Đề Xuất 4/2023 # Thuyết Minh Quy Trình Lắp Đặt Và Phương Án Thi Công # Top 11 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Thuyết Minh Quy Trình Lắp Đặt Và Phương Án Thi Công # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thuyết Minh Quy Trình Lắp Đặt Và Phương Án Thi Công mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

A. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

  1. Quy trình lắp đặt

1.1. Công tác chuẩn bị :

 - Căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật (thuyết minh yêu cầu và bản vẽ chi tiết) bộ phận kỹ thuật công trình lập tiến độ thực hiện.

-  Lập dự toán đề nghị cung cấp thiết bị, vật tư chi tiết gửi bộ phận vật tư trình duyệt cung cấp kịp thời theo tiến độ.

– Trước khi nhập vật tư vào chế tạo phải báo cáo phòng kỹ thuật, giám sát chất lượng vật tư đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí mới nhập vào xưởng cho chế tạo.

   -  Trong suốt quá trình sản xuất gia công các mục yêu cầu đảm bảo qui cách phải được giám sát liên tục và kiểm tra sản phẩm, các chi tiết vào cuối ngày.

1.2. Yêu cầu đối với phòng kỹ thuật :

– Nghiên cứu kỹ bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu của chủ đầu tư, đưa ra biện pháp và các bước thi công tối phổ biến trước và nhận phản hồi từ bộ phận thi công, phòng vật tư  góp ý điều chỉnh (nếu có).

– Vẽ lại chi tiết các tiêu chuẩn cần thi công đúng và đảm bảo kỹ thuật nếu bản vẽ dự thầu chua rõ.

– Thường xuyên theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ trong suốt quá trình thi công, kịp thời điều chỉnh khi có sự sai sót do nhầm lẫn hoặc không phù hợp trong quá trình thi công.

– Nghiệm thu tĩnh và kiểm tra các sản phẩm hoàn thành trước khi kiểm định thử áp lực hoặc sơn phủ.

1.3. Yêu cầu của bộ phận cung cấp vật tư:

– Nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật chủ yếu các vật tư yêu cầu trước khi đề nghị duyệt cung cấp.

– Ghi chép cẩn thận và đầy đủ các thông số, xuất xứ trước khi bàn giao đưa vào thi công.

– Thường xuyên cập nhập các thiếp bị, vật tư về giá cả các hãng thay đổi và khả năng cung ứng trong nước để báo cáo kịp thời nếu có sự thay đổi.

– Kiểm tra tồn kho hằng tuần với các chi tiết nhỏ dễ vận chuyển và thống kê khối lượng khi xuất nhập hoặc giao ca đầy đủ.

1.4. Yêu cầu với phòng công trình – các tổ sản xuất.

– Nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý, chi tiết cần chế tạo và các bản vẽ lắp ghép do phòng kỹ thuật cung cấp, xác nhận đảm bảo tính đảm bảo thi công trước khi ký xác nhận và đưa vào sản xuất (Nếu có phát hiện nghi hoặc nghi ngờ sai sót cần báo cáo ngay cho phòng kỹ thuật cùng thay đổi).

– Lên kế hoạch nhân sự và bố trí hợp lý lực lượng thi công đảm bảo yêu cầu với các sản phẩm chịu trách nhiệm gia công, chế tạo và lắp đặt.

– Tuyệt đối tuân thũ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.

– Thường xuyên giám sát, kịp thời điều chỉnh các bất hợp lý, theo dõi các biện pháp thi công, không ngừng cải tiến công cụ, biện pháp và kỹ thuật thi công đảm bảo tính đảm bảo, thẩm mỹ và hiệu quả (bất kỹ sự sáng kiến cải tiến nào của công nhân viên có hiệu quả sẽ được Ban lãnh đạo công ty xem xét và khen thưởng, khuyến khích kịp thời).

– Viết báo cáo tiến độ công việc hằng ngày và các đề xuất nếu có.

2. TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH THI CÔNG

– Lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công chi tiết cho từng phần công việc, lên kế hoạch triển khai cụ thể từng phần và trao đổi với ban quản lý công trình để phối hợp triển khai. Liên hệ với ban quản lý công trình chuẩn bị phương tiện, kho bãi để tập kết hàng hoá và vật tư.

– Theo lịch trình trong bảng tiến độ thi công đã trao đổi cụ thể với ban quản lý công trình tiến hành triển khai tập kết các máy móc, công cụ, thiết bị thi công, các vật tư đến chân công trình.

– Lắp đặt các vách che chắn tạm thời (vách che bạt di động) cách ly khu vực thi công và khu vực hoạt động của hệ thống các thiết bị để chuẩn bị tiến hành các công tác thi công từng phần theo kế hoạch được thống nhất nhằm không làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Thi công theo phương pháp cuốn chiếu, thi công dứt điểm từng khu vực và từng hệ thống để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống. Sau mỗi ngày thi công toàn bộ các dụng cụ và thiết bị thi công phải được thu dọn vào đúng nơi quy định và tiến hành vệ sinh công nghiệp sạch để đảm bảo vệ sinh cũng như mỹ quan công trình.

2.1. Các bước tiếp theo

1. Tiến hành khảo sát thực tế trước khi thi công.

2. Lấy dấu vị trí lắp đặt máy, vị trí các tuyến ống gió, ống dẫn gas chính, vị trí nguồn điện cấp cho các máy điều hoà. Khi xác định phải bao quát hết tất cả các trường hợp để định vị được vị trí tối ưu nhất mới tiến hành thi công lắp đặt. Các công việc này phải do các cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm thực hiện và nếu có sự thay đổi so với thiết kế thì phải bàn bạc và phải được sự nhất trí của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát rồi mới tiến hành thi công.

3. Căn cứ vào các vị trí đã được vạch dấu tiến hành lắp đặt các giá đỡ, giá treo, kiểm tra tải trọng của các giá treo, giá đỡ này.

4. Lắp đặt các đường ống nước, ống gió và thử áp lực .

5. Gia công, chế tạo các đường ống gió.

6. Lắp đặt các đường điện chính.

7. Lắp đặt các thiết bị.

8. Kết nối các đường ống nước, đường ống gió.

9. Thử áp lực toàn bộ hệ thống.

10. Bọc cách nhiệt, cách âm các tuyến ông gió.

11. Đấu nối điện.

12. Hoà thiện hệ thống.

13. Hiệu chỉnh, cân chỉnh hệ thống.

14. Vận hành, chạy thử.

15. Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn vận hành, sử dụng.

16. Tiến hành bàn giao toàn bộ hệ thống.

2.2 Vệ sinh công nghiệp

Quá trình thay thế lắp đặt làm theo phương án cuốn chiếu, làm khu vực nào dứt điểm khu vực đó. Trong quá trình lắp đặt, thường xuyên phải tiến hành vệ sinh công nghiệp các khu vực thi công để đảm bảo an toàn vệ sinh. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hiệu chỉnh và chạy thử toàn bộ hệ thống tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ công trình để chuẩn bị công tác đo đạc, chuyển giao công nghệ và bàn giao nghiệm thu.

Kiểm tra đo đạc các thông số của toàn bộ hệ thống, hướng dẫn chuyển giao công nghệ kỹ thuật và tiến hành nghiệm thu tổng thể công trình.

Các thủ tục tiến hành trước khi vào thi công

– Nhận bàn giao mặt bằng, thống nhất kế hoạch triển khai công việc với Ban quản lý công trình.

– Chuẩn bị kho vật tư, thiết bị thi công và công tác bảo vệ.

– Mở nhật ký công trình.

– Tập trung cán bộ, công nhân tham gia thi công để phổ biến kế hoạch thi công và học an toàn lao động, nội quy công trường.

– Tập kết vật tư theo kế hoạch cho các hạng mục công việc.

– Triển khai các công việc thi công.

3. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ

Trình tự công việc

3.1. Tập kết thiết bị trước khi vận chuyển:

– Kiểm tra lại tình trạng máy và các phần vật tư đi kèm (ống đồng, ống nước ngưng, hệ thống dây điện, tài liệu, giấy bảo hành, hướng dẫn sử dụng…) trước khi nhận máy và chuyển đến khu vực giao hàng từ nhà cung cấp thiết bị.

– Khi thiết bị được tập kết tại chân công trình và được xác nhận kiểm tra, giám định khẳng định tính phù hợp của hàng hoá đối với hợp đồng của bên Mời thầu, mới tiến hành các bước thi công. Trước khi đưa thiết bị mới vào lắp đặt phải kiểm tra kỹ các chức năng cơ bản để đảm bảo thiết bị hoạt động được trước khi đưa vào lắp đặt.

3.2 Di chuyển máy đến khu vực công trình

Sau khi được bên mời thầu kiểm tra mới tiến hành vận chuyển các thiết bị đến từng vị trí lắp đặt cụ thể theo yêu cầu bên mời thầu bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Khi di chuyển các thiết bị đến các khu vực khó di chuyển nếu cần thiết thì chúng ta có thể tháo rời các cụm máy, các chi tiết lắp ghép để di chuyển tập kết đến khu vực thi công.

3.3 Biện pháp kỹ thuật thi công công trình

Công tác lấy dấu và gia công chi tiết, Tiến hành xác định vị trí chạy đường ống dẫn gas cho hệ thống điều hoà để lấy dấu, xác định chính xác vị trí các chi tiết sẽ lắp ráp, vị trí trục các đoạn ống dựa trên bản vẽ thiết kế và thực tế kết cấu của công trình. Sau khi có vị trí của các đường ống hay thiết bị, kết hợp với bản vẽ thiết kế thi công chi tiết ta tiến hành vạch tuyến và ghi kích thước của thiết bị, các đường ống gas,… đánh dấu các điểm phân nhánh, côn cút.., các vị trí cần lắp giá đỡ, giá treo… để công việc lắp đặt được tiến hành nhanh nhất, ít ảnh hưởng nhất tới sự hoạt động của công trình.

Các giá treo và giá đỡ được liên kết với kết cấu xây dựng bằng các bản mã, êcu, long đen và các ty treo ren, tất cả hệ thống đường ống gas, giá đỡ, lỗ bắt bu lông, đã được gia công, khoan và hàn sẵn tại nơi sản xuất trước khi đưa đến công trình. Khoảng cách giữa các giá treo và giá đỡ tuân theo yêu cầu kỹ thuật thực tế trên cơ sở tiêu chuẩn SMACNA. Tất cả các giá treo, giá đỡ đều phải được sơn chống gỉ và sơn màu trước khi lắp đặt.

3.4 Lắp đặt thiết bị điều hoà không khí

a. Công tác lắp đặt, chạy đường ống dẫn gas và các phụ kiện

Trình tự thi công theo phương pháp cuốn chiếu và được thực hiện như sau :

– Lắp đặt giá treo, giá đỡ cho các đường ống gas và các phụ kiện. Tất cả các giá treo đỡ được lắp ghép vào các kết cấu công trình bằng bu long ốc vít.

– Căn chỉnh hoàn thiện đường ống (điều chỉnh các giá đỡ, kiểm tra độ kín của các ống dẫn gas, bảo ôn tăng cường tại các điểm ghép nối…).

– Kiểm tra, hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường dẫn gas .

– Cẩu các giàn nóng vào các vị trí cần lắp đặt.

– Lắp đặt hệ thống giàn nóng tại các vị trí đã được đinh vị, là làm sẵn bệ máy.

– Lắp các giàn lạnh vào các vị trí đã được treo giá theo như bản vẽ thi công.

– Nối các đường ống dẫn gas vào các giàn lạnh và giàn nóng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Căn chỉnh và lắp các đệm cao su chống rung cho hệ thống máy điều hoà không khí.

– Căn chỉnh lấy thăng bằng cho thiết bị bằng thuỷ chuẩn và xiết hoặc nới các bulông chân thiết bị. Đảm bảo độ chính xác đạt tiêu chuẩn <1/1000.

– Đấu tiếp đất, sau đó đấu điện 3 pha vào máy và xác định đúng chiều quay.

b. Công tác gia công, lắp đặt đường ống nước ngưng

Trình tự thi công như sau:

– Gia công giá treo, giá đỡ sau khi lấy dấu.

-  Lắp đặt giá treo, giá đỡ.

– Lắp đặt ống nhựa PVC (chú ý lấy thuỷ chuẩn để tạo được độ dốc tối thiểu 1/100 cho ống nằm ngang) thải nước ngưng và phụ tùng kèm theo (côn, cút, tê…). Bố trí một số vị trí lắp ống thoát hơi lên trần có bịt lưới chống côn trùng.

– Tại các vị trí trục chính thoát nước ngưng bố trí các xiphông để tránh hơi độc, khí ô nhiễm từ phía dưới theo đường ống đi vào các phòng.

– Tiến hành thử kín sau khi lắp đặt xong (vệ sinh ống trước khi thử). Nối đường ống vào các khay hứng nước ngưng.

– Hoàn thiện chèn trát lỗ thi công.

3.5 Lắp đặt thiết bị hệ thống kênh dẫn gió

Trình tự thi công theo phương pháp cuốn chiếu và được thực hiện như sau :

– Lắp đặt giá treo, giá đỡ cho các đường ống gió và các phụ kiện. Tất cả các giá treo đỡ được lắp ghép vào các kết cấu công trình bằng bu long ốc vít.

– Lắp đặt các tuyến ống gió có bảo ôn hay không cần boả ôn vào vị trí lắp đặt đã xác định theo đúng yêu cầu bản vẽ thi công  và phụ tùng kèm theo (côn, cút, tê…).

– Căn chỉnh hoàn thiện đường ống (điều chỉnh các giá đỡ, kiểm tra độ kín của các ống dẫn, bảo ôn tăng cường tại các điểm ghép nối…).

– Kiểm tra, hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường dẫn.

– Lắp đặt hệ thống quạt gió thải và gió cấp tại các vị trí cần lắp đặt.

– Lắp các hệ thống phụ kiện xung quanh vào các vị trí theo như bản vẽ thi công.

– Nối các đường ống dẫn gió vào các hệ thống quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

– Tiến hành thử kín sau khi lắp đặt xong.

– Hoàn thiện chèn trát lỗ thi công.

3.6. Lắp đặt điện

Nghiệm thu kỹ thuật hoàn thiện tuyến dây trước khi đấu nối vào tủ điện tổng và thiết bị, các bộ điều khiển.

Điện lắp tại tủ điện tổng gồm hai phần chính là hệ thống điện động lực cho tổ máy lạnh và hệ thống điện điều khiển nối với các thiết bị điều khiển trung tâm. Trình tự thi công như sau:

– Phần chính của tủ điện sẽ lắp đặt, đo đạc, kiểm tra tại xưởng. Các đầu dây nối phải ép đầu cốt, đánh số cụ thể và có bản vẽ lắp đặt chi tiết. Tủ điện tổng phải được phối hợp với Ban quản lý để lắp đặt vào thời điểm hợp lý trước khi lắp đặt các máy lạnh.

– Thi công lắp đặt máng cáp, máng đỡ dây sau khi đã đo đạc, lấy dấu.

– Tiến hành đi cáp động lực từ tủ đến các thiết bị.

– Kiểm tra các thông số điện áp cấp vào hệ thống thiết bị.

-Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống (ống gió, hệ thống điện động lực…) trong trạng thái các thiết bị sẵn sàng hoạt động đưa vào nghiệm thu bàn giao sử dụng.

Chú ý: Tất cả các điểm đấu sẽ được đấu chắc chắn bằng cầu đấu và sử dụng đầu cốt có đánh số. Khi kiểm tra xong toàn bộ mới được phép đấu điện nguồn vào các aptomát.

4. Vận hành chạy thử, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng:

– Trước khi tiến hành chạy thử máy chúng ta cần phải kiểm tra lại các bộ phận.

– Tiến hành vận hành chạy thử hệ thống theo yêu cầu của chủ đầu tư, chuyển giao công nghệ hướng dẩn sử dụng vận hành.

– Chuẩn bị giấy tờ nghiệm thu và bàn giao.

– Sau khi tiến hành chạy thử chuyển giao công nghệ. Hai bên nhất trí đi đến tiến hành nghiệm thu bàn giao toàn bộ hệ thống thiết bị cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Để tiến hành thi công hệ thống nhanh, đảm bảo an toàn cũng như đáp ứng tiến độ đề ra theo yêu cầu, vấn đề trang thiết bị phục vụ thi công cũng rất cần thiết. Ở đây chúng tôi sẽ huy động đầy đủ các máy móc thiết bị của công ty cũng như một số máy móc chuyên dụng thuê nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng thi công công trình tốt và hiệu quả cao nhất.

 

                                                           

B. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG MÁY PHÁT ĐIỆN

1. Quy trình lắp đặt

1.1. Sau khi có thông báo trúng thầu sẽ tiến hành :

– Khảo sát & lập bản vẽ lắp đặt thiết bị.

– Lập kế hoạch chi tiết về việc cung cấp và lắp đặt thiết bị.

1.2. Sau khi ký hợp đồng sẽ tiến hành chuẩn bị vật tư hàng hoá :

– Chuẩn bị máy phát điện.

– Lắp ráp vỏ giảm âm.

– Nạp điện bình Accu.

– Kiểm tra các chi tiết bên ngoài của máy phát điện.

– Kiểm tra tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các phụ kiện kèm theo máy.

– Kiểm tra các công cụ, dụng cụ sử dụng để lắp đặt.

– Kiểm tra các thiết bị đo.

– Vật tư dùng để lắp đặt (dây cáp điện và vật tư phụ,….)

– Thông báo cho chủ đầu tư lịch giao hàng và lắp đặt thiết bị trước 07 ngày.

1.3. Chuẩn bị hồ sơ :

– Hợp đồng bán hàng, hợp đồng vận chuyển.

– Hoá đơn xuất kho (VAT).

– Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị.

– Mẫu biên bản thử tải.  

1.4. Dùng xe cẩu và xe chuyên dụng vận chuyển thiết bị từ kho đến công trình và đưa máy phát điện vào vị trí lắp đặt quy định.

1.5. Khởi động máy phát điện :

Thử tải bằng thiết bị thử tải sử dụng điện trở thuần theo lịch :

                   – Chế độ 75% tải 

                   – Chế độ 100% tải         

                   – Chế độ quá tải 10% công suất máy chào thầu

          Kiểm tra thông số kỹ thuật trong quá trình thử tải :

                   – Các thông số hiển thị trên bảng điều khiển máy phát :

+ Điện áp

+ Tần số

+ Cường độ dòng điện

+ Áp lực nhớt

+ Tốc độ vòng quay của động cơ

+ Cường độ dòng điện sạc bình Accu

+ …và các thông số khác

– Hệ thống giảm chấn.

– Hoạt động của quạt gió giải nhiệt.

– Độ ồn của máy phát điện khi không tải và có tải

– Nhiệt độ bên trong của máy phát.

          1.6. Tiến hành công tác lắp đặt :

                   – Đưa máy vào vị trí, định vị và cố định máy phát điện

                    – Lắp đặt hệ thống cáp điện động lực.

                   – Đấu nối cáp động lực vào máy phát – Tủ phân phối điện chính

1.7. Vận hành hệ thống :

– Khởi động toàn bộ phụ tải hiện có trong hệ thống để kiểm tra mức độ tương thích của thiết bị với phụ tải  :

          + Công suất

          + Điện áp

          + Cường độ dòng điện.

          + Tần số

– Kiểm tra độ an toàn cho người vận hành : dòng điện rò của máy phát.

1.8. Hiệu chỉnh :

Trong quá trình kiểm tra sẽ ghi nhận kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật và đồng thời tiến hành hiệu chỉnh các điểm chưa phù hợp để thiết bị tương thích hoàn toàn với phụ tải hiện có của hệ thống, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ.

          1.9. Hướng dẫn vận hành thiết bị.

          1.10. Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao thiết bị

2. Biện pháp thi công máy phát điện

2.1. Vận chuyển và bảo quản tốt vật tư thiết bị:

-            Bọc, lót và kê chắc chắn các thiết bị, vật tư trong quá trình vận chuyển để tránh không bị hư hỏng, xây xát, móp méo thiết bị.

-            Sắp xếp vật tư gọn gàng, phân loại, có bao che chắc chắn không bị mưa gió, bụi bẩn gây rỉ sét hoặc ẩm ướt.

2.2. Thiết bị thi công:

      Sử dụng các thiết bị thi công chuyên dụng, chất lượng tốt phục vụ thi công công trình (xem thiết bị thi công)

2.3. Quy chuẩn lắp đặt:

Áp dụng các qui chuẩn tiên tiến trong thi công lắp đặt, tuân thủ theo thiết kế công trình

2.4. Tổ chức tốt mặt bằng thi công:

-            Phân việc và cung cấp vật tư đủ để thi công trong ngày, tránh sự chồng chéo trong thi công

-            Sắp xếp vật tư gọn gang, ngăn nắp

-            Hạn chế các công việc thi công trên cao bằng cách tổ hợp sẵn các cụm chi tiết ở dưới sau đó mới đưa lên lắp

-            Các chi tiết và phụ kiện được đánh số theo bản vẽ thi công để khi lắp không gây nhầm lẫn

2.5. Phối hợp các đơn vị:

Phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu khác (nếu có) để thi công không ảnh hưởng đến kiến trúc và tiến độ công trình.

3. Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình

      Chất lượng công trình được đảm bảo trên cơ sở thực hiện các biện pháp sau:

3.1. Tổ chức tốt công việc thiết kế thi công:

-            Khảo sát hiện trường chi tiết

-            Thi công theo thiết kế và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

3.2. Đảm bảo chất lượng thiết bị và kỹ thuật lắp đặt:

-            Lựa chọn thiết bị đúng yêu cầu hồ sơ kỹ thuật

-            Sử dụng thiết bị của các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao

-            Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về kiểm tra chất lượng

-            Lắp đặt, vận hành theo đúng qui trình kỹ thuật

3.3. Đảm bảo chất lượng phần thi công lắp đặt:

-            Vật tư sử dụng trong công trình đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật qui định trong hồ sơ

-            Áp dụng các qui chuẩn tiên tiến trong công tác chế tạo lắp đặt

-            Có cán bộ chuyên trách giám sát chất lượng thi công

3.4. Tổ chức công tác giám sát:

-            Giám sát chặt chẽ trong quá trình thiết kế thi công, đảm bảo độ chính xác, tính khả thi cao phù hợp với kiến trúc công trình

-            Giám sát kỹ thuật lắp đặt tại hiện trường

-            Giám sát quá trình chạy thử

3.5. Tổ chức nhân sự:

-            Sử dụng đội ngũ quản lý và kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm trong việc thi công lắp đặt thực tế.

-            Công nhân thi công công trình có tay nghề cao, có kỷ luật.

                                                Đà Nẵng, ngày 10  tháng 04 năm 2015

                             CÔNG TY CP XÂY LẮP KỸ THUẬT CHK (TECHBICO)

Quy Trình Lắp Đặt, Thi Công Điện Mặt Trời ⋆

Quy trình  thi công điện mặt trời 

Bước 1: Đội ngũ nhân viên Solar Vũng Tàu tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng qua điện thoại, ZALO, Email hoặc trực tiếp

Bước 2: Tư vấn cho quý khách hàng một hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp thông qua diện tích, kinh phí,…

Công ty  Solar Vũng Tàu chúng tôi sẽ tư vấn cho khách được một hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp cùng với đó là mức chi phí đầu tư, không gian và thời gian lắp đặt. hợp lý nhất. Thông thường khi  thi công điện mặt trời, một hệ thống sẽ được chia làm 3 loại:

Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ.

Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập (sử dụng ắc quy lưu trữ).

Hệ thống năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện quốc gia

Ở đây, Solar Vũng Tàu khuyên khách hàng vẫn nên ưu tiên sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bởi vì đây là một hệ thống vận hành đơn giản, vô cùng thân thiện với môi trường đồng thời không tốn quá nhiều đến mức đầu tư và chi phí phải bỏ ra. 

Sau khi lựa chọn được một giải pháp thì chúng tôi sẽ tư vấn để quý khách hàng có thể lựa chọn đầu tư, thi công năng lượng mặt trời thật sự phù hợp với công suất và với nhu cầu sử dụng điện.

Tùy mức tiêu thụ điện hàng tháng của gia đình cũng như nguồn kinh phí hiện có mà bạn sẽ được nhân viên tư vấn lựa chọn bộ sản phẩm có công suất phù hợp. Có thể kể tới là hệ thống điện mặt trời có công suất 3KW, 4KW, 8KW, 10KW, 20KW…

Bước 3: Khảo sát, thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời

Sau khi đã  lựa chọn được sản phẩm trong gói thi công điện mặt trời  phù hợp với lượng tiêu thụ điện năng của bạn, chúng tôi cử các chuyên gia xuống để khảo sát thực tế, phân tích điều kiện sáng, diện tích, góc nghiêng trong khi thi công năng lượng mặt trời để  góp phần tối ưu hóa hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình bạn

Kết quả khảo sát đến từ các chuyên gia được phân tích và được hệ thống lại, sau đó được tiến hành đo đạc, tính toán chi phí tài chính và điểm hoàn vốn.

Với lượng điện tiêu thụ càng lớn tương ứng với diện tích để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời càng lớn, đó cũng là vấn đề mà nhiều  thi công điện mặt trời gặp trở ngại khi triển khai.

Bước 4: thi công điện mặt trời, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Lựa chọn được hướng và góc phù hợp cho việclắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

Hướng mặt trời mọc và lặn ở Đông – Tây. Để cho mặt trời chiếu vào tấm pin từ sáng cho đến tới chiều thì tấm pin đặt xuôi về hướng Nam góc 10 – 15 độ, có vậy thì việc  thi công điện mặt trời của chúng ta mới đạt hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn một loại giá đỡ cho hệ thống năng lượng mặt trời, người ta thường sử dụng loại inox hoặc bằng nhôm anodize vì đây là chất liệu bền, được sử dụng lâu dài, tạo ra sự chắc chắn cho bộ khung.

Thi công hệ thống pin mặt trời lắp đặt áp mái.

Sau khi hoàn thành các bước trên trong việc thi công điện mặt trời,người ta sẽ tiến hành thi công tấm pin mặt trời

– Tấm pin đặt xoay về hướng Nam, góc nghiêng từ 10 đến 15 độ

– Khoảng cách các tấm module cách nhau ít nhất là 10mm.

– Khoảng cách tối thiểu từ tấm pin đến mái vào khoảng 115mm.

– Nên dùng một vật liệu inox đối với tất cả cấu kiện để đảm bảo độ bền.

– Siết chặt các module bằng bulong M8.

– Dùng ít nhất 4 kẹp có độ dày từ 7 – 10 mm để cố định tấm pin với khung.

Bước 5: Bảo hành và bảo trì hệ thống sau khi thi công điện mặt trời 

Bảo hành thiết bị của hệ thống thi công điện mặt trời phù hợp và đúng tiêu chuẩn nhà máy sản xuất.

 – Bảo hành toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời rong 5 năm kể từ ngày chúng được đưa vào sử dụng.

 – Bảo trì hệ thống điện NLMT  không tính phí trong 1 năm đầu thi công điện mặt trời bao gồm vệ sinh tấm pin và khung, khách hàng sẽ được kiểm tra hoạt động của các thiết bị kết nối và hệ thống.

 – Bảo hành 25 năm tấm pin cho 85% 

 – Inverter thời gian sử dụng 10-12 năm, bảo hành 5 năm.

 – Các thiết bị dây dẫn kết nối của hệ thống bảo hành 2 năm.

 – Hướng dẫn quý khách hàng bảo trì, sửa chữa cải tạo lại hệ thống.

Sau khi thi công điện mặt trời thì công ty Solar Vũng Tàu sẽ tiếp tục đồng hành cùng với quý khách hàng trong 25-30 năm, giúp quý khách hàng theo dõi và giám sát hệ thống, bảo hành, bảo trì  thiết bị hiệu quả lâu dài.

Quy Trình Lắp Và Biện Pháp Thi Công Giàn Giáo

Tiêu chuẩn khi lắp dựng giàn giáo

Để đảm bảo an toàn, trước khi thi công giàn giáo cần kiểm tra chất lượng sản phẩm. Điều này giúp giảm khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thi công.Quá trình lên kế hoạch thi công phải là những người có kinh nghiệm, chuyên môn về các quy tắc tính toán, an toàn.Người lắp đặt giàn giáo cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực hiện công trình. Có hiểu biết về các quy tắc lắp đặt, sức khỏe ổn định.Nền thi công phải đảm bảo chắc chắn, không sạt lở, lún, nứt nẻ.Tải trọng phải đảm bảo, không xẩy ra các trường hợp cong vênh, gãy khi để vật liệu trên sàn thao tác.Giàn giáo bằng thép được lắp dựng phải cách đường dây điện ít nhất 5m, đảm bảo không dẫn nguồn điện đến gần giàn giáo, đảm bảo các điều kiện chống sét an toàn.

Quy trình lắp dựng giàn giáo

Để đảm bảo an toàn cho thợ lắp dựng khi lắp dựng giàn giáo cần lắp đặt chính xác từng chi tiết, đúng quy trình, kết hoạch theo quy chuẩn. Thực hiện theo các bước như sau:

+ Bước 1: Dựng chân cột đỡ giàn giáo, kê đệm chống lún, chống trượt cho cột đỡ.

+ Bước 2: Lắp cột đỡ vào chân cột theo chiều thẳng đứng và giằng neo đúng bản thiết kế

+ Bước 3: Dựng khung, giằng chéo của giàn giáo đảm bảo độ vững chãi.

+ Bước 4: Lắp đặt sàn thao tác để công nhân có thể di chuyển được. Sàn phải được cố định chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo an toàn khi thi công.Lưu ý: Bộ giàn giáo dù khả năng chịu lực tốt đến đâu cũng không được để cẩu hoặc vật nặng quá mức quy định tránh khả năng làm sập giàn giáo.

Có thể bạn chưa biết Các Tiêu chuẩn đánh giá giàn giáo an toàn

Biện pháp thi công giàn giáo nhà cao tầng

Biện pháp thi công giàn giáo nhà cao tầng là yếu tố gần như bắt buộc giúp người thợ an toàn giúp người thợ xây đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xây dựng trên cao, thực hiện xây dựng ở những ngóc ngách trên cao mà không cần máy móc hỗ trợ. Giúp nhà thầu tiết kiệm được thời gian và chi phí đầu tư nếu chọn được loại giàn giáo phù hợp.

Bien phap thi cong lap dung gian giao nhà cao tầng: + Tùy vào quy mô công trình mà chủ thầu sẽ chọn những loại giàn giáo với quy mô và kích cỡ phù hợp.+ Tính toán diện tích mặt sàn, chiều cao của công trình để thống kê số lượng, chủng loại, kích thước của từng loại giàn giáo để đảm bảo an toàn, chất lượng, tiết kiệm thời gian nhất cho những chủ thầu xây dựng.

Liên hệ với Bình Minh HQ để được tư vấn:

Nếu quý khách hàng con những thắc mắc về quá trình lắp đặt và thi công giàn giáo hãy liên hệ với Bình Minh HQ qua hotline tư vấn 0358.234.234. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong cung cấp và thi công lắp đặt giàn giáo, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên với nhiều kinh nghiệm và luôn tận tâm phục vụ khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Bình Minh HQĐịa chỉ: Số 7 – Đường Triều Hội – Tiểu khu Bình Long – TT Bình Mỹ – Huyện Bình Lục – tỉnh Hà NamWebsite: https://giangiaocotpha.com.vn/Hotline tư vấn 0358.234.234Email: binhminhhqinfo@gmail.comMail: Info@giangiaocotpha.com.vn

Giải Pháp Thi Công Lắp Đặt Hệ Thống Điện Công Trình

Topdien.com – Hệ thống điện thì phần điện thường chiếm 40-60% đôi khi còn chiếm 80% toàn bộ hệ thống cơ điện. Vì vậy việc thiết kế và thi công hệ thống điện luôn được chủ đầu tư cũng như nhà thầu đặc biệt quan tâm.

Mỗi hạng mục thi công điện công trình cần phải có một quy trình tuần tự cụ thể, tuỳ thuộc vào từng công trình, đặc thù của từng hạng mục mà các bước thực hiện cụ thể sẽ khác nhau. Tuy vậy, chúng đều có những điểm chung mà Remen đã tổng kết và chia sẻ cho bạn biện pháp thi công hệ thống điện như sau:

Đi ống điện âm tường.

Xác định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường cần thi công. Tiếp đó sử dụng máy cắt cầm tay để cắt tường theo vị trí đã định trước đó.Lắp ống điện và đóng lưới tường tại những đường đã cắt nhằm đề phòng trường hợp bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp bên trong tường.Nghiệm thu kết quả, sau đó xây dựng tiến hành tô tường.

Đi ống điện âm sàn bê tông.

Sử dụng nước sơn để làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong phần cốt pha sàn.Đặt các hộp box này theo vị trí đã định trước trong bản thiết kế, ta nên sử dụng ống điện kết nối các hộp box lại để tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc này nên được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.Nghiệm thu đường ống, box, khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ bê tông phần sàn.Trong quá trình đổ bê tông sàn phải có người theo dõi trực tiếp để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết,…

Lắp đặt hệ thống máng cáp.

Định vị cao độ và vị trí lắp các giá đỡ máng cáp theo bản thiết kế hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.Gia công phần giá đỡ và lắp vào các vị trí đã định vị trước đó, thông thường, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3-1,5m.Tại những vị trí máng cáp xuống tủ thì nên dùng co xuống và co lên, không nên cắt máng bằng phương pháp thủ công để ghép tại những vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng-cáp, mà nên sử dụng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) được chế tạo riêng nhằm hạn chế thấp nhất khả năng trầy xướt cáp điện trong máng cáp.

Các máng cáp nên được kết nối đất (bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng) để tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp.Lắp máng và chỉnh sửa sao phù hợp với bản vẽ thiết kế và mỹ quan.

Thông ống điện và kéo dây

Sau khi bộ phận xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện đã đánh dấu và định vị trước đó.Sau khi trần được tô thì chúng ta tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển.Dây kéo nên được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha để dễ phân biệt trong quá trình thi công và bảo trì sau này.

Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị

Kiểm tra dây xem có thông mạch, hay có bị chạm chập trong quá trình kéo dây hay không, kiểm tra tiếp độ cách điện giữa các dây dẫn và độ rò rỉ dòng điện.Sau khi dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành bước lắp đặt thiết bị.Sau quá trình lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì nên kiểm tra vận hành thử, có thể dùng amper kẹp để xác định dòng của từng pha sau đó chúng ta cân chỉnh dòng pha để đảm bảo được sự cân bằng pha bên trong hệ thống.Tủ điện cần được gắn nhãn và thuyết minh sơ đồ chức năng từng thiết bị bên trong tủ.

Tủ điệnCần thiết kế sơ đồ và vị trí lắp đặt của các MCB bên trong tủ và kích thước tủ điện phù hợp.Gia công phần vỏ tủ điện theo bảng thiết kế đã duyệt của chủ đầu tư.Tiến hành lắp các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.Kiểm tra lại độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, phải đảm bảo an toàn điện và các thiết bị đóng cắt.Lắp đặt tủ vào vị trí của công trình đã định sẵn trong bảng thiết kế và kết nối các đầu cáp vào – ra tủ.Kiểm tra lại thứ tự pha và độ an toàn điện của tủ trước khi kiểm thử.

Kiểm tra, dọn dẹp, và giải phóng mặt bằng rồi làm vệ sinh sơ bộ ở khu vực chuẩn bị thi công.Định vị và đánh dấu các vị trí trên mặt bằng.Kiểm tra lại mương dẫn và bệ móng lắp máy biến áp/máy phátVận chuyển máy biến áp/máy phát lên phía trên bệ móng (có thể vận chuyển bằng một hay nhiều phương pháp kết hợp như con lăn, tời kéo, xe cẩu, xe nâng…có thể tham khảo cách vận chuyển Chiller).Lắp đặt các thiết bị theo trong bảng thiết kế và chỉ dẫn từ nhà sản xuất.

* Kiểm tra sau lắp đặtKiểm tra lại các vị trí máy biến áp/máy phát và cố định hoàn toàn vào bệ móng.Làm sạch và đậy kín mương cáp.Sau đó tiến hành kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường như: thông gió, chiếu sáng…Che chắn, bảo vệ thiết bị sau khi thi công hoàn tất.

Kiểm tra – nghiệm thu toàn hệ thốngNên sử dụng đồng hồ đo điện trở cách điện để kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, cần phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống và tính mỹ thuật.

Vận hành hệ thống:– Đóng điện toàn bộ hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.– Sau đó, cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải: Lưu ý cần đóng điện cho tải cũng theo từng cấp.

Chỉnh sửa những lỗi kỹ thuật (nếu có) trong quá trình thi công.Vệ sinh lại toàn bộ hệ thống sau khi đã thi công xong.Mời các cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra lại sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vào điện lưới.

Nghiệm thu hệ thống, bàn giao cho chủ đầu tư.Khi thi công hệ thống điện cho những công trình lớn cần phải theo quy trình nhất định và đòi hỏi nhà thầu phải có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Biện pháp thi công hệ thống điện càng đầy đủ thì càng chứng minh được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.Đối với những nhà thầu thi công cơ điện chuyên nghiệp, quá trình thi công đều được thuyết minh và báo cáo cụ thể trong quá trình làm việc nhằm minh bạch cho chủ đầu tư cũng như dễ dàng quản lý tiến độ thi công toàn bộ hệ thống điện.

Đối với những nhà thầu thi công cơ điện chuyên nghiệp, quá trình thi công đều được thuyết minh và báo cáo cụ thể trong quá trình làm việc nhằm minh bạch cho chủ đầu tư cũng như dễ dàng quản lý tiến độ thi công toàn bộ hệ thống điện.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuyết Minh Quy Trình Lắp Đặt Và Phương Án Thi Công trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!