Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Phòng Chống mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ hai, 11/11/2019 – 09:32′
Tham nhũng “vặt” là vấn nạn của đất nước, đã và đang “gặm nhấm”, làm suy đồi đạo đức xã hội, mục ruỗng thể chế chính trị. Nhận diện, chỉ rõ thực trạng, hệ lụy, nguyên nhân và đề ra giải pháp để từng bước triệt tiêu vấn nạn này là yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trước hết là của cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp.
I – Thực trạng, hệ lụy và nguyên nhân tham nhũng “vặt” ở nước ta
Hiện nay, tham nhũng đã trở thành nguy cơ hiện hữu dẫn đến sự suy đồi văn hóa, đạo đức của con người, xã hội; lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Tham nhũng thường có hai loại: tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt”. Tuy nhiên, ranh giới giữa tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt” rất mỏng manh, chia ra như vậy là để phân biệt một cách tương đối nhằm tìm ra phương thuốc đặc trị từng loại. Tham nhũng “vặt” là hành vi của những người: “a. Cán bộ công chức, viên chức; b. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d. Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”1 lợi dụng chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ để nhũng nhiễu, gây khó khăn nhằm vụ lợi từ tổ chức, doanh nghiệp và người dân, với giá trị vật chất không lớn, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này diễn ra từ lâu, hằng ngày, ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, tổ chức và các vị trí khác nhau ở cấp cơ sở2, thậm chí gần như đã trở thành “thông lệ”, “thói quen”, hình thức “bôi trơn”, “văn hóa” của không ít cán bộ, công chức, viên chức. Nó được ví như “bệnh ghẻ ruồi”, cứ dấm dứt, dai dẳng, dễ lây lan, làm cho từng cá nhân, cả xã hội bức xúc, bất an và “tình trạng tham nhũng “vặt” vẫn chưa được ngăn chặn, kiềm chế”3.
Tham nhũng “vặt” nhưng hậu quả thì không hề “vặt” và rất khó lường. Đó là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; làm xói mòn giá trị đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; làm hư hỏng cán bộ, gây phiền toái cho nhân dân và những công chức, viên chức chân chính của nhà nước. Tuy giá trị vật chất không lớn, nhưng nó đã góp phần vào làm thất thoát tài sản, công sức của Nhà nước, quyền lợi, vật chất của nhân dân, từng bước “gặm nhấm” làm rối loạn các giá trị chuẩn mực xã hội, làm suy yếu cơ quan công quyền; đồng thời, là cơ sở để cho tham nhũng “lớn” phát triển, làm lũng loạn xã hội. Tham nhũng “vặt” làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, gây nên tiền lệ “xin – cho”, “lót tay” trong đấu thầu kinh doanh, v.v. Đặc biệt, nó là căn nguyên dẫn đến sự giảm sút lòng tin của con người với con người trong xã hội, của các thành viên trong tổ chức; là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng công kích, chống phá Đảng, chế độ và sâu xa hơn là làm xói mòn lòng tin của nhân dân với thể chế chính trị, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước trong lòng nhân dân và trên trường quốc tế.
Sở dĩ có hiện tượng đó, là do xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cùng nhau tác động, thúc đẩy làm cho tham nhũng “vặt” ra đời, phát triển. Về nguyên nhân khách quan, tham nhũng dù “lớn”, hay “vặt” cũng đều là hiện tượng xã hội, là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực, đạo đức công vụ. Nó tồn tại ở mọi chế độ xã hội có giai cấp, ở mọi hình thức nhà nước, với mức độ khác nhau. Điển hình là, khi trình độ quản lý nhà nước lạc hậu; mức sống của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở cơ sở còn thấp; những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội bị xáo trộn; người dân, doanh nghiệp có xu hướng tìm mọi cách để thực hiện bằng được mục đích trong cuộc sống và tối ưu hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vận hành, quản lý xã hội, quản lý sản xuất, kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán; việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương còn bất cập; việc quản lý tài sản, vốn của nhà nước còn lỏng lẻo; dư luận xã hội còn thờ ơ, hoặc phản ứng chưa đủ mạnh, thậm chí có lúc “đồng lõa”,… cũng tạo mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, tham nhũng “vặt” tồn tại, phát triển.
Về nguyên nhân chủ quan, là do: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chậm chuyển biến”4. Cùng với đó, công tác cải cách hành chính còn chậm và lúng túng; nạn giấy tờ, thủ tục hành chính còn rất phiền hà, bất hợp lý. Các chế độ kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức chưa rõ ràng, thiếu hiệu quả. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn bất hợp lý, chậm được cải cách. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tham nhũng “vặt” chưa toàn diện, đồng bộ, thiếu những nội dụng đột phá, thậm chí còn bị coi nhẹ ở một số cơ quan, đơn vị. Việc phát hiện cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chưa kịp thời và khi xử lý thì còn nương nhẹ, nể nang, thiếu cương quyết; chưa có cơ chế khen thưởng những tập thể, cá nhân kiên quyết đấu tranh chống hiện tượng tham nhũng “vặt” và có nhiều thành tích trong loại bỏ tệ nạn xã hội này. Nhiệm vụ của cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa rõ ràng, còn chồng chéo, cơ chế phối hợp chưa cụ thể, nhất là chưa có những công cụ phát hiện, xử lý tham nhũng, tham nhũng “vặt” thật sự hữu hiệu. Việc huy động, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng, tham nhũng “vặt” chưa được quan tâm đúng mức, còn hình thức, thiếu hiệu quả. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, v.v.
Vì thế, nhìn thẳng vào sự thật, nhận diện đúng thực trạng, hệ lụy và nguyên nhân của tham nhũng “vặt”, đề ra những nội dung, giải pháp đủ mạnh để đấu tranh, phòng, chống tham nhũng “vặt” hiệu quả là trách nhiệm chính trị, nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết là của cấp ủy, người đứng đầu các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị.
Thực Trạng Chất Lượng Không Khí, Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Chiều ngày 4/6/2020 được sự ủy quyền của Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã có buổi trao đổi, cung cấp thông tin cho Đài truyền hình Quốc hội và Đài Truyền hình Công an nhân dân về thực trạng chất lượng không khí, nguyên nhân ô nhiễm và những giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của các chính quyền đô thị Tại buổi trao đổi, Ông Hoàng Văn Thức cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi mịn (PM10, PM2.5) đang trở thành thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của các chính quyền đô thị. Đây là xu thế chung của các nước đang phát triển và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với mức độ tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây, nguồn phát sinh khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải, các khu công nghiệp và các làng nghề, các hoạt động phát triển đô thị đang có xu hướng gia tăng đòi hỏi sự quan tâm và quản lý đồng bộ của các cấp, các ngành và đặc biệt là chính quyền các địa phương, đặc biệt là tại 02 Thành phố lớn của cả nước: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội: Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí theo xu hướng biến động của PM10 và PM2.5 tại thành phố Hà Nội chịu tác động rất nhiều từ điều kiện thời tiết khí hậu (hiện tượng nghịch nhiệt) kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có và hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch, dẫn đến chỉ số chất lượng không khí (AQI) tăng cao, hiện tượng này mang tính cục bộ tại một số khu vực, một số thời điểm nhất định. Trong 04 tháng đầu năm 2020, Hà Nội có 47,3% số ngày có giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ vượt giới hạn quy chuẩn cho phép; trong đó có những ngày ô nhiễm ở mức khá cao (ngày 14/1, 02/2, 20/2 và 16/3), giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ vượt từ 2 – 3,4 lần giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả quan trắc cho thấy có sự gia tăng mạnh mẽ nồng độ bụi PM2.5 trong không khí do hiện tượng nghịch nhiệt, sương mù quang hóa, tuy nhiên phần lớn thông số ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Như vậy, có thể nhận định vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị khác trong toàn quốc chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5. Các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn có giá trị đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Các nguồn phát thải của con người là nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm không khí Ông Hoàng Văn Thức cho biết, chất lượng không khí bị tác động từ 2 yếu tố chính là nguồn phát thải (do con người) và điều kiện khí tượng (do tự nhiên). Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bụi PM2.5 tăng cao là do các nguồn phát thải của con người, có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất, một trong các nguồn phát sinh bụi, khí thải chính ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khí thải từ hoạt động giao thông. Tiêu chuẩn khí thải của Việt Nam đối với ô tô, xe máy cũng đang đi sau so với nhiều nước trên thế giới, vì vậy dẫn đến tình hình phát sinh khí thải từ các phương tiện giao thông chưa được kiểm soát hiệu quả. Thứ hai, gây ô nhiễm không khí là do hoạt động xây dựng tại các đô thị như xây dựng, sửa chữa, cải tạo đường giao thông, các khu chung cư, nhà cao tầng, xây dựng công trình công ích (lát vỉa hè, cải tạo sửa chữa đường ống điện, nước v.v…). Ví dụ, vào thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 1.000 dự án công trình xây dựng, giao thông đang được triển khai. Việc chưa nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường, che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường, phun nước rửa đường… đã làm phát sinh lượng lớn bụi vào môi trường không khí. Thứ ba, hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng là một nguồn phát sinh bụi, khí thải lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí. Thứ tư, khí thải từ hoạt động dân sinh (trên địa bàn Hà Nội có khoảng 60.000 bếp than tổ ong); bụi, khói mù từ hoạt động đốt rơm rạ sau thu hoạch ở khu vực ngoại thành; hoạt động đốt chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất không đúng quy định cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh các nguyên nhân trên, chất lượng không khí ở các đô thị cũng có thể bị ảnh hưởng do lan truyền ô nhiễm không khí xuyên biên giới, ví dụ chất lượng không khí ở thành phố Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng nhất định do cháy rừng ở Indonesia. Tuy nhiên, các nguyên nhân ô nhiễm nội tại vẫn là chủ yếu. Quản lý, kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí bằng các giải pháp đồng bộ Để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí, trong thời gian tới, Ông Hoàng Văn Thức chia sẻ cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ như sau: Đối với UBND các tỉnh/ thành phố, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện các giải pháp: (1) Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của thành phố, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô để hạn chế bụi phát tán; (2) Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông; kiểm soát chặt chẽ các phương tiện đổ thải, đảm bảo che chắn cẩn thận, không làm rơi vãi, phát tán bụi ra môi trường, đặc biệt là tại khu vực tập trung điểm tập kết rác thải; (3) Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm xe phương tiện cá nhân, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; trồng thêm nhiều cây xanh trong các khu vực đô thị; kiềm chế tốc độ “bê tông hoá” tại đô thị, các công trình giao thông, công trình xây dựng phải được che chắn, giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; (4) Đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn thay thế việc sử dụng xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh sử dụng nhiên liệu hóa thạch; (5) Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động xây dựng, phá dỡ cải tạo công trình; (6) Tiến hành thống kê, đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở công nghiệp, trong đó tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất có lò đốt, ống khói xả thải trên địa bàn khu vực ven đô, yêu cầu lắp đặt ngay trạm quan trắc khí thải tự động theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; (7) Tổ chức kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm đối với các hành vi, hoạt động xử lý chất thải, đốt rác thải theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP; (8) Tuyên truyền, vận động người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường, sức khỏe khi đốt chất thải, rơm rạ, sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt để có ý thức chấm dứt hoạt động đốt; (9) Tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ và hệ thống các trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí cần được công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông; (10) Chỉ đạo cơ quan truyền thông trên địa bàn sử dụng các nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện để cung cấp thông tin cho cộng đồng xã hội. Đối với các Bộ, ngành trung ương, (1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, đặc biệt là lĩnh vực giao thông, xây dựng; kiểm soát các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí (giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng), xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để tạo tính răn đe; (2) Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về BVMT, đặc biệt là quy định về BVMT không khí, giám sát, kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường không khí trong Luật BVMT (sửa đổi); thiết lập các hàng rào kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; (3) Đẩy nhanh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô, xe gắn máy theo hướng chặt chẽ hơn; có cơ chế chính sách, công cụ kinh tế để thúc đẩy phát triển các loại phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch (điện, khí CNG,…); (4) Xây dựng, thiết lập được mạng lưới các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục, đảm bảo cho việc quan trắc, thu nhận, truyền dẫn số liệu giúp các cơ quan quản lý có thể theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo được chất lượng môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn; (5) Thực hiện hiệu quả các Chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong công tác BVMT; sớm đưa nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo tại các cấp học./.
Theo VEA
Đất Trồng Bị Thoái Hóa: Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp
1/ Thực trạng
Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và tính chất ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Hiện tại trên thế giới đang có khoảng 10-20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do xói mòn không thể sản xuất được. Tổng diện tích đất bị thoái hóa liên tục tăng theo các năm, đồng nghĩa với sự lớn dần về diện tích của các sa mạc, hoang mạc trên thế giới.
Đặc trưng tình trạng sa mạc hóa ở Việt Nam phân bố trên khắp đất nước, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi. Đây là những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất rừng nghèo đã và đang bị suy thoái. Tổng diện tích đất đai bị thoái hóa ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha. Nhiều vùng đất bị chua hóa, cạn kiệt dinh dưỡng trong đất, bạc màu khô hạn, xói mòn rửa trôi, xâm nhập mặn.
2/ Nguyên nhân
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người.
2.1 Do tự nhiên
Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, núi lở, sông suối thay đổi dòng chảy,..
Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,..
2.2 Do con người
Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng xâm nhập và gia tăng mạnh mẽ diện tích đất thoái hóa, sa mạc hóa ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọt lỗ bỏ hạt, không chống xói mòn
Canh tác bằng hình thức lạc hậu dẫn đến đất ngày càng bị thoái hóa, khai thác cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất mà không cải tạo đất. Các hệ sinh thái trong đất cũng như cấu trúc đất ngày càng bị phá hủy, càng ngày cây trồng không thể hấp thu được dinh dưỡng trong đất nữa.
Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, bón phân không hợp lý
Canh tác lâu năm một loại cây trồng trên một diện tích nhất định làm cho dinh dưỡng trong đất ngày càng mất đi, các loại dịch hại dần dần thích nghi với môi trường sống và phá hoại cây trồng. Ngoài ra, bón phân hóa học nhiều dẫn đến tồn dư các chất hóa học trong đất, dần dần cây trồng bị ngộ độc và không thể tồn tại được. Các chất hóa học ngấm sâu trong lòng đất gây biến đổi các đặc tính hóa, lý của đất. Làm cho độ phì và độ tơi xốp trong đất giảm, pH đất thiếu cân bằng.
Sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất một cách không hợp lý trong thời gian dài, làm cho đất mất kết cấu tự nhiên vốn có.
Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng.
3/ Giải pháp
3.1 Bảo vệ và trồng rừng
Qua đó cần quản lý nguồn nước, điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý, tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn. Tránh trực di các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ cấu trúc đất. Ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bừa bãi và các hoạt động đốt rừng thông qua việc kiểm soát các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy.
3.2 Tưới tiêu hợp lý
Nhằm bảo vệ nguồn nước và điều tiết nguồn nước tập trung, dự trữ nước cho mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa. Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ ẩm kém, nên cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước cho đất. Mặc khác, tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa giữ ẩm cho đất, tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.
3.3 Trồng cây che phủ
Trồng cây che phủ giúp hạn chế sự bốc thoát hơi nước, giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt trong trồng trọt, việc trồng cây che phủ là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ sinh thái đất, bảo vệ cây trồng khỏi tác động xấu của tự nhiên.
3.4 Luân canh cây trồng
Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác.
3.5 Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
Ngày nay đất trồng đang dần bị thoái hóa và mất dần đi cấu trúc cũng như chất mùn trong đất. Bón phân hữu cơ một phần giúp cung cấp dinh dưỡng lại cho đất một phần cải thiện cấu trúc đất, làm cho môi trường đất trở nên khỏe mạnh, giúp bổ sung các vi sinh vật cho đất làm cho cây trồng có thể phát triển tốt.
Đất trồng đang dần bị thoái hóa, điều đó cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Trước thực trạng rừng đang bị phá hủy, môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hoạt động canh tác lạc hậu cũng như việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại đất đã bị thoái hóa.
Nguyên Nhân, Thực Trạng Ly Hôn Hiện Nay Và Đưa Ra Giải Pháp Hạn Chế Thực Trạng Này.
Những năm gần đây, số lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng đã gây ảnh hưởng đến xã hội, dẫn đến tình trạng suy giảm về đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân của các vụ án ly hôn là rất nhiều. Cụ thể như sau:
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự tan vỡ của hôn nhân Nguyên nhân này chiếm đến 70%.
Hiện nay các cặp vợ chồng kết hôn ở độ tuổi rất trẻ cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Hầu hết đều làcác bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái; nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ thiên về hình thức bề ngoài, yêu theo cảm tính…. Chính vì vậy, trong quá trình chung sống không thể thấu hiểu, không thể cảm thông cho nhau nên đã phát sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn ngày càng nhiều mà hai vợ chồng không thể tìm được cách giải quyết, dẫn đến đời sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, không còn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi ở bên nhau; mục đích chung của hôn nhân không còn, không ai muốn vun đắp hạnh phúc gia đình nữa. Và họ muốn đi đến quyết định cuối cùng là ly hôn để mỗi người có thể tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình.
Qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn cho thấy, số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập cũng chiếm tỉ lệ tương đối trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn (khoảng 12%) , trong đó đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, khi bạo lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẽ trong tình cảm, không tìm thấy được sự hoà hợp mà chỉ còn sự ức chế và sợ hãi dần dần họ không thể chịu đựng nữa và dẫn đến ly hôn . Ly hôn trong trường hợp này được coi là cứu cánh cho chính bản thân họ và con cái họ.
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng quyết liệt hơn trong việc bảo vệ cuộc sống hôn nhân của mình. Thời xưa, những người phụ nữ có thể chấp nhận chuyện chồng mình có năm thê bảy thiếp nhưng hiện nay mấy ai muốn tiếp tục sống với người đã từng lừa dối, phản bội mình? Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngoại tình là một nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Ngoại tình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điểm chung là ngoại tình phá hủy hạnh phúc gia đình, dẫn đến hai vợ chồng ly hôn.Có sự khác nhau về giới trong ngoại tình và ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của đàn ông ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn hơn. Nguyên nhân này chiếm khoảng 5% số vụ việc ly hôn.
Ngày nay pháp luật cũng quy định rõ ràng về việc xử lý hành vi ngoại tình, có thể bị hình phạt tù theo quy định của nếu hành vi đó dẫn đến các hậu quả sau: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc người thực hiện hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Mức hình phạt cao nhất đối với tội này là 03 năm.
Nếu gặp phải vấn đè này hãy tìm đến chúng tôi – công ty luật Hồng Thái để được hỗ trợ tư vấn.
Có thể nói tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình. Vướng vào tệ nạn xã hội không chỉ làm hủy hoại cuộc sống của chính bản thân họ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của những người xung quanh. Nghiện hút ma túy và cờ bạc làm kinh tế gia đình giảm sút, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho người thân sống cùng. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.
Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại là các gia đình có đông con, dẫn đến cảnh gia đình nợ nần, túng bấn, từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt.Khi mới yêu nhau thì thường có xu hướng thiên về tình cảm “một mái nhà tranh – hai trái tim vàng”. Nhưng khi đã là vợ chồng, nhất là khi có con… thì cả hai đều phải đối mặt với bao lo toan hàng ngày. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu trước hụt sau… là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau. Khó khăn về kinh tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân của vợ chồng. Vì vậy, chuyện ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế khó khăn cũng là nguyên nhân khá quen thuộc dẫn đến thực trạng ly hôn hiện nay
Từ xưa đến nay mọi người đều mong muốn có một gia đình trọn vẹn. Cho nên có thể nói con cái là một sự gắn kết mạnh mẽ để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều ở cả nam và nữ. Đây là mối lo ngại lớn đối với xã hội nói chung cũng như đối với gia đình nhỏ nói riêng. Việc vợ chồng không có con chung sẽ chịu rất nhiều áp lực từ phía gia đình và xã hội, khiến cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không được hạnh phúc. Còn chưa kể đến những gia đình mong muốn sinh con trai hay con gái. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn của vợ chồng cũng tạo ra những dư chấn tâm lý trong lòng của mỗi người. Và cuối cùng sau tất cả, các cặp vợ chồng không có con hay sinh con theo giới tính không mong muốn đều đi đến quyết định ly hôn như một lối thoát để tìm đến cuộc sống mới. Bên cạnh đó, vấn đề bệnh tật cũng khiến nhiều gia đình tan vỡ. Người chồng hay vợ bị bệnh về lâu về dài gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt, không còn thắm thiết cũng khiến cho vợ chồng đi đến quyết định ly hôn nhằm giải thoát cho nhau.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến thực trạng ly hôn nhiều như hiện nay. Tuy không phổ biến nhưng cũng dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình như một bên mất tích hay vợ chồng xa cách lâu ngày dẫn đến tình cảm không còn, một bên đang cải tạo hoặc đang chấp hành án phạt tù,…
Đối với những đứa con.
Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con. Về mặt xã hội thì vấn đề ly hôn ngày càng gia tăng sẽ làm cho giới trẻ, nhất là đối với những đứa con sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn, thường ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, đánh chửi nhau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển nhân cách của chúng, các em có xu hướng lo sợ và né tránh việc kết hôn. Điều đó sẽ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe tình dục không an toàn và làm gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm.Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến việc trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu hiện lệch lạc và sa ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những việc làm nông nổi, hung hăng, dễ gặp tai nạn về thể chất, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp cộng đồng.
Một khía cạnh khác, sau ly hôn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con tôi”, dẫn đến các bậc cha mẹ có thể thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động sâu sắc không những lên sự nhận thức còn rất non nớt của các em mà con gây ra những bất hòa và tổn thương tâm lý khó hàn gắn được. Còn chưa kể đến những bé gái phải sống cùng với bố dượng sẽ dễ tiềm ẩn những vấn đề không an toàn trong đời sống hàng ngày khi luôn phải tiếp xúc và va chạm làm dễ nảy sinh những ý đồ xấu khi họ không có chung máu mủ huyết thống. Điển hình như gần đây chúng ta nghe báo đài đưa tin rất nhiều về những vụ bố dượng lạm dụng, hành hạ con gái riêng của vợ về mặt tình dục…
Về khía cạnh tâm lý, các nhà tâm lý học đã sử dụng thang đo “tái thích nghi xã hội” cho khả năng gây stress của cá nhân thì nguyên nhân cha mẹ ly hôn đứng thứ 3 sau sự kiện cái chết của một người thân trong gia đình và sự kiện cái chết của một người bạn thân.
Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Nên các cặp vợ chồng khi có ý định ly hôn thì hãy cân nhắc thật kỹ để tránh khỏi những hệ quả xấu cho bản thân hai vợ chồng và con cái của mình.
Một số giải pháp nhằm hạn chế thực trạng ly hôn hiện nay.
Thực trạng ly hôn đã ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của mỗi con người. Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi nguyên nhân và thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin đưa ramột số giải pháp cơ bản sau:
Thứ tư, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng phải phát huy hết vai trò của mình trong việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. giáo dục tích cực trong tầng lớp thanh niên. Cũng như giúp đỡ họ trong quá trình sản xuất làm kinh tế, góp phần vào sự phát triển của xã hội và nâng cao dân trí.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Có hay không được kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù? Việc kết hôn vốn là việc hệ trọng, việc đại sự của mỗi người. Vì bất cứ lý do gì mà việc kết hôn bị…
Con ở với mẹ sau ly hôn, có được hưởng thừa kế sau khi cha mất không? Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người…
Pháp luật quy định như thế nào về kết hôn cùng huyết thống? Câu hỏi: Xin chào luật sư, em có vấn đề này cần Luật sư tư vấn giúp. Em và bạn gái yêu nhau và có dự…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Phòng Chống trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!