Top 8 # Xem Nhiều Nhất Biện Pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Sự Cần Thiết Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực

BÀI 3

KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC MỤC TIÊUNỘI DUNG

Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh và giáo viên.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng. Hoạt động 1: Tìm hiểu về giáo dục kỷ luật tích cực

Mục tiêu

Học viên tìm hiểu, phân tích và phát biểu được khái niệm giáo dục kỷ luật tích cựcNghiên cứu điển hình câu chuyện ” Cái áo mưa bị mất” Trong tình huống trên, giáo viên đã chọn cách ứng xử nào khi học sinh mắc lỗi? Hãy nhận xét cách ứng xử của người giáo viên trong câu chuyện trên?Hiệu quả của biện pháp giáo dục mà giáo viên đã thực hiện là gì? Có thể coi những biện pháp giáo dục kỷ luật của GV trong bài viết trên là những biện pháp GDKL tích cực không? Tại sao?Hãy đưa ra khái niệm về GDKLTC? Kết luận

Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ ; có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em.Hoạt động 2: Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối với học sinh, giáo viên

Mục tiêuPhân tích, đánh giá được lợi ích của giáo dục kỷ luật tích cực đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng Mỗi nhóm hãy vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng về một cộng đồng với những công dân được giáo dục kỷ luật tích cực Kết luận Lợi ích của giáo dục kỷ luật tích cực đối với gia đình, cộng đồng, xã hội:Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, công hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình trẻ sẽ được dành phục vụ, nâng cao đời sống cộng đồng, xã hội.Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh

Quản Lý Lớp Học Bằng Các Biện Pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực

Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực-Bài 4

Bài 4 Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực NỘI DUNG * Xác đinh một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực * Tìm hiểu về bản chất và cách thực hiện một số các biện pháp giáo dục tích cực * Vận dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong lớp hoc * Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật có thể áp dụng được trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp: 1. Thay đổi cách cư xử trong lớp 2. Quan tâm đến những khó khăn của trẻ 3. Tăng cường sự tham gia của trẻ 4. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp. Nội dung 1 :Thay đổi cách cư xử trong lớp học * Cần thay đổi cách cư xử dựa trên những cơ sở/ nguyên tắc sau: Nguyên tắc: Thay chê bai bằng khen ngợi Cơ sở: – Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán – Khuyến khích, động viên tích cực – Đưa ra những hình thức kỷ luât phù hợp và nhất quán. – Làm gương trong cách cư xử. Một số biện pháp gợi ý nhằm thay đổi cách cư xử trong lớp học – Hộp thư vui: + Biết ghi nhận điểm tốt của bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt. + Giúp HS hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản. + Tạo điều kiện cho những HS ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui. – Phiếu khen: + Việc khen ngợi động viên đặc biệt quan trọng đối với HS cá biệt + Không nên lạm dụng phiếu khen – Người trợ giảng: + HS tự tin, rèn tính tự lập và trách nhiệm với công việc được giao 1.1 Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán * Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà GV mong đợi ở HS của mình; phải thể hiện niềm tin của GV vào sự tiến bộ của trẻ. * Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng. * Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể 1.2. Khuyến khích, động viên tích cực * Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về GĐ,… * Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi HS có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó. * Những quyền lợi phải là những điều HS thích và trân trọng. * Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của HS 1.3. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán * Các biện pháp xử phạt phải giúp HS biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ vô dụng, bỏ …

Phương Pháp Quản Lý Lớp Học Bằng Các Biện Pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực.3

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC.

Trong suốt những năm vừa qua, sự nghiệp giáo dục luôn luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi lẽ, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Trong toàn bộ quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người thay mặt cho nhà trường trực tiếp quản lý học sinh, theo dõi sát sao mỗi bước thay đổi dù là nhỏ nhất của học sinh để kịp thời có những giải pháp giáo dục hợp lý. Chính vì vậy, GVCN là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường . Trong nhà trường phổ thông, công tác GVCN được coi là công tác kiêm nhiệm, với tâm lý đó, không mấy trường tổ chức Hội nghị GVCN hàng năm, không có các lớp tập huấn kỹ năng cho GVCN, không có những đề tài khoa học về công tác GVCN, không có những đãi ngộ hợp lý với giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong khi công việc này rất vất vả. Do đó, giáo viên chưa toàn tâm toàn ý với công tác chủ nhiệm , giáo viên làm công tác chủ nhiệm bằng kinh nghiệm cá nhân trên cơ sở lý luận chủ yếu được trang bị từ trường sư phạm. Việc tổ chức Hội nghị Giáo viên chủ nhiệm để cùng trao đổi, chia sẻ những phương pháp chủ nhiệm hiệu quả là rất cần thiết. Thông qua Hội nghị này, giáo viên trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên lâu năm trong công tác quản lý lớp, giáo viên lớn tuổi có thể học hỏi ở giáo viên trẻ những xu hướng giáo dục mới, lãnh đạo và các cấp quản lý có thể hiểu hết những khó khăn phức tạp trong công tác chủ nhiệm từ đó có những chính sách hợp lý và kịp thời. Bản thân tôi, kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm chưa nhiều, nên đến với Hội nghị này, tôi chỉ xin đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã có được trong quãng thời gian làm công tác giáo viên chủ nhiệm của mình, đó là một vài ý kiến về phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực .

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của Hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế họach, tổ chức cho lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập trong nhà trường , là người quản lý và đánh giá quá trình rèn luyện của tất cả học sinh trong lớp.Với tất cả những vấn đề trên, đòi hỏi GVCN phải có những giải pháp hợp lý để có thể quản lý tốt lớp học do mình chủ nhiệm . Mỗi lớp học ở bậc Trung học phổ thông thường bao gồm trên dưới 40 học sinh với nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình và trình độ nhận thức khác nhau. Đặc biệt, ở độ tuổi này, các em có những trạng thái tâm sinh lý khá phức tạp, có sự độc lập nhất định trong tư duy, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, lại luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Trong thực tế, chúng ta thường bắt gặp những hiện tượng như: khuyên bảo thì các em không nghe, la mắng thì các em lỳ lợm, xử lý kỷ luật thì tỏ thái độ bất cần, nhẹ nhàng thoải mái thì các em coi thường ,….Vậy chúng ta phải giáo dục các em như thế nào cho hợp lý?

II/ NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP:NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

GVCN phải là người hiểu rõ mọi học sinh trong lớp, hiểu rõ đặc điểm tình hình của lớp và những vấn đề phát sinh trong quá trình giáo dục học sinh, trên cơ sở đó có thể đề ra những phương án quản lý lớp phù hợp và hiệu quả nhất . Muốn quản lý tốt lớp học, GVCN cần phải nhận được sự đồng thuận từ phía tập thể học sinh trong lớp. Tuy nhiên, đối với học sinh bậc THPT, muốn các em chấp nhận và đồng thuận với các quyết định của GVCN, không thể bằng cách áp đặt mệnh lệnh với các em, mà phải làm sao để các em tự giác, tự nguyện. Việc này đòi hỏi GVCN phải được học sinh của mình yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lòng tin ấy phải không ngừng được củng cố thông qua các họat động của thầy và trò trong suốt quá trình học tập .Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt tốt tâm lý học sinh, đặt mình vào vị trí của các em để hiểu các em, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, kích thích các em thể hiện cái tôi theo hướng tích cực để quá

Kỷ Luật Tích Cực: “Liều Thuốc Đề Kháng” Bạo Lực Học Đường

Nói không với kỷ luật trừng phạt

Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn… được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật. Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một số học sinh có biểu hiện đạo đức không tốt. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này do hai nguyên nhân: (i) giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và (ii) coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường…) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa…) – đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những ‘vết sẹo’ trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch.

Cách xử phạt hiện nay của người lớn đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm cho… ‘bõ ghét’.

Nhìn khách quan, có thể coi cách kỷ luật trừng phạt (ở cả 3 môi trường gia đình – nhà trường – xã hội) như một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng bạo lực học đường, hoặc tạo ra những cú sốc tâm lý, những phản ứng không lành mạnh của học sinh. Khi cần xây dựng nhà trường thân thiện, rất cần có kỷ luật, nhưng kỷ luật học sinh là kỷ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy áp dụng hình thức trừng phạt rõ ràng là biện pháp cần chấm dứt.

Kỷ luật tích cực

Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền thống theo kiểu đòn roi. Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên. Kỷ luật tích cực là phi bạo lực về cả thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán, thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của học sinh. So với phương pháp cũ, học sinh “chưa tốt” cảm thấy được tôn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu cực đối với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội. Tâm lý của các em cũng có biểu hiện tốt hơn, không còn mặc cảm, tự ti, chủ động trong việc tự thay đổi bản thân, phát huy các giá trị tích cực của mình.

Theo các chuyên gia giáo dục, việc mắc lỗi của học sinh được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ.

Cần làm gì để vận dụng tốt kỷ luật tích cực?

Trước hết giáo viên cần nhận thức rằng, biện pháp kỷ luật trừng phạt học sinh cần được chấm dứt và thay thế bằng biện pháp kỷ luật tích cực. Để làm được điều này, giáo viên cần có suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm khắp tâm hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi và bản thân phải tìm được niềm vui trong công việc. Đồng thời, giáo viên phải tự đặt mình ngang hàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cách giáo dục học sinh thấu tình đạt lý. Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô giáo phải là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha – chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh.

Hiện nay, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, những khúc mắc trong quan hệ thầy – trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày… Ai cũng hiểu tức giận, căng thẳng có thể làm chúng ta có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng như thế. Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng căng thẳng trên, giáo viên nên tự rèn luyện bản thân với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp, hạn chế hút thuốc hoặc dùng chất kích thích. Các thầy cô có thể giảm căng thẳng bằng việc trau dồi khả năng hài hước, tinh thần lạc quan trước mọi tình huống…

Mặt khác, giáo viên phải xác định rằng, kỷ luật tích cực không phải là cây đũa thần, do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải kết hợp với hệ thống các giải pháp đi kèm, sao cho việc kỷ luật học sinh vẫn phải diễn ra nghiêm túc đúng luật.

Bởi vậy, tuyệt đối hóa nó sẽ là một sai lầm, bởi thực tế môi trường giáo dục cũng rất phức tạp, các hành vi mắc lỗi của học sinh cũng vậy. Nhiều khi những lỗi lớn có thể lại rơi vào các học sinh học giỏi thông minh láu cá, hoặc các lỗi xuất phát bởi những trường hợp không thể giáo dục khi nó đã thành bệnh trầm kha do bị chi phối bởi môi trường mà cái xấu phát tác mạnh mẽ.