--- Bài mới hơn ---
Một Số Phương Tiện Và Biện Pháp Tu Từ Biểu Thị Khoa Trương Trong Tác Phẩm Của Mạc Ngôn
Phân Tích Đoạn Thơ Sau Trong Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Của Huy Cận: Mặt Trời Xuống Biển Như Hòn Lửa,… Dàn Đan Thế Trận Lưới Vây Giăng.
✅ Tôi Đi Học
Luận Văn Đề Tài Thực Trạng Và Những Giải Pháp Chủ Yếu Để Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Sử Dụng Đất Canh Tác Ở Phường Cẩm Thượng, Thành Phố Hải Dương
Luận Văn Chuyên Đề Giải Pháp Bảo Vệ Và Sử Dụng Hợp Lý Nguồn Tài Nguyên Đất
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị
trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của
quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài
liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và
tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong
phú. Ta bắt gặp trong ca dao những “tiếng tơ đàn” ngân lên những giai điệu
về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân,
tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu
trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài
năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo
đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập,
tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn
khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá
trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc
các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ
lưỡng, sâu sắc thêm.
1.2. Trên tấm “bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam” miền đất Nam Bộ
có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng
sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong
phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức
biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến
hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số
phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc
sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá
trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét
2
riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu
của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý
nghĩa.
1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca
dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các
nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người
Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam
Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy
mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên
cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất
lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực
nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa)
trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và
nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý
luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong
những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết.
Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô
khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên,
Nxb chúng tôi 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét
về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười
(Đỗ Văn Tân, Sở VH – TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá
dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao
(Nxb chúng tôi 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng
đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của
vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ
3
4
miệt vườn, ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết
đề cập rất cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên
nhiên và các hiện tượng so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên
nhiên thay đổi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”.
Đề tài đã góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ.
Bùi Thị Tâm – tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ trong
ca dao đồng bằng sông Cửu Long (1998) – đã nghiên cứu sự phong phú và đa
dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong
ngôn ngữ ca dao đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một
số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình
không đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao . Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã phân
loại, miêu tả các biểu tượng nghệ thuật thông qua các hình thức so sánh nổi, ẩn dụ
tu từ trong ca dao, đồng thời trình bày cấu tạo và vai trò của chúng đối với thi pháp
ca dao người Việt trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền
thống người Việt (2002) đề cập đến những hình ảnh quen thuộc
với người dân vùng sông nước nơi đây là chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu…
Trong luận án tiến sĩ Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ (2004), Trần Văn Nam đã
nghiên cứu về biểu trưng trong ca dao xét trên bình diện thi pháp học, từ đó, tác giả
đã nêu bật vai trò của các biểu trưng trong việc thể hiện đặc điểm văn hóa của vùng
đất và con người Nam Bộ .
5
6
4. Mục đích nghiên cứu
– Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử
dụng ở ca dao Nam Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh, đối chiếu để làm nổi
bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao Nam Bộ so với ca dao các vùng miền
khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong bản sắc văn hóa của vùng đất này.
– Vận dụng thao tác phân tích ngôn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm
ca dao, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc đọc hiểu ca dao đang đặt ra
trong nhà trường hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp
chính sau đây:
– Phương pháp thống kê,
– Phương pháp hệ thống,
– Phương pháp phân tích ngôn ngữ học,
– Phương pháp so sánh,
– Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Ca dao và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao.
Chương2: Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ.
Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
7
Chương 1
CA DAO
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA CA DAO
1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam
1.1.1. Khái quát về ca dao Việt Nam
Trong ngành nghiên cứu Ngữ văn nước ta, ca dao là đối tượng được
nghiên cứu khá sớm và đạt nhiều thành tựu. Riêng vấn đề thuật ngữ, khái
niệm ca dao đã được lí giải ở nhiều công trình.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao (ca:
hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân
gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” .
Các tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 viết: “Ca dao là
những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân
tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” .
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho
rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca
dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược
lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” .
Phong cách học có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái đẹp
của ngôn ngữ; nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngôn ngữ đối với nội
15
dung diễn đạt tức là cũng nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những điều kiện
hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Muốn cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, cần khảo sát, phân loại và
miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn
bản. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được giá trị nghệ thuật của các phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ ấy trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn học.
Do đó, phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sữ vật – lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn
biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện
ngôn ngữ, không kể trung hòa hay tu từ (còn được gọi là diễn cảm) trong một ngữ
cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ.
1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong ca dao
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách
học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích, phương tiện (công cụ) biện pháp
(cách thức) nhất định. Muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm
văn học cần phải nắm vững và đánh giá được chức năng và vai trò của phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ – những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mĩ.
