ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG
QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG
QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Nhã
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, tháng 01 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Bích Hằng
i
LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý giáo dục, Khoa Sau đại học; Quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã – người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phòng GD&ĐT, Cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non thành phố Cẩm Phả cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được theo học khóa học cao học này cả về thời gian, vật chất, tinh thần và cho tôi những điều chỉ bảo quý báu, những thông tin quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân tôi có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 01 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Bích Hằng
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH
Ban giám hiệu
CB
Cán bộ
CBQL
Cán bộ quản lý
CS-GD
Chăm sóc – giáo dục
CS-ND-GD
Chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục
CTGDMN
Chương trình giáo dục mầm non
CSVC
Cơ sở vật chất
CĐSP
Cao đẳng sư phạm
CNTT
Công nghệ thông tin
ĐDDH
Đồ dùng dạy học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
GD
Giáo dục
GDMN
Giáo dục mầm non
GDQD
Giáo dục quốc dân
HĐ
Hoạt động
MN
Mầm non
QL
Quản lý
TTB
Trang thiết bị
UBND
Ủy ban nhân dân
iii
MỤC LỤC Trang Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
iii
iv
vii
MỞ ĐẦU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
7
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
7
1.2. Một số khái niệm cơ bản
10
1.2.1. Quản lý
10
1.2.2. Chức năng quản lý
12
1.2.3. Quản lý giáo dục
15
1.2.4. Quản lý nhà trường
16
1.2.5. Quản lý trường mầm non
17
1.3. Công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của 19
Hiệu trưởng trường mầm non 1.3.1. Hiệu trưởng trường mầm non
19
1.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của Hiệu trưởng trường mầm non
20
1.4. Chương trình giáo dục và Chương trình giáo dục mầm non
24
1.4.1. Chương trình giáo dục
24
1.4.2. Chương trình giáo dục mầm non
25
1.4.2.1. Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non
25
1.4.2.2. Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục mầm non
26
1.4.2.3. Những điểm mới của chương trình GDMN
28
1.4.2.4. Một số điều kiện để thực hiện chương trình hiệu quả
30
1.4.2.5. Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình
Tiểu kết chương 1 iv
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
v
52
2.4. Nhận định chung về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Cẩm Phả 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Tồn tại 2.4.3. Nguyên nhân 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan Tiểu kết chương 2 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Định hướng phát triển giáo dục mầm non 3.1.1. Phát triển GD mầm non giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục mầm non của thành phố Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.2.3. Đảm bảo tính khả thi 3.3. Một số biện pháp quản lý thực hiện Chương trình giáo dục mầm non của Hiệu trưởng trường mầm non Thành phố Cẩm Phả 3.3.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh về chương trình giáo dục mầm non 3.3.1.1. Mục tiêu 3.3.1.2. Nội dung 3.3.1.3. Cách thực hiện 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện 3.3.2. Quản lý tốt việc soạn bài, chuẩn bị ĐDDH và giờ dạy trên lớp của giáo viên 3.3.2.1.Mục tiêu của biện pháp 3.3.2.2. Nội dung 3.3.2.3. Cách thực hiện 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện 3.3.3. Chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp chương trình giáo dục mầm non, nhất là nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm 3.3.3.1. Mục tiêu vi
3.3.3.2. Nội dung 3.3.3.3. Cách thực hiện 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện 3.3.4. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng xây dựng nội dung chương trình chi tiết phù hợp điều kiện cụ thể 3.3.4.1. Mục tiêu 3.3.4.2. Nội dung 3.3.4.3. Cách thực hiện 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện 3.3.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN của giáo viên 3.3.5.1. Mục tiêu 3.3.5.2. Nội dung 3.3.5.3. Cách thực hiện 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện 3.3.6. Tổ chức các hoạt động tăng cường và khai thác hiệu quả các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, kinh phí thực hiện chương trình GDMN 3.3.6.1. Mục tiêu 3.3.6.2. Nội dung 3.3.6.3. Cách thực hiện 3.3.6.4. Điều kiện thực hiện 3.3.7. Tổ chức các hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học 3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp 3.3.7.2. Nội dung 3.3.7.3. Cách thực hiện 3.3.7.4. Điều kiện thực hiện 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDMN của Hiệu trưởng 3.5.1. Về tính cần thiết 3.5.2. Về tính khả thi Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng số lượng học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi và học sinh đạt giải các cấp………………………………………………………………………39 Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên của các trường thực hiện chương trình GDMN …..43 Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý của các trường thực hiện chương trình GDMN………44 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đội ngũ Hiệu trưởng các trường thực hiện chương trình GDMN………………………………………………………………………………..45 Bảng 2.5. Số lượng trẻ, nhóm, lớp của các trường thực hiện chương trình GDMN ……46 Bảng 2.6. Tình hình đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho GDMN các trường thực hiện chương trình GDMN……………………………………………………..47 Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL về sự cần thiết và đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non……………………………………………………………………………….52 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ………..86 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất…………..88
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Chức năng của QL ………………………………………………………………….14 Biểu đồ 2.1. Kết quả xếp loại đạo đức bậc Tiểu học ………………………………..38 Biểu đồ 2.2. Kết quả xếp loại đạo đức bậc Trung học cơ sở ……………………..39 Biểu đồ 2.3. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý………………………………………………………………54 Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất………………………………………………………………………………..89
ix
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non có tầm quan trọng trong việc hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị vào học tốt ở trường Tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chăm lo đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tại Hội nghị của Chính phủ về giáo dục mầm non ngày 25/6/2002, Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ các quan điểm về phương hướng phát triển giáo dục mầm non đó khẳng định: “Nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phải là một thể hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông”. Trong những năm qua, các chương trình chăm sóc GD trẻ MN (3-36 tháng, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi) đã được Bộ GD – ĐT ban hành (Năm 19941995) có những hạn chế, bất cập về nội dung cũng như phương pháp. Nội dung và hoạt động học tập còn nặng về cung cấp kiến thức một cách riêng rẽ và chưa coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ. Sự đổi mới của chương trình GD các cấp học, đặc biệt ở tiểu học đòi hỏi GDMN – bậc học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân – phải đổi mới, tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông. Hơn nữa, trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và sự phát triển của trẻ em cũng có những thay đổi, cần có chương trình giáo dục cho phù hợp. Sau 3 năm thí điểm ở 48 trường mầm non thuộc 20 tỉnh thành trong cả nước, đến nay, Chương trình giáo dục mầm non mới chính thức được ban hành theo Thông tư số 17 của Bộ GD & ĐT ra ngày 29-7-2009 và đưa vào thực hiện. Chương trình giáo dục mầm non mới thay thế cho chương trình thí điểm giáo dục mầm non thực hiện từ tháng 9-2006, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông mà trước hết và quan trọng nhất là cấp tiểu học. Chương trình giáo dục mầm non mới đã kế thừa được những thành quả của giáo dục mầm non qua các giai đoạn, những giá trị tốt đẹp của các chương trình giáo 1
dục mầm non mới có trong và ngoài nước, đồng thời nó thể hiện được những định hướng đổi mới của giáo dục mầm non, hướng tới sự phát triển của giáo dục mầm non trong tương lai. Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về lao động, tổ chức, điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo của cấp học. Chất lượng giáo dục các mặt trong nhà trường phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý của người Hiệu trưởng. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã khẳng định, phải thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để đạt mục đích: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Giáo dục mầm non nhằm mục tiêu phát triển trẻ một cách tổng thể, hình thành ở trẻ những năng lực chung, giúp trẻ “Học làm người” và chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào học phổ thông. Trường mầm non là chiếc nôi chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học để giúp trẻ phát triển nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, cơ thể hài hoà cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi, phát triển cho trẻ tính thông minh, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi. Từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức – trí tuệ ban đầu giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong những năm qua việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường đó tạo ra diện mạo mới về chất lượng tại các nhà trường. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các trường được đầu tư các trang thiết bị theo hướng đồng bộ và hiện đại, các nguồn lực đầu tư được huy động tối đa. Song bên cạnh đó, quá trình quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non chưa đồng bộ ở tất cả các cấp đặc biệt là cấp cơ sở. Do số lượng cán bộ, khả năng nắm bắt tư tưởng của cái mới và khả năng cập nhật thông tin hạn chế nên quá trình quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại một số trường còn nhiều bất cập. Để chương trình được triển khai và thực hiện 2
phù hợp với giáo dục của Việt Nam, bắt kịp với xu thế đổi mới của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc quản lý thực hiện chương trình cần có những biện pháp đồng bộ và hiệu quả hơn, điều đó đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết với người Hiệu trưởng. Thực trạng nói trên đặt ra một yêu cầu cần thiết là phải đẩy mạnh công tác quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong bậc học mầm non. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với tiêu đề: “Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thông qua một số biện pháp quản lý hiệu quả của Hiệu trưởng trường mầm non. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc triển khai chương trình giáo dục mầm non của các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Cụm chuyên môn số 2: trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Hoa Hồng, 3
8.3.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu đã thu thập được nhằm tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 9. Ý nghĩa khoa học của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết lý luận về công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc triển khai chương trình giáo dục mầm non hiện nay ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu quả cho vấn đề này. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non (2009) ở các trường mầm non trong cả nước. 10. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp quản lý chương trình giáo dục mầm non. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Hiệu trưởng trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong quá trình phát triển giáo dục mầm non ở Việt Nam có nhiều chương trình giáo dục ra đời. Bộ GD&ĐT có quyết định số 136/GD&ĐT, ngày 31 tháng 5 năm 1994 ban hành bộ chương trình mẫu giáo cải cách Chương trình này được xây dựng cho 3 độ tuổi trẻ mẫu giáo và là bộ chương trình hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm đó. Chương trình đó xác định rõ mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt với từng độ tuổi, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nội dung chăm sóc, giáo dục, coi trọng hoạt động chủ đạo theo lứa tuổi. Chương trình nhà trẻ “Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3-36 tháng tuổi” được ban hành theo quyết định số 1006/GD&ĐT ngày 24 tháng 3 năm 1995. Chương trình gồm các bài soạn gợi ý về các lĩnh vực: Phát triển vận động, ngôn ngữ, hoạt động với đồ vật, giáo dục âm nhạc và trò chơi. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo hiện hành còn thiếu một số yếu tố như: mục tiêu, nguyên tắc, đánh giá kết quả giáo dục. Văn bản nội dung chương trình bao gồm cả phần hướng dẫn thực hiện, các bài soạn gợi ý chưa thật sự hợp lý. Mục tiêu của chương trình quá chú trọng đến sự phát triển trí tuệ, nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú trọng các lĩnh vực khác mặc dù có đặt ra nhiệm vụ phát triển toàn diện cho trẻ. Trong giờ học, tất cả trẻ được thực hiện cùng một nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên đó định trước, chưa chú ý sự phát triển cá nhân. Các chiến lược giáo dục và dạy học thực hiện dưới hình thức các môn học riêng biệt, học tập theo nhóm đông số trẻ và mọi trẻ cùng tham gia. Có thể nói, việc thực hiện chương trình cải cách chưa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của trẻ ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ với những kích thích mang tính giáo dục, phát triển cảm xúc xã hội và tạo điều kiện để trẻ có thể chất tốt. 7
Chương trình GDMN bao gồm: – Chương trình GD nhà trẻ – Chương trình GD mẫu giáo Chương trình được xây dựng là chương trình khung, bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi, và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương, vùng miền. Chương trình kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kĩ năng xã hội và thẩm mỹ để phát triển trẻ toàn diện, Chương trình không nhấn mạnh cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ. Chương trình được xây dựng theo hai giai đoạn: giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo, mang tính đồng tâm, phát triển và chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ. Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp của Hiệu trưởng về việc quản lý thực hiện chương trình Nguyễn Thị Kim Thanh, Trần Lan Hương, Lê Thu Hương, Cao Thị Thanh, Vũ Thị Bích Hằng… đã làm phong phú thêm lý luận quản lý nói chung và quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói riêng. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu lên được vai trò quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non, đưa ra được các giải pháp chỉ đạo việc thực hiện chương trình ở địa phương nơi tác giả công tác. Mỗi đề tài có góc nhìn riêng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu vấn đề biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non. Vì vậy, đề tài muốn được nghiên cứu theo hướng này, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý cho Hiệu trưởng trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN đáp ứng mục tiêu phát triển GDMN nói chung và Giáo dục mầm non các trường thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 9