Top 9 # Xem Nhiều Nhất Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực

Giải pháp nâng cao chất lượng ng

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

BT- Với mục tiêu phát triển trọng tâm 3 trụ cột kinh tế chính là công nghiệp, du lịch, thể thao biển và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị trong giai đoạn 2020 – 2025, công tác dự báo nhu cầu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách.

Ảnh: Đình Hòa.

Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu

Hiện nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh có 25 cơ sở GDNN, trong đó có 16 cơ sở GDNN công lập và 9 cơ sở GDNN ngoài công lập tuyển mới, đào tạo nghề cho 14.327 người. Trường Đại học Phan Thiết và Cao đẳng Cộng đồng đã tuyển mới 1.814 sinh viên sau đại học, đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, trong đó đại học sư phạm 1.614 sinh viên, cao đẳng sư phạm 132 sinh viên.

Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 726.800 người. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 16,34%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động phổ thông trong độ tuổi năm 2019 là 2,94%, trong đó khu vực thành thị 5,2%, khu vực nông thôn 1,58%. Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng chưa cao, lao động mới tốt nghiệp đa số chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của cơ quan, doanh nghiệp.

Ngoài ra, công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực tỉnh có phần chưa theo kịp sự phát triển của thực tế, các nguồn lực đầu tư đào tạo nguồn nhân lực còn thấp, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao. Theo Tiến sĩ Trần Tình – Trưởng Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế – Trường Đại học Phan Thiết, thị trường lao động của tỉnh chưa phát triển, vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm chưa phát huy tối đa. Bên cạnh đó, quản lý doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng nhân lực chưa quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ lao động hiện có, vì họ cho rằng đây là hoạt động mất nhiều thời gian và tốn kém. Đồng thời, các cơ sở giáo dục chậm đổi mới chương trình đào tạo, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Đẩy mạnh giải pháp

Để hiện thực hóa phát triển nguồn nhân lực, tỉnh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát triển các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ. Cần đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với dạy nghề theo nhu cầu của thị trường và yêu cầu cụ thể của người sử dụng lao động. Tiến sĩ Tình chia sẻ thêm: Nhà trường và doanh nghiệp cần có mối liên kết chặt chẽ hơn để có lực lượng lao động lành nghề. Doanh nghiệp phải là nơi đặt hàng cho các trường đại học về nhu cầu nhân lực; đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung. Từ đó 2 bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu thị trường lao động. Các trường đại học cũng cần đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực và phù hợp. Đào tạo theo hướng đa ngành thay vì chuyên ngành như trước đây, tăng cường sự phản biện của người học, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin…

Tại hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Lương Thanh Sơn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật nhấn mạnh: Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, cần chú trọng gắn kết 3 khâu đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Muốn thành công trong chiến lược phát triển phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người, việc thu hút người tài cần trở thành ưu tiên hàng đầu đối với những người làm công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

M.Vân

Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Du Lịch

Du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại di tích Ðồi A1. Ảnh: Văn Thành Chương

Hiện nay toàn tỉnh Ðiện Biên có khoảng 14 nghìn lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó 6 nghìn lao động trực tiếp là những người công tác trong các đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch.

Ông Phạm Việt Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết: Chất lượng hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng. Do vậy, việc phát triển, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã và đang được ngành đặc biệt quan tâm. Từ đầu năm đến nay, bên cạnh triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, chung tay ngăn chặn dịch bệnh, ngành Du lịch tỉnh đã từng bước tính toán cơ cấu lại thị trường và tập trung phát triển, nâng cao nguồn nhân lực. Ðây cũng là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh viên thông qua các khóa học nâng cao trong và ngoài tỉnh, hàng năm, Sở VHTT&DL cũng mở nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng làm trong lĩnh vực du lịch để nâng cao chất lượng một cách đồng bộ và toàn diện. Trong năm 2019, Sở VHTT&DL đã tổ chức gần 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho các đối tượng phục vụ du lịch trực tiếp, cán bộ, công nhân viên chức trong ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ và các điểm đến… Gần đây nhất, ngay sau thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, Sở VHTT&DL đã phối hợp với các đơn vị và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch mở một số lớp tập huấn. Cụ thể như, tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với khách du lịch, dành cho các lái xe vận chuyển khách du lịch, lái xe taxi. Ðây là lớp nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với du khách để từng bước xây dựng tác phong, thái độ, tinh thần làm việc của những người làm việc trực tiếp trong môi trường phục vụ du lịch. Hay lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức marketing điểm đến du lịch, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng trong hoạt động xúc tiến du lịch. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm trong lĩnh vực du lịch và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp.

Có thể thấy, việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh những năm gần đây đã và đang đem lại nhiều kết quả tích cực. Một trong thành công là tính chuyên nghiệp đang được thể hiện khá rõ nét, từ phong cách phục vụ của người lái xe, đến những nhà quản lý, hướng dẫn viên và lễ tân nhà hàng, khách sạn… Những hướng dẫn viên trong trang phục dân tộc Thái luôn nở nụ cười đã tạo nên một hình ảnh đẹp, ấn tượng trong lòng du khách. Ðó cũng chính là những “sứ giả” có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh, thương hiệu của ngành Du lịch và truyền tải đến du khách những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc của con người và mảnh đất Ðiện Biên.

Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Y Tế

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành y tế đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiện, việc xây dựng mô hình đổi mới đào tạo y khoa tại Việt Nam được tổ chức theo hướng nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế với điểm thay đổi chính là phân định rõ 2 hướng đào tạo là hệ nghiên cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và hệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý.

