Cập nhật nội dung chi tiết về Tiêu Dùng Thông Minh Trong Cuộc Cách Mạng Thương Mại Điện Tử 2022 mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Chinhphu.vn) – Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp (DN) ngày càng chú trọng chuyển dịch sang hình thức thương mại điện tử (TMĐT) để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng (NTD).
NTD hãy mua hàng trên website chính thức của các công ty và các thương hiệu. Ảnh: VGP/D.Anh
Sách trắng TMĐT 2018 do Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành mới đây cho biết, trong năm 2018, toàn ngành TMĐT Việt Nam đạt quy mô 8,06 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2017, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Trong đó 36% số DN tham gia khảo sát cho biết có bán hàng trên mạng xã hội (tăng 4% so với năm 2017). Đồng thời, tỷ lệ DN đánh giá bán hàng qua mạng xã hội đạt hiệu quả cao là 45% (tăng mạnh so với tỷ lệ 39% năm 2017), bán hàng qua website là 32% và qua ứng dụng di động là 22%. Thực tế tại Việt Nam hầu như các DN lớn cũng đã tích cực sử dụng mạng xã hội để tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, trong báo cáo “Các thành phố TMĐT hàng đầu ở châu Á” cũng ghi nhận rằng ngành TMĐT đang tiếp tục trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng, tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân trên toàn thế giới, với tốc độ đáng kinh ngạc khi đạt doanh thu 2,86 nghìn tỷ USD vào năm 2018 và ước tính sẽ tăng thêm và đạt mức 6 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành TMĐT ở Việt Nam, khi việc kinh doanh bằng hình thức mua bán truyền thống đang gặp nhiều rào cản (như giá thuê mặt bằng, nhà xưởng, chi phí nhân sự cao). Đặc biệt theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội trong thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, thì việc chuyển đổi mô hình sang hình thức kinh doanh sử dụng ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh dịch vụ mua hàng từ xa, giao hàng tại nhà, kèm nhiều hình thức ưu đãi nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người đang là lựa chọn sáng suốt và hiệu quả nhất.
DN, NTD cùng chung tay nâng cao nhận thức, bắt tay thực hiện Luật Bảo vệ NTD
Mặc dù nhu cầu kéo theo sự bùng nổ của việc mua hàng online đang đem lại những tiện ích, điểm sáng cho nền kinh tế hiện tại, nhưng TMĐT cũng là môi trường dễ bị trục lợi trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Vì thế, Cục TMĐT và Kinh tế số đã chủ động có công văn gửi các website, sàn giao dịch TMĐT kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các hàng hóa nâng giá, tăng giá vận chuyển sản phẩm… Tất cả những hành vi này đều bị xử lý.
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cùng chủ trương bảo đảm, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của NTD trong công cuộc chuyển dịch cách mạng TMĐT. DN được yêu cầu cần bảo đảm tiên quyết thực hiện 2 nhóm quy định sau:
Thứ nhất, DN phải cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ nếu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của NTD và đưa ra thông tin các biện pháp phòng ngừa.
Quyền lợi của NTD khi tham gia là được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Do đó, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, nhưng chưa phát hiện được khuyết tật, bao gồm lỗi do sản xuất hàng loạt, lỗi phát sinh tại thời điểm hàng hóa từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng… đều phải có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho NTD.
Thứ hai, DN không lợi dụng sự nhạy cảm của dịch bệnh để thổi phồng công dụng về hàng hóa nhằm mục đích trục lợi.
Song song với việc nắm rõ các quyền lợi nêu trên, NTD cần cân nhắc, thực hiện quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và TMĐT nói riêng là tiền đề để DN tạo ra sức bật, động lực phát triển kinh tế. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhận thức-hành động của NTD và DN về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ mang lại niềm tin mà còn giúp cho ngành TMĐT ngày càng phát triển.
chúng tôi
Giải Pháp An Ninh Mạng Cho Thương Mại Điện Tử
Thương Mại Điện Tử
Theo các chuyên gia, xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á đang tăng rất mạnh, nhưng phần lớn doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc bảo mật nói chung, bảo mật website thương mại điện tử nói riêng.
Tuy số lượng website thương mại điện tử ngày càng tăng nhưng vấn đề đảm bảo an toàn an ninh thông tin, bảo mật website thương mại điện tử đều chưa được chú trọng đúng mức.
Lợi ích: Phòng chống và phát hiện xâm nhập (IPS) và ngăn chặn các cuộc tấn công DDOS toàn diện cho hệ thống
Phát hiện ngăn chặn các tình huống tấn công DDOS xảy ra cho hệ thống ở cả mức network và ứng dụng.
Hệ thống ngăn chặn xâm nhập dựa trên công nghệ phát hiện signatures, cơ sở dữ liệu của signatures được update định kỳ hoặc ngay tức thì khi có cuộc tấn công mới được phát hiện.
Công nghệ thống kê phân tích và tự động tạo signatures theo thời gian thự, qua quá trình phân tích các luồng dữ liệu Defense Pro phát hiện ra các hành vi bất thường đồng thời sinh ra 1 signatures ngăn chặn ngay tức thì những đối tượng gây ra sự bất thường này
Lợi ích: Thiết bị tường lửa thế hệ mới với kiến trúc tiên tiến và mạnh mẽ, kết hợp cùng phần cứng chuyên biệt tốc độ cao, đã cung cấp các tính năng bảo mật vượt trội, giúp khắc phục những nhược điểm của mô hình bảo mật truyền thống và đáp ứng tốt hơn yêu cầu về bảo mật trong thời điểm hiện tại, trở thành một trong những giải pháp bảo mật hiệu quả nhất hiện nay.
Tính năng:
Thiết lập các chính sách bảo vệ máy chủ
Chỉ cho phép những dịch vụ hợp lệ được phép ngăn chặn.
Ngăn chặn các cuộc tấn công DoS vào hệ thống.
Tính năng IPS chống các cuộc tấn công vào lỗ hổng của hệ điều hành.
Lợi ích: Cung cấp một lớp bảo mật toàn diện cho hệ thống Web, phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo các mối hiểm họa tấn công vào ứng dụng Web. Bảo vệ các ứng dụng web khi có các lỗ hổng trên ứng dụng mà chưa được vá.
Tính năng:
Chống khai thác lỗ hổng
Quản lý lưu lượng web
XML Firewall
Chống thất thoát dữ liệu (DLP)
Bảo vệ, phân tích và giám sát các luồng dữ liệu
Kiểm soát HTTP/HTTPS vào ra hệ thống
Nhận dạng người dùng và quản lý truy cập
Phân phối và tăng tốc ứng dụng
Lợi ích: Trang bị thêm lớp bảo vệ cho máy chủ.
Tính năng:
Giám sát, phân tích, ngăn chặn các hành vi gây ra bởi mã độc, virus.
Tích hợp tính năng Machine-Learning, Behavior Monitoring cho phép phân tích những mã độc chưa được biết đến.
Tính năng URL filtering, Web Reputation lọc các web độc hại.
Giám sát các ứng dụng ở máy chủ.
Giải Pháp Thương Mại Điện Tử
Giải pháp thương mại điện tử
Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử. Đây chính là cơ hội phát triển cho các hãng chuyển phát tại khu vực này.
Cơ hội và thách thức cho các nhà chuyển phát
Ngay cả khi ngành bán lẻ truyền thống đang trì trệ vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng mức hai con số ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á -TBD chiếm 44% lượng người sử dụng Internet toàn thế giới. Các nước đang phát triển như Thái Lan và Malaysia đang nhanh chóng đạt tỷ lệ truy cập Internet 80%, Trung Quốc và Indonesia có số dân rất đông đã phát triển được thị trường thương mại điện tử khổng lồ.
Quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn trong khu vực làm cho việc mua sắm trên mạng ngày càng đơn giản và an toàn hơn. Những nhãn hiệu toàn cầu như Amazon, eBay, và Apple đang cạnh tranh với các đối thủ nặng ký ở các nước như Alibaba của Trung Quốc và Rakuten của Nhật Bản. Cùng lúc đó, các nhà chuyển phát cũng phải cạnh tranh để phát triển.
Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho các nhà chuyển phát. Ví dụ, 3/4 khách hàng chuyển phát nhanh lớn nhất của Japan Post thuộc khu vực bán lẻ trực tuyến.
Tại Hội nghị Bưu chính Toàn cầu vừa qua, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Japan Post đưa ra nhận định rằng thương mại điện tử chính là cơ hội cho bưu chính vì ” dòng lưu thông hàng hóa không thể bị số hóa “. Ông nhấn mạnh bưu chính các nước sẽ thu được lợi thế kinh doanh quan trọng nếu họ có mạng lưới chuyển phát rộng khắp và thương hiệu đáng tin cậy.
Vài tháng gần đây, một số hãng chuyển phát đã thiết lập đường bay mới để tăng cường vận chuyển số lượng hàng hóa bùng nổ – phần lớn nhờ thương mại điện tử. Hồi năm ngoái, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) bày tỏ sự tin tưởng rằng thương mại điện tử tại thị trường châu Á Thái Bình Dương sẽ theo mô hình của Amazon, trong đó có đầu tư vào mạng lưới chuyển phát.
Ông Jerry Hsu, Tổng giám đốc của DHL khu vực châu Á- TBD, lưu ý rằng sẽ có nhiều thách thức khi hoạt động chuyển phát cần thay đổi theo tính chất của thương mại điện tử. Ví dụ các nhà chuyển phát phải hướng tư duy tới một thị trường mà tại đó người nhận thường không có mặt ở nhà để nhận hàng trong ngày làm việc; thị trường cạnh tranh khiến các công ty chuyển phát phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp để giảm chi phí. Tuy nhiên, trong khi “giao hàng miễn phí ” luôn là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, ông Hsu cho rằng vẫn nhiều người lựa chọn vận chuyển bảo đảm. Tùy thuộc vào mặt hàng được mua, giá cả đôi khi không phải là nhân tố duy nhất quyết định người ta có bỏ tiền ra mua hay không, nhiều khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để có dịch vụ tốt hơn.
Hợp tác cùng các nhà bán lẻ trực tuyến
Một chiến lược quan trọng của các hãng chuyển phát là hợp tác với các hãng kinh doanh trực tuyến để cung cấp các dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Ví dụ, DHL thiết lập quan hệ với eBay, Google; USP liên minh với thị trường bán buôn AliExpress của Alibaba vào năm ngoái.
Bưu chính một số nước còn mở dịch vụ hỗ trợ chuyên dụng cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Japan Post có bộ phận vận chuyển riêng phục vụ thương mại điện tử; HongKong Post phát hành dịch vụ ” eClub ” cho các nhà bán lẻ trực tuyến, dịch vụ vận chuyển EC Post thiết kế riêng cho các nhà bán lẻ tại Hồng Kông cung cấp hành hóa cho khách hàng ở Trung Quốc.
Các nhà khai thác cũng ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các phần mềm bán lẻ trực tuyến. Người dùng các nền tảng bán lẻ trực tuyến giờ đây có thể tích hợp website với các dịch vụ vận chuyển để đem đến trải nghiệm mua sắm liên tục và tiện lợi cho khách hàng.
Các công cụ như XML Services của DHL giúp mạng lưới giao thông toàn cầu và các hệ thống theo dõi phức tạp có thể được tích hợp vào một hệ thống giao dịch trực tuyến mà không cần thực hiện bất kỳ kỹ thuật công nghệ thông tin phức tạp.
Thiết Kế Website Thương Mại Điện Tử
Thiết kế website thương mại điển tử là một trong những từ khoá được tìm kiếm rất nhiều hiện nay, khi rất nhiều những trang thương mại điện tử lớn và mang tới thành công cho doanh nghiệp, tuy nhiên để thiết kế website và vận hành một trang website thương mại điện tử ra sao để mang lại hiệu quả, hãy tham khảo qua bài viết sau:
CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Website được xem là kênh thông tin chính thức, chuyên nghiệp, đáng tin cậy của một doanh nghiệp. Nếu không có website, khách hàng sẽ khó nắm bắt thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, giảm đi sự tin tưởng.
Trong trường hợp sử dụng đồng thời nhiều nền tảng bán hàng cùng một lúc như mạng xã hội, các sàn giao dịch thương mại điện tử,… thì việc thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp riêng cho mình sẽ giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào các bên thứ ba, duy trì sự độc lập kinh doanh. Khi một trong các bên thứ ba có thay đổi gì thì bạn cũng không sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
I-WEB với đội ngũ thiết kế website dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website TMĐT, từng phần trong khâu thiết kế sẽ được phụ trách bởi một bộ phận riêng, giúp cho việc thiết kế web của bạn được đảm bảo về sự khách quan và chuyên nghiệp, từ đó mang lại một trang website hoàn chỉnh.
Chi phí thiết kế website hiện nay bao gồm 3 phần là tên miền, hosting và phí thiết kế, trong đó phí tên miền và hosting là 2 loại phí phải duy trì hằng năm, còn phí thiết kế là phí 1 lần duy nhất, phí thiết kế website sẽ dựa vào nhu cầu thực tế sử dụng của bạn, ứng với mỗi tính năng sẽ có mức chi phí riêng, vì vậy để được báo giá chi phí thiết kế web chính xác nhất, bạn hãy liên hệ với I-WEB để nhân viên tư vấn trao đổi, phân tích nhu cầu của bạn, từ đó báo giá chính xác nhất đến bạn.
CÔNG TY TNHH TM DV I-WEB Địa Chỉ: 672A41 Phan Văn Trị, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện Thoại: 028.6271.7789 – Hotline: 0903.874.279 Email: i-web@i-web.vn – Website: www.i-web.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiêu Dùng Thông Minh Trong Cuộc Cách Mạng Thương Mại Điện Tử 2022 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!