Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Của Bộ Quốc Phòng Là Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch: Làm Kinh Tế Là 1 Chức Năng Của Quân Đội

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết tại buổi làm với với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sáng 12-7, có 3 lãnh đạo Quân ủy Trung ương cho thấy lãnh đạo Quân ủy rất quan tâm đến các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế như thế nào, sắp tới ra sao….

Chủ trương đúng đắn

Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng”. Cụ thể, Nghị quyết Trung ương 4, khóa 12 khẳng định xây dựng lộ trình kế hoạch, sắp xếp doanh nghiệp trong lực lượng vũ trang, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Theo đó, quán triệt các quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, kết hợp xây dựng kinh tế phối hợp quốc phòng là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của quân đội.

Mục tiêu quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là củng cố tiềm lực quốc phòng, gia tăng tiềm lực quốc gia, tự chủ công nghiệp quốc phòng, vũ khí khí tài quân đội, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế quốc gia.

Thực tiễn hơn 70 năm qua cho thấy, tham gia kinh tế là chức năng cơ bản của quân đội và thu được nhiều kết quả quan trọng.

Những năm gần đây, quân đội đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xóa đỏi giảm nghèo, tham gia xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Hiện nay có 23 khu kinh tế thuộc các binh đoàn, quân khu với hàng triệu ha. Qua đó, tạo điều kiện cho hàng vạn hộ dân cư; hình thành thế chiến lược dọc tuyến biên giới…

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, doanh nghiệp quân đội đổi mới để hội nhập hình thành nên những thương hiệu có uy tín trong cả nước và quốc tế như Viettel, Tân Cảng, Công ty Trực thăng, Ngân hàng Cổ phần Quân đội.

“Nhiệm vụ kinh tế đã đang và sẽ là một chức năng, nhiệm vụ của quân đội, là quan điểm xuyên suốt trong xây dựng quân đội trong mọi thời kỳ” – Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định.

Sẽ còn 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ sẽ triển khai và thực hiện nghiêm túc đề án sắp xếp lại và đổi mới các doanh nghiệp quân đội sau khi được Thủ tướng phê duyệt. Quan điểm nhất quán là kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn, giải tán các doanh nghiệp thương mại thuần túy, không hoặc ít có nhiệm vụ quốc phòng.

Trước đây có 300 doanh nghiệp thì vừa qua đã sắp xếp còn 88 doanh nghiệp, sau đề án sẽ còn 17 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước.

Về các khu kinh tế quốc phòng, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục rà soát, có thể bàn giao đất quốc phòng chưa sử dụng cho các địa phương để khai thác phát triển kinh tế.

Cụ thể, những năm qua, Bộ Quốc phòng đã giao hàng ngàn ha đất cho các địa phương phát triển kinh tế. Tại TP HCM, từ năm 2007-2017 đã 4 lần điều chỉnh bàn giao 98ha cho Bộ Giao thông vận tải, riêng 2017 giao 21ha. Từ 2004-2017 giao 10,5 ha đất cho TP mở rộng đường giao thông đô thị. Hiện nhận được công văn của TP đề nghị mở một số tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất như Tân Sơn, Hoàng Hoa Thám, Trần Quốc Hoàn.

Đặc biệt, Thường vụ Quân ủy Trung ương thống nhất bàn giao tiếp 14 ha cho Bộ GTVT mở rộng đường băng, sân ga phía Nam, thống nhất chủ trương giao 6,67ha cho TP để mở rộng đường.

Bộ Quốc phòng sẽ xử lý nghiêm những sai phạm trong sử dụng đất quốc phòng và sai phạm trong tham gia làm kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm” – ông Lịch nói

Sẵn sàng thu hồi đất sân golf khi Chính phủ yêu cầu

Đối với 2 sân golf Tân Sơn Nhất và Long Biên, ngay từ đầu năm Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, biệt thự và Bộ Quốc phòng sẵn sàng thu hồi sân golf nếu chính phủ yêu cầu để mở rộng sân bay.

Ở đây, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị việc thu hồi phải đúng theo quy định pháp luật, theo quy hoạch Chính phủ và phải đáp ứng nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp đầu tư vào đó. Nếu đã thu hồi cũng không giao cho doanh nghiệp khác để tránh bị dị nghị lấy đất doanh nghiệp này giao cho doanh nghiệp khác.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Tổ Chức Cán Bộ (Phòng 9)

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ,Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về bố trí sắp xếp cán bộ và bộ máy làm việc, công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ cán bộ lãnh đạo và các chức danh pháp lý VKS 2 cấp;Giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp của tỉnh Hà Nam; Uỷ ban kiểm sát VKSND tỉnh Hà Nam trong công tác xét tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát Hà Nam;Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quản lý cán bộ, công chức; bảo vệ chính trị nội bộ; xác minh, kết luận đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, kỷ luật cán bộ theo thẩm quyền;Thực hiện các chính sách, chế độ về lương, bảo hiểm xã hội, thâm niên nghề, phụ cấp nghề… bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức theo quy định của nhà nước và của Ngành;Tham mưu, giúp việc về các công tác văn phòng của Ban cán sự Đảng và Đảng uỷ Viện kiểm sát nhân dân tỉnhThực hiện một số công việc khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phân công.2. Cơ cấu tổ chứcTheo Quyết định số 30 ngày 22/12/1999 của Viện trưởng VKSND tối cao Phòng Tổ chức cán bộ thuộc VKSND tỉnh Hà Nam được thành lập từ ngày 01/01/2000; Tháng 5/2003 Phòng được sáp nhập với Bộ phận khiếu tố trở thành Phòng Tổ chức cán bộ và khiếu tố; Tháng 4/2006 theo quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao Phòng Tổ chức cán bộ và khiếu tố được tách thành 2 phòng là Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng khiếu tố.Về cơ cấu tổ chức của Phòng hiện nay: Tổng biên chế: 3 đ/cKSV trung cấp: 2 đ/cTrưởng phòng: Đ/c Lê Thị Thu ThủyPhó phòng: Đ/c Lê Điện Biên

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Tổ Chức Cán Bộ

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Cán bộ

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổ chức cán bộ được quy định tại Quyết định số 665/QĐ-SGDĐT ngày 14/11/2017 của Giám đốc Sở GDĐT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, được trích dẫn như sau:

c ) Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục và dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các phòng, các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) trực thuộc Sở .

a) Quy hoạch các chức danh Giám đốc Sở , Phó Giám đốc Sở; thực hiện q uy hoạch , rà soát quy hoạch cấp trưởng, cấp phó các phòng, các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở.

b) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch trường, lớp các cấp học, bậc học, đề án vị trí việc làm công chức, viên chức và định mức biên chế do UBND tỉnh quy định, x ây dựng quy hoạch, kế hoạch biên chế công chức , số lượng viên chức làm việc hằng năm, dài hạn của cơ quan Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá sau khi phê duyệt.

đ) C ử và quản lý cán bộ, công chức, viên chức giáo dục làm công tác hợp tác giáo dục ở nước ngoài theo quy định của UBND tỉnh.

g ) Đầu mối tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học, ngành học theo Chuẩn; báo cáo Bộ GDĐT, UBND tỉnh theo quy định.

a) Ban hành chủ trương, chế độ, chính sách địa phương để phát triển đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục.

d ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và t ổ chức thực hiện theo thẩm quyền, phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh về thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho công chức, viên chức giáo dục.

g) Tuyển chọn, cử đi học, tham gia quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Sở đi giảng dạy hoặc làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài và tiếp nhận về nước theo các chương trình, đề án học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước.

6. Thực hiện dịch vụ công về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục

Tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục theo kế hoạch được Giám đốc Sở phê duyệt.

Giúp Việc, Chức Năng Quán Xuyến Của Văn Phòng Quốc Hội

Nghiên cứu sửa đổi Nghị quyết số 614/2008/NQ/UBTVQH12 theo hướng những nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc giao về VPQH, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung cho chức năng nghiên cứu.

Hoàn thiện cơ chế phân định trách nhiệm giữa Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban với Chủ nhiệm VPQH trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo các vụ chuyên môn, trực tiếp giúp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Không biến Chủ nhiệm các Ủy ban thành Thủ trưởng, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban thành một cấp xử lý các nội dung, công việc mang tính sự vụ, hành chính.

Trong khi chưa tăng số lượng Ủy ban của QH thì ngành, lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc và 9 Ủy ban của QH hiện nay phải đảm nhiệm vừa nhiều, vừa rộng. Đề nghị cần quan tâm bố trí đủ số lượng và có giải pháp để tăng chất lượng cán bộ, công chức ở các vụ trực tiếp giúp việc, đặc biệt là việc tổ chức công việc của các vụ này. Về lâu dài, có thể bố trí nhiều vụ giúp việc cho Hội đồng Dân tộc cũng như cho từng Ủy ban của QH. Trước mắt, nên thành lập các phòng trực thuộc Vụ trên cơ sở các nhóm công tác (theo lĩnh vực, mảng công việc) mà hầu hết các vụ đều hình thành để thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng của bộ phận bảo đảm cung cấp thông tin và các dịch vụ nghiên cứu để hỗ trợ tốt hơn cho ĐBQH và các cơ quan của QH.

Trải qua 12 khóa và năm đầu của nhiệm kỳ Khóa XIII, QH nước ta đang ngày càng phát huy được vai trò cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các hoạt động của QH trên cả ba lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng có hiệu lực và hiệu quả. Trong điều kiện QH hoạt động theo kỳ họp, ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thì giải pháp quan trọng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc của QH.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ngô Đức Mạnh: Thiết lập mô hình cung cấp dịch vụ chung cho UBTVQH, các cơ quan của QH và ĐBQH

Luật Tổ chức QH quy định UBTVQH tổ chức bộ máy giúp việc của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Trên thực tế, trước khi Ban Công tác lập pháp được thành lập trong nhiệm kỳ QH Khóa XI, bộ máy giúp việc, hỗ trợ chung cho các cơ quan của QH và ĐBQH là VPQH với chức năng, nhiệm vụ do UBTVQH quy định.

