Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Của Lưới Nội Chất Trong Tế Bào Nhân Thực Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Lưới Nội Chất, Tế Bào Chất

1. Tế bào chất (cytoplasma)

Tế bào chất là khối nguyên sinh chất (protoplasma) nằm trong màng tế bào và bao quanh lấy nhân. Tế bào chất của một số tế bào có sự phân hóa thành 2 lớp:

– Lớp ngoại chất (exoplasma) ở ngoại vi, mỏng hơn và có độ nhớt cao hơn.

– Lớp nội chất (endoplasma) ở bên trong và bao quanh lấy nhân, chứa các bào quan như: mạng lưới nội sinh chất, phức hệ Golgi, ribosome, ty thể, lạp thể, thể lido…

Nếu loại bỏ các bào quan thì còn lại khối tế bào chất không có cấu trúc – gọi là chất nền hay thể trong suốt (cytosol).

Thể trong suốt chiếm gần một nửa khối lượng của tế bào. Thể trong suốt có nhiều nước, có thể đến 85%. Sau nước, protein là thành phần chủ yếu. Thể trong suốt chứa đựng một số lượng protein sợi xếp lại thành bộ khung của tế bào. Trong thể trong suốt có hàng nghìn enzyme và chứa đầy ribosome để tổng hợp protein. Gần một nửa enzyme được tổng hợp nên trên các ribosome là các protein của thể trong suốt. Do đó, nên xem thể trong suốt là một khối gel có tổ chức cao hơn là một dung dịch chứa enzyme.

Ngoài protein ra, trong thể trong suốt còn có các loại ARN như mARN, tARN chiếm 10% ARN của tế bào. Trong thể trong suốt còn có các chất như: lipid, gluxit, acid amin, nucleoside, nucleotide và các ion. Thỉnh thoảng có các hạt dầu và hạt glycogen với số lượng thay đổi và có thể mang từ vùng này qua vùng khác tùy hoạt tính của tế bào.

Thể trong suốt giữ nhiều chức năng quan trọng như:

– Là nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào, là nơi gặp nhau của chuỗi phản ứng trao đổi chất. Sự biến đổi trạng thái vật lý của thể trong suốt có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào.

– Nơi thực hiện một số quá trình điều hòa hoạt động của các chất.

– Nơi chứa các vật liệu dùng cho các phản ứng tổng hợp các đại phân tử sinh học như các gluxit, lipid, glycogen.

Mọi hoạt động sống của tế bào đều xảy ra trong tế bào chất và do các bào quan riêng biệt phụ trách và được phối hợp điều hòa một cách nhịp nhàng.

2. Mạng lưới nội sinh chất (endoplasma reticulum)

Mạng lưới nội sinh chất được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử. Mạng lưới nội sinh chất có ở mọi loại tế bào động vật và thực vật, gần đây, người ta cho rằng những cấu trúc tương tự như mạng lưới nội sinh chất được nhận thấy cả ở vi khuẩn.

Mạng lưới nội sinh chất chỉ được mô tả sau khi có kính hiển vi điện tử. Nó là một hệ thống các túi nhỏ, hoặc túi dẹt song song và nối thông nhau hình thành một mạng lưới 3 chiều. Mỗi ống hoặc túi đều được bọc bởi một cái màng lipoproteide có độ dày khoảng 75Å (tương tự màng tế bào). Về phía ngoài mạng lưới nội sinh chất thông với môi trường ngoài, và về phía trong nó thông với khoảng quanh nhân. Lòng mạng lưới nội sinh chất thường hẹp có đường kính từ 250Å – 500Å.

Mặt ngoài có thể có ribosome bám vào, hoặc có thể nhẵn không có ribosome bám. Vì vậy, người ta phân biệt 2 loại: mạng lưới nội sinh chất có hạt và mạng lưới nội sinh chất không hạt hay mạng lưới nội sinh chất nhẵn (hình 6.1).

Mức độ phát triển của mạng lưới nội sinh chất tùy thuộc vào từng loại tế bào và giai đoạn hoạt động của tế bào. Ở tế bào có hoạt động chế tiết mạnh thì mạng lưới nội sinh chất phát triển.

Mạng lưới nội sinh chất chứa:

– Phospholipid (35% trọng lượng khô)

– Protein (60% trọng lượng khô). Protein ở mạng lưới nội sinh chất bao gồm cả các enzyme, ví dụ như phosphatase.

Mạng lưới nội sinh chất có các chức năng sau:

– Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào vào hay ở trong tế bào. Những protein do ribosome bám ở ngoài màng tổng hợp được đưa vào lòng ống.

– Tham gia tổng hợp các chất: mạng lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp protein, còn gluxit và lipid do mạng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp. – Vận chuyển và phân phối các chất. Những giọt lipid trong lòng ruột lọt vào trong tế bào biểu mô ruột (bằng cơ chế ẩm bào) được chuyền qua mạng lưới nội sinh chất để đưa vào khoảng gian bào.

– Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành các màng của ty thể và peroxysome bằng cách tạo ra phần lớn các lipid của các bào quan này.

1. Phạm Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Kính (1984), Tế bào học, Mô học, Phôi

sinh học, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (2000), Tế bào học, Nxb Đại học quốc gia

3. Phạm Thành Hổ (2002), Sinh học đại cương – Tế bào học, Di truyền học, Học

thuyết tiến hoá, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Mô Tả Những Đặc Điểm Chính Trong Cấu Trúc Và Chức Năng Của Các Bào Quan ( Nhân Tế Bào, Lưới Nội Chất, Ribôxôm, Bộ Máy Gôngi)

Đáp án:

*NHÂN TẾ BÀO

1. Cấu trúc

– Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micrômet.

– Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 – 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.

– Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

2. Chức năng

– Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

– Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.

*LƯỚI NỘI CHẤT

Lưới nội chất hạt

a) Cấu trúc

– Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.

– Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

b) Chức năng

– Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.

– Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.

2. Lưới nội chất trơn

a) Cấu trúc

– Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

b) Chức năng

– Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.

– Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.

*. RIBÔXÔM

– Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc.

– Cấu tạo gồm một số loại rARN và prôtêin.

– Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.

– Chức năng của ribô xôm là chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.

*BỘ MÁY GÔNGI

1. Cấu trúc

– Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

2. Chức năng

– Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

– Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

– Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

– Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

Lưới Nội Chất Là? Mạng Lưới Nội Chất Hạt Có Chức Năng Gì?

chức năngMạng lưới nội chất đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu trong mỗi tế bào; và như đã đề cập chức năng, cấu trúc của mạng lưới này cũng thay đổi tùy theo từng loại tế bào.Sinh tổng hợp protein và lipid: Hệ thống mạng lưới nội chất tỏa rộng khắp tế bào đóng vai trò trung tâm trong việc sinh tổng hợp các protein và lipid cần thiết. Thật vậy, phần lớn các loại protein, lớp màng kép lipid cùng những loại lipid của phần lớn các bào quan – bao gồm cả bộ máy Golgi, tiêu thể, nội thể, túi tiết và ngay bản thân mạng lưới nội chất – đều được sản sinh từ lớp màng của hệ thống mạng lưới này.Glycosyl hóa và cuộn gập các protein: Phần lớn các protein trước khi được chuyển đến đích cần phải trải qua quá trình glycosyl hóa để trở thành các glycoprotein, đồng thời các protein phải được cuộn xoắn và hình thành các liên kết disulfit đúng quy cách. Các enzyme nằm trên bề mặt trong của mạng lưới nội chất sẽ đảm nhiệm việc thực thi và kiểm tra các quá trình này. Mạng lưới nội chất cũng chứa các enzyme và protein có chức năng tống khứ các “sản phẩm” sai hỏng vào tế bảo chất để các tiêu thể xử lý; nếu số lượng protein sai hỏng tăng lên quá nhiều thì các thụ thể trong mạng lưới nội chất sẽ truyền tín hiệu về nhân tế bào để tế bào có phản ứng đối phó thích hợp.Chuyển vận các chất: mạng lưới nội chất là nơi đảm nhiệm quá trình trung chuyển các chất (nhất là protein) trong tế bào. Các loại protein cần thiết cho việc bài tiết và cho các bào quan đều được chuyển từ tế bào chất tới mạng lưới này để được trung chuyển tới đích. Như đã nói, vào cuối quá trình sinh tổng hợp protein tại ribosome, protein sẽ được chuyển vận vào lưới nội chất thông qua quá trình chuyển dịch đồng dịch mã (co-translational translocation) và các phân tử protein, lipid đã được sinh tổng hợp sẽ được chuyển từ mạng lưới nội chất sang bộ máy Golgi tại các đoạn mạng lưới nội chất chuyển tiếp (transitional ER).Vai trò trong bài tiết protein: Một số protein nằm trong lớp màng của mạng lưới nội chất sẽ bị cắt bỏ phần nằm trong màng, phần còn lại sẽ được gắn vào một “cái neo” axít béo mang tên neo glycosylphospatidyl-inositol (neo GPI) cũng được gắn vào trong màng lưới nội chất. Phần màng này sẽ tách khỏi lưới nội chất và và hình thành một túi mang protein đến một vị trí nhất định trong tế bào (thường là tại màng tế bào hay màng của một bào quan) nhằm phản ứng với một kích thích mà tế bào nhận được. Phần neo GPI có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho túi protein tới vị trí đích đến.Dự trữ ion Ca2+: Mạng lưới nội chất là nơi dự trữ các ion Ca2+ dùng trong nhiều phản ứng đáp ứng quan trọng của tế bào trước các tín hiệu mà nó nhận được. Một bơm ion canxi đặc biệt sẽ có nhiệm vụ đưa Ca2+ từ lưới nội chất vào tế bào chất[11]. Nhằm lấp đầy các ion Ca2+ hao hụt trong các phản ứng này, một bơm Ca2+ đảm nhiệm vai trò đưa ion canxi ngược từ tế bào chất vào mạng lưới nội chất. Một số đoạn trong hệ thống lưới nội chất được thiết kế để chuyên đảm nhiệm vai trò dự trữ các ion Ca2+, tỉ như các lưới cơ tương trong các tế bào cơ.

Cấu Trúc Và Chức Năng Các Bào Quan Trong Tế Bào Nhân Thực Câu Hỏi 149481

*NHÂN TẾ BÀO

1. Cấu trúc

– Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micrômet.

– Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 – 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.

– Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

2. Chức năng

– Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

– Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.

*LƯỚI NỘI CHẤT

Lưới nội chất hạt

a) Cấu trúc

– Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.

– Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

b) Chức năng

– Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.

– Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.

2. Lưới nội chất trơn

a) Cấu trúc

– Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

b) Chức năng

– Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.

– Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.

*. RIBÔXÔM

– Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc.

– Cấu tạo gồm một số loại rARN và prôtêin.

– Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.

– Chức năng của ribô xôm là chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.

*BỘ MÁY GÔNGI

1. Cấu trúc

– Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

2. Chức năng

– Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

– Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

– Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

– Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.