Cập nhật nội dung chi tiết về Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Nông Thôn mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với 316.210 ha đất sản xuất nông nghiệp, phân bổ ở nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trải dài từ độ cao 200 – 1.500 m so với mực nước biển trên đất Lâm Đồng sẽ là lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, mà bài toán thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng.
Thu hút đầu tư sản suất nông nghiệp công nghệ cao không chỉ thúc đẩy phát triển nông nghiệp mà còn mở rộng xuất khẩu. Ảnh: H.Sa
Từ nhận diện được điều kiện tự nhiên, diện tích canh tác rộng lớn, có khả năng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung với sản lượng, chất lượng đảm bảo nên thật dễ hiểu khi Lâm Đồng xác định thu hút đầu tư là động lực phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Bởi, nếu không thu hút được các nguồn lực vào phát triển nông nghiệp, một bộ phận lớn người dân sống ở nông thôn mà sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp khó có thể vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình. Để định hướng cũng như hoạch định cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 05 về “phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại”. Trong đó đáng chú ý nhấn mạnh đến việc “đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn” nhằm tạo ra nguồn lực lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Điều này không chỉ tạo bước đột phá phát triển nền nông nghiệp của tỉnh mà còn có tính chất quyết định đến việc phát triển mối liên kết sản xuất, thúc đẩy sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường, làm cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi chất lượng, phong phú.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, bên cạnh hai khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội với diện tích 359 ha và 10 cụm công nghiệp có tổng diện tích được quy hoạch gần 345 ha, tỉnh đã triển khai thiết lập các khu quy hoạch để thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này bao gồm: Ấp Lát và Đạ Đeum tại huyện Lạc Dương với diện tích 518 ha, đi vào hoạt động từ năm 2004; khu quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh với diện tích 221 ha và gần đây là khu quy hoạch nông nghiệp Tân Phú, Đức Trọng có diện tích 323 ha. Bên cạnh đó, hiện nay Lâm Đồng đang tiếp tục quy hoạch thêm 5 khu nông nghiệp công nghệ cao mới tại Đà Lạt và vùng phụ cận với tổng diện tích sử dụng khoảng 1.400 ha. Đúng như tên gọi của các khu quy hoạch trên, Lâm Đồng sẽ ưu tiên thu hút dự án đầu tư cho sản xuất nông nghiệp với hàm lượng ứng dụng công nghệ cao và các dự án đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản. Đồng thời kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ trở thành đầu tàu, hạt nhân trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, xây dựng những mô hình thiết thực, hiệu quả để chuyển giao cho nông dân, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho các vùng sản xuất và hình thành các liên kết sản xuất mang tính bền vững, hiệu quả. Riêng đối với các dự án đầu tư nước ngoài (FDI), Lâm Đồng nhấn mạnh vào yếu tố sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, thiết bị canh tác, đầu tư chế biến và xuất khẩu… để mở đường thu hút đầu tư nguồn vốn FDI. Bởi, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp FDI, trên thực tế đã giúp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh có cơ hội đi tắt, đón đầu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới du nhập và tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định: Hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, tính đến thời điểm này, Lâm Đồng đã thu hút 72 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đăng ký 314,3 triệu USD. Đáng chú ý trong đó có các dự án lớn mà điển hình là Dự án sản xuất giống rau của Tập đoàn tài chính Bejo với mức đầu tư 11,5 triệu USD, đặt ra mục tiêu sản xuất giống rau xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á; hay Dự án nhân giống hoa cao cấp lớn nhất Việt Nam có mức đầu tư lên đến 25 triệu USD của Công ty TNHH Agrivina… Tương tự, nguồn vốn đầu tư trong nước cũng “hội tụ” về Lâm Đồng tham gia thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Hiện có 1.425 doanh nghiệp, trong đó 959 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, 400 doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã tạo việc làm cho trên 50.000 lao động, đặc biệt hàng năm đóng góp khoảng 18 – 20% GRDP – tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh.
Để tạo ra lượng giá trị hàng hóa này, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầu tư trên 6.000 tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm tới 26% tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, trong xây dựng nông thôn mới, hàng năm các doanh nghiệp cũng đồng hành cùng chương trình với khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 15% tổng vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trên thực tế “hoạt động của các doanh nghiệp đã đem lại nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng” – một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét.
Tuy nhiên, nếu cần chỉ ra một số hạn chế trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua, thật dễ dàng nhìn ra vấn đề tồn tại lây nay đó là thiếu quỹ đất sạch có quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch còn thiếu nguồn lực dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư. Và để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, bên cạnh các hoạt động tiếp tục thu hút đầu tư, Lâm Đồng đề ra giải pháp chú trọng phát triển doanh nghiệp tại chỗ theo hướng phát triển các trang trại, hộ kinh doanh cá thể, hình thành mạng lưới doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh.
http://baolamdong.vn/
HỒ XUÂN TRUNG
Bắc Kạn Thu Hút Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Nông Nghiệp
Tỉnh Bắc Kạn đang quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, kêu gọi đầu tư, nhất là các chính sách để phát triển nông lâm nghiệp. Một trong những giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chính là tạo thêm các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Sản xuất tinh bột nghệ tại Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn
Bắc Kạn định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Để hiện thực hóa điều này, không thể không có sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: củ dong riềng, quả mơ vàng, cam quýt Quang Thuận, chè Bằng Phúc, gạo Bao thai… có tiềm năng phát triển hàng hóa, tuy nhiên cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư để tăng giá trị, hiệu quả.
Từ thực tế cho thấy, một trong những điểm yếu trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta đó là mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ, thiếu gắn kết lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau; chưa xây dựng được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm. Vì thế, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa được công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; các sản phẩm nông lâm chủ yếu bán ở dạng tươi sống, chưa qua chế biến. Ngành nông lâm nghiệp chưa thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Để thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp được thuê đất, thực hiện các dự án phát triển sản xuất, tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1131/QĐ-UBND tỉnh ngày 04/8/2017 phê duyệt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây dược liệu; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Các chính sách ưu đãi khuyến khích đối với doanh nghiệp, nhất là Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, với những ưu đãi toàn diện từ tiếp cận, hỗ trợ tín dụng cho đến hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dự án trồng rau, củ quả, chè, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm… Đến nay, toàn tỉnh đã có 13 dự án của 11 doanh nghiệp đề xuất, đăng ký hỗ trợ theo chính sách khuyến khích theo Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh.
Trong năm 2019 tỉnh Bắc Kạn đã xác định và ban hành 6 nhóm sản phẩm chủ lực theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Đây là cơ sở để xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn phải dựa trên nền tảng lợi thế của tỉnh là sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng dựa trên phát triển chuỗi giá trị của các ngành hàng có lợi thế, đặc biệt quan tâm phát triển các sản phẩm bản địa, sản phẩm chủ lực, OCOP. Trong đó xác định lấy liên kết sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ nông sản làm trung tâm của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Thúc đẩy sự tham gia, chia sẻ lợi ích công bằng, liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình với các công ty (doanh nghiệp), các tổ chức của nông dân, các đơn vị nghiên cứu, chế biến kinh doanh và liên kết thị trường, tập trung phát triển kinh tế hợp tác và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.
Tỉnh đã, đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường liên kết doanh nghiệp và nông dân; chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tập trung tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hoá quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh và theo nhu cầu thị trường.
Với phương châm “Doanh nghiệp là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh”, Bắc Kạn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ đất sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân./.
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp
Song song với những thành công không thể phủ nhận của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại, những hạn chế không thể không khắc phục ở lĩnh vực này.
Thành công lớn, hạn chế cũng không nhỏ
Sau 20 năm (1991-2010) xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi về đầu tư, những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hệ thống các khu công nghiệp (KCN) đã thực sự trở thành điểm nhấn, là nam châm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN tăng đều qua từng giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn 1991-1995, số dự án FDI vào các KCN mới đạt 155 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,55 tỷ USD, sang giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 số dự án FDI là 1.377 dự án tổng số vốn đạt trên 8,1 tỷ USD và giai đoạn 2006-2010, số dự án FDI đã tăng lên 1.860 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 36,8 tỷ USD. Đặc biệt, trong năm 2011 các dự án FDI đầu tư vào các KCN tăng đột biến đạt 4.113 dự án với tổng số vốn đạt 59,6 tỷ USD.
Theo nhận định của ông Đỗ Văn Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, hàng năm số vốn FDI vào các KCN chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút FDI trong ngành Công nghiệp thì các dự án FDI sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm tới 80% tổng vốn FDI vào ngành Công nghiệp cả nước. Chỉ tính riêng năm 2011, tổng vốn FDI đã đăng ký vào các KCN đạt 6,47 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD tương đương với 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước năm 2011. Chính những thành công trong việc thu hút vốn FDI đã tạo đà tăng trưởng cho ngành Công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Ở phương diện vĩ mô có thể khẳng định các KCN đã tạo nên diện mạo mới cho cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Trung cũng cho biết, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, mô hình kinh tế KCN cũng còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thu hút vốn FDI. Điển hình là việc quy hoạch các KCN trên cả nước còn mâu thuẫn và chồng chéo, ngay cả việc triển khai, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt của địa phương còn chưa hợp lý và chưa tận dụng được tiềm năng của địa phương. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ trong các KCN còn chưa cao nếu không muốn nói là thấp với số vốn trung bình khoảng 3,5 triệu USD/ha trong khi ở các KCN có hàm lượng công nghệ cao mức vốn này đạt con số từ 40-100 triệu USD/ha. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao, các địa phương vẫn dành nhiều ưu tiên cho việc lấp đầy các KCN mà chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ. Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN cũng chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế và tiềm năng phát triển. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường và vấn đề lao động tại các KCN còn nhiều bất cập, khó khăn… tất cả những vấn đề đó đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thu hút vốn FDI tại các KCN hiện nay.
Và giải pháp
Được biết, để khắc phục những khó khăn còn tồn tại của các KCN trong việc thu hút nguồn vốn FDI đồng thời định hướng cho các KCN phát triển trong tương lai hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, Bộ KH&ĐT sẽ tập trung cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Theo đó, sẽ tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành nên các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.
Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển KCN.
Đồng tình với quan điểm của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, bà Nguyễn Thu Hằng, Giám đốc công ty phát triển đô thị bày tỏ, bên cạnh việc DN trong các KCN không còn được hưởng ưu đãi về giá thuê đất thì các DN hiện vẫn chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đây cũng là một trong yếu tố khiến các DN FDI giảm độ mặn mà với Việt Nam. Theo đó, bà Hằng kiến nghị với Chính phủ có sự ưu đãi hơn nữa về thuế, chính sách đất đai và đề nghị được giao dịch với DN nước ngoài bằng ngoại tệ vì theo bà Hằng, giao dịch bằng ngoại tệ với DN FDI không chỉ thuận lợi hơn cho các DN mà còn là phương thức hữu hiệu đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Phạm Kim
Luận Văn:giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Tỉnh Quảng Trị
Published on
Tải Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế đề tài: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, dành cho những bạn làm luận văn có nhu cầu tham khảo.
1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN THỊ MINH HẢI GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: chúng tôi NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018
2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của chúng tôi Nguyễn Tài Phúc – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Thị Minh Hải i
3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến chúng tôi Nguyễn Tài Phúc – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tin tưởng cử tôi tham gia khoá đào tạo thạc sĩ và Ban Quản Lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn ùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Thị Minh Hải ii
4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: ĐOÀN THỊ MINH HẢI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị dần chứng tỏ là một khu công nghiệp năng động, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có; một số dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị như khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá chậm triển khai; nhu cầu về nhà ở c công nhân để yên tâm sinh sống, lao động lâu dài rất cao nhưng đến nay những dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp vẫn chưa được triển khai; thu hút lao động làm việc tuy nhiều nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu cô g ghiệp tỉnh Quảng Trị” là hết sức cấp thiết và quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khu công nghiệp và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. iii
5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BQL : Ban quản lý DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân FDI : Đầu tư nước ngoài HĐND : Hội đồng nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KTXH : Kinh tế xã hội MTV : Một thành viên QĐ : Quyết định TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân iv
7. 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị………………………………………………36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………………………………………………………..37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ…………………………………………………………………………..38 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị…………………………………………..38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………………………………………….38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội……………………………………………………………………………………….40 2.1.3. Đánh giá địa bàn nghiên cứu……………………………………………………………………………….42 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị………45 2.2.1. Quá trình hình thành và công tác quản lý nhà nước ở các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị………………………………………………………………………………………………………………………….45 2.2.2. Thực trạng vốn đầu tư và giải ngân vốn đầu tư………………………………………………50 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị……………………………………………………………………………………………………………54 2.3.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị……………………………………………………………………………………………………………54 2.3.2. Phân tích ý kiến đánh giá của ác doanh nghiệp về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các khu công ghiệp tỉnh Quảng Trị……………………..65 2.4. Đánh giá chung về công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị………………………………………………………………………………………………………………………………….83 2.4.1. Những kết quả đạt được………………………………………………………………………………………..83 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân…………………………………………………………………………….84 2.4.3. Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Trị…………………………………………………………..85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………………………………………………………..87 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ……………………………………………………………….88 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị……………………………………………………………………………………………………………………………………………….88 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị ..88 vi
10. Bảng 2.17. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập………………………….70 Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc………………………………………………..73 Bảng 2.19. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc……….75 Bảng 2.20. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter………………………………………….76 Bảng 2.21. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy………………………………………77 Bảng 2.22. Kiểm tra đa cộng tuyến…………………………………………………………………………………78 Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy đa biến……………………………………………………………..78 Bảng 2.24. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm của biến loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, chức vụ và thâm niên của các đối tượng điều tra……………………………………………………………………………………………………………..81 Bảng 2.25. Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt theo loại hình do nh nghiệp, ngành nghề, chức vụ và thâm niên của đối tượng điều tra 81 ix
11. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị…………48 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định………………………………………………………………….80 x
12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 khu công nghiệp gồm khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá với tổng diện tích đất quy hoạch là 341 ha nằm ở các vị trí rất thuận lợi. Kết cấu hạ tầng đã và đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện đã có các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở tr ng nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp là đầu tàu góp phần quan trọng vào việ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong quá trình hình thành và phát triển, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị dần chứng tỏ là một khu công nghiệp năng độ g, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao độ g, đóng góp ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào các k u công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có; một số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị như khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá chậm triển khai; nhu cầu về nhà ở cho công nhân để an tâm sinh sống, lao động lâu dài rất cao nhưng đến nay những dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp vẫn chưa được triển khai; thu hút lao động làm việc tuy nhiều nhưng về chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Để phát huy hơn nữa nội lực sẵn có, phát triển đúng với tiềm năng, thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư có quy mô vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp là một vấn đề đang rất được quan tâm. 1
13. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể – Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khu công nghiệp và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp. – Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị gi i đoạn 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. – Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quả g Trị. Đối tượng khảo sát: Tổ chức doanh nghiệp iện đang đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu – Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. – Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2016; các giải pháp được đề xuất áp dụng cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian thực hiện đề tài. – Về nội dung: Nghiên cứu phân tích vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Quảng Trị thuộc Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh quản lý (Không bao gồm các KCN thuộc khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị); do chính quyền địa phương cấp tỉnh thu hút và 2
15. Đối tượng điều tra được chọn là những người hiện đang đầu tư vốn hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Đối tượng điều tra được phân loại theo 03 nhóm dựa vào chức vụ: Thành viên hội đồng quản trị; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng hoặc phó phòng. Bảng 1.1. Quy mô mẫu khảo sát Tên khu công nghiệp Số doanh nghiệp Số quan sát 1. KCN Quán Ngang 16 103 2. KCN Nam Đông Hà 25 61 3. KCN Tây Bắc Hồ Xá 5 22 Tổng cộng 46 186 Quy mô mẫu: Đối với mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, theo Ha r (2006), quy mô mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu, (2) số lượng b ến đưa vào phân tích của mô hình. Với (1) mức tối thiểu (min) là 50 ; (2) m: số biến đưa vào phân tích của mô hình. Quy mô mẫu là: n = 5*m. Với tổng số biến quan sát đưa vào phân tích là 19 biến quan sát, vì vậy, yêu cầu quy mô mẫu sẽ từ 50 đến 95 quan sát. Để nghiên cứu thêm phần tin cậy, tại thời điểm khảo sát, tác g ả thực hiện điều tra với quy mô mẫu là 230 quan sát tương ứng với 230 bảng hỏi để khảo sát 46 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại các KCN tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu được 186 bảng hợp lệ từ các đối tượng điều tra làm thông tin phục vụ cho quá trình phân ích. 4.2. Phương pháp phân tích 4.2.1. Đối với số liệu thứ cấp Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016. 4.2.2. Đối với số liệu sơ cấp Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau 4
18. hi vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai”. Tuy nhiên nếu xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả các hoạt động đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là đầu tư của nền kinh tế. Các hoạt động như gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần, mua hàng tích trữ không hề làm tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này thực chất chỉ là chuyển giao quyền sử dụng tiền, quyền sở hữu cổ phần và hàng hóa từ người này sang người khác, do đó chỉ làm cho số tiền thu về của người đầu lớn hơn số tiền mà bỏ ra tùy thuộc vào lãi suất tiết kiệm, lợi tức cổ phần hoặc giá cả. Theo quan điểm tái sản xuất mở rộng, “đầu tư là quá trình chuyển hóa vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản xuất, tạo ra những yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình sản xuất”. Như vậy đứng trên những giác độ khác nhau, có những khái niệm khác nhau về đầu tư. Trong luận văn này, có thể hiểu: Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ,…) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận [21]. 1.1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố (tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kinh doanh, bằng phát minh sáng chế…) được bỏ vào đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã dự định Đối với tất cả quốc gia, vốn là yếu tố không hể hiếu được để phát triển kinh tế. Chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải có lượng vốn đầu tư ban đầu để chi phí cho việc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị… Vốn đầu tư dùng để đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng…nhằm mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một đơn vị kinh tế hay một quốc gia. Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng…. được gọi là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Theo Luật Đầu tư (2014) thì khái niệm vốn đầu tư được hiểu là: “Vốn đầu tư 7
20. Ngoài sự phân biệt giữa tiền và vốn, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn và tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều được gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban tặng, có loại do thành quả lao động của con người tạo ra; có loại hữu hình, có loại vô hình. Những tài sản đó đều được giá trị hóa thành tiền và đưa vào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài sản này được gọi là tài sản hoạt động để phân biệt với tài sản bất động – tài sản ở dạng tiềm năng [15]. – Vốn đầu tư phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản chia ra làm hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu… Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất: bản quyền, phát minh sáng chế, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa,… – Trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là một loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường, ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải rả cho người bán vốn một tỷ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất. Như vậy lãi suất chính là giá cả quyền sử dụng vốn. Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quỳên sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hòa quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử dụng vốn của mình. Đây là nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn trong cơ chế thị trường. – Vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có khái niệm vốn vô chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là chủ sở hữu 9
21. vốn duy nhất của các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng cũng có thể là nhiều chủ như các cổ đông là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần. Tùy theo hình thức hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu có thể đồng nhất với người sử dụng vốn. Ở đâu không xác định đựơc chủ sở hữu của vốn và tài sản thì ở đó việc quản lý, sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả, gây ra lãng phí và tiêu cực. – Vốn phải được tích tụ và tập trung. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn làm tăng quy mô vốn đơn vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Tập trung vốn sẽ biến những tác dụng nhỏ bé của từng khỏan vốn tích tụ cá biệt thành sức mạnh của nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. C.Mác đã khẳng định, nếu không có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên thế giới chưa có được hệ thống đường sắt. 1.1.2.2. V i trò của vốn đầu tư Thứ nhất, vốn đầu tư giải quyết tình trạng đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vốn từ các dự án đầu tư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương từ các khỏan về thuế, tiền thuê đất, phí kết cấu hạ tầng, lợi nhuận… Mặt khác, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ phong phú và đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tại các tỉnh tập trung nhiều KCN có vốn đầu tư lớn đều tăng mạnh nguồn thu ngân sách qua các năm, chính điều đó sẽ giải quyết được tình trạng thiếu vốn cho đầu tư p át riển nền kinh tế quốc dân. Tất cả các nước đang và kém phát triển do tích lũy nội bộ thấp, muốn phát triển kinh tế của quốc gia đều phải có chính sách thu hút, huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, thì nhu cầu về vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Thực tế cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế càng cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư càng cao. Nhờ có vốn đầu tư nhà nước cũng như DN có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển phải tạo ra một bước đột phá một mắc xích của nó, để rồi phá vỡ mắc xích còn lại. Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn của đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển, biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư 10
22. cho nền kinh tế; thu hút và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên. Thứ hai, vốn đầu tư góp phần tạo điều kiện để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Nguồn vốn đầu tư càng lớn sẽ tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất hàng công nghiệp có chất lượng cao, năng suất cũng sẽ kéo theo. Điều này giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ. Chất lượng hàng hóa được nâng lên, sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương mà còn có sức cạnh tranh trên thương trường không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Từ đó kéo theo xuất khẩu hàng hóa cho các công ty, các quốc gia trên thế giới. Thúc đẩy xuất khẩu là yếu tố hết sức quan trọng của tăng trưởng kinh tế và cân bằng cán cân thương mại củ mỗi nước cũng như của từng địa phương, thông qua xuất khẩu, lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ được khai thác có hiệu quả hơn [15]. Thứ ba, vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa. KCN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Khu công nghiệp được sử dụng như một công ụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng, khai thác vùng có giá trị kinh tế cao đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng có khó khăn hơn xây dựng được cơ sở công nghiệp của mình. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng ta đã nêu rõ: cần cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng mới một số KCN phân bố r n các vùng. KCN phát triển kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, những vùng đất sản xuất công nghiệp kém hiệu quả sẽ được chuyển sang xây dựng KCN để sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao hơn nhiều. Sự phát triển này góp phần to lớn vào sự hình thành các khu đô thị mới với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngàng nông nghiệp. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Một thực tế cho thấy hầu hết các dự án đầu tư chủ yếu đâù tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Chỉ có một số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, ở nước ta vốn đầu tư phát triển là một trong những yếu tố góp phần 11
23. quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào SX nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Giá trị thặng dư ít, nên đời sống của người lao động gặp khó khăn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ yếu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH. Với cơ cấu ngành kinh tế là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, trong đó công nghiệp và xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng cũng đã có những bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, khu kinh tế, vùng sản xuất chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ tư, vốn đầu tư t úc đẩy đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ của một doanh nghiệp, thì vốn đầu tư là điều kiện cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp DN trong việc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ SX. Nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể nghiên cứu SX hoặc mua được những máy móc thiết bị, dây chuyền công ghệ SX tiên tiến, hiện đại ở trong nước và trên thế giới. Từ đó, giúp DN có đủ điều kiện để dần dần từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa DN. Trong nền kinh tế thị trường, chỉ những doanh nghiệp nào biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, kịp thời ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học mới, thì DN đó sẽ thành công trong kinh doanh. Mặt khác, nhờ có máy móc thiết bị, công nghệ SX hiện đại mà doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là các chi phí gián tiếp và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng dần hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm thay cho hàm lượng vật chất trước đây, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có chất lượng cao hơn, nhưng giá bán có thể lại thấp hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ có vốn đầu tư phát triển mà doanh nghiệp nâng được vị thế và uy tín của DN trên thương trường. 12
24. Thứ năm, vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động hiện nay là vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm. Với tình hình tình thực tế nhà đầu tư có nhu cầu tuyển lao động ở địa phương, đồng thời muốn giảm chi phí trả cho lao động ở vì lao động nước ngoài thường cao hơn so với lao động ở các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo cho lao động ở các địa phương để họ có thể sử dựng thành thạo máy móc thiết bị. Việc đào tạo lao động không chỉ dừng lại đối với những người sản xuất trực tiếp, mà còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư ở những nước này. Bởi vì, các nhà đầu tư luôn mong muốn đầu tư vào những nước mà người lao động có trình độ chuyên môn cao để tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo lao động ở địa phương. Chính vì thế, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến với mình, thì Chính phủ các nước phải có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lự ở trong chính nước mình. Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy các hoạt độ g đầu tư trong nước phát triển. Thực tế cho thấy, với sự xuất hiện của các doa h g iệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tìm kiếm lợi nhuận và giữ vững được thị phần của mình. Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế – xã hội như thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội. Vốn đầ tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, trực tiếp thu hút được một số lượng lớn lao động tham gia. Bên cạnh đó, nó còn gián tiếp tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc hình thành các đại lý, dịch vụ cung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.1.2.3. Cac nguôn vônâu tư a. Nguồn vốn trong nước 13
25. Đầu tư từ ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong thời gian nhất định thường là một năm. Nguồn chi ngân sách cho đầu tư theo nguyên tắc cấp phát không hoàn lãi, nó thể hiện sức mạnh nội lực quốc gia. Hướng ưu tiên chủ yếu của nguồn vốn này là dành cho các dự án đầu tư công cộng, kết cấu hạ tầng, phát triển mũi nhọn, phát triển nguồn nhân lực hoặc đầu tư cho các ngành, vùng hay khu vực khó khăn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Về bản chất cũng giống như đầu tư từ ngân sách nhà nước nhưng theo nguyên tắc hoàn toàn trả vốn vay. Hướng ưu tiên chủ yếu của nguồn vốn này là dành cho các dự án thuộc các chương trình phát triển ưu tiên của quốc gia và trong nhiều trường hợp có khi huy động từ vay. Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước: Được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế, các quỹ không chia hoặc đi vay của các định chế tài chính. Quy mô nguồn vốn đầu tư này phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước của từng quốc gia. Đầu tư của khu vực dân d anh: Nguồn vốn này hoàn toàn do thành phần này tự quyết định. Cùng với sự cơ chế thị trường, nguồn vốn đầu tư dân doanh có vài trò to lớn và chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng vốn đầu tư. b. Nguồn vốn nước ngoài Vốn nước ngoài được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người chủ sở hữu vốn không trực iếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Tuy nhiên, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển đang tìm cơ hội đầu tư nước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh. – Viện trợ phát triển chính thức (ODA) ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn lãi suất thấp) của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay IMF, ADB, WB giành cho các nước nhận viên trợ. Là nguồn vốn rất quan trọng đối với những quốc gia đang phát triển, các nước kém phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển và phúc lợi xã hội 14
26. của các nước này. – Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ Viện trợ NGO là viện trợ không hoàn lại, chủ yếu là viện trợ vật chất với mục đích nhân đạo, quy mô nguồn vốn này khá nhỏ. – Nguồn vốn đầu tư tư nhân gián tiếp của nước ngoài (FPI) Đó là nguồn vốn do tư nhân nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển là vốn tư nhân nước ngoài đầu tư vào các chứng khoán cổ phần (equity securities) hoặc các chứng khoán nợ (dedt securities) của các nước phát triển. 1.1.3. Yêu cầu của việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế địa phương, quốc gia, thể hiện ở một số khía cạnh sau: – Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và phát triển xã hội cũng như bảo vệ, cải thiện môi trường. Đầu tư là yếu tố cấu thành chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cầu, chủ yếu là cầu đầu tư về tư liệu sản xuất. Đầu tư ũng có tác động đến tổng cung, về dài hạn nó quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mô hình kinh tế Harrod – Dorma nghiên cứu hệ số ICOR đã chỉ ra rằng: I = ICOR x ∆GDP Trong đó: ICOR là hệ số đầu tư; I là tổng vốn đầu ư cho xã hội và ∆GDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội. Cụ thể, những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP . Như vậy, kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư sẽ làm gia tăng vốn sản xuất, tức là tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tài sản cố định. Sự thay đổi này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác động đến tổng cung của nền kinh tế. Thu hút vốn đầu tư có vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu sở hữu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nhiều 15
27. hay ít tuỳ theo nhu cầu phát triển và chính sách đầu tư của nhà nước đối với từng vùng, ngành, thành phần kinh tế. – Đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và quốc gia đổi mới công nghệ, hiện đại hoá quá trình sản xuất, thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra thu hút vốn đầu tư còn có những tác động tích cực sau: + Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp sẽ làm cho kinh tế – xã hội phát triển do đầu tư của doanh nghiệp trong và người nước ngoài mang lại, mở rộng cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sự phát triển, từ đó nâng cao năng suất lao động; + Thu hút vốn đầu tư đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh nhà; + Giải quyết tình trạng thiếu vốn để đầu tư vào các khu công nghiệp. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư được coi là một giải pháp đối với tình trạng thiếu vốn ở các khu công nghiệp hiện n y; + Tạo điều kiện cho c o các khu công nghiệp tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý và tác phong công nghiệp hiện đại từ đó nâng cao năng suất lao động làm tăng thu nhập cho người lao động; + Giúp khai thác có hiệu quả lợi thế ủa đất nước về tài nguyên, vị trí địa lý; + Sử dụng hiệu quả đồng vốn, tăng việc làm, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nâng cao phát triển kinh tế và đời sống nhân dân; + Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế đầu tư, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; + Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước tiếp cận với thị trường nước ngoài. 1.1.4. Khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành khu công nghiệp 1.1.4.1. Khu công nghiêp Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường. Khu công nghiệp thường được chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008 của Chính phủ, KCN định nghĩa như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành 16
28. lập theo điều kiện, trình tự và thủ tich theo quy định của Pháp luật”. Theo Điều 3, khoản 11, Luật Đầu tư 2014 thì: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”. Như vậy, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. 1.1.4.2. Các đặc trưng chủ yếu của khu công nghiệp KCN trong giai đoạn hiện nay được hiểu là khu vực tập trung của các doanh nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Về nguyên lý thì các doanh nghiệp trong KCN có ưu thế tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nên giá thuê hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẽ rẻ hơn so với đầu tư ở khu vực khác. KCN là bộ phận không thể tách rời và k ông thể thiếu của một quốc gia, là nhân tố quan trọng phát triển kinh tế -xã hội được chính phủ nước đó cho phép hoặc cho ngừng xây dựng và phát triển [16]. Đây là nơi có vị trí thuận lợi ho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chí h – tiền tệ, môi trường đầu tư… Là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách kinh tế – xã hội mở cửa của một đất nước. KCN có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện các quy chế quản lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động. Ban quản lý các KCN cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khả năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau trong KCN là rất thuận lợi vì chúng nằm trong một tiểu vùng cho nên trong quá trình phát triển ở KCN dễ đạt hiệu quả cao. Hoạt động chính trong KCN là hoạt động sản xuất công nghiệp. 17
29. Với những đặc trưng trên có thể thấy KCN là khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả nguốn vốn đầu tư vào những ngành, những vùng kinh tế trọng điểm. 1.1.4.3. Sự cân thiêt hinh thanh cac khu công nghiêp Khu công nghiệp là công cụ thu hút vốn đầu tư, ở Việt Nam hiện nay việc xây dựng các KCN là con đường thu hút đầu tư nhanh chóng. Bởi vì, trong những ranh giới xác định của KCN, nhà nước có thể tập trung nguồn lực của mình nhằm tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện giảm bớt chi phí, rủi ro ban đầu cho nhà đầu tư, từ đó khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư vào KCN. Nhà nước có thể thi hành những hệ thống ưu đãi có chọn lựa khác nhau để thu hút các nhà đầu tư trong khi chưa cải cách ng y được hệ thống chính sách chung Xây dựng các KCN cũng chính là chủ trương huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Việc cho phép thực thi đa dạng các mô hình kinh doanh hạ tầng KCN (DN 100% vốn đầu đầu tư nướ ngoài, DN liên doanh, DN nhà nước), Việt Nam muốn tập trung mối quan hệ quố tế ủa chủ đầu tư nước ngoài trong việc kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các DN nhà nước sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách để thúc đẩy quá trinh CNH, HĐH đất ước. Ngoài ra, KCN được xây dựng theo chiều dọc là nơi có điều kiện thuận lợi như: đất trống, gần bến cảng, hạ tầng giao thông tốt, mạng lưới điện đảm bảo cho nhà đầu tư có thể xây dựng và vận hành các nhà máy. Khi KCN được đảm bảo về kết cấu hạ tầng thì sẽ giảm chi phí khi đầu tư tạo sự yêu tâm cho nhà đầu tư. Việc bố trí các nhà máy theo chiều dọc và tập trung vào một khu vực nên các DN dễ dàng giải quyết đầu vào và đầu ra với chi phí thấp. Từ đó, các DN trong KCN sẽ có điều kiện thuận lợi để đạt dược mục tiêu lợi nhuận hơn bên ngoài KCN nên KCN sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư sẽ đổ nhiều hơn vào các KCN. Khu công nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, KCN được sử dụng như một công cụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng, khai thác vùng có giá trị kinh tế cao đồng thời tạo điều kiện cho các vùng khó khăn hơn xây dựng được cơ sở công nghiệp của mình. KCN phát triển kéo theo sự phát 18
30. triển mạnh của các ngành CN, dịch vụ, những vùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp sẽ được chuyển dịch sang xây dựng KCN để sản xuất CN có hiệu quả cao hơn rất nhiều tạo đà phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Sự phát triển của các KCN góp phần to lớn vào sự hình thành các khu đô thị mới với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển ăn theo như: thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và thương mại. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Khu công nghiệp là đầu mối tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực, các DN hoạt động trong các KCN hầu hết là các DN mới thành lập, nên đã thu hút được một lực lượng lao động lớn vào làm việc. Thông thường việc giải quyết việc làm tại các KCN được thông qua các g ai đoạn: Lúc mới hình thành các KCN thu hút lao động từ các ngành xây dựng để đáp ứng việc san lấp và giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng n à xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị. Giai đoạn kế tiếp là thu hút đáng kể lực lượng lao động theo tính chất ngành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư. KCN còn tham gia vào việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý có kỹ năng và trình độ cao để tiếp thu với công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị tiên tiến, dần hình thành tác phong công nghiệp. Chính điều đó, KCN là nơi đào tạo và xây dựng tổ chức đội ngũ những người lao động có tay nghề và trình độ cao, góp phần to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tạo ra cơ chế quản lý mô hình mới, tạo tiền đề trong tiến hành hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế và ổn định thị trường ngoại hối. Khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, ch yển giao và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hình thành các KCN sẽ tạo ra tiền đề tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất của thế giới để từ đó áp dụng vào sản xuất những sản phẩm có chất lượng. Những thành tựu khoa học công nghệ khi đưa vào sản xuất tại các KCN sẽ đem đến nhiều thuận lợi hơn hẳn với các DN sản xuất kinh doanh phân tán, rải rác ở các khu vực dân cư, khu vực văn hóa. Bởi vì trong KCN, các nhà đầu tư được hưởng một số quy chế ưu đãi nhất định và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. 19
31. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, tạo điều kiện để tiếp nhận, chuyển giao và đưa những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào trong nước để đầu tư sản xuất. Chính nhờ đó, nước ta có thể tiếp nhận được những thành quả khoa học và công nghệ của nhân loại một cách nhanh chóng, vận dụng chúng thành công nhất vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Khu công nghiệp góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp, những cơ sở CN ở thành phố và khu vực dân cư không có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được di dời vào KCN, đồng thời hạn chế xây dựng các cơ sở CN mới xen lẫn với khu dân cư. KCN tập trung sẽ giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp củ các đô thị với tác động bất lợi của sản xuất công nghiệp như: tiếng ồn, khói bụi, bức xạ…Ngoài ra, sự tập trung các DN sản xuất CN vào một địa điểm xác định, Ban quản lý các KCN sẽ kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các DN để có giải pháp thích họp. Về phía mình các DN công nghiệp cũng sẽ có điều kiện phòng chống ô nhiễm môi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại phế thải của nhau, do có sự liên kết xử lý ô nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của Nhà nước. Hơn nữa, KCN được sử dụng các biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường ngay từ khâu quy hoạch. Trong KCN, các DN buộc phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Mỗi KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung và được đầu tư xây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường trong toàn KCN đang thực hiện tốt hơn các cơ sở CN nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau. Ngoài ra khu công nghiệp còn đem lại những mặt tích cực sau: – KCN là mô hình quản lý đặc biệt, mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hiện đại, có hiệu quả. Và là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. – KCN cho phép khắc phục được những yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trên những vùng rộng lớn của cả nước. – KCN tạo khả năng áp dụng một hệ thống luật pháp nhất định nhằm đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trên một địa bàn giới hạn. Bên cạnh đó, điều quan trọng là KCN phát triển sẽ có tác động lan tỏa tích 20
36. 1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp 1.1.6.1. Tylêlâpây khu công nghiêp Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tối ưu mặt bằng các KCN. Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án KCN [20]. Tỷ lệ lấp đầy KCN = Tổng diện tích đất cho thuê x 100 % Tổng diện tích đất trong KCN Đây là tiêu chí hàng đầu về tính hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Tỷ lệ lấp đầy này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ ban đầu mà phải chia theo từng phân kỳ đầu tư và đánh giá theo từng đoạn. Thời kỳ đầu là thời kỳ là thời kỳ đầu xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 3 – 5 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút vốn đầu tư và hoàn thiện các khu chức năng theo nhu cầu đầu tư của các DN thuê đất, thu hồi chi phí đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. 1.1.6.2. Tylêcac dự an công nghêcao vacosôvônâu tư lớn Tỷ lệ các dự án Số dự án huyển giao công nghệ mới công nghệ cao = Tổng số dự án đầu tư Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ KCN tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư và cho thấy rằng xu hướng phát triển lâu dài của KCN. Nên các KCN lấp đầy diện tích đất cho thuê để đáp ứng mục tiêu ngắn hạn của KCN là hu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động. Về lâu dài KCN phải thu hút các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn để tăng khả năng trong việc mở rộng thị trường của DN. Khi KCN có nhiều dự án đầu tư công nghệ cao và mới được chuyển giao thì các sản phẩm được tạo ra sẽ có chất lượng cao trên thị trường khu vực và thế giới. Do vậy, việc cải tiến công nghệ trong SX là điều kiện cần thiết để nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu. 1.1.6.3. Sôlượng vachât lượng lao đông trong khu công nghiêp Các KCN không ngừng giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của các địa phương mà còn góp phần quan trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo = Tổng số LĐ trong KCN qua đào tạo x 100 % 25 x 100 %
37. Tổng số LĐ trong KCN Khu công nghiệp nào thu hút nhiều LĐ và có số LĐ qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao thì KCN đó hoạt động hiệu quả. 1.1.6.4. Quy mô vôn đâu tư vao cac Khu công nghiêp Quy mô vốn đầu tư trong KCN phản ánh khả năng lấp đầy và sử dụng các nguồn lực của KCN. Tiêu chí này đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư và đồng thời cũng cho chúng ta biết về chất lượng của việc xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, quy mô vốn đầu tư của một dự án là yếu tố đánh giá tiềm lực của các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như: vốn, khoa học – công nghệ và trình độ quản lý của mỗi nhà đầu tư. 1.1.6.5. Tylêong gop GDP cho đia phương % đóng góp vào GDP = Tổng giá trị sản lượng KCN % x 100 (%) cho địa phương Tổng GDP địa phương Mô hình kinh tế Harrod – Dorma nghiên cứu hệ số ICOR đã chỉ ra rằng những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP. Vì vậy, nếu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư nhỏ hơn 3% thì việc tăng vốn đầu tại các KCN mới đạt hiệu quả. 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tại các nước trên thế giới, các địa phương tại Việt Nam và bài ọc kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư tại các nước trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiêm từ quốc gia Thai Lan Năm 2016, đã thu hút trên 1.800 tỷ Baht, dịch vụ và CSHT là hai khu vực thu hút phần lớn vốn đầu tư vào các khu kinh tế ở Thái Lan. Việc xây dựng CSHT trong các khu kinh tế dựa trên cơ sở vốn đầu tư của Nhà nước hoặc liên doanh giữa Nhà nước với tư nhân. Tư nhân có thể đầu tư xây dựng CSHT bằng cách liên doanh với ban quản lý dự án các khu hoặc đầu tư 100% vốn, Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất ở đây. Bên cạnh đó, Chính phủ còn dành các ưu đãi khác cho các nhà đầu tư như giảm 50% thuế nhập khẩu máy móc, phụ tùng, thiết bị, được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập về để sản xuất phục vụ xuất 26
39. chuyên ngành. Cụ thể là: Bộ Thương mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp; Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh. 1.2.1.2. Kinh nghiêm từ quốc gia Singapore Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người… nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959, nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Năm 2016, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 85.000 USD. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Năm 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn duy trì ở mức cao 50 tỷ USD và đứng đầu khối ASEAN. Điều gì đã giúp Singapore thực hiện iệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau: Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ… Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế. Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, 28
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Nông Thôn trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!