Top 6 # Xem Nhiều Nhất Biện Pháp Dây Thắt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Nghiệm Pháp Dây Thắt Là Gì

Nghiệm pháp dây thắt thực chất là một nghiệm pháp kiểm tra, đánh giá sức bền thành mạch mà chủ yếu là thành mao mạch. Nghiệm pháp dây thắt có thể dùng để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết nhưng nó không phải dấu hiệu đặc hiệu của sốt xuất huyết, nó có thể dương tính ở những trường hợp như: nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, viêm mao mạch dị ứng,thiếu hụt các yếu tố đông máu, giảm tiểu cầu nguyên phát, đông máu rải rác nội mạch…

Hiện nay, rất nhiều người hiểu nhầm dấu hiệu dây thắt (Lacet dương tính – Lacet theo tiếng Pháp là dây thắt) là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán Sốt xuất huyết. Dấu hiệu dây thắt được định nghĩa trên wikipedia như sau:

“Le test du lacet, ou signe du lacet, est un examen permettant une évaluation de la résistance ou de la fragilité des vaisseaux capillaires sanguins.”

Như vậy, dấu hiệu dây thắt (nghiệm pháp dây thắt) thực chất là một nghiệm pháp kiểm tra, đánh giá sức bền thành mạch mà chủ yếu là thành mao mạch.

I. Nguyên lý của nghiệm pháp dây thắt:

Cản trở tuần hoàn về tim để làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch qua đó làm tăng áp lực mao mạch; sau đó giảm áp lực một cách đột ngột. Nếu thành mạch kém bền vững thì hồng cầu sẽ bị đẩy ra khỏi thành mạch gây nên xuất huyết dưới da với hình thái những chấm xuất huyết nhỏ.

II. Các bước tiến hành nghiệm pháp dây thắt

– Kiểm tra nốt xuất huyết trên tay người bệnh (Nếu có cần ghi rõ để phân biệt với nốt xuất huyết mới xuất hiện sau khi tiến hành kỹ thuật)

– Đo huyết áp người bệnh.

– Duy trì áp lực bằng máy đo huyết áp ở trị số trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu trong 10 phút.

– Tháo nhanh máy đo huyết áp, giơ cao tay người bệnh để máu lưu thông bình thường.

III. Nhận định kết quả nghiệm pháp dây thắt

Quan sát mặt trước cánh tay và cẳng tay phần dưới dây thắt,đếm số lượng nốt (chấm) xuất huyết trên 1cm 2. Tùy số lượng các nốt xuất huyết mà người ta đánh giá:

Đặc điểm của nốt xuất huyết: thường có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn nhưng không quá 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn phiến kính hoặc căng da không mất và biến mất trong khoảng từ 2- 5 ngày.

Nghiệm pháp dây thắt có thể dùng để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết nhưng nó không phải dấu hiệu đặc hiệu của sốt xuất huyết, nó có thể dương tính ở những trường hợp như: nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, viêm mao mạch dị ứng,thiếu hụt các yếu tố đông máu, giảm tiểu cầu nguyên phát, đông máu rải rác nội mạch……

Khi nghi ngờ kết quả của nghiệm pháp thì nên làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định sốt xuất huyết.

Nghiệm pháp dây thắt là biện pháp đơn giản, dễ tiến hành nhưng nên thực hiện tại các cơ sở y tế người dân không nên tự ý làm và đưa ra kết luận về kết quả của nghiệm pháp này.

V. Những sai sót thường gặp

– Nhầm với nốt xuất huyết cũ, do không kiểm tra hoặc kiểm tra không kỹ;

– Tạo áp lực quá cao hoặc quá thấp;

– Không đảm bảo thời gian tăng áp lực.

Nghiệm Pháp Dây Thắt (Lacet), Kỹ Thuật Và Ý Nghĩa Lâm Sàng

Hiện nay, rất nhiều người hiểu nhầm dấu hiệu dây thắt (Lacet dương tính – Lacet theo tiếng Pháp là dây thắt) là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán Sốt xuất huyết và mô tả kỹ thuật dây thắt cũng không thống nhất.

Dấu hiệu dây thắt được định nghĩa trên wikipedia như sau: “Le test du lacet, ou signe du lacet, est un examen permettant une évaluation de la résistance ou de la fragilité des vaisseaux capillaires sanguins.”

Nguyên lý của nghiệm pháp dây thắt

Cản trở tuần hoàn máu về tim để làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, qua đó làm tăng áp lực mao mạch; sau đó giảm áp lực một cách đột ngột. Nếu thành mạch kém bền vững thì Hồng cầu sẽ bị đẩy ra khỏi thành mạch gây nên xuất huyết dưới da với hình thái những chấm xuất huyết nhỏ.

