Top 7 # Xem Nhiều Nhất 5 Thành Ngữ Dùng Biện Pháp Nói Quá Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Photomarathonasia.com

Tìm Năm Thành Ngữ So Sánh Có Dùng Biện Pháp Nói Quá

ĐỀ 2: Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin “chấn động” làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý… Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to “Tám ạ!”. Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: “Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!”. Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm “tám” theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời “tiên tri”, trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy “ghét” cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng “ghét” cô hơn… Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng… Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết… Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ… Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: ” Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép…” Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình… Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian… Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi…Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô…

Soạn Bài Nói Quá Lớp 8, Ngữ Văn 8

Hướng dẫn soạn bài Nói quá trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 1 để em làm quen với một biện pháp tu từ nghệ thuật bên cạnh biện pháp so sánh, ẩn dụ,… đã học nhằm làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ, câu văn, giúp cách diễn thêm hay và giàu ý nghĩa.

Soạn bài Nói quá

Soạn bài Nói quá, Ngắn 1

I. Nói quá và tác dụng của nói quá

Câu 1.Cách nói“Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối”🡪 Đây là cách nói phóng đại🡪 Câu này thực chất muốn nói thời gian tháng năm và tháng mười là rất ngắn

Câu 2: Nhấn mạnh quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng, khuyên chúng ta cần biết trân quý thời gian, sắp xếp thời gian sao cho phù hợp.

Câu 1.

Câu 2.a. Điền vào chỗ chấm ” chó ăn đá gà ăn sỏi“b. Điền vào chỗ chấm ” bầm gan tím ruột“c. Điền vào chỗ chấm ” ruột để ngoài da“d. Điền vào chỗ chấm ” nở từng khúc ruột“e. Điền vào chỗ chấm ” vắt chân lên cổ mà chạy “

Câu 3.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành

Dù dời non lấp biển nhân dân ta vẫn quyết chí đồng lòng

Chỉ cần có ý chí, chúng ta có thể lấp biển vá trời

Dù có mình đồng da sắt tôi cũng không chịu được cái thời tiết mùa hè nóng nực

Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề

Câu 4.

Đẹp như tiên sa cá lặn

Ăn như thuồng luồng

Khỏe như trâu

Đen như cột nhà

Dữ như cọp

Câu 5: Chủ nhật tuần trước, Minh được Hùng mời đến dự sinh nhật. Minh vốn là một cô gái xinh đẹp. Vẻ đẹp của Minh có thể ví như tiên sa cá lặn, cô bé ngoan ngoãn, học giỏi, luôn giúp đỡ mọi người nên được bạn bè yêu mến. Hùng cũng quý mến Minh vì tất cả những nét tính cách tốt đấy. Hùng tỏ ra rất vui mừng khi Minh đến và vui mừng nở từng khúc ruột khi được Minh khen ngợi về sự chỉnh chu của bản thân trong buổi sinh nhật đó.

I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁCâu 1:Thực chất là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này.

II. LUYỆN TẬPCâu 1:a. Ý nghĩa: Lao động đã mang lại cho con người cuộc sống no ấm.b. không ngại khó khăn, gian khổ.c. Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành.Câu 2:a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.d. nở từng khúc ruột.e. vắt chân lên cổ.

Câu 3:– Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.– Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.– Bộ đội ta mình đồng da sắt.– Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.

Câu 4:– Kêu như trời đánh.– Dữ như cọp.– Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.– Khỏe như voi.– Ăn như lợn.

Câu 5:Gươm mài đá, đá núi cũng mònVoi uống nước, nước sông phải cạnĐánh một trận sạch không kình ngạcĐánh hai trận, tan tác chim muông.

Câu 6:Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8

– Soạn bài Lão Hạc – Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

I. Nói quá và tác dụng của nói quáCâu 1: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này:+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian trong ngày giữa hai mùa trong năm (mùa hè- mùa đông)+ Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.

Câu 2: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Cách nói như trên có tác dụng nhấn mạnh điều mình muốn nói và tăng sức biểu cảm.

