệnh nhân không dám cử động khuôn mặt, không dám nhai thức ăn, gây nên tình trạng mệt mỏi, sụt cân… Vì thế bệnh cần được xác định sớm và chính xác để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Chức Năng Của Dây Thần Kinh Số 5 Là Gì ?

Dây thần kinh số 5 bao gồm hai cặp, phân bố đối xứng chi phối ở hai nửa bên mặt. Đây là một trong 12 cặp dây thần kinh có xuất phát từ cầu não và hướng ra các bộ phận mà chúng có chức năng quản lý. Chức năng của dây thần kinh số 5 được phân chia qua 3 nhánh, bao gồm chức năng cảm giác và chức năng vận động.

Nhánh V1 (nhánh mắt): phân bố và chi phối tại vùng da đầu phía trước, trán và mắt.

Nhánh V2 (nhánh hàm trên): phân bố và chi phối từ vùng dưới mi, khu vực má, môi trên và hàm trên.

Nhánh V3 (nhánh hàm dưới): phân bố và chi phối từ môi dưới và hàm dưới.

Nhánh V1 và V2 có chức năng cảm giác tại các vùng da đầu, trán, mí trên mí dưới, mắt, má, hốc mũi, môi trên, hàm răng trên và các tuyến hạnh nhân.

Nhánh V3 có chức năng cảm giác với 2/3 trước lưỡi, tuyến nước bọt, môi dưới và hàm răng dưới.

Chức năng vận động của sợi vận động sẽ chi phối cơ thái dương hàm, cơ châm bướm trong, cơ nhai, khiến cho hàm răng có thể chuyển động nhai thức ăn và thực hiện những biểu hiện khuôn mặt.

Bộ dây bên phải sẽ chi phối cảm giác và vận động của nửa mặt bên trái và tương tự với bên trái. Vì thế, nếu có vấn đề với dây thần kinh số 5, ít khi có tình trạng đau đồng đều ở cả hai bên mà thường chỉ biểu hiện ở một bên mặt.

Dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi những nguyên nhân không xác định rõ ràng (ví dụ như chấn thương ngoài, nhiễm lạnh…) hoặc có thể là biến chứng, biểu hiện từ các dạng bệnh lý khác như viêm tại nền sọ não, zona thần kinh, khối u chèn ép, mạch máu tắc nghẽn chèn ép…). Khi đó từng phần hoặc cả ba nhánh (hiếm gặp) sẽ bị ảnh hưởng, gây nên những cơn đau.

Đau dây thần kinh số 5 thường khu trú giới hạn tại một trong ba nhánh của một bên dây thần kinh, chứ hiếm khi xuất hiện đồng thời ở cả ba nhánh hay cả hai bên khuôn mặt.

Đặc điểm những cơn đau dây thần kinh số 5 có thể được nhận biết: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội một bên mặt. Tùy vào nhánh thần kinh bị tổn thương mà vị trí biểu hiện sẽ tương ứng. Đôi khi cơn đau giống như bị điện giật, bị bỏng hay dao đâm. Đau xuất hiện bất ngờ hoặc khi chạm vào, khi nhiễm nóng lạnh, khi vận động cơ mặt (nhai, cười)…

Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, kèm theo những triệu chứng chảy nước mắt hay nước miếng, người bệnh khó có thể tiếp tục những hoạt động của mình vì đau.

Đau dây thần kinh số 5, đặc biệt là khi nhánh thần kinh V2 hay V3 bị tổn thương sẽ dễ bị nhầm lẫn với đau dây thần kinh ở răng, khiến cho nhiều trường hợp bệnh nhân chưa xác định rõ ràng nguyên nhân đã đi nhổ răng để mong giảm đau, nhưng nhổ tới khi gần hết hàm mà cơn đau vẫn tiếp diễn không ngừng.

Những cơn đau dây thần kinh số 5 gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định và kết hợp các biện pháp sau đây:

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroide, thuốc an thần… Tuy nhiên các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt lưu ý khi dùng cho các bệnh nhân có vấn đề với gan, dạ dày, đồng thời không được lạm dụng trong thời gian dài mà phải đi kèm kết hợp các biện pháp điều trị tích cực khác.

Châm cứu, bấm huyệt, xung điện cũng là biện pháp hiệu quả để giảm đau, lưu thông mạch máu, giải phóng sự chèn ép. Sử dụng lâu dài, tác dụng điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, nên được áp dụng đồng thời xuyên suốt quá trình điều trị, nhiều trường hợp có thể thay thế thuốc Tây y có cùng mục đích.

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng. Ảnh hưởng đến phần lưng và chi dưới. Dây thần kinh này xuyên qua lô trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ lưng và cơ chân. Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau lưng do dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương. Bệnh đau dây thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể kể ra như sau: Do phụ nữ mang thai tử cung phát triển chèn ép dây thần kinh tọa Thoát vị đĩa đệm gây các tổn thương khiến bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát vị ra ngoài. Làm chèn ép dây thần kinh hông. Các bệnh hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống… có thể gây đau dây thần kinh tọa Những người lao động nặng, sai tư thế khiến ch dây thần kinh tọa bị thương tổn. Khi bệnh nhân bị bệnh nặng bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động của bệnh nhân. Tiêm Steroid giảm đau dây thần kinh tọa Một trong những phương pháp thườn

Nguyên nhân gây vôi hóa xương bả vai là do quá trình thoái hóa khớp vai, thường gặp ở những người cao tuổi, người sử dụng lực cánh tay quá nhiều, va đập chấn thương bả vai, viêm khớp vai, loãng xương… Vôi hóa xương bả vai nói riêng hay vôi hóa xương khớp nói chung là một hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp. Trong bệnh lý thoái hóa xương khớp, hiện tượng vôi hóa dẫn đến sự hình thành các chồi gai, chồi xương ở đầu xương, thân đốt sống hoặc dây chằng và cọ sát với xương, dây thần kinh… gây ra những cơn đau nhức kinh khủng. Tùy theo vị trí xương khớp bị vôi hóa mà người bệnh có những biểu hiện đặc trưng. Đối với người bị vôi hóa xương bả vai do thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng: Đau nhức bả vai, đau có thể lan xuống cẳng tay, bàn tay hoặc lan ngược lên cổ gáy. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau nặng về đêm, nằm nghiêng bên vai đau sẽ thấy đau tăng mạnh. Có biểu hiện cứng khớp vai vào buổi sáng sau khi thức dậy. Lực vai và cánh tay

Liệt Dây Thần Kinh Số Iv Và Dây Thần Kinh Số Vi

Liệt dây thần kinh số IV là gì?

Liệt dây thần kinh số IV hay còn gọi là liệt dây thần kinh ròng rọc là một loại trong liệt vận nhãn, gây hạn chế vận động của nhãn cầu lên trên. Triệu chứng thường gặp nhất để bệnh nhân tới khám đó là:

Song thị đứng ( nhìn đôi) : đặc biệt tăng lên khi nhìn xuống

Mắt lác lên trên: do liệt cơ chéo lớn

Lác trên tăng lên khi đầu nghiêng về bên tổn thương và giảm đi khi đầu nghiêng về bên đối diện ( tư thế bù trừ)

Nguyên nhân nhân gây liệt dây thần kinh số IV

Bẩm sinh và có tính chất gia đình

Chấn thương vào đầu

Liệt tạm thời do bệnh lý mạch máu như : đái tháo đường…

Một số bệnh lý như : u não, xuất huyết thân não, nang ấu trùng sán lợn, phình động mạch, zona mắt, viêm xoang hay biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, …

Một phần lớn bệnh liệt dây IV không tìm ra nguyên nhân.

Triệu chứng của những bệnh nhân liệt dây thần kinh IV thường không điển hình và rõ ràng:

Bệnh nhân bị liệt dây IV một bên thường có biểu hiện mắt liệt lác lên trên, xoáy ra ngoài, lác tăng lên khi mắt liếc vào trong, giảm đi khi đầu nghiêng về phía liệt. Để giảm nhìn đôi bệnh nhân liệt IV một bên thường nghiêng đầu về phía đối lập mắt liệt và cằm hạ xuống thấp.

Bệnh nhân bị liệt dây IV 2 bên thường ít có biểu hiện: bệnh nhân có thể bị lác đứng ít hoặc không lác ở vị trí nguyên phát. Không có tư thế nghiêng đầu bù trừ.

Dù có sự hỗ trợ của cận lâm sàng nhưng khá khó khăn khi chẩn đoán nguyên nhân và vị trí tổn thương dây IV. Thêm vào đó lác đứng thường hay kết hợp với kiểu lác khác nên cũng dễ chẩn đoán nhầm với liệt dây IV. Vì vậy việc điều trị cũng khá khó khăn.

Đeo lăng kính không hiệu quả do yếu tố xoáy của lác liệt loại này.

Bệnh nhân lác mắt khi liệt dây IV thường được chỉ định phẫu thuật. trước khi phẫu thuật thường được theo dõi 4 – 6 tháng cho liệt hậu đắc tự phục hổi hoặc liệt bẩm sinh tự bù trừ.

Để phòng bệnh nên đi khám để phát hiện sớm và điều trị những bệnh có thể gây ra liệt dây IV.

Liệt dây thần kinh VI là gì ?

Liệt đây thần kinh số VI là 1 rối loạn có ảnh hưởng tới vận động của mắt. Chức năng chính của dây VI là gửi tín hiệu từ não tới cơ thẳng bên. Cở này đảm bảo cho mắt có thể liếc ra ngoài.

Triệu chứng

Nhìn đôi, đặc biệt tăng lên khi nhìn về 1 phía cơ liệt

Mắt lác trong do liệt cơ thẳng ngoài

Hạn chế vận nhãn ngoài

Nhức đầu

Đau xung quanh mắt

Mặt thường ngoảnh sang bên cơ liệt để tránh nhìn đôi ( tư thế bù trừ)

Nguyên nhân

Bệnh thường gặp nhất o người lớn tuổi do nguyên nhân mạch máu: đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp, sang chấn, nhược cơ, viêm nhiễm, u não. Ở người trẻ và trẻ em  thường gặp do nhiễm virus hoặc chấn thương hoặc bẩm sinh.

Vì vậy bất kể ai cũng có nguy cơ có thể bị liệt dây thần kinh VI. Khi có bất kể một trong các triệu chứng trên bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn

Chẩn đoán và điều trị

Thông qua khám mắt bác sĩ không khó để chẩn đoán liệt dây thần kinh VI. Tuy nhiên không dễ dàng để xác định nguyên nhân gây liệt. Ngoài việc khám mắt bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, chọc dò tủy sống để tìm nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm mạch hay chảy máu trong não.

Bệnh nhân cũng có thể cần chụp CT Scan hoặc MRI sọ não hốc mắt để loại trừ khối u chèn ép hốc mắt, sọ não hoặc những bất thường tại não gây tăng áp nội sọ.

Đôi khi sau khi làm tất cả xét nghiệm nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.Vì vậy , tùy thuộc vào nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau:

+ Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm virus thường không cần điều trị đặc hiệu bệnh có thể tự hồi phục theo thời gian.

+ Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh, kháng viêm và hẹn tái khám để theo dõi, đánh giá.

+ Bệnh nhân có những nguyên nhân toàn thân như khối u chèn ép, xuất huyết não, viêm mạch…bệnh nhân sẽ được gửi khám và điều trị phối hợp chuyên khoa khác.

+ Những bệnh nhân bị chấn thương thường được theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm và có thể liệt dây VI không thể phục hồi. Trong thời gian đó bệnh nhân có thể dùng miếng che mắt tổn thương, có thể đeo lăng kính, tiêm Botulium vào cơ đối vận làm liệt cơ tạm thời trong một thời gian ngắn tạo sự cân bằng 2 mắt.