Phương pháp tiến hành nghiệm pháp dây thắt

Quan sát vùng cánh tay và cẳng tay xem có nốt xuất huyết không, sau đó quấn bao hơi của máy đo huyết áp lên cánh tay, bơm hơi máy đo huyết áp (huyết áp kế) lên để đo chỉ số huyết áp. Duy trì với áp lực trung bình (huyết áp tối đa + huyết áp tối thiểu chia đôi) trong 10 phút sau đó tháo hơi nhanh bằng cách rút dây bao hơi ra khỏi adapter và tháo bao hơi của máy đo huyết áp ra. Thời gian duy trì đúng tiêu chuẩn phải 10 phút.

Đánh giá kết quả nghiệm pháp dây thắt

+ 3-9 nốt/1cm 2: nghi ngờ: dương tính (+)

+ 10-19 nốt/1cm 2: dương tính (++)

Đặc điểm của nốt xuất huyết: thường có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn nhưng đường kính không quá 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn phiến kính hoặc căng da không mất và biến mất trong 2-5 ngày.

Dấu hiệu dây thắt dương tính (+).

Ý nghĩa của nghiệm pháp dây thắt

Dấu hiệu dây thắt là một dấu hiệu dùng để đánh giá sức bền thành mao mạch. Trong sốt xuất huyết người ta dùng để phát hiện sớm dấu hiệu xuất huyết.

Những trường hợp có dấu hiệu dây thắt dương tính:

– Bệnh nhân có sốt: Do các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, thường hàn, bệnh sởi, sốt xuất huyết…

– Bệnh nhân không có sốt: Các bệnh gây xuất huyết khác như:

+ Do thiếu vitamin C, PP.

+ Do bệnh miễn dịch, dị ứng, ví dụ: viêm thành mạch dị ứng.

+ Một số bệnh nội khoa như: lao, đái tháo đường, xơ gan, suy thận…

+ Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương, ví dụ: hemophilie A, B, C, …giảm prothrombin, proconvertin…

– Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann).

– Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (do nhiều nguyên nhân khác nhau).

– Còn gặp trong ngoại khoa, sản khoa, chuyên khoa khác.

– Chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue:

Khi bệnh nhân có đồng thời 2 dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là SXH Dengue và được phân loại theo WHO:

+ Độ I: Sốt + không có xuất huyết tự nhiên, chỉ có dấu hiệu dây thắt (Lacet) (+), có thể tiểu cầu giảm và hematocrit tăng.

+ Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên (dưới da, niêm mạc, phủ tạng đơn thuần hoặc kết hợp), tiểu cầu giảm, hematocrit tăng.

+ Độ III: giảm tiểu cầu và hematocrit tăng, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương dưới 20mmHg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

+ Độ IV: giảm tiểu cầu và hematocrit tăng, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0mmHg.

Bài: “Marker sinh học mới (NS1) phát hiện sớm sốt xuất huyết Dengue” trong http://hahoangkiem.com/benh-truyen-nhiem/marker-sinh-hoc-moi-ns1-phat-hien-som-sot-xuat-huyet-dengue-1568.html

Bài: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue” trong http://hahoangkiem.com/benh-truyen-nhiem/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-sot-xuat-huyet-dengue-byt-2-2011-1567.html

Nguồn: 1. https://thuocchuabenh.vn/benh-truyen-nhiem/nghiem-phap-day-la-gi-cach-lam-duong-tinh-khi-nao.html

2. D ấu lacet . http://undeath0814.nstars.org/t128-topic

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thắt Chặt Các Biện Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Thắt chặt các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng (BV-PTR) trong năm 2013; tỉnh ta đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp BV-PTR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn xã Vĩnh Sơn – huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: N.HÂN

Theo Chi cục Kiểm lâm (KL) tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2013, tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật trái phép trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp, số vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ các năm trước.

Số vụ vi phạm Luật BV-PTR gia tăng

Từ đầu năm đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng KL đã phát hiện 145 vụ vi phạm Luật BV-PTR (tăng 48 vụ so với cùng kỳ năm trước), lập biên bản tịch thu trên 127m3 gỗ các loại, xử phạt, nộp ngân sách nhà nước gần 2,5 tỉ đồng. Đáng lo ngại là tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn biến khá phức tạp trên địa bàn 2 xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh). Qua tuần tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 9 vụ phá rừng làm rẫy trái phép tại các địa phương nói trên với diện tích rừng bị phá 1,85 ha.

” Một nguyên nhân quan trọng khác cũng làm cho tình trạng phá rừng ở một số xã ở huyện Vĩnh Thạnh gia tăng là khi xây dựng các công trình thủy điện, việc khai hoang cấp đất sản xuất cho các hộ tái định cư chưa được chủ đầu tư đáp ứng kịp thời, người dân do thiếu đất sản xuất đã vào rừng khai hoang, đốt rừng trái phép để tìm đất làm nương rẫy ”

Ông Nguyễn Hiếu Hòa – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục KL – cho biết: “Nguyên nhân làm cho số vụ vi phạm Luật BV-PTR trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn ở mức khá cao là do tập quán canh tác quảng canh của đồng bào dân tộc thiểu số ở một số huyện miền núi, nhu cầu đất để sản xuất khá lớn nên phá rừng trái pháp luật. Tình trạng lao động không ổn định việc làm cùng với lợi nhuận cao từ việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản đã kích thích nhiều người dân địa phương tham gia. Trong khi đó, việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương còn thiếu kiên quyết, chưa nghiêm nên chưa đủ sức răn đe; lực lượng KL quá mỏng lại thực hiện nhiều nhiệm vụ; kinh phí cho việc truy quét lâm tặc còn hạn chế nên công tác BV-PTR còn gặp nhiều khó khăn”.

Một nguyên nhân quan trọng khác cũng làm cho tình trạng phá rừng ở một số xã ở huyện Vĩnh Thạnh gia tăng là khi xây dựng các công trình thủy điện, việc khai hoang cấp đất sản xuất cho các hộ tái định cư chưa được chủ đầu tư đáp ứng kịp thời, người dân do thiếu đất sản xuất đã vào rừng khai hoang, đốt rừng trái phép để tìm đất làm nương rẫy. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng của các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa đáp ứng được yêu cầu BVR. Hiệu quả hoạt động của các tổ, đội xung kích BVR ở cơ sở chưa cao; công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BV-PTR còn yếu. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho kế hoạch BV-PTR thấp so với chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn gay gắt kéo dài ảnh hưởng đến công tác PCCCR…

Tăng cường các biện pháp BV-PTR

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện kế hoạch BV-PTR quý I và triển khai các giải pháp BV-PTR năm 2013. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tình hình vi phạm Luật BV-PTR trong thời gian qua tuy có chuyển biến nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn phức tạp; một số địa phương còn để xảy ra nhiều điểm nóng phá rừng. Đặc biệt, hiện nay nhiều địa phương đang bước vào mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng đang ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, ngành Nông nghiệp tỉnh đang tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BV-PTR cho người dân sống gần rừng trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng KL phụ trách địa bàn. Bên cạnh đó, ngành chức năng đã yêu cầu các chủ rừng tăng cường trách nhiệm bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác trái phép lâm sản trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng, đầu nguồn. Vận động các tổ chức, hội-đoàn thể cùng chung tay phối hợp với ngành chức năng và chính quyền địa phương tham gia BV-PTR.

Với tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cao, Chi cục KL đã chủ động triển khai các biện pháp PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Đội KL cơ động và PCCCR thường xuyên tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ, đầu tư thêm các trang thiết bị PCCCR để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao. Phân công lực lượng thường trực sẵn sàng ứng phó với các đám cháy rừng; nắm chắc các vùng trọng điểm về nguy cơ cháy rừng và chủ động triển khai các phương án PCCCR để có biện pháp bố trí, triển khai lực lượng chữa cháy hiệu quả khi có sự cố xảy ra…

NGUYỄN HÂN

Trẻ Sơ Sinh Bị Thắt Nút 2 Vòng Dây Rốn Nguy Hiểm Tính Mạng Nếu Không Can Thiệp Kịp Thời

Ngày 6/11, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa Sản (BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho trẻ sơ sinh có nút thắt dây rốn hiếm gặp.

Trước đó, sản phụ là Phạm Thị T. (32 tuổi, ở huyện Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện trong tình trạng bụng chuyển dạ lần 3, thai 37 tuần trên vết mổ đẻ cũ. Sau khi tiến hành thăm khám, sản phụ được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai.

Sau hơn 30 phút thực hiện, các bác sĩ đã lấy ra em bé nặng 3,1kg, hồng hào, khóc to. Hiện tại, mẹ con sản phụ đang được theo dõi tại BV.

Hình ảnh dây rốn của bé bị thắt nút rất nguy hiểm

Theo bác sĩ Hường, dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn. Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm: Dây rốn dài, kích thước thai nhỏ, đa ối, thai nhi là bé trai, thai hoạt động nhiều, đa thai, mẹ tiểu đường thai kỳ, mẹ trải qua nhiều lần sinh nở, có sử dụng chất kích thích.

Trong sản khoa, việc xác định thời điểm hình thành dây rốn thắt nút rất khó. Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D, phát hiện thường vào tuần thứ 9 – 12 của thai kỳ. Sản phụ cần theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời.

Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút vì vậy các bà mẹ mang thai nên khám thai định kỳ ít nhất ba lần trong quá trình mang thai. Thực hiện tầm soát trước sinh và siêu âm đánh giá tình trạng thai, rau, dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai tại cơ sở y tế tin cậy mới giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng trước, trong và sau sinh.