Phân loại, phân tích đánh giá được các phép tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở
cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ
đẹp của tác phẩm văn học dân gian, nhất là thơ ca trữ tình. Do yêu cầu biểu
đạt của nó, ca dao là thể loại mà ở đó, các phương tiện và biện pháp tu từ
được sử dụng một cách rộng rãi nhất.
Chỉ cần đọc qua ca dao của bất cứ vùng đất nào, có thể dễ dàng nhận thấy
tác giả dân gian thật phóng túng về phương diện tu từ. Về tu từ ngữ âm, cách gieo
vần, tạo nhịp, phối ứng thanh điệu, sử dụng từ láy, phép điệp âm… là những biện
pháp được dùng với tần suất cao. Về tu từ từ vựng, có thể nhận thấy sự khác biệt
16
của các lớp từ mang dấu ấn phong cách như từ địa phương, từ địa danh, từ nghề
nghiệp, từ thi ca, từ sinh hoạt… trong ca dao thuộc mọi chủ để. Về tu từ ngữ nghĩa,
so sánh, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, nói giảm, nói tránh… là những biện pháp
rất được ưa dùng trong ca dao. Về tu từ cú pháp, phép song song, phép lặp, câu
hỏi tu từ… cũng được sử dụng nhiều. Có thể khẳng định, ca dao là mảnh đất màu
mỡ cho việc nghiên cứu các biện pháp và phương tiện tu từ trong văn học.
Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học đã ít
nhiều đề cập đến vấn đề tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam như Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Hoàng Tiến Tựu, Triều Nguyên… Các tác
giả đã đưa ra những kiến giải, kết luận có giá trị về đặc điểm tu từ, màu sắc tu từ
trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca dao nói riêng dưới ánh sáng
của phong cách học, thi pháp học. Các tác giả đã đánh giá sắc thái tu từ qua việc
lựa chọn, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ qua các mặt từ vựng, ngữ
nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm, từ đó, đưa ra những kết luận khoa học có giá trị.
1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong
ca dao Nam Bộ
1.4.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ
1.4.1.1. Vài nét vùng đất Nam Bộ
Nam Bộ là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc – miền đất vừa rất
cổ lại vừa rất mới. Từ lâu đã có những nền văn hóa độc đáo nằm rải trên một địa
bàn rộng lớn ở cả vùng trên, vùng dưới lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Trước thế kỷ XVI, miền đất này chìm trong hoang sơ của rừng rậm, sình lầy… Từ
đầu thế kỉ XVII, cùng với số dân bản địa ít ỏi và thưa thớt (chủ yếu là người Chăm
và người Khơ-me), những người Việt lớp trước và lớp sau, bằng nhiều con đường
vượt bể, xuyên rừng, băng núi, với mọi nỗ lực phi thường, đã đến miền đất này lật
thêm những trang sử vàng chói lọi cho một thời kì khai phá mới.
Từ đó tới nay, hơn 300 năm, trên vùng đất mới này của Tổ quốc đã trải qua
những biến động lớn. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc khẩn hoang vĩ đại nhất
17
của dân tộc ta về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trận thủy chiến vang lừng của
nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt năm vạn quân Xiêm xâm lược. Nơi đây, chứng
kiến sự nổi dậy và ngã gục của triều đình phong kiến nhà Nguyễn; chứng kiến bước
đường xâm lược và sự thất bại nhục nhã của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính
nơi này, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được giữ gìn và phát huy rực rỡ,
phong phú. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, thực hiện chính sách “chia để trị”,
chia nước Việt Nam thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì, Nam kì. Trái với ý đồ của kẻ thù,
nhân dân ta với tư tưởng và tình cảm hướng về một cội nguồn, một chỉnh thể thống
nhất giữa các miền của Tổ quốc. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh).
Xét về mặt địa lí tự nhiên, vùng đất Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước
trở xuống phía nam và hai thành phố là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần
Thơ. Miền đất Nam Bộ đã hình thành hai khu vực lớn: Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Nối liền hai khu vực đó là thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ rộng khoảng
26.000 km2 , bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất này cao, phù sa cổ đệm giữa cao
nguyên với châu thổ Cửu Long; có những ngọn núi thưa thớt xen giữa các triền đồi
đất đỏ hoặc đất xám trùng điệp, lượn sóng nhấp nhô, rừng bạt ngàn, ít sông rạch.
Những cư dân người Việt đã cư ngụ đầu tiên ở mảnh đất này trước khi lấn xuống
đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nam Bộ với diện tích hơn 40.000 km2, bao gồm
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ được khai thác muộn hơn Đông Nam Bộ. Nếu như
trước đây, cư dân bản địa không thể khai phá rộng rãi và cư ngụ lâu dài ở châu thổ
sông Cửu Long, buộc phải thu mình trên những giồng đất, gò đồi, thì sau này, những
cư dân Việt đã làm được điều đó. Đồng bằng Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng
sông Cửu Long. Là sản phẩm bồi tụ của sông Cửu Long – một trong mười con sông
lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thấp, bằng phẳng, khí hậu
18
mát mẻ, điều hòa quanh năm, là châu thổ phì nhiêu, trung tâm công nghiệp lớn nhất
của nước ta. Trên đồng bằng này có nhiều dòng chảy tự nhiên, tạo nên một mạng lưới
sông rạch chi chít. Theo thời gian con người đã đan thêm vào hệ thống đường thủy tự
nhiên ấy những hệ thống kênh đào dày đặc, phục vụ cho các mục đích kinh tế, văn
hóa, quốc phòng. Hiếm có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với
sông nước như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long còn có những cánh đồng mênh mông, màu mỡ – vựa lúa của nước ta và
khu vực Đông Nam Á. Chính điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã góp phần
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân gian đồng bằng sông
Cửu Long, trong đó có ca dao Nam Bộ.
Theo lịch sử, trước kia nơi đây vốn là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân
Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định, mới được
khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: PhiênTrấn,
Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định
Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là
Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi
là Nam Kỳ. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược
đất Việt Nam. Ngày 13 tháng 4 năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp
đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ
được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống
đốc người Pháp. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên
bang Đông Dương. Tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ
thành Nam Bộ. Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim
tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau
khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đó ra mắt
ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Sau cuộc đảo chính
Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại
19
quyền độc lập cho Việt Nam do vua Bảo Đại cai trị. Cùng với việc thành lập chính
phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành
chính, trong đó Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kì cũ. Thực dân Pháp nổ
súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam
Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách
Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc. Không đánh bại được Việt Minh,
Pháp phải dựng “giải pháp Bảo Đại”, công nhận nền độc lập và sự thống nhất của
Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ
phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm
trong Quốc gia Việt Nam.
Trải qua hơn 300 năm với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng tên gọi Nam
Bộ dùng để chỉ mảnh đất phía Nam của Tổ quốc. Nam Bộ là tên gọi được sử dụng
lâu dài nhất cho đến ngày nay.
Văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa
Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kụr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay).
Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng,
úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp,
Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào, dân cư chủ yếu là người Chăm và Khơ- me. Cuối thế
kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến
khai phá và định cư ở Biên Hoà – Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào
và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ
mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hóa vùng miền
hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng
đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc
Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị
trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần
tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay.
20
Đất Nam Bộ cũng là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng
với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt,
sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít… Mỗi địa phương đều có bảo
tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu,
rùa , ba ba, tôm, cá, cua, còng… và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung
nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đó đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ là vùng đất vừa có bề dày lịch sử văn hóa lại vừa giàu sức trẻ do
các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa, Nam
Bộ đang trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa. Điều đó phần nào tạo
cho vùng đất này những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác
ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những
giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng của vùng. Tính mở của một
vùng đất mới đã làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người
dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều
giá trị văn hóa cao và tiến tới một nền văn minh hiện đại.
Như vậy, vùng đất Nam Bộ hiện lên với vẻ hoang sơ nhưng rất cởi mở thuần
hậu và chất phác,… Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa của vùng
“đất trẻ” đã tạo nên một Nam Bộ với sức sống riêng: mạnh mẽ, độc đáo và hấp dẫn.
1.4.1.2. Vài nét về con người Nam Bộ
Khi nghiên cứu ca dao Nam Bộ, chúng ta cần tìm hiểu về con người và
tính cách đặc trưng của con người nơi đây. Bởi vì, ca dao Nam Bộ đã nêu bật
được những nét tính cách, văn hóa, ngôn ngữ một cách rõ nét nhất. Khi
nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng người Nam Bộ rất năng động sáng tạo, hào hiệp trong cuộc
sống, hiếu khách, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ, yêu nước nồng nàn,
trọng nhân nghĩa, bộc trực, thẳng thắn.
--- Bài cũ hơn ---
Câu 1:biện Pháp Rèn Luyện Và Bảo Vệ Vận Động Câu 2:các Thành Phần Của Máu, Chức Năng Của Huyết Tương Và Hồng Cầu Câu 3: Nêu Môi Trường Trong Cơ Thể Câu 4:phân
Ôn Thi Tn Thpt Quốc Gia 2022 Môn Địa Lý 12. Trắc Nghiệm
Bệnh Sán Lá Gan Trên Gia Súc Và Cách Phòng Trị
Bệnh Sán Lá Gan Ở Trâu Bò
Giáo Án Sinh Học 7