Cập nhật nội dung chi tiết về Thủy Ngân Và Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây độc cho hệ hô hấp, viêm thận, bệnh nhân nôn ra máu, toàn thân suy kiệt, thậm chí có nguy cơ tử vong trong vòng 24 – 36 giờ.1. Những thông tin quan trọng về thủy ngân
Thủy ngân (Mercury) là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, được tìm thấy trong không khí, nước và đất;
Tiếp xúc với thủy ngân dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, là mối đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ;
Nhiễm độc thủy ngân gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng tới phổi, thận, da và mắt;
Thủy ngân đã được WHO liệt kê trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng;
Con người chủ yếu tiếp xúc với thủy ngân dưới dạng methyl của nó (Methylmercury). Đây là một hợp chất hữu cơ có trong một số loài cá và động vật giáp xác;
Một dạng khác của thủy ngân là ethylmercury. Ethylmercury được sử dụng làm chất bảo quản trong một số loại vắc-xin và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, ở thể lỏng, có ký hiệu “Hg” và số nguyên tử 80. Thủy ngân trong tự nhiên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (là dạng gây hại cho những người làm các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại như công nhân trong nhà máy hóa chất) và dạng hữu cơ (ví dụ như methylmercury, là chất mà mọi người có thể tiếp xúc thông qua việc ăn uống). Với những dạng khác nhau của thủy ngân, mức độc tính và tác động xấu của chúng đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.
Thủy ngân được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất. Thủy ngân được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa, phong hóa đá và tác động từ con người. Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân thải ra môi trường, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải và là hậu quả do việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác.
Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động và chuyển thành dạng methylmercury. Methylmercury gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể của cá và động vật giáp xác (tích lũy sinh học xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất với nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh). Methylmercury cũng gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, cá săn mồi lớn thường có hàm lượng thủy ngân cao do ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm độc thủy ngân thông qua việc ăn các sinh vật phù du nhỏ hơn nữa.
Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury. Ngoài ra, công nhân làm việc tại nhà máy công nghiệp cũng có thể hít phải hơi thủy ngân như một tai nạn nghề nghiệp. Việc nấu nướng và chế biến thức ăn không thể loại bỏ được thủy ngân.
3. Tiếp xúc với thủy ngân có độc không?
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân. Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ thấp và không đáng kể, độc tính xuất hiện thường là do tiếp xúc trong thời gian dài liên tục. Tuy nhiên, một số người tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao, gọi là phơi nhiễm thủy ngân cấp tính (xảy ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thường dưới một ngày). Ví dụ về hiện tượng phơi nhiễm cấp tính thủy ngân là khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, vỡ bóng đèn, cháy kho xưởng sản xuất.
Các yếu tố xác định việc tiếp xúc với thủy ngân có độc không, bao gồm:
Loại thủy ngân;
Liều lượng hoặc nồng độ tiếp xúc;
Độ tuổi hoặc giai đoạn phát triển của nạn nhân (thai nhi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất);
Thời gian tiếp xúc;
Đường tiếp xúc (như hít, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với da).
Nói chung, thủy ngân có độc không tùy thuộc vào những yếu tố nguy cơ kể trên. Có 2 nhóm đối tượng rất nhạy cảm với tác động của thủy ngân là thai nhi và người phơi nhiễm mãn tính.
Nhóm nạn nhân thứ hai là những người thường xuyên tiếp xúc (phơi nhiễm mãn tính) với thủy ngân trong thời gian dài (như những người sinh sống dựa vào nghề đánh bắt cá, những công nhân làm trong nhà máy hoặc các hộ dân cư xung quanh khu công nghiệp, gần khu vực xả thải).
4. Thủy ngân độc hại như thế nào?
Thủy ngân gây độc chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hít phải hơi thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Dạng muối vô cơ của thủy ngân gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận.
Rối loạn thần kinh và sự xáo trộn về hành vi xảy ra sau khi nạn nhân hít, ăn phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da các dạng khác nhau của thủy ngân. Tuy nhiên, thủy ngân độc hại như thế nào còn tùy vào những yếu tố khác nhau khi tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp do nhiễm độc thủy ngân bao gồm run, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh cơ, đau đầu và rối loạn chức năng nhận thức và vận động. Những biểu hiện nhẹ và dấu hiệu cận lâm sàng do nhiễm độc thủy ngân có thể xuất hiện đối với những công nhân tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí từ 20 μg/m3 trở lên trong thời gian vài năm. Tác động có hại trên thận cũng đã được báo cáo, bao gồm tăng protein trong nước tiểu và suy thận.
5. Làm thế nào để giảm tiếp xúc với thủy ngân?
Có một số cách để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của thủy ngân đến sức khỏe, bao gồm việc thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch, không sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng, ngừng khai thác thủy ngân và loại bỏ các sản phẩm chứa thủy ngân không cần thiết.
5.1. Thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Đốt than để lấy năng lượng và nhiệt là nguồn chủ yếu thải ra thủy ngân. Thủy ngân và các chất gây ô nhiễm không khí sẽ bị thải ra môi trường trong quá trình đốt than trong các nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp và bếp lò trong gia đình.
5.2. Ngừng việc khai thác thủy ngân và không sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng
Thủy ngân là chất không thể bị phá hủy. Vì tính chất này, thủy ngân đã được ứng dụng trong quy trình tái chế cho các mục đích khác, do đó không cần khai thác thủy ngân nữa. Sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng với quy mô nhỏ có nguy cơ dẫn đến nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Các phương pháp khai thác vàng không dùng thủy ngân (ngoại trừ xyanua) cần được ứng dụng rộng rãi hơn. Khi sử dụng thủy ngân vào quy trình công nghiệp, nhất thiết phải sử dụng các biện pháp an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm.
5.3. Loại bỏ và xử lý các sản phẩm chứa thủy ngân không cần thiết
Thủy ngân có mặt trong rất nhiều sản phẩm xung quanh chúng ta, bao gồm:
Pin
Các thiết bị đo lường, chẳng hạn như nhiệt kế và áp kế
Công tắc điện và rơle trong thiết bị điện
Bóng đèn
Hỗn hống dùng trong nha khoa để trám răng (amalgam)
Sản phẩm làm sáng da và một số loại mỹ phẩm
Một số dược phẩm
Hiện nay, các nhà sản xuất đang cố gắng giảm mức thủy ngân trong các sản phẩm hoặc loại bỏ các sản phẩm có chứa thủy ngân. Trong chăm sóc sức khỏe, nhiệt kế và máy đo huyết áp có chứa thủy ngân đang được thay thế bằng các thiết bị khác.
Hỗn hống nha khoa được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu và phát triển các giải pháp thay thế hiệu quả đối với loại vật liệu này cả về chi phí và chất lượng.
Thủy ngân dạng vô cơ được thêm vào một số sản phẩm làm sáng da với liều lượng đáng kể nhằm đáp ứng một vài mục đích nhất định. Nhiều quốc gia đã cấm dùng các sản phẩm làm sáng da có chứa thủy ngân vì chúng nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Những tác động bất lợi của thủy ngân đối với sức khỏe con người đã trở thành mối quan tâm với chính phủ các nước. Hiện nay, các quốc gia đã và đang nỗ lực thực hiện một loạt các hành động khác nhau nhằm giải quyết lượng thủy ngân thải ra không khí và hạn chế tối đa việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa thủy ngân.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi
Men Gan Thấp Là Gì? Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Không?
Men gan thấp có thể là dấu hiệu rối loạn chức năng gan hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý khác bao gồm cả xơ gan. Tìm hiểu nguyên nhân là các tốt nhất để cải thiện tình trạng men gan thấp.
Men gan thấp là gì?
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố và tổng hợp các loại protein cần thiết cho quá trình đông máu diễn ra thuận lợi. Gan cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của thuốc, chất dinh dưỡng và giúp lưu trữ chất béo, vitamin, mật, Cholesterol. Ngoài ra, gan cũng giúp kiểm soát nồng độ Glucose và xử lý (hoặc tái chế) các sản phẩm là chất thải của Hemoglobin (Bilirubin) trong máu.
Men gan hay các enzyme gan hỗ trợ thúc đẩy các phản ứng hóa học ở gan. Các men gan chứa protein giúp gan thực hiện một loạt các chức năng như thanh lọc máu, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết và trao đổi chất.
Men gan thấp có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tương tự như tình trạng men gan cao, men gan thấp có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như xơ gan, suy gan, u mạch máu gan.
Ngoài ra, men gan suy giảm cũng được phát hiện ở bệnh nhân bệnh thận, cần phải lọc thận định kỳ, hội chứng Ure huyết cao, suy tuyến thượng thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, kém hấp thu và một số nguyên nhân khác.
Men gan cao và men gan thấp gọi chung là rối loạn chức năng gan. Tình trạng này cần được đánh giá và có phương pháp điều trị hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu có dấu hiệu rối loạn chức năng gan, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn cụ thể.
Các loại men gan và nguyên nhân gây men gan thấp
Có nhiều loại loại men gan với chức năng và nguyên nhân gây rối loạn men gan khác nhau. Cụ thể các men gan cần thiết cho chức năng gan và nguyên nhân gây men gan thấp thường bao gồm:
1. Men gan Globulin
Globulin là loại protein được sản xuất ở gan và hệ thống miễn dịch. Globulin và Albumin là các protein chính trong máu. Tổng số lượng protein bình thường được xác định dựa trên nồng độ Albumin và Globulin, thường dao động trong khoảng 6.0 – 8.3 gm / dL (gram trên mỗi Decilit).
Nguyên gây men gan Globulin thấp:
Tổn thương tế bào gan
Bệnh thận, suy thận, thận yếu
Bệnh viêm ruột (IBD)
Bệnh Celiac
Thiếu máu tán huyết cấp tính
Hạ đường huyết
Các khối u mới được hình thành trong cơ thể
2. Men gan Albumin
Albumin là một loại men gan có trong máu và được sản xuất tại gan. Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, men gan Albumin gân như không được sản xuất.
Nồng độ Albumin thông thường trong máu thường khoảng 3.4 – 5.4 gm / dL. Tình trạng men gan thấp thường được phát hiện thông qua việc xét nghiệm công thức máu.
Nguyên nhân gây men gan thấp thường bao gồm:
Rối loạn chức năng gan do bệnh xơ gan cổ trướng hoặc các bệnh viêm gan
Bệnh thận
Bệnh Crohn
Ngoài ra, người có chế độ ăn ít protein và người vừa mới phẫu thuật giảm cân có thể có nồng độ Albumin trong máu thấp.
3. Bilirubin
Bilirubin là sản phẩm thải của các tế bào hồng cầu và được sản xuất trong quá trình phân hủy hồng cầu. Tổng nồng độ Bilirubin bình thường nằm trong khoảng 0.3 – 1.9 mg / dL.
Nồng độ Bilirubin trong máu thấp thường không phải là vấn đề và không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4. Men gan Prothrombin
Enzyme Prothrombin được sản xuất tại gan và là một loại protein thúc đẩy quá trình đông máu ở con người. Thông thường xét nghiệm thời gian Prothrombin được chỉ định cho các trường hợp cần xác định khả năng đông máu ở một người.
Nồng độ bình thường của men gan Prothrombin khoảng 0.8 – 1.1, trong điều kiện người bệnh không sử dụng bất cứ loại thuốc chống đông máu nào. Nồng độ enzyme Prothrombin thấp có nghĩa là người bệnh cần nhiều thời gian hơn để đông máu. Trong một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây men gan Prothrombin thấp bao gồm:
Thiếu vitamin K
Sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc một số loại thuốc máu
Người bị rối loạn chảy máu
Một số bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan
5. Men gan ALT (Alanine Aminotransferase)
ALT là men gan chủ yếu xuất hiện ở gan với nhiệm vụ chính là chuyển hóa các loại protein trong cơ thể. Nồng độ ALT bình thường khoảng 10 – 40 đơn vị quốc tế trên lít (IU / L).
Hầu hết các nguyên nhân khiến men gan ALT thấp thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nồng độ ALT cao được coi là nguy hiểm và là dấu hiệu của tổn thương gan.
6. Men gan AST (Aspartate Aminotransferase)
AST là protein có trong gan, tim và các mô khác trong cơ thể. Nồng độ AST trong máu được xem là bình thường khi dao động trong khoảng 10 – 34 IU / L. ALT và AST được sử dụng để chuyển hóa axit amin và tạo ra protein. Các rối loạn chức năng gan có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất AST.
7. Men gan ALP (Alkaline Phosphatase)
ALP là enzym có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể. Tuy nhiên nồng độ ALP cao nhất thường được tìm thấy trong xương, ống mật và gan. Nồng độ ALP bình thường khoảng 44 – 147 IU / L.
Nguyên nhân khiến men gan ALP thấp thường bao gồm:
Bệnh Wilson
Thiếu Protein
Giảm lượng Phosphate trong máu
Suy dinh dưỡng
8. Men GGT (Gamma – glutamyl Transpeptidase)
Enzym GGT được tìm thấy trong máu. Nồng độ bình thường dao động khoảng 0 – 51 IU / L.
9. Men LDH (Lactate Dehydrogenase)
Enzym LDH hoặc LD được tìm thấy ở gan và nồng độ bình thường khoảng 105 – 333 IU/ L. Thông thường nồng độ enzym LDH tăng cao có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng.
Thông thường men gan LDH thấp rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng một lượng lớn vitamin C hoặc Axit Ascorbic. Ngoài ra, đột biến gen cũng có thể dẫn đến tình trạng men gan thấp.
Một số nguyên nhân khác gây men gan thấp
Xơ gan
Bệnh gan nhiễm mỡ
U máu
Tiêu chảy nghiêm trọng
Thiếu sắt
Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Sốt và nhiễm trùng
Thiếu protein
Mang thai
Hạ canxi máu
Sử dụng quá nhiều chất béo
Dấu hiệu nhận biết men gan thấp
Các triệu chứng men gan thấp thường không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Hầu hết các triệu chứng thường không rõ ràng và có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Thông thường người bệnh không thể phát hiện ra tình trạng men gan thấp nếu không được xét nghiệm chức năng gan.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và triệu chứng men gan thấp như:
Điều quan trọng là người bệnh cần lưu ý các triệu chứng men gan thấp để có biện pháp xử lý kịp lúc. Thực hiện xét nghiệm chức năng gan định kỳ để phát hiện và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Biện pháp điều trị men gan thấp
Nếu nghi ngờ men gan thấp người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và xác định phương hướng điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:
1. Thay đổi phong cách sống
Theo các bác sĩ thì việc thay đổi lối sống là cách điều trị tình trạng men gan thấp phù hợp nhất. Mặc dù các loại thuốc có thể được chỉ định nhưng hầu hết các trường hợp bác sĩ thường đưa ra các lời khuyên như:
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ít calo và chất béo bão hòa có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng men gan thấp.
Không sử dụng các loại thực phẩm có đường huyết cao để kiểm soát tình trạng tiểu đường, cholesterol cao. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn men gan.
Không uống rượu, bia, thức uống chứa cồn và các chất kích thích khác. Những người nghiện rượu có thể trao đổi với chuyên gia để lên kế hoạch từ bỏ rượu hiệu quả.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ điều trị rối loạn men gan. Người bệnh có thể đi bộ, bơi lội hoặc chọn các môn thể thao yêu thích để rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch.
2. Thuốc điều trị men gan thấp
Trong các trường hợp men gan thấp nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị.
Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gây rối loạn chức năng gan và tổn thương gan.
Gan là cơ quan lớn nhất và thực hiện phần lớn các chức năng thiết yếu của cơ thể. Do đó, không có gan hoặc tổn thương gan, cơ thể không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, nếu có dấu hiệu men gan thấp hoặc rối loạn men gan, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Biện Pháp Phòng, Chống Ảnh Hưởng Của Khói Thuốc Lá Đến Sức Khỏe
Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của những người xung quanh, nhất là những người thân trong gia đình do hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc lá trong môi trường không khí. Khói thuốc lá có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh; cân nặng khi sinh thấp; xảy các bệnh về hô hấp, viêm tai giữa… Ở phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non, sinh con nhẹ cân… Hút thuốc lá thụ động gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho tất cả những người tiếp xúc, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Người không hút thuốc lá nếu hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng tương tự như với người hút thuốc lá trực tiếp.
Phóng viên: Với tác hại như vậy, người có thói quen hút thuốc lá, nghiện thuốc lá cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng trên?
Bác sĩ Vương Ngọc Thắng: Tốt nhất những người chưa hút thuốc thì đừng bao giờ hút thuốc. Những người đã hút thì cố gắng cai thuốc để hạn chế bệnh tật, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dĩ nhiên quá trình cai thuốc lá sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do. Do đó, người cai thuốc phải có ý chí, kiên trì, nếu thất bại thì thử lại lần nữa, không nản lòng. Gia đình có vai trò to lớn trong quá trình cai thuốc lá của người hút; gia đình cần động viên, hỗ trợ, tạo thêm động lực, cũng như có những tác động về tâm lý đến người thực hiện cai thuốc lá.
Các trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ cai thuốc lá có thể đến Bệnh viện 30 Tháng 4 để được các y, bác sĩ hỗ trợ. Hỗ trợ, can thiệp các hội chứng cai thuốc lá: thay đổi về sinh lý và tinh thần khi bắt đầu bỏ thuốc lá.
Phóng viên: Là đơn vị tiếp nhận và điều trị, Bệnh viện 30 Tháng 4 đã có những hoạt động gì để bệnh nhân, thân nhân người bệnh cũng như tập thể cán bộ, nhân viên y tế đơn vị nhận thức đầy đủ về các tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người?
Bác sĩ Vương Ngọc Thắng: Bệnh viện 30 Tháng 4 triển khai kế hoạch, cam kết thi đua thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá bệnh viện. Tổ chức triển khai các quy định đến cán bộ, nhân viên, bệnh nhân trong bệnh viện; lồng ghép các nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các cuộc họp của các khoa, phòng; vận động bệnh nhân và người nhà bỏ thói quen hút thuốc; làm thêm biển báo tuyên truyền, xây dựng nội quy cấm hút thuốc.
Tuyên truyền, vận động đội ngũ y, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hưởng ứng phong trào xây dựng “Bệnh viện không khói thuốc”, thực hiện không hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện. Đến nay, gần 100% cán bộ, nhân viên trong đơn vị không hút thuốc lá.
Đặc biệt, các y, bác sĩ còn chịu trách nhiệm tư vấn về các phương pháp cai nghiện thuốc lá cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và cộng đồng, kết hợp lồng ghép các nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào các hoạt động truyền thông, nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Qua các hoạt động đã triển khai, giúp bệnh nhân và thân nhân người bệnh nhận thức đầy đủ về các tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người, từ đó tự nguyện cai thuốc lá, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thời gian tới, bệnh viện tiếp tục xây dựng môi trường không khói thuốc, bệnh viện sẽ triển khai thêm một đợt sinh hoạt hội đồng người bệnh về các nội dung Luật Phòng, chống thuốc lá; tác hại của thuốc lá. Phóng viên: Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Các Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Tới Chức Năng Của Tiểu Cầu Thận, Thận
Các nguyên nhân gây tổn thương chức năng tiểu cầu thận hay tổn thất số lượng tiểu cầu thận cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm. Quan điểm điều trị dần cũng sẽ thay đổi
Các nguyên nhân ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu thận, thận
Điểm lại cơ chế lọc ở cầu thận: Qui trình lọc diễn ra theo cơ chế khuyếch tán, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp xuất. Các áp suất tham gia quá trình lọc gồm có:Áp suất thủy tĩnh mao mạch cầu thận: Đẩy nước, các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bọc Bowman, Ph= 60 mmHg.Áp suất keo của huyết tương: Có tác dụng giữ nước và các chất hòa tan tại lòng mạch nhờ lực hú của điện tích hay lực liên kết giữa protein với các chất. Pk= 32 mmHg.Áp suất thủy tĩnh của bọc Bowman: Có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan từ bọc Bowman vào trong lòng mạch. Pb = 18 mmHg.Vậy muốn xảy ra được hiện tượng lọc thì: Lực đẩy của huyết áp trong lòng mạch phải thắng được lực ngăn giữ nước và chất hòa tan của Pb và Pk.
Áp suất lọc: Pl = Ph – ( Pk + Pb) = 10 mmHg.Các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình lọc đều tác động cơ bản vào thay đổi các áp suất tham gia quá trình lọc: Lưu lượng máu thận: Tăng sẽ làm tăng áp suất mao mạch cầu thận và làm tăng phân số lọc. Áp suất keo của huyết tương: Pk giảm sẽ làm tăng áp suất lọc. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đến: Ngăn cản lượng máu đến thận và làm giảm Ph nên làm giảm lưu lượng lọc. Khi giãn tiểu động mạch đến lại có tác dụng ngược lại. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đi: Sẽ cản trở máu ra khỏi mao mạch nên làm tăng áp suất mao mạch cầu thận. Nếu co nhẹ thì có tác dụng làm tăng áp suất lọc. Ngược lại co mạnh, sẽ gây cản trở sự trở về của huyết tương kéo dài sẽ làm tăng Pk, do đó lại làm giảm lưu lượng lọc giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức lọc cầu thần, chức năng thận:
Yếu tố từ hệ tuần hoàn:
Thể tích tuần hoàn: Khi thể tích tuần hoàn giảm sẽ gây ra giảm áp lực lọc và gây rối loạn dinh dưỡng cho tiểu cầu thận, và hệ thống bài tiết nước tiểu trong nhu mô thận. Hậu quả là chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng, biểu hiện trên lâm sàng là tiểu ít, thiểu niệu, vô niệu.
Các chất trong máu được đưa qua tiểu cầu thận: Các chất được coi là độc đối với thận, khi tới màng bao Bowman sẽ gây tổn thương màng lọc, các tế bào tiểu cầu thận hoặc gây tắc các ống lượn gần – xa,…
Mạch máu thận: Hiện tượng xơ vữa mạch thận, hẹp động mạch thận sẽ làm giảm lượng máu, giảm áp lực lọc tại thân.
Bệnh lý tim mach: Khi tim bị suy yếu, sự bơm máu ra khỏi cơ thể giảm đi, sự ứ đọng máu ở hệ tĩnh mạch cũng xuất hiện. Máu vận động tại thận sẽ ứ trệ cũng gây suy giảm chức năng thận.
Yếu tố tại nhu mô thận:
Chức năng của tiểu cầu thận: Trong các bệnh lý hệ thống, mạn tính có gây tổn thương tại tiểu cầu thận như hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ,… chức năng của toàn bộ tiểu cầu thận bị suy giảm do ứ đọng chất miễn dịch hoặc bản thân các tế bào của đơn vị tiểu cầu thận bị tổn thương.
Màng bao Bowman: Khi hệ thống màng lọc bao Bowman bị thương tổn về cấu trúc hay hệ thống điện tích ion trên màng sẽ gây rối loạn chức năng lọc, tái hấp thu nước, điện giải, các chất trong máu.
Chèn ép nhu mô thận tại chỗ: Bệnh lý đơn nang thận, đa nang thận, u thận lành hay ác tính. Mỗi khối u hoặc nang thận to hay nhỏ đều tạo ra 1 áp lực xung quanh làm chèn ép, xơ hóa các tiểu cầu thận cạnh nang. Theo thời gian, kích thước nang càng lớn thì số lượng tiểu cầu thận bị biến mất càng nhiều.
Hình ảnh” Khối nang lớn ở cức dưới thận (P) – mũi tên hồng đang chèn ép làm xẹp nhu mô lành thận (P) – mũi tên xanh
Hình ảnh cắt chỏm nang thận (T) cực dưới sau phúc mạc/ Gan thận – đa nang
Yếu tố gây tắc nghẽn đường bài xuất:
Sỏi niệu quản:
Thành niệu quản: Các u nhú, polyp niệu quản; xơ hẹp niệu quản, …
Các khối u, xơ bên ngoài chèn ép niệu quản.
Gây ứ đọng nước tiểu, tăng áp lực thủy tĩnh tại niệu quản, đài bể thận, ống góp, ống lượn gần – xa, làm tăng áp lực thủy tĩnh của bao Bowman. Do đó áp lực lọc tại tiểu cầu thận sẽ giảm.
Khi đài bể thận giãn, tạo ra áp lực lớn gây chèn ép, làm xơ hóa số nhu mô thận và suy giảm số lượng tiểu cầu thận.
Các yếu tố khác:
Áp lực của ổ bụng: Nếu áp lực ổ bụng lớn cũng sẽ gây chèn ép vào động mạch và tĩnh mạch thận. Gây ra hiện tượng giảm lượng máu đến thận và ngăn cản lượng máu được lọc ra khỏi thận.
Hệ thống hô hấp: Nhịp thở của hệ hô hấp, cơ hoành sẽ tạo ra lực vỗ rung, bóp vào thận, bể thận nhằm đẩy dòng nước tiểu được lọc tại các tiểu cầu thận xuống bể thận, từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang.
Trương lực cơ của cơ thể và cơ xung quanh thận: Trương lực của các tổ chức cơ, cơ quan quanh thận sẽ tạo ra lực bóp đàn hồi, chu kỳ vào thận qua đó hỗ trợ một phần nhỏ tống xuất những dòng nước tiểu đầu xuống bể thận
Chức năng của tiểu cầu thận là biểu hiện cho chức năng lọc của thận. Mọi tác động đến 1 phần hay toàn bộ số lượng tiểu cầu thận sẽ biểu hiện ít hay nhiều tới các thông số lọc của thận.Qua đó chỉ định điều trị nhằm bảo vệ chức năng thận hiện nay cũng sẽ thay đổi dần dù bệnh lý thuộc ngành ngoại khoa hay nội khoa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủy Ngân Và Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!