Với việc thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH đã hình thành nên hệ thống các cơ quan của UBTVQH hỗ trợ QH, các cơ quan QH, ĐBQH trong những nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ví dụ, cung cấp thông tin cho ĐBQH; tập huấn, nâng cao kỹ năng hoạt động cho các ĐBQH và kể cả công tác xử lý, đơn thư kiếu nại, kiến nghị của cử tri.

Có thể thấy, các quy định pháp luật hiện hành về việc hỗ trợ ĐBQH là chưa đầy đủ, cụ thể và chưa cập nhật với yêu cầu, đòi hỏi của ĐBQH. Ví dụ, các loại hình dịch vụ; yêu cầu nghề nghiệp; quy trình cung cấp, hỗ trợ ĐBQH chưa được quy chuẩn và xác lập trong bất kỳ một văn bản nào ở VPQH hoặc Viện Nghiên cứu lập pháp.

Theo tôi, thứ nhất cần tính toán lại mô hình bộ máy/cơ quan để giúp việc/hỗ trợ ĐBQH. Đây là điều quan trọng tiên quyết để xây dựng mô hình bộ máy hoạt động hiệu quả, tránh trùng lặp và chồng chéo; đồng thời, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan. Thứ hai, xác định lại mô hình tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ĐBQH: dịch vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin, thư viện… trên cơ sở kiện toàn các tổ chức hiện có và phải thiết lập được mô hình cung cấp dịch vụ chung cho các cơ quan của QH, UBTVQH và các ĐBQH. Thứ ba, xác lập đầy đủ, toàn diện và đồng bộ các nguyên tắc cơ bản trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ĐBQH như: có sẵn; được phân tích, tổng hợp; dễ truy cập, kết nối; và theo yêu cầu, nhóm đối tượng phục vụ… Thứ tư, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào việc tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ ĐBQH. Thứ năm, tuyển chọn, phát triển và không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, hỗ trợ ĐBQH có đủ năng lực, chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các ĐBQH.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Tính hợp lý và sự bất cập về mô hình tổ chức, chế độ làm việc của các vụ chuyên môn thuộc VPQH

Đặc điểm cơ bản của mô hình tổ chức các vụ của VPQH tham mưu, phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH theo Nghị quyết 02/NQ-UBTVQH9 là Thủ trưởng (Chủ nhiệm VPQH) ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương, ngạch bậc công chức cũng như tổ chức đào tạo khen thưởng, kỷ luật công chức tại các vụ chuyên môn, nhưng lại không phải là người trực tiếp sử dụng cán bộ mà do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban sử dụng. Mô hình tổ chức này được thể hiện như một đơn đặt hàng của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đối với VPQH sao cho VPQH phải bảo đảm tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các vụ chuyên môn phúc đáp được yêu cầu công việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban.

Về chế độ chỉ đạo, phương thức làm việc của các Vụ thuộc VPQH trực tiếp tham mưu giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH thực hiện theo Nghị quyết 417/NQ-UBTVQH11 thì đối với Phó vụ trưởng, chuyên viên, Vụ trưởng trong trường hợp này trở thành người quản lý mang tính chất hành chính, hình thức; có Thường trực Ủy ban chỉ đạo, điều hành qua Vụ trưởng đối với các mặt công tác của vụ, đồng thời trong trường hợp cần thiết kết hợp chỉ đạo công việc tới tận cán bộ nghiên cứu, thậm chí kể cả văn thư của vụ.

Như vậy, cùng là các vụ chuyên môn thuộc VPQH, cùng tham mưu phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, cùng do Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban chỉ đạo, nhưng chế độ, phương thức làm việc và kèm theo đó là chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ lãnh đạo vụ rất khác nhau, không thống nhất. Thực tế này làm cho đội ngũ cán bộ, công chức các vụ chuyên môn hết sức lúng túng trong việc triển khai công việc cũng như băn khoăn rằng không rõ mình đã hoàn thành nhiệm vụ chưa, đã làm hết trách nhiệm chưa?

Tổ chức các vụ chuyên môn phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban theo Nghị quyết 417NQ/UBTVQH11 hiện nay có ưu điểm là người sử dụng lao động, là người quyết định về nhân sự, chỉ đạo đối với mọi hoạt động của vụ. Cơ chế và mô hình này rất đúng đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, điều cần nghiên cứu, mổ xẻ ở đây là người sử dụng lao động lại là một cơ quan hoạt động theo nhiệm kỳ, một cơ quan mang tính chất đại diện với chức năng chủ yếu là hoạch định, quyết định các chính sách chứ không phải là cơ quan quản lý, điều hành; và người lao động ở đây là một bộ máy cơ quan hành chính nhà nước với những đặc trưng vốn có của nó.

Qua thực tế hoạt động của một cán bộ làm công tác nghiên cứu tròn 20 năm tại QH xin nêu một số vấn đề vừa thực tế vừa mang tính nguyên tắc của mô hình tổ chức này. Và như trên đã trình bày theo tôi cần trở lại nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình tổ chức theo Nghị quyết 02/NQ- UBTVQH9 với những sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn, phúc đáp yêu cầu của tình hình mới trong phục vụ sự đổi mới tổ chức và hoạt động của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH.