Đề Xuất 4/2023 # Thực Trạng Về Tổ Chức, Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính Của Công An Tỉnh Quảng Bình Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính – Công An Tỉnh Quảng Bình # Top 6 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Thực Trạng Về Tổ Chức, Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính Của Công An Tỉnh Quảng Bình Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính – Công An Tỉnh Quảng Bình # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Trạng Về Tổ Chức, Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính Của Công An Tỉnh Quảng Bình Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính – Công An Tỉnh Quảng Bình mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của Thủ trưởng Công an các cấp; tăng cường pháp chế; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiện quy trình công tác; giúp Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, công tác thanh tra hành chính được Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trên tất cả các mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thanh tra hành chính của Công an Quảng Bình đã được quan tâm, tạo điều kiện tăng cường về số lượng và chất lượng. Tại Thanh tra Công an tỉnh lực lượng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành được biên chế chung một đội (Đội thanh tra hành chính và chuyên ngành); Đội được biên chế 03 cán bộ (02 Thanh tra viên, 01 cán bộ thanh tra) và do một đồng chí Phó chánh thanh tra phụ trách. Tất cả cán bộ thanh tra đều có trình độ đại học, được đào tạo cơ bản, phần lớn đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, có trình độ lý luận chính trị; có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, chủ động tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh tiến hành nhiều cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực. Các cuộc thanh tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Công an và yêu cầu quản lý của Lãnh đạo Công an tỉnh.

Trong 06 năm thi hành Luật thanh tra năm 2010 (Từ năm 2011 đến năm 2017), Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai 09 cuộc thanh tra hành chính, trong đó bao gồm các cuộc thanh tra diện rộng theo chỉ đạo của Bộ Công an và các cuộc thanh tra do Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm như công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; việc quản lý, sử dụng kinh phí được trích lại từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ… Qua thanh tra phát hiện nhiều tồn tại, thiếu sót trên các lĩnh vực, đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chấn chỉnh, khắc phục 43 vấn đề, kiến nghị Bộ Công an 15 nội dung. Công tác thanh tra hành chính đã giúp Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ thực hiện đúng hành lang pháp lý, đúng quy định của Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các kết luận, kiến nghị thanh tra được đối tượng thanh tra chấp hành nghiêm túc, ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy trình công tác của cán bộ, chiến sĩ được nâng lên, góp phần xây dựng lực lượng Công an Quảng Bình ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nhìn chung, công tác thanh tra hành chính của Công an tỉnh Quảng Bình đã có chuyển biến tích cực, cán bộ thanh tra hành chính đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tính dân chủ, công khai, minh bạch đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định, nhất là từ khi Bộ Công an ban hành Thông tư số 02/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra hành chính trong Công an nhân dân, hoạt động thanh tra hành chính từng bước đi vào nề nếp, chất lượng các cuộc thanh tra ngày càng được nâng lên và có ảnh hưởng tốt đến hoạt động của đối tượng thanh tra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thanh tra hành chính của Công an tỉnh Quảng Bình còn có một số tồn tại, hạn chế, bất cập: Trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của một số ít cán bộ thanh tra, thanh tra viên còn có những hạn chế nhất định; chưa tương xứng với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Chất lượng, hiệu quả một số cuộc thanh tra hành chính còn thấp; việc xác định trách nhiệm để xảy ra tồn tại, thiếu sót chưa cụ thể; kiến nghị một số nội dung trong kết luận thanh tra còn mang tính chung chung; công tác đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra hiệu quả chưa cao. Lực lượng làm công tác thanh tra hành chính còn thiếu; Công an các huyện, thành phố, thị xã chưa có cán bộ thanh tra chuyên trách mà đang còn kiêm nhiệm và thường xuyên luân chuyển, điều động sang làm công tác khác, do đó khó khăn trong tổ chức và hoạt động; Công an cấp huyện chưa triển khai được cuộc thanh tra hành chính nào.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Thủ trưởng Công an một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra; chưa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong công tác quản lý của đơn vị. Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác theo dõi, đôn đốc sau thanh tra còn hạn chế. Công tác tổ chức cán bộ tuy đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; biên chế cán bộ làm công tác thanh tra hành chính còn ít.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hành chính:

Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh đối với công tác thanh tra hành chính, trong đó quan tâm bổ sung biên chế cho lực lượng thanh tra hành chính; trang bị cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho đơn vị thanh tra. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện quy định của pháp luật, của Bộ Công an.

Thứ hai, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có tâm, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, bản lĩnh nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra hành chính trong toàn bộ quy trình của cuộc thanh tra, từ giai đoạn chuẩn bị thanh tra, quá trình thanh tra và báo cáo, kết luận cuộc thanh tra. Đảm bảo tiến hành đúng trình tự, thủ tục từ công tác chuẩn bị đến kết thúc thanh tra. Tăng cường công tác giám sát hoạt động của đoàn thanh tra.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó cần thực hiện tốt một số nội dung như: Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao chất lượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tăng cường giáo dục pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho các đối tượng thanh tra trong việc chấp hành nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Đẩy mạnh phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Đại úy Nguyễn Mạnh Trường    

Đội trưởng, Thanh tra Công an tỉnh

Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Giáo Dục

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH: Chương IQUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Vị trí, chức năng của Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra giáo dục được tổ chức ở Trung ương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và ở địa phương thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thanh tra giáo dục thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng của Thanh tra giáo dục

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng của Thanh tra giáo dục.

2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Nghị định này; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Chương IITỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA GIÁO DỤC Điều 4. Tổ chức của Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra giáo dục được tổ chức như sau:

a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

2. Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 5. Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.

Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra Bộ có các phòng chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 111, Điều 112 của Luật Giáo dục và Điều 25 của Luật Thanh tra theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở.

3. Chủ trì, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.

4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Bộ.

6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với pháp luật về giáo dục được phát hiện qua công tác thanh tra.

7. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Bộ.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 26 và 47 của Luật Thanh tra.

2. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý việc chồng chéo, trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham mưu cho Bộ trưởng phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết việc trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị đó.

5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

6. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Thanh tra về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Điều 8. Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra Sở được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.

Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở.

Biên chế của Thanh tra Sở do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định trong tổng số biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 111, Điều 112 của Luật Giáo dục và Điều 28 của Luật Thanh tra đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục của địa phương; tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh.

3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở.

5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với văn bản pháp luật chuyên ngành về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được phát hiện qua công tác thanh tra.

6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động thanh tra giáo dục của địa phương.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 29 và 47 của Luật Thanh tra.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Báo cáo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Chương IIITHANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC Điều 11. Thanh tra viên giáo dục

1. Thanh tra viên giáo dục là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo dục.

3. Thanh tra viên giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 40, Điều 50 của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra viên giáo dục được cấp trang phục, thẻ thanh tra viên và hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Cộng tác viên thanh tra giáo dục

1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục là người không thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra giáo dục, được trưng tập để làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của cơ quan thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền.

Cộng tác viên thanh tra giáo dục chịu sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra và Trưởng Đoàn thanh tra.

2. Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra, được trưng tập để tham gia thanh tra, kiểm tra.

3. Việc trưng tập, tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, trách nhiệm của cộng tác viên thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương IVHOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIÁO DỤC Điều 13. Hoạt động thanh tra hành chính

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Hoạt động thanh tra hành chính được thực hiện theo quy định từ Điều 34 đến Điều 44 của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.

Điều 14. Hoạt động thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành về giáo dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

2. Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Giáo dục; cụ thể như sau:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;

b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;

c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Hình thức thanh tra

1. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.

2. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 16. Phương thức hoạt động thanh tra

1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.

2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.

3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra giáo dục hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.

5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật.

Chương VQUYỀN, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Điều 18. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với Thanh tra giáo dục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiện toàn tổ chức Thanh tra Bộ; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thường xuyên chỉ đạo và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho Thanh tra Bộ; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiện toàn tổ chức, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trang phục cho Thanh tra Sở.

3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở; thường xuyên chỉ đạo và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho Thanh tra Sở; xử lý kịp thời báo cáo, kết luận, kiến nghị thanh tra.

Điều 19. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trong hoạt động thanh tra giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Luật Giáo dục

1. Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Sở.

2. Hoạt động thanh tra giáo dục trong trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do Hiệu trưởng, thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Trong quá trình thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật Thanh tra và khoản 1 Điều 26 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP.

Điều 22. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra giáo dục

1. Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra về công tác thanh tra trong các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chủ trì, phối hợp với Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thanh tra chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo hoặc chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thanh tra chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thanh tra Sở chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và sự hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Chương VICƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG Điều 23. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

1. Thanh tra giáo dục được bố trí trụ sở làm việc, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện thanh tra và các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về định mức thiết bị kỹ thuật, quản lý và sử dụng phục vụ cho công tác thanh tra.

Điều 24. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của Thanh tra giáo dục do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Chương VIIKHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 25. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương VIIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦTHỦ TƯỚNG(Đã ký)Nguyễn Tấn Dũng

Phân Biệt Thanh Tra Hành Chính Và Thanh Tra Chuyên Ngành

Thanh tra hành chính là gì? Thanh tra chuyên ngành là gì? Những điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra 2010.

Như chúng ta đã biết,thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hoạt động thanh tra được chia thành hai loại hoạt động bao gồm: t hanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đây là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất về thanh tra theo quy định của Nhà nước về thanh tra

Một số điểm khác biệt cơ bản giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành để giúp chúng ta phân biệt và hiểu rõ hơn về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành như sau:

Thứ nhất, về khái niệm giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

+ Thanh tra hành chính được hiểulà hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ví dụ: Trong quý I/2019, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện 62 cuộc thanh tra hành chính và phát hiện 20 đơn vị có vi phạm, vi phạm về kinh tế gần 19 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 28 tập thể và 12 cá nhân.

Ví dụ: Thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội như: Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Qua đó, đã chấn chỉnh những tồn tại, vi phạm, đề ra những biện pháp để các đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính là Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cũng có thể ra quyết định và thành lập Đoàn thanh tra.

Ví dụ: Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/4/2016 về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, gắn với hướng dẫn, định hướng chương trình kế hoạch thanh tra năm 2018 đối với các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành là Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở cũng có thể ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Ví dụ: Ngày 03/01/2018, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-BHXH về kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành và kiểm tra năm 2018. Theo đó, năm 2018, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành và thanh tra chuyên ngành tại 30 tỉnh, thành phố (với gần 300 đơn vị sử dụng lao động và cơ sở khám, chữa bệnh); giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành tại 5.396 đơn vị.

Đối tượng của của hoạt động thanh tra hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có quan hệ về mặt tổ chức với cơ quan quản lý.

Còn đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn.

Ví dụ: Thanh tra Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ tiến hành thanh tra cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện. Vậy đối tượng thanh tra ngành được hiểu là cơ quan cùng ngành như là cấp dưới của cơ quan tiến hành thực hiện thanh tra.

Đối với hoạt động thanh tra hành chính : thông thường là việc thanh tra, đánh giá toàn diện, mọi mặt của đối tượng hoặc thanh tra, đánh giá một mặt của đối tượng.

Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực, hoạt động chuyên môn.

Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành do các Thanh tra viên, người được giao thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện trong phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn được giao.

Đối với thanh tra hành chính được chia thành các cấp như sau:

+ Thanh tra Chính phủ tiến hành: Không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày.

+ Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành : không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày

+ Thanh tra huyện : Không quá 30 ngày , kéo dài không quá 45 ngày

Đối với thanh tra chuyên ngành:

+Đối với độc lập :Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc , kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

Thứ bảy, thành viên trong đoàn thanh tra

Đối với đoàn thanh tra hành chính sẽ bao gồm các thành viên sau:

+Đoàn thanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.

Đối với đoàn thanh tra chuyên ngành sẽ bao gồm các thành viên sau:

+ Đối với các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, gồm: Thanh tra bộ; thanh tra sở; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đây là các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước.

+ Đối với chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là cá nhân, gồm: Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành: Bộ trưởng, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chánh thanh tra bộ, chánh thanh tra sở; những người trực tiếp tiến hành thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra; các thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

Trong hoạt động thanh tra hành chính thì việc thanh tra có các chức năng cơ bản như sau:

+ Thực hiện việc thanh tra hành chính ở cấp Bộ sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

+ Thực hiện việc thanh tra hành chính ở cấp Sở sẽ giúp cho việc tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Trong hoạt động thanh tra, chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành có các đặc điểm sau:

+Thứ nhất, chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành mang tính quyền lực Nhà nước và thực hiện quyền lực Nhà nước để tiến hành các hoạt động thanh tra.

Thanh tra là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chủ thể tiến hành thanh tra phải tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ thể tiến hành thanh tra đều có nhiệm vụ, quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó.

+Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ thể hiện vai trò chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành trong giai đoạn lịch sử cụ thể hoặc khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể.

Năng lực chủ thể tiến hành thanh tra của cơ quan thanh tra Nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật của Nhà nước quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, chuyên môn – kỹ thuật, như bộ, sở.

Nâng Cao Vai Trò Lực Lượng Công An Trong Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình – Công An Tỉnh Quảng Bình

Phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta; từ các nhiệm kỳ Đại hội trước, Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng từ đầu năm đến nay; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng, như là: Chương trình phòng, chống tham nhũng năm 2018, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong Công an tỉnh….

Lực lượng Công an các cấp trong tỉnh đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội; tập trung tuyên truyền, quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, như: Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tăng cường tuyên truyền đối với các tầng lớp dân cư; nhân rộng điển hình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Công an tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng để chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện. Bên cạnh công tác phòng ngừa xã hội, đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, tập trung nắm tình hình, rà soát các địa bàn, quản lý các đối tượng; tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có các biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót, góp phần hạn chế và đi đến triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, không để tội phạm tham nhũng lợi dụng hoạt động.

Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về tham nhũng nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tính chất ngày càng tinh vi, nghiêm trọng, có sự móc nối, câu kết của đối tượng trong và ngoài cơ quan Nhà nước, trong đó tập trung ở những khâu, bộ phận yếu trong công tác quản lý, nơi dễ bị sơ hở mà tội phạm thường lợi dụng hoạt động; nơi mà cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống sa ngã, tiêu cực, là nhóm nguy cơ cao phạm tội tham nhũng. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, liên tục, đúng pháp luật với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới có sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn, góp phần ngăn chặn, loại bỏ dần điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm về tham nhũng, lực lượng Công an tập trung thực hiện một số công tác đó là:

1. Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ nạn tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng. Tham mưu chỉ đạo làm tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, trước hết là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách, thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ; quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Công an tỉnh. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, nâng cao nhận thức, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh; khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an; quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành và quy định về những điều đảng viên không được làm. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân; nâng cao vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng Công an các cấp trong việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng ngay từ cơ sở, để phát hiện, xử lý cán bộ, chiến sỹ vi phạm quy trình công tác, thiếu trách nhiệm hoặc tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp có dấu hiệu của tội phạm về tham nhũng.

3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm về tham nhũng, nhất là trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm về kinh tế và chức vụ. Chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng; đảm bảo các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo, cung cấp tin báo về tội phạm tham nhũng.

Thượng úy, Ths Nguyễn Văn Dũng       

Phòng Tham mưu Công an tỉnh Quảng Bình

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Trạng Về Tổ Chức, Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính Của Công An Tỉnh Quảng Bình Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Hành Chính – Công An Tỉnh Quảng Bình trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!