Đề Xuất 4/2023 # Thị Trường Bảo Hiểm Vẫn Cạnh Tranh Quyết Liệt # Top 7 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 4/2023 # Thị Trường Bảo Hiểm Vẫn Cạnh Tranh Quyết Liệt # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thị Trường Bảo Hiểm Vẫn Cạnh Tranh Quyết Liệt mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẪN CẠNH TRANH QUYẾT LIỆT

Trái với lo ngại hồi đầu năm về sự ám ảnh của khủng hoảng và suy thoái, các DN bảo hiểm của Việt Nam (VN) đã có một năm về đích ấn tượng với mức tăng trưởng doanh thu khai thác mới đạt tới 35% trong một năm. Đây là kết quả vượt qua mọi dự đoán trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như năm 2009. Các nhà kinh tế cho rằng thị trường bảo hiểm VN sẽ tăng trưởng khoảng 25%/năm cho tới năm 2013. Như vậy đây là lĩnh vực hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Tăng trưởng mạnh

Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, tốc độ tăng trưởng của thị trường đã khiến nhiều chuyên gia bất ngờ. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009, mức tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ giữ mức tăng từ 8 đến 10%. Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 9 tháng đầu năm 2009 đạt 1.961 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 48,29 tỷ đồng, tăng 101%. Trong khi đó, tổng phí khai thác mới trong 9 tháng đầu năm đạt 2.009 tỷ đồng, tăng tới 33% so với cùng kỳ. Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là 8.485 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức trách nhiệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm (DN BH) nhân thọ đang nắm giữ là 263,96 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 175,35 nghìn tỷ đồng tăng 16%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 88,61 nghìn tỷ đồng, tăng 18%. Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 9 tháng đầu năm 2009 đạt 464.707 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó, số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 9 tháng đầu năm là 53.719 hợp đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê, các DN bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào VN đang chiếm thế thượng phong trên thị trường này. Năm 2007, Prudential đứng đầu với doanh thu 3.958 tỷ đồng; Bảo Việt nhân thọ đạt 3.250 tỷ đồng; AIA đạt doanh thu 547 tỷ đồng; Ace Life giữ vị trí tăng trưởng nhanh nhất gần 200 tỷ đồng… Đến năm 2008, Prudential chiếm 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt đứng thứ hai với 3.425 tỷ đồng. Các DN bảo hiểm nước ngoài cũng chính là người có số lượng hợp đồng khôi phục cao, như Prudential với 46.674 hợp đồng, Dai-ichi Life VN với 3.616 hợp đồng. Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3.955.900 hợp đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2008.

Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, dự báo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng của thị trường phi nhân thọ có thể gấp 2 lần mức tăng của năm 2008 và đạt khoảng 15-18% và bảo hiểm. Con số thống kê tính trong 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 9.857 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 3.540 tỷ đồng, chiếm 35,9% doanh thu. Có những doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường khá cao như AIG với 70,4%, Bảo Minh với 57,8% hay QBE với 49%. Trong các nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới tiếp tục dẫn đầu về doanh thu với 3.246 tỷ đồng, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN (AVI), trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, 4 DN là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO chiếm hơn hơn 72% thị phần. 28% còn lại dành cho 27 DN khác chia nhau. Thị trường tiềm năng này ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Cạnh tranh quyết liệt

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, thị trường bảo hiểm VN vẫn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Với việc mở của ngành bảo hiểm theo lộ trình WTO, thị trường bảo hiểm sẽ phát triển mạnh, có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với việc gia tăng mạnh số lượng DN bảo hiểm trong thời gian qua, nhất là kể từ khi các DN BH  trong và ngoài nước được kinh doanh bình đẳng trên hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm theo lộ trình WTO từ đầu 2009 đến nay, thị trường bảo hiểm đang được các DN vẽ lại bản đồ về thị phần. Khi mà số lượng công ty bảo hiểm ngày càng tăng cao, bao gồm các công ty bảo hiểm nước ngoài mở rộng hoạt động và được phép triển khai các sản phẩm trước đây là thế mạnh của các công ty trong nước thì làm sao để phát triển bền vững trong thị trường này thực sự là một thách thức lớn mà DN BH VN phải đối mặt.

Thực tế cho thấy không ít DN đang mất đi lợi thế và buộc phải chia sẻ với các DN khác. Hiện VN có 11 DN BH nhân thọ, 27 DN BH phi nhân thọ, 1 DN tái BH và 10 DN môi giới, do đó tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Theo dự báo, số lượng cũng như quy mô của các DN bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN sẽ còn tiếp tục tăng do hiện tại chỉ có 5% người dân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi tại VN mới là 2%.

Thực tế, thị trường bảo hiểm VN có lộ trình mở cửa khá nhanh: 16/30 doanh nghiệp có vốn nước ngoài, trong đó, 9/22 DN BH phi nhân thọ và 7/8 DN BH nhân thọ. DN BH có vốn nước ngoài tại VN góp phần gián tiếp phát triển FDI, cung cấp thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, tăng sự lựa chọn cho khách hàng và tăng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường. Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất, là các DN BH nước ngoài không cần thành lập DN BH tại VN cũng có thể vươn cánh tay của mình vào khai thác thị trường bảo hiểm VN theo cam kết WTO. Trong khi, năng lực bảo hiểm của VN vẫn còn một khoảng cách nhất định với nhiều nước trên thế giới, nhất là về tài chính, công nghệ, con người và chất lượng dịch vụ. Đây quả là điều đáng lo! Chỉ đơn cử dịch vụ bảo hiểm tàu thủy dù đã lỗ đến 6 năm nhưng nhiều DN BH trong nước vẫn lao vào hạ phí bảo hiểm xuống thấp và tiêu diệt lẫn nhau!

Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng đã bắt đầu nóng lên, nhất là mