Đề Xuất 3/2023 # Thực Trạng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam # Top 5 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Thực Trạng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Trạng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiềm năng thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo khảo sát của Trung Tâm Thương Mại Điện Tử MuaBanNhanh, lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam có nhiều biến động với sự ra đi của nhiều doanh nghiệp lớn nhưng cũng không ít doanh nghiệp phát triển bền vững. Thị trường TMĐT Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn so với các nước trong khu vực. Để hiểu hơn thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, tham khảo một số thông tin chia sẻ trong bài viết sau.

Thời đại công nghệ số 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến, bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho không ít lĩnh vực kinh doanh tại nước ta. Chính vì vậy, cụm từ thương mại điện tử hiện nay đã không còn quá xa lạ và lĩnh vực này còn được đánh giá là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ song hành cùng với sự phát triển của Internet và nền tảng công nghệ thông tin ngày càng được hiện đại hoá.

Theo một kết quả thống kê cho thấy, có khoảng 64 triệu người dân Việt Nam đã sử dụng Internet và trung bình mỗi người sẽ truy cập Internet 2 giờ/ngày; số người sử dụng smart phone hiện nay ở Việt Nam chiếm khoảng 82% dân số và nhiều người còn sử dụng hơn 02 chiếc điện thoại. Điều này cho thấy khả năng truy cập vào các website thương mại điện tử lớn hơn bao giờ hết. Đây chính là nền tảng để lĩnh vực Ecommerce phát triển mạnh ở nước ta.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng đang quen dần với lĩnh vực mua sắm trực tuyến khi các thiết bị điện tử đã không còn quá xa lạ. Ngoài ra, với sự thay đổi của xã hội và nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, thời gian dành cho việc ra ngoài mua sắm sẽ hạn chế rất nhiều và thương mại điện tử sẽ trở thành lựa chọn phù hợp.

Doanh số của thương mại điện tử hiện nay chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng quy mô của thị trường bán lẻ Việt Nam, vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực, nhưng với sự cải thiện của các dịch vụ vận chuyển, uy tín người bán và nhận biết của người dân về TMĐT ngày càng được nâng cao, tiềm năng phát triển của thị trường TMĐT Việt Nam sẽ có những bước tăng đột phá trong thời gian tới. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thương mại điện tử cho nhân lực công ty qua các khoá học trực tuyến để nắm bắt thị trường và phát triển tốt hơn.  

Thêm vào đó, sự gia nhập sân chơi của những những thương hiệu TMĐT lớn từ nước ngoài chắc chắn sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước quan tâm và có sự đầu tư đúng mức để có thể giành được lợi thế trong cuộc đua giành thị phần. Và lúc này, người hưởng lợi nhất trong thương mại điện tử chính là khách hàng vì có thể mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận tiện hơn.

Những thách thức và rào cản đối với doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước

Thách thức và rào cản Sự ảnh hưởng Thị trường hàng hoá nhiều sức hút của nước ngoài

Hàng hoá của nước ngoài phong phú, đa dạng và chất lượng hơn nên người tiêu dùng và đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện vẫn khá ưa chuộng mua hàng trực tuyến qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay…

Làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại tại Việt Nam cho thấy nếu ko có sự quan tâm đúng mức thì thương mại điện tử trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt

Các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước cũng như các “ông lớn” từ nước ngoài.

Trong thị trường TMĐT, tiềm lực phát triển chính là một trở ngại của các doanh nghiệp trong nước khi muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử của nước ngoài.

Các doanh nghiệp nước ta sẽ gặp phải sai lầm trong các giải pháp thương mại điện tử không phù hợp và không thu được nguồn lợi gì cho mình nếu không có sự nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng thị trường.

Sự e ngại và vẫn còn thiếu tin tưởng của người tiêu dùng

Người dân vẫn còn chưa có nhiều niềm tin đối với môi trường giao dịch kinh doanh thương mại không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp.

Người tiêu dùng còn lo ngại khi sử dụng thanh toán trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử do vấn đề bảo mật trong thanh toán.

Tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam hỗ trợ phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) chiếm tỷ lệ cao hơn các nước trong khu vực (khoảng hơn 80% trong khi tại Singapore và Malaysia thì tỷ lệ này chỉ 20%).

Số lượng người dùng Internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực.

Không chú trọng hoạt động nghiên cứu thị hiếu khách hàng trong nước lẫn nước ngoài

Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp hiện nay, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã làm mất đi cơ hội bán hàng trực tiếp ra nước ngoài mà không cần qua trung gian.

Uy tín của doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trong nước vẫn còn chưa được đánh giá cao khi so với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến toàn cầu.

Chất lượng, mẫu mã của những sản phẩm trong nước vẫn chưa bằng được với những sản phẩm tương tự của các nước khác.

Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt

Vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa thể khiến người tiêu dùng an tâm.

Rào cản khiến cho các công ty thương mại điện tử trong nước gặp khó khi cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác vì các lý do: các công cụ xây dựng phần mềm vẫn còn trong giai đoạn phát triển; tốc độ Internet không ổn định; hệ thống thông tin Internet vẫn còn khả năng xuất hiện các đợt virus tấn công làm các tệp dữ liệu bị phá hủy, tin tặc có thể truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông tin khách hàng, hủy hoại dữ liệu

Các giải pháp cần thực hiện để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Hoàn thiện môi trường pháp lý: Để TMĐT thuận lợi trong hoạt động và phát triển, cần ban hành và thực thi các đạo luật, các văn kiện dưới luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử.

Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng: TMĐT phát triển song hành cùng nền tảng công nghệ thông tin và Internet. Vì vậy, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và mạng internet cần được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển để tạo ra các thiết bị điện tử – tin học – viễn thông đầy đủ, ổn định phục vụ tốt cho các hoạt động của TMĐT, đặc biệt là trong môi trường hội nhập với quốc tế như hiện nay.

Đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử: Cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử như các giao dịch xấu (ma túy, buôn lậu, bán hàng giả…); phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Các DN và các sàn thương mại điện tử cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử để củng cố lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch trực tuyến. Thực hiện được điều này, chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử ở nước ta sẽ được thu hẹp hiệu quả.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành TMĐT: TMĐT gắn liền với công nghệ thông tin. Chính vì vậy, lĩnh vực TMĐT cần có nguồn nhân lực có chuyên môn vững về tin học để bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho TMĐT cũng như có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế thời đại công nghệ số 4.0. Ngoài ra, nhân lực ngành TMĐT cũng cần có sự hiểu biết nhất định về thương mại, luật pháp trong nước và quốc tế, ngoại ngữ để có thể hoà nhập vào với thị trường TMĐT toàn cầu ngày nay.

FAQ: Những câu hỏi về thực trạng kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam

Xu thế phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay là gì?

Số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động ngày càng nhiều; sự thay đổi thuật toán của Google ưu tiên cho những website thân thiện với thiết bị di động… Đó chính là những yếu tố để thương mại điện tử có xu thế chuyển qua kinh doanh trên nền tảng di động, thiết bị di động.

Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng và tập trung phát triển kinh doanh trên nền tảng di động với các ứng dụng di động, thiết kế web có giao diện thân thiện với điện thoại thông minh, máy tính bảng…. Họ hiểu rằng để thu hút được số đông người tiêu dùng có thói quen lướt Internet bằng thiết bị di động thì sự chuyển hướng xu thế kinh doanh thương mại điện tử này là thật sự cần thiết.

Thương mại điện tử có áp dụng dễ dàng và thích hợp cho các ngành nghề kinh doanh không?

TMĐT có thể áp dụng cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, cần tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng thương mại điện tử vào giai đoạn phù hợp. Kinh doanh điện tử thật sự phù hợp với ngành bán lẻ tiêu dùng. Sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch thương mại điện tử…mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới. Song song đó, thương mại điện tử cũng góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

Doanh nghiệp đầu tư cho thương mại điện tử có tốn kém không?

Trong kinh doanh, để đạt hiệu quả và thu được lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp luôn có những sự quan tâm đầu tư đúng mức cho các hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như bán hàng. Đầu tư cho thương mại điện tử cũng chính là hình thức đầu tư phù hợp xu hướng ngày nay để thúc đẩy được hiệu quả kinh doanh trong việc bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, thương mại điện tử mang lại những hiệu quả và lợi ích lớn hơn nhiều lần so với chi phí phải bỏ ra nếu bạn biết đầu tư đúng cách.

Tags:

Tags:

4 Giải Pháp Thúc Đẩy Thương Mại Điện Tử Tại Việt Nam

Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, thương mại điện tử đã trở thành dấu ấn của nền kinh tế số trong đời sống của người dân Việt Nam. Nguồn: internet

Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2018 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát hành mới đây, năm 2018, toàn ngành thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô 8,06 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2017, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành thương mại điện tử ở Việt Nam khi mà các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến bằng công nghệ hiện đại đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống.

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone ngày cành nhiều. Việt Nam hiện là quốc gia được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển song thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn những trở ngại cũng như thách thức trong quá trình phát triển.

Chia sẻ mới đây tại một hội thảo, ông Bùi Huy Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng để có thể phát triển được thương mại điện tử một cách bền vững cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy khung pháp lý nói chung vẫn còn nhiều mảng trống cần phải hoàn thiện. Do đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số là một nội dung quan trọng cần được xác định để định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Thứ hai, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin

Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng. Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của thương mại điện tử lưu thông trong đó. Việc thực hiện này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên, các Bộ ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến phương thức thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển với hàng loạt các ứng dụng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay người tiêu dùng còn đang e ngại về tính tiện dụng và độ bảo mật của phương thức thanh toán này. Bên cạnh đó sự quản lý trên phương diện tài chính tiền tệ còn chưa thực sự đầy đủ, chưa nhất quán, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới còn nhiều bất cập mà chúng ta chưa giải quyết được.

Để thương mại điện tử phát triển một bước cao hơn, việc thanh toán trực tuyến là yêu cầu tất yếu. Để làm được việc này, ngoài việc các ngân hàng, các trung gian thanh toán hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, cần có những tác nhân, biện pháp cụ thể để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng logistics

Logistics là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí đơn hàng giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, hạ tầng và năng lực logistics còn tác động tới sự thành công hay thất bại của một đơn hàng, từ đó tác động tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Do vậy, để đảm bảo cho thương mại điện tử phát triển thì cùng với đó hạ tầng logistics nói chung cũng như hạ tầng logistics cho thương mại điện tử cần được đầu tư hoàn thiện. Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, giải pháp về thị trường

Có thể nói nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa thấy hết tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại. Do đó, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng về thương mại điện tử, hiểu được những tác dụng tích cực mà công nghệ cũng như thương mại điện tử mang lại, cách thức ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng để có thể làm thay đổi thói quan tập quán kinh doanh và tiêu dùng theo phương thức truyền thống theo hướng hiện đại hơn, hiệu quả hơn.

Về phía cơ quan quản lý, cần hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoài nước một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới một cách bài bản hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất Việt đa dạng hóa các kênh xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài.

Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Vào Logistics

Việt Nam đang ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics như thế nào? Giải pháp nào cho e-logistics Việt Nam? Những vấn đề trên đã được đề cập đến trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talents 2018 và dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sinh viên trên cả nước.

Đặt vấn đề ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics

Vietnam Young Logistics Talents 2018 là cuộc thi về Logistics đầu tiên tại Việt Nam dành cho sinh viên trên cả nước. Chương trình do Mạng lưới đào tạo Logistics Việt Nam kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Ngày 27/10/2018 vừa qua đã diễn ra vòng thi bán kết khu vực ở cả 2 miền Bắc – Nam và thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên cũng như các doanh nghiệp để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Giải pháp nào cho việc ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam?

Chi phí Logistics

Ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics (e-Logistics)

Cách mạng 4.0 và Logistics

Giải cứu nông sản

Trong đó, vấn đề đáng quan tâm lớn nhất là ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics. Chúng ta có thể thấy, một khi ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics hiệu quả, chi phí Logistics sẽ được giảm thiểu đáng kể, vấn đề nông sản cũng dễ dàng được giải quyết hơn.

Tác động của Thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam

Thời đại vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL) do khách hàng thay đổi hành vi

Khi Việt Nam chưa ứng dụng thương mại điện tử vào logistics, vận chuyển nguyên công (FCL – full container load) là hình thức vận chuyển chính trong logistics. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức này không phù hợp với đặc điểm ngành Logistics ở Việt Nam. Đặc biệt, khi logistics gắn liền với thương mại điện tử, cùng với sự thay đổi của hành vi mua hàng của khách hàng, hình thức vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL – Less than container load) trở nên hợp lý hơn.

Bán hàng online phát triển kéo theo nhu cầu vận chuyển nhanh với số lượng khách hàng lớn và phân tán rộng khắp vùng miền có Internet. Mặt khác, các công ty Việt Nam chưa đủ điều kiện để mua một khối lượng hàng hóa lớn như các công ty nước ngoài. Những đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp logistics phải quan tâm tới giải pháp hạn chế hàng tồn kho và gom hàng tối ưu, tiết kiệm chi phí.

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng do xu hướng bán hàng đa kênh (Omni – channel)

Xu hướng bán hàng đa kênh (Omni – channel) là một phương thức thương mại tất yếu trong kinh doanh. Với omni – channel, khách hàng sẽ đặt hàng online và nhận hàng tại cửa hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh không còn chỉ tập trung vào bán hàng online hay bán hàng offline nữa mà phải có sự kết hợp linh hoạt giữa 2 hình thức này. Từ một kho hàng tổng, các doanh nghiệp có xu hướng tách biệt trung tâm quản lý đơn hàng và trung tâm phân phối hàng hóa riêng.

Thực trạng của Thương mại điện tử và Logistics tại Việt Nam

Chi phí Logistics cao

Theo VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), chi phí Logistics Việt Nam còn khá cao, khoảng hơn 16,8%. Trong khi đó, chi phí trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 12,5%. Nguyên nhân của thực trạng trên nằm ở việc chưa áp dụng được ứng dụng công nghệ trong các khâu logistics. Cụ thể đó là:

Chi phí logistics cho vận tải: Theo thống kê, chi phí Logistics chiếm tới 20,9% tổng GDP. Trong đó, chi phí vận tải chiếm tới 59%. Con số này cao gấp khoảng 4 lần so với các nước phát triển. Một thực tế đáng chú ý là số lượng xe vận tải hàng hóa không có hàng trên đường về chiếm tới 50%. Mặt khác, hạn chế về phương tiện vận tải và hệ thống cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan phức tạp cũng góp phần đẩy cao chi phí logistics. Cùng với đó là đầu tư từ phía nhà nước còn hạn chế. Phương thức vận tải đường bộ là phương thức tốn chi phí nhiều nhất nhưng lại được nhà nước tới gần 90% nguồn vốn cơ sở hạ tầng.

Chi phí nhân lực: Chính vì quá trình Logistics Việt Nam còn mang tính thủ công, nhỏ lẻ nên chi phí nhân lực cũng vì thế mà còn ở mức cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang trong tình trạng thiếu nhân lực Logistics chất lượng cao. ¾ nhân lực Logistics Việt Nam thiếu kiến thức toàn diện. Đặc biệt, nhân lực Việt Nam còn hạn chế về trình độ Tiếng Anh chuyên môn và kiến thức CNTT. Đến năm 2030, chúng ta cần 250.000 nhân sự cho ngành này. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức trong khâu đào tạo và giữ chân nhân lực trong ngành.

Quản lý kho hàng, chuỗi cung ứng còn hạn chế

Việc ứng dụng thương mại điện tử vào logistics đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khả năng quản trị đơn hàng và phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa bắt kịp được với xu hướng đó. Xu hướng bán hàng đa kênh yêu cầu cửa hàng phải tích hợp và thống nhất hành vi mua hàng của khách hàng trên tất cả các kênh bán hàng.

Thực tế khách hàng chưa cảm thấy thỏa mãn do lỗi phát sinh trong quá trình xử lý đơn hàng còn rất nhiều. Mặt khác, việc quản lý đơn hàng chưa kết hợp được với một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng giao hàng chậm với không đúng thời điểm. Đây cũng là lý do mà một lượng lớn đơn hàng đến tay cửa hàng nhưng lại không giúp cửa hàng tăng doanh thu. Ngược lại, cửa hàng phải tốn thêm chi phí phát sinh trong quá trình xử lý.

Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics hiệu quả

Một đội thi trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talent 2018 đã đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Thương mại điện tử vào logistics. Bằng một ứng dụng thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để xây dựng trung tâm xử lý đơn hàng theo mô hình Amazon đã áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp trên còn sơ khai và cần được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn để hoàn thiện.

chúng tôi là một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, giúp tích hợp đơn hàng trên các kênh bán hàng online và offline. Với hệ thống quản lý kho hàng Bota , chăm sóc khách hàng qua chat trực tuyến BOTA CHAT và quản lý bán hàng đa kênh (Omni – channel), chúng tôi là giải pháp nâng cao hiệu quả trong ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam.

Thực Trạng Và Giải Pháp Cho Vấn Đề An Toàn Và Bảo Mật Trong Thương Mại Điện Tử

I. Giới thiệu chung về thương mại điện tử 2

1. Thương mại điện tử – Electronic Commerce (EC) 2

2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử 5

3. Các loại thị trường điện tử 5

II. Gian lận trong TMĐT 7

1. Gian lận trong TMĐT là gỡ? 7

2. Ai có nguy cơ bị gian lận trực tuyến? 9

3 Bảo vệ hoạt động kinh doanh trước các hành vi gian lận 10

III. Xõy dựng chớnh sỏch bảo mật 12

1. Những chuẩn bị cần thiết 12

2. Thiết lập cỏc quy tắc bảo mật 15

3. Hoàn thiện chớnh sỏch bảo mật 17

IV. Bảo mật thụng tin 18

1. Mục tiờu của bảo mật thụng tin 18

2. Các giai đoạn của quá trỡnh bảo mật thụng tin 19

3. Thế nào là một hệ thống an toàn thụng tin? 21

V. An toàn và bảo mật trong thanh toán điện tử 21

1. Phương pháp mó húa 22

2. Chữ ký số 24

3. Chứng chỉ số 26

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỂ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 28

I. Bảo vệ mạng doanh nghiệp 28

1. Firewall 28

2. Cụng nghệ tunnell 29

3. Những hạn chế về mặt an toàn 29

4. Việc quản lớ an ninh 30

5. Cấu hỡnh an ninh cho mạng doanh nghiệp 30

II. Giải pháp an toàn trong thanh toán điện tử 35

1. Giao thức tầng cắm an toàn (Secure Sockets Layer – SSL) 35

2. Giao thức giao dịch an toàn (Secure Electronic Transaction) 36

III. Những hỡnh thức gian lận trong TMĐT và cách phũng chống 38

1. Phishing 38

2. Spear Phishing 38

3. Pharming 39

4. Cỏc phũng chống gian lận 39

IV. Những hỡnh thức tấn cụng 42

1. Tấn cụng từ chối dịch vụ – DOS 42

2. Cỏc phũng chống tấn cụng DoS 46

3. Tấn cụng SQL Injection 51

4. Các phương thức phũng chống tấn cụng SQL Injection 55

Tài liệu tham khảo 58

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Trạng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!