Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Trong Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Đồng Hới mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian vừa qua, Ngành Y tế và đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát VSATTP. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về VSATTP còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, người dân trên điạ bàn về lĩnh vực an toàn thực phẩm còn hạn chế. Trong cuộc sống hàng ngày, nhân dân sử dụng thực phẩm đa số là chưa kiểm duyệt về mặt y tế nên dư lượng phụ gia, chất bảo quản trong một số mặt hàng còn vượt mức quy định. Mặt khác, mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết không đầy đủ về chất lượng ATVSTP nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra.
Thức ăn hè phố là một điểm nóng, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa quản lý được, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố đang là vấn đề khó khăn. Đặc biệt là tình trạng thực phẩm đã chế biến sẵn bán tại các chợ rất phổ biến, trong khi đó, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ chế biến và vệ sinh cá nhân người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa bảo đảm.
Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, để vấn đề chất lượng ATVSTP không còn là nỗi lo của cộng đồng và xã hội, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, duy trì và phát triển nòi giống dân tộc Việt Nam bền vững, cần có những giải pháp cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Các cấp cần thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành ATVSTP đủ quyền lực để giải quyết đến mức cao nhất những vi phạm về ATVSTP; Nâng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm.
-Thứ hai: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lý việc sử dụng các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp; nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất, sau thu hoạch.
– Thứ ba: Ngành Y tế cần có biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh trong dịch vụ ăn uống, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, nên chăng ở cấp xã, phường cần có một bán chuyên trách về an toàn thực phẩm để quản lý thức ăn đường phố.
– Thứ tư: Nâng cao hơn nữa cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và cho toàn xã hội; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng nhằm thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước về ATVSTP được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
– Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn.
Vì sức khoẻ cộng đồng, vì một thành phố Đồng Hới du lịch, thời gian tới thành phố sẽ có những biện pháp cụ thể, đồng bộ hơn nữa trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm.
Nguyễn Văn Năm
Thực Trạng Và Giải Pháp Giáo Dục Pháp Luật Trong Nhà Trường Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục pháp luật theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04-11-2013, giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần được đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá… để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện.
Để triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết Chương trình phối hợp số 307A/CTrPH-STP-SGDĐT ngày 17-5-2016 về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường; ngày 29-9-2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2017-2021”. Việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch trên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường trên địa bàn thành phố, bảo đảm tốt an ninh trật tự trong nhà trường, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh góp phần ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực xong vẫn còn một số khó khăn nhất định như ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học còn hạn hẹp; nội dung bài giảng môn đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường còn khô khan, chưa thực sự truyền cảm đối với người dạy và người học. Bên cạnh đó một số thầy, cô giáo chưa qua đào tạo môn giáo dục công dân nhưng do yêu cầu thực tế được phân công để dạy nên chất lượng chưa cao…Từ thực trạng trên đòi hỏi cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong thời gian tới trên địa bàn thành phố:
Cần tăng cường công tác phối hợp giữa hai Ngành Tư pháp và GD-ĐT nhằm thực hiện tốt việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
Cần có cơ chế rõ ràng về sự phối hợp của các ban, ngành chức năng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật thông qua các kênh thông tin như truyền thanh, truyền hình, sách, báo…
Cần chỉ đạo, tham mưu các đơn vị cơ sở tiếp tục nhân rộng mô hình Câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật bằng những hình thức hấp dẫn các em tham gia như thi đua giải quyết các tình huống pháp luật có thưởng; trình bày tiểu phẩm về pháp luật; tổ chức phiên tòa giả định… Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân, môn pháp luật để khuyến khích giáo viên trong công tác giảng dạy và việc học tập của học sinh.
Hà Chi
Một Số Biện Pháp Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được dư luận quan tâm. Thực tế trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không an toàn vệ sinh và kém chất lượng như các thực phẩm tươi sống, rau xanh… phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân.Vì ham giá rẻ các bà nội trợ đã mua phải nhiều thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như: viêm dạ dày, ung thư…
Thêm vào đó các chợ tự phát mọc lên ngày càng nhiều làm cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở thành vấn đề nan giải. Nhiều người dân tới chợ tự phát mua thịt heo, cá, gà, vịt, rau xanh… không rõ xuất sứ nguồn gốc đã tự mình mua về những thứ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe từ đó tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm dịch để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời chính người dân cũng tự nâng cao nhận thức để nhận biết được những thực phẩm không an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và những người thân trong gia đình, tránh mua phải những thực phẩm không an toàn. Đây là vấn đề không chỉ là trách nhiệm của mỗi người, mỗi ngành mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần thực hiện các biện pháp sau:
Các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra, xử phạt các cơ sở sản xuất -kinh doanh các thực phẩm không an toàn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường tuyên truyền luật an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách, báo, phát tờ rơi để giáo dục, nâng cao sự hiểu biết, ý thức tự bảo vệ mình cho người sản xuất và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà nước đầu tư kinh phí để mở các lớp huấn luyện về an toàn thực phẩm cho những người đang kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Khi đi mua hàng thì người tiêu dùng nên chú ý:
Không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không mua các sản phẩm đã quá hạn sử dụng, không mua những thực phẩm tươi sống đã đổi màu hoặc có mùi lạ.
Nênmua thực phẩm tại các chợ truyền thống, các siêu thị để đảm bảo thực phẩm có chất lượng tốt.
QUỲNH PHƯƠNG
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Tuyên Truyền Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Trên Địa Bàn Thành Phố Trà Vinh
Tuyên truyền pháp luật trên địa bàn phường 9
Thành phố Trà Vinh là trung tâm của tỉnh có diện tích tự nhiên 6.803,5 ha chiếm gần 3% diện tích của tỉnh, với 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 09 phường và xã Long Đức. Nằm ở phía Nam sông Tiền, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên của tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện Càng Long, phía Nam và Đông giáp huyện Châu Thành với nhiều cơ quan Đảng, chính quyền, các Sở, Ban, ngành tỉnh và thành phố đóng trên địa bàn. Là nơi giao lưu kinh tế giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận; với nhiều doanh nghiệp, công ty, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty 100% vốn nước ngoài; thành phần kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ và mua bán nhỏ.
Hiện nay, kinh tế của thành phố Trà Vinh đang trên đà phát triển, nhiều dự án, công trình đã và đang triển khai thực hiện, cơ sở hạ tầng từng bước đi vào hoàn thiện, bộ mặt thành phố ngày càng thay đổi, đời sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tình hình an ninh chính trị được giữ vững ổn định, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh địa phương hoàn thành tốt…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thì tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội từng lúc, từng nơi còn xảy ra, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cờ bạc trá hình thông qua trò chơi điện tử game bắn cá, mua bán ma túy, tình hình sử dụng trái phép chất ma túy, hoạt động băng nhóm, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi…còn diễn biến phức tạp. Do đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Trà Vinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật từ đó xây dựng ý thức “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trong những năm vừa qua công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng được củng cố, hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Phổ biến giáo dục pháp luật là bước đầu tiên trong việc đưa các chính sách pháp luật đến với người dân nên đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hầu hết các chính sách, văn bản pháp luật đều được phổ biến, tuyên truyền đến người dân. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được quan tâm trang bị. Các hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú, đa dạng phù hợp với từng vùng, nhóm đối tượng đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn đều được tiếp cận với các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn thành phố, kéo giảm các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương.
Tuy nhiên ngoài những kết quả đạt được nêu trên, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn còn một số hạn chế, thiếu sót: Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy hết vai trò, một số ban ngành, đoàn thể có triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhưng chưa thường xuyên; Hình thức tuyên truyền được áp dụng chủ yếu vẫn là tuyên truyền miệng chưa thật sự thu hút được nhiều tầng lớp người dân đặc biệt là giới trẻ.
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót nêu trên là do: nhận thức về vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật sự đúng vẫn còn xem công tác này là trách nhiệm của cơ quan tư pháp; Đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật đa số là hoạt động kiêm nhiệm nên chưa đầu tư nhiều cho việc xây dựng tài liệu tuyên truyền cũng như lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng vùng và nhóm đối tượng; Cơ sở vật chất đầu tư, trang bị cho công tác tuyên truyền tuy được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu sót; Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm chưa được chú trọng, quan tâm nhiều. Ngoài ra ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức và cá nhân chưa cao đặc biệt trong các lĩnh vực như: giao thông đường bộ, lấn chiếm vỉa hè, xây dựng không phép…
Nhằm giúp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đạt được hiệu quả cao, phát huy đúng với vai trò là cầu nói để đưa pháp luật vào đời sống trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
Một là: Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xem đây là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và thành viên, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, công tác xét xử của Tòa án, Thi hành án…
Hai là: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cũng như công nhận các tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở có đủ trình độ, hiểu biết về pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong hoạt động hòa giải.
Ba là: nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp với từng vùng, nhóm đối tượng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền đẩy mạnh việc tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Bốn là: Biểu dương, nhân rộng các mô hình hay có hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm giúp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật có cơ hội giao lưu, học tập lẫn nhau.
Có thể thấy rằng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, là khâu đầu tiên trong việc đưa các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đến với người dân. Để thực hiện tốt công tác này ngoài những giải pháp nêu trên các cấp, ngành cần phải nêu cao hơn nữa nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn cũng như cơ quan, đơn vị theo đúng tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 1320/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức và Nhân dân thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, kéo giảm các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương./.
Tin, ảnh: Nguyễn Nhựt Thanh – Chuyên viên Phòng Tư pháp thành phố Trà Vinh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Trong Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Đồng Hới trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!