* Đổi mới để nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó đào tạo y khoa có bác sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa, theo đó bác sĩ y khoa tương đương trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa tương đương trình độ tiến sĩ.

Bộ hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về việc tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và trình Chính phủ xem xét ban hành; triển khai xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Trong năm 2016, Bộ đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Răng Hàm Mặt, tiếp tục triển khai xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản các ngành: Y tế công cộng, Dược, Dinh dưỡng; phát triển mạng lưới đào tạo liên tục cán bộ y tế để triển khai thực hiện đào tạo liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

Bên cạnh tiếp tục triển khai Dự án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ tổng hợp nhu cầu nhân lực y tế trên cơ sở báo cáo và đề xuất của các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Đông Nam bộ để đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các khu vực này.

Bộ tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo; đồng thời triển khai thử nghiệm kiểm định chất lượng đào tạo liên tục tại Sở Y tế Nam định và Thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học đặc thù ngành y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản về chủ trương dừng đào tạo chuyển đổi cấp chứng chỉ từ y sĩ sang điều dưỡng và không cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cho đối tượng chuyển đổi từ y sĩ sang điều dưỡng để thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục và Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

*Thực hiện giám sát thường xuyên

Tuy vậy, cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, công tác đào tạo nhân lực y tế hiện nay chưa có đánh giá khách quan, độc lập (các trường tự ban hành chuần đầu ra, chấm điểm và công bố đạt). Trong đào tạo còn lẫn giữa năng lực nghiên cứu và năng lực khám chữa bệnh. Vai trò cốt lõi của đào tạo y (năng lực khám chữa bệnh) chưa được hệ thống bằng cấp nhìn nhận đúng mức. Phương pháp đào tạo nặng về truyền đạt kiến thức, chưa thực sự thiết kế để tạo ra năng lực…

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản về đào tạo hiện hành còn thiếu những qui định cho đào tạo nhân lực y tế; việc phân bổ nguồn nhân lực y tế chưa hợp lý, thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng giữa các vùng, các tuyến.

Ngoài ra, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây phiền hà đối với người bệnh. Một số cán bộ y tế mặc dù đã được tập huấn, nhưng còn cứng nhắc, không thân thiện trong giao tiếp, ứng xử với người bệnh.

“Học y vất vả là một thực tế và khi làm việc cũng có rất nhiều áp lực, khó khăn. Việc nghiên cứu, đề xuất cũng như thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức ngành y tế trong thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ quan tâm…’ Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết. Mặc dù vậy, trong thực tế, chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo; thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ có các giải pháp và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế phù hợp với khả năng của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế để đáp ứng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhân lực y tế. Bộ tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế.

Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành Y tế đặc biệt quan tâm thực hiện.

Hiện nay, việc xây dựng mô hình đổi mới đào tạo y khoa tại Việt Nam được tổ chức theo hướng nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế với điểm thay đổi chính là phân định rõ hai hướng đào tạo là hệ nghiên cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và hệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành trên động vật.

Đổi mới để nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó đào tạo y khoa có bác sỹ y khoa và bác sỹ chuyên khoa, theo đó bác sỹ y khoa tương đương trình độ thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa tương đương trình độ tiến sỹ.

Bộ hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về việc tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và trình Chính phủ xem xét ban hành; triển khai xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.

Trong năm 2016, Bộ đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sỹ Răng Hàm Mặt, tiếp tục triển khai xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản các ngành Y tế công cộng, Dược, Dinh dưỡng; phát triển mạng lưới đào tạo liên tục cán bộ y tế để triển khai thực hiện đào tạo liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

Bên cạnh tiếp tục triển khai Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ tổng hợp nhu cầu nhân lực y tế trên cơ sở báo cáo và đề xuất của các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Đông Nam bộ để đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các khu vực này.

Bộ tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo; đồng thời triển khai thử nghiệm kiểm định chất lượng đào tạo liên tục tại Sở Y tế Nam Định và TP. Hồ Chí Minh; thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học đặc thù ngành Y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sỹ nội trú.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản về chủ trương dừng đào tạo chuyển đổi cấp chứng chỉ từ y sỹ sang điều dưỡng và không cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cho đối tượng chuyển đổi từ y sỹ sang điều dưỡng để thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục và Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thực hiện giám sát thường xuyên

Tuy vậy, cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, công tác đào tạo nhân lực y tế hiện nay chưa có đánh giá khách quan, độc lập (các trường tự ban hành chuần đầu ra, chấm điểm và công bố đạt). Trong đào tạo còn lẫn giữa năng lực nghiên cứu và năng lực khám chữa bệnh. Vai trò cốt lõi của đào tạo y (năng lực khám chữa bệnh) chưa được hệ thống bằng cấp nhìn nhận đúng mức. Phương pháp đào tạo nặng về truyền đạt kiến thức, chưa thực sự thiết kế để tạo ra năng lực…

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản về đào tạo hiện hành còn thiếu những quy định cho đào tạo nhân lực y tế; việc phân bổ nguồn nhân lực y tế chưa hợp lý, thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng giữa các vùng, các tuyến.

Ngoài ra, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây phiền hà đối với người bệnh. Một số cán bộ y tế mặc dù đã được tập huấn, nhưng còn cứng nhắc, không thân thiện trong giao tiếp, ứng xử với người bệnh.

“Học y vất vả là một thực tế và khi làm việc cũng có rất nhiều áp lực, khó khăn. Việc nghiên cứu, đề xuất cũng như thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức ngành y tế trong thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ quan tâm,” Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Mặc dù vậy, trong thực tế, chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo; thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ có các giải pháp và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế phù hợp với khả năng của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế để đáp ứng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhân lực y tế. Bộ tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế.