Top 5 # Xem Nhiều Nhất Các Giải Pháp Giảm Nghèo Nhanh Và Bền Vững Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Đẩy Mạnh Các Giải Pháp Giảm Nghèo Nhanh, Bền Vững

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ghi nhận và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt hiệu quả cao. Cùng với cả nước, Tuyên Quang đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị, trong giai đoạn tới 2021-2026, Tuyên Quang đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặt mục tiêu giảm nghèo nhanh, toàn diện, bao trùm và bền vững; chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng tầm kỹ năng của lao động, tạo việc làm thỏa đáng, xây dựng hệ thống an sinh bền vững cho người dân. Đồng thời, tỉnh chuẩn bị xây dựng và ban hành chuẩn nghèo giai đoạn mới theo hướng yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn; thực hiện đa dạng hóa, tạo sinh kế cho người dân để nâng cao đời sống người dân; khuyến khích xã hội hóa, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đối với công tác giảm nghèo; thực hiện hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo về chính sách, sinh kế, tuyên truyền loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên của mỗi hộ nghèo, giúp công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao…

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm khẳng định, công tác giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, do vậy trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tập trung chỉ đạo, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả nhất.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị trong thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh sát với thực tế; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, có các giải pháp căn cơ và lâu dài, tạo sinh kế để hỗ trợ hộ nghèo vươn lên.

Tuyên Quang khuyến khích các doanh nghiệp về vùng nông thôn đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân; nghiên cứu chính sách cụ thể hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trong nước hoặc xuất khẩu lao động; điều chỉnh chính sách, giải pháp giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả…

Giai đoạn 2016-2020, Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về giảm nghèo, xác định rõ nguyên nhân nghèo để hỗ trợ kịp thời: nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… Kết quả, trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm từ 27,81% (đầu năm 2016) xuống còn 9,03% (cuối năm 2020), bình quân giảm 3,76%/năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra (mục tiêu giảm 3%/năm). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo (Lâm Bình, Na Hang) giảm bình quân 5,34%/năm; ở các xã nghèo giảm bình quân 6,55%. Trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng…

Hội nghị đã triển khai một số giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo cho giai đoạn tới như: Xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đảm bảo hiệu quả; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; cung cấp, đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống; đa dạng hóa các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo… Tuyên Quang phấn đấu giai đoạn 2021-2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2-2,5%/ năm…

Nhân dịp này, 65 tập thể, 47 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình giảm nghèo và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Tìm Giải Pháp Cho Giảm Nghèo Nhanh Và Bền Vững Ở Nghệ An

Cơ giới hóa giúp người dân nâng cao năng xuất, tạo thu nhập ổn địnhLà một tỉnh có tới 3 huyện trong tổng số 62 huyện nghèo trong cả nước cùng với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh khá cao, từ nhiều năm qua các cấp các ngành ở Nghệ An đã nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương giải pháp để xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Cách đây ít lâu, báo chí phản ánh về tình trạng mận tam hoa, gừng, ngô, sắn cao sản ở Kỳ Sơn… bị rớt giá thê thảm. Quả thật, trồng mận tam hoa là chủ trương của trên đưa về cho dân thực hiện để thay thế cây thuốc phiện. Nhưng 5 năm trở lại đây, do không còn được trợ giá nữa nên dân bản gặp rất nhiều khó khăn,.

Mặc dù các cấp, các ngành đã rất nỗ lực trong công tác đào tạo ngành nghề, xây dựng làng nghề truyền thống, thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở, đưa cây, con giống mới thay thế tập quán canh tác cũ… Tuy nhiên, việc tìm đầu ra như bố trí lao động có nghề, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề nan giải.

Ngoài ra, hiện nay cơ quan chuyên trách của tỉnh đang khẩn trương thực hiện đề án xây dựng khu định cư cho 726 hộ ở các làng chài trên sông Lam thuộc các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn. Dù tiến độ thực hiện đề án trong từng địa phương còn khác nhau nhưng đó là sự nỗ lực lớn của tỉnh ta trong điều kiện khó khăn chung hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn Minh, đại diện làng chài ở Nam Lộc (Nam Đàn) thì: “Cấp trên đã tạo điều kiện cơ sở hạ tầng như đường sá, mương thoát nước, đường điện, bà con đang khẩn trương làm nhà tuỳ theo điều kiện kinh tế của mình. Tuy nhiên, chúng tôi đang lo là sau khi có nhà, có đất (mỗi hộ được nhận đất ở từ 200 – 300m2) thì chúng tôi sẽ lấy đất đâu để làm ăn trong khi nghề chài lưới không còn hiệu quả”. Đó hẳn không chỉ là suy nghĩ của 64 hộ làng chài ở Nam Lộc mà còn của nhiều hộ dân ở các khu tái định cư hiện nay?

Cứng hóa đường xá tạo cơ hội thông thương và giảm nghèo bền vững

Được biết, trong toàn tỉnh hiện còn gần 16% số hộ cận nghèo, chỉ một cơn bão, trận lũ hoặc một tai hoạ nhỏ khác cũng có thể có mấy phần trăm trong số này “nhảy” sang số hộ nghèo, thêm một thách thức không nhỏ đối với công tác xoá đói giảm nghèo bền vững.

Thực tế cho thấy, còn nhiều vấn đề đặt ra cho công tác xoá đói giảm nghèo bền vững. Trong đó có một vấn đề cần thực hiện là các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng cần đánh giá số hộ nghèo, tình trạng nghèo thật đầy đủ, khách quan và chính xác để cơ quan có thẩm quyền có chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp. Mặt khác cũng cần đấu tranh với những tư tưởng lệnh lạc như trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và sự hỗ trợ xã hội của một bộ phận cán bộ cơ sở và một số hộ nghèo.

Hà Giang Cần Quan Tâm Hơn Đến Các Giải Pháp Giảm Nghèo Nhanh, Bền Vững

Theo đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, với sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh và sự cố gắng, nỗ lực của người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2012 – 2018, Hà Giang nhận được các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, xã đặc biệt khó khăn. Việc triển khai lồng ghép các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương đã cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Đời sống của các hộ nghèo ngày càng được nâng cao, tiếp cận đầy đủ hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, thoát nghèo bền vững.

Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực cho công tác giảm nghèo hạn chế, việc huy động nguồn lực tại chỗ đạt thấp. Để triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện công tác giảm nghèo. Ưu tiên nguồn lực cho các huyện, xã đặc biệt khó khăn, gắn mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả đã được nhân rộng trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Giang, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiến nghị, đề xuất với Trung ương cần có giải pháp đột phá về huy động nguồn lực đầu tư và định mức hỗ trợ cho các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Bổ sung vốn đầu tư và mở rộng chương trình xây dựng hồ treo chứa nước cho 4 huyện trên Cao nguyên đá Đồng Văn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho đồng bào. Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số về nhà ở, nước sinh hoạt; bổ sung một số chính sách mới mang tính đặc thù đối với các huyện nghèo khu vực biên giới của tỉnh Hà Giang có tính tới yếu tố an ninh quốc gia, cần thiết có một mức trợ cấp thường xuyên ổn định cho dân cư biên giới…

Tại buổi làm việc, biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Hà Giang, Đoàn giám sát đề nghị tỉnh Hà Giang cần quan tâm hơn nữa đến các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững, thường xuyên đánh giá hiệu quả chương trình giảm nghèo để có những đề xuất điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Tỉnh cần lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án, tránh chồng chéo và huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền để phù hợp với văn hóa, trình độ, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, Hà Giang cần nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh việc nêu gương để có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Trước đó, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đi giám sát trực tiếp chương trình thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 – 2018 tại hai huyện Xín Mần và Quang Bình. Nhân dịp này, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trao 100 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 100 em học sinh nghèo vượt khó hai huyện Xín Mần và Quang Bình.

Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững

Cựu chiến binh Lê Thái Học.

Tôi thấy có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về BHYT, giáo dục, nhà ở…, nhưng lại không có giải pháp “buộc” họ cố gắng, đã dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại, lười lao động.

Nhìn chung, đa số các hộ nghèo là do không có trình độ chuyên môn, không việc làm, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất. Một số khác không có khả năng thoát nghèo như già yếu, cô đơn, thiếu người lao động, nhiều người ăn theo, hộ có người tàn tật nặng, bị bệnh tâm thần…

Cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng và bản thân người nghèo. Hộ nghèo cần tự giác và có trách nhiệm với chính mình. Bên cạnh, Đảng và Nhà nước cần chú trọng hơn trong việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; rà soát, phân loại hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ cụ thể, giảm dần việc “cho không” để khuyến khích hộ nghèo vươn lên.

Cụ thể, đối với nhóm nghèo do hoàn cảnh (thiếu vốn, tư liệu sản xuất…), cần tập trung mạnh hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; hỗ trợ cây, con giống có năng suất, chất lượng cao; hỗ trợ mua sắm công cụ, vật tư sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.

Đối với nhóm không chịu lao động, không biết tổ chức cuộc sống, sa vào các tệ nạn, nghiện ngập, ỷ lại, trông chờ thì cần vận động, tuyên truyền, giúp họ chuyển đổi nhận thức; giáo dục, khuyến khích, động viên họ nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo trước khi hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất. Theo tôi, nếu không có các khoản hỗ trợ sẽ khó giúp họ giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu chưa giúp họ chuyển biến nhận thức mà hỗ trợ thì họ sẽ tiêu xài hết, nghèo sẽ hoàn nghèo.

Đối với nhóm không có khả năng thoát nghèo, chỉ còn cách vận động các nguồn hỗ trợ và đưa vào diện bảo trợ xã hội để đảm bảo an sinh cho họ.

Bên cạnh, cần bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo có đủ tâm huyết, kiến thức để hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo về biện pháp, cách thức để từng bước xóa nghèo hiệu quả.

XUÂN TƯƠI (ghi)