Cuối cùng nếu sau thời gian theo dõi không cải thiện có thể lựa chọn phẫu thuật chỉnh cơ.

Phòng bệnh

Bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm điều trị bệnh toàn thân có thể gây liệt dây VI.

Liệt dây thần kinh số VI và dây thần kinh số IV tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thường ngày. Để phát hiện bệnh, bệnh nhân nên đi khám mắt định kỳ 2 năm 1 lần với người dưới 40 tuổi hoặc 1 năm 1 lần với người trên 40 tuổi để phát hiện những triệu chứng bệnh.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bác Sĩ. Nguyễn Thị Phương

Dây Thần Kinh Là Gì? Vị Trí Của 12 Dây Thần Kinh Sọ Não Số 7, 5, 10, 3, 6

Dây thần kinh là gì?

Dây thần kinh là một loại tế bào thần kinh dài và mảnh được bó vào thành một nhóm trong hệ dây thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh là nguồn cung cấp con đường chung cho các xung điện thần kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên.

Vị trí 12 dây thần kinh sọ não và những bệnh đặc trưng

Từ lâu, các nhà giải phẫu đã phát hiện ra vị trí 12 dây thần kinh sọ não, đi qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở mặt, cổ, cơ quan nội tạng và đầu. Mỗi dây thần kinh đều có nhiệm vụ riêng của mình, nếu chúng bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh đặc trưng.

Dây thần kinh số 1 là các sợi dây bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sáng xương bướm vào hành khứu và đi vào não. Chúng nhận nhiệm vụ về các mùi khi ngửi.

Tình trạng rối loạn về việc ngửi mùi vị có thể do khối thịt thừa (polyp mũi), viêm niêm mạc mũi. Hiện tượng mất hẳn cảm giác ngửi có thể là do dây thần kinh này bị khối u chèn ép hoặc đứt do chấn thương.

Dây thần kinh số 2 – thị giác

Dây thần kinh số 2 xuất phát từ nguồn từ tế bào võng mạc, tập trung thành dây thần kinh thị giác, chui vào 2 lỗ thị giác vào trong sọ, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não. Dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác về đồ vật và ánh sáng về não.

Nếu dây thần kinh 2 ngày bị teo sẽ khiến bệnh nhân nhìn đồ vật như một ống nứa, bên cạnh đó nếu khối u đè vào dây thần kinh thị giác này sẽ gây bệnh bán manh, chỉ nhìn được bằng một bên mắt.

Dây thần kinh số 3 – vận nhãn chung

Dây thần kinh số 3 xuất phát từ trung não (cuống đại não), chạy ra phía trước và chạy vào ổ mắt. Nhiệm vụ của dây thần kinh số 3 là vận động 1 số cơ mặt đưa nhãn cầu vào trong và lên xuống.

Khi dây thần kinh số 3 bị tổn thương sẽ gây tình trạng mắt lác ra ngoài, nguyên nhân gây tổn thương là do hiện tượng chảy máu cuống não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hoặc chấn thương nền sọ.

Dây thần kinh số 4 – cảm động

Dây thần kinh số 4 bắt nguồn từ cuống đại não (trung não), chạy vào trong ổ mắt, chi phối cơ chéo to, vận động đưa mắt xuống dưới, ra ngoài. Khi dây thần kinh số 4 bị tổn thương, mắt sẽ không đưa được xuống thấp, nguyên nhân gây tổn thương cũng tương tự dây thần kinh số 3.

Dây thần kinh số 5 – tam thoa

Dây thần kinh số 5 xuất phát từ cầu não và chia thành 3 nhánh gồm nhánh hàm trên, hàm dưới và nhánh mắt. Nhánh hàm trên và nhánh mắt có nhiệm vụ nhận cảm giác vùng hốc mũi, hốc mắt, trán, da trên mí, da dầu, phần trên đầu, cùng các tuyến hạnh nhân. Nhánh hàm dưới đảm nhận cảm giác ⅔ trước lưỡi, tuyến nước bọt, răng hàm dưới.

Dây thần kinh số 5 bị tổn thương gây mất cảm giác phần dây phân nhánh, khiến người bệnh bị đau đầu, cắn không chặt, hàm dưới vận động kém. Nguyên nhân do viêm đa dây thần kinh, tổn thương nền sọ hoặc bệnh Zona thần kinh.

Dây thần kinh số 6 – vận nhãn ngoài

Dây thần kinh số 6 xuất phát từ rãnh hành – cầu ra trước, đi vào trong ổ mắt, phân nhánh vào cơ thẳng, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. Dây thần kinh số 6 tổn thương khiến mắt người bệnh bị lác vào bên trong. Nguyên nhân tổn thương giống với dây thần kinh số 3.

Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?

Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, xuất phát từ rãnh hành cầu, đi qua lỗ ức – chũm, xương đá và bám vào cơ ở mặt. Dây thần kinh số 7 nhận nhiệm vụ nhận cảm giác cho tuyến nước mắt, nước bọt.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là do tai biến mạch máu não (nhũn não), chảy máu não, úng não kèm liệt nửa thân, viêm màng não, bệnh xương đá, viêm tai giữa, viêm đa dây thần kinh, Zona thần kinh, liệt do lạnh,…

Dây thần kinh số 8 – thính giác

Dây thần kinh số 8 gồm 2 nhóm sợi là phần tiền đình có nhiệm vụ giữ thăng bằng, giữ vững tư thế và phần ốc tai phụ trách nghe. Dây thần kinh số 8 chui vào trong hộp sọ và đi tới tận cùng vỏ não. Dây thần kinh số 8 bị tổn thương có thể gây hội chứng tiền đình (ù tai, chóng mặt) và ảnh hưởng tới khả năng nghe. Nguyên nhân thường do chấn thương sọ não, u chèn ép sọ, cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch ở ốc tai, suy thận mãn tính, viêm màng não,…

Dây thần kinh số 9 – thiệt hầu

Dây thần kinh số 9 xuất phát từ rãnh phía bên hành não, đi vào trong khoang hầu. Nó có nhiệm vụ vận động cơ vùng hầu, vận động cảm giác ⅓ sau lưỡi. Dây thần kinh số 9 không bị liệt riêng.

Dây thần kinh số 10 – phế vị

Dây thần kinh số 10 là dây thần kinh giao cảm lớn nhất cơ thể, nó có nhiệm vụ chi phối cảm giác, vận động của các phủ tạng ở ổ bụng và ngực (phổi, tim, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và sinh dục). Dây thần kinh số 10 thoát qua hộp sọ xuống cổ, ngực, bụng. Khi tới ngực chúng tách ra 2 nhanh đi ngược lên để vận động dây âm thanh.

Khi dây thần kinh số 10 tổn thương người bệnh thường rất hay bị nghẹn thức ăn đặc, sặc thức ăn lỏng, liệt dây quặt ngược lại giọng nói sẽ bị khàn. Nguyên nhân tổn thương do bệnh nhân đã thực hiện các cuộc phẫu thuật vùng ngực, cổ hoặc do khối u trung thất chèn ép.

Dây thần kinh số 11 – gai sống

Dây thần kinh số 11 đi từ phía rãnh bên trong của hành não, chui qua hộp sọ và đi xuống phân nhánh, giúp vận động cơ thanh quản, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Dây thần kinh số 11 bị liệt là do tổn thương hành tủy.

Dây thần kinh số 12 – dưới lưỡi (hạ thiệt)

Dây thần kinh số 12 xuất phát từ rãnh trước hành vào và chui qua nền sọ đi vào vùng hàm hầu giúp chi phối vận động cơ lưỡi. Khi dây thần kinh số 12 bị liệt, lưỡi sẽ bị đẩy sang 1 bên khi thè lưỡi, nguyên nhân do vỡ xương nền sọ hoặc viêm màng não.