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Nói quá nhấn mạnh vai trò sự cố gắng, kiên trì, sức khỏe trong lao động.b, “em có thể đi lên tới tận trời được”– Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổc, “cụ bà thét ra lửa”– Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):a, Chó ăn đá gà ăn sỏib, Bầm gan tím ruộtc, Ruột để ngoài dad, Nở từng khúc ruột

Câu 3: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Thúy kiều có vẻ đẹp ngiêng nước nghiêng thành.– Sơn Tinh dời non lấp biển đánh bại Thủy Tinh– Nữ Oa có sức mạnh lấp biển vá trời cứu chúng sinh khỏi lầm than.– Thánh Gióng cường tráng, mình đồng da sắt, hùng dũng ra trận.– Bài toán này khó, nghĩ nát óc vẫn không giải được.

Câu 4: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Ăn như rồng cuốn– Làm như mèo mửa– Đẹp như tiên– Đen như than– Nói hay như hát.

Câu 5: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Hôm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa. Thủ đô đang trong mùa nắng nóng và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta cần hạn chế ra đường từ 9h sáng đến 5h chiều. Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong nhà có điều hòa, tránh bật dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn ra ngoài. Thời tiết này cần đưa trẻ em và người già vào nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta hãy cố gắng thực hiện những điều trên.– Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn

Bài đang học soạn bài Lão Hạc trang 38 SGK Ngữ Văn 8 tập 1

Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Thuyết minh cái phích nước là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài ra, Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-noi-qua-lop-8-37880n.aspx

Chủ Đề Các Biện Pháp Tu Từ (Nói Quá, Nói Giảm Nói Tránh)

TRƯỜNG thCs TÂN THANH TÂYTrường THCS TAN THANH TAYNGỮ VĂN Tiết 37,38: Chủ đề : Các biện pháp tu từ(Nói quá; Nói giảm nói tránh)Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: 1. Nói quá: * Ví dụ (sgk /101) * Ghi nhớ (sgk/102) Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 2. Nói giảm nói tránh: * Ví dụ (sgk / 107,108)-Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng -Nói khoác : nói không có cơ sở, không có trong sự thật / nói láo, bịa chuyệnTiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: 1. Nói quá: 2. Nói giảm nói tránh: * Ví dụ (sgk / 107,108) * Ghi nhớ (sgk / 108) Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.Trường THCS TAN THANH TAYNGỮ VĂN Tiết 37,38: Chủ đề : Các biện pháp tu từ(Nói quá; Nói giảm nói tránh)Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: 1. Nói quá : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đạimức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiệntượng được miêu tả đểnhấn mạnh, gây ấntượng, tăng sức biểucảm.Thế nào là nói quá?* Củng cố lý thuyết LT 4/103: Các thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá LT 6/103: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác – Nhanh như chớp – Cao như núi – Trắng như bông – Khỏe như voi – Đẹp như tiên…-Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng -Nói khoác : nói không có cơ sở, không có trong sự thật / nói láo, bịa chuyệnTiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: 1. Nói quá : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 2. Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biệnpháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Thế nào là nói giảm nói tránh ?* Củng cố lý thuyết Nêu thêm một số cách nói tương tự (LT3/109) Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh ?Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: 1. Nói quá : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 2. Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. II. LUYỆN TẬP: 1/102. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau : a) Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c) Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. ( Nam Cao, Chí Phèo)Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: II. LUYỆN TẬP: 1/102. Biện pháp nói quá và ý nghĩa của chúng trong các ví dụ : a) Sỏi đá cũng thành cơm : niềm tin vào sức lao động của con người b) Lên đến tận trời : đi bất cứ nơi đâu c) Thét ra lửa : quát tháo, hống hách khiến ai cũng sợ a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. ( Nam Cao, Chí Phèo)Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: II. LUYỆN TẬP:1/102. 2/108. 2/102. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo nên biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chóăn đá gà ăn sỏi, nở từngkhúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a) Ở nơi … thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng … c) Cô Nam tính tình xởi lởi, … d) Lời khen của cô giáo làm cho nó … e) Bọn giặc hoảng hồn … mà chạy. a) Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột. c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da. d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột. e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: II. LUYỆN TẬP:1/102. 2/108. 2/102. 1/108. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống : đi nghỉ, khiếm thị, chiatay nhau, có tuổi, đi bước nữa. a) Khuya rồi, mời bà đi nghỉ . b) Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c) Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị . d) Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe. e) Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó. a) Khuya rồi, mời bà … b) Cha mẹ em … từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c) Đây là lớp học cho trẻ em … d) Mẹ đã … rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe. e) Cha nó mất, mẹ nó …, nên chú nó rất thương nó.Tiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

I. KHÁI NIỆM: II. LUYỆN TẬP:1/102. 2/108. 2/102. 1/108. 3/102. Đặt câu với các thành ngữ dùngbiện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển,lấp biển vá trời, mình đồng da sắt,nghĩ nát óc. 5/103. Viết một đoạn văn hoặc làmmột bài thơ có dùng biện pháp nói quá.* Tham khảo : – Thúy Kiều là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. – Sơn Tinh có tài dời non lấp biển. – Chuyện ấy còn khó hơn cả việc lấp biển vá trời. – Tôi đâu phải mình đồng da sắt đâu mà không biết đau. – Bài tập này khó quá, nghĩ nát óc mà chưa giải ra nữa.Trường THCS TAN THANH TAYTiết 37,38 Chủ đề : Các biện pháp tu từ (Nói quá; Nói giảm nói tránh)

Đoạn Văn Có Sử Dụng Biện Pháp Nói Quá

Đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá

Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.

Vào một buổi chiều trong lành, tôi đang dạo bước trên con đường đến trường. Tôi cảm thấy khá hồi hộp cho buổi sáng ngày hôm nay vì lớp tôi sẽ có bài kiểm tra Ngữ Văn học kì I, tôi khá lo lắng cho bài kiểm tra này vì tôi sợ bài sẽ rất khó đối với khả năng của tôi. Sau khi đến trường, tôi chạy nhanh như cắt lên lớp để ôn bài và tự hứa với mình rằng sẽ làm bài cho tốt . Khoảng một tuần sau, cô giáo trả bài và lòng tôi vui như mở hội khi mà tôi đã đạt điểm cao. Lúc ấy, tôi muốn nói hết ra cảm xúc của mình cho mọi người nhưng tôi vẫn phải giữ niềm vui này trong lòng. Về đến nhà, tôi nhanh như gió chạy vào nhà và khoe với mẹ điểm kiểm tra của mình, mẹ rất vui và mẹ cũng đã thưởng cho tôi thứ mà tôi thích nhất. Ngày hôm ấy tôi vui lắm.

Thế là mùa động lạnh lẽo đã về! Ngày chưa sáng đã tối, đêm kéo dài lê thê. Bầu trời không còn trong xanh, cao vời vợi với những áng mây trắng, hồng mà thay vào đó một màu trắng đục, có lúc lại âm u, xám xịt như dấu hiệu báo trước của 1 trận mưa. Cái nắng nóng trốn đâu mất, để lại không gian lạnh lẽo với nhiệt độ trung bình luôn dưới 20 độ, có khi còn dưới 10 độ. Ở những vùng núi cao, nhiệt độ có lúc dưới 0 độ gây ra hiện tượng băng tuyết. Trên cây chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá sắt lại vì giá rét. Những cành cây khẳng khiu, trơ trụi tưởng như không còn sức sống qua mùa đông rét buốt. Trong những ngày nắng ấm, chim muông thi nhau ca hát, chao liệng khoe bộ lông sặc sỡ đủ màu sắc, nay trốn biệt đâu hết. Mấy con chim can đảm bay ra khỏi tổ, bộ lông xù ra, dày lên. Mọi người đều giữ ấm cơ thể bằng những chiếc áo dày, to sụ. Những khuôn mặt xinh xắn với cái cổ kiêu ba ngấn cũng giấu đi trong những lớp cổ áo, những chiếc khăn và khẩu trang. Ai cũng co ro, cúm rúm, ngại di chuyển, thay vào đó thường ngồi 1 chỗ hoặc ủ mình trong chăn ấm chỉ để hở khuôn mặt lấy chút dưỡng khí. Đường phố vắng tanh, vắng ngắt. Xe cộ đi lại vội vã hơn, nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm. Mùa đông rất lạnh nhưng không vì thế mà đáng sợ!

Đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá kết hợp nói giảm nói tránh

– Nói giảm, nói tránh : chưa hiểu

– Nói quá : vượt bậc

– Nói giảm, nói tránh : chưa ngoan

– Nói quá : nói chuyện không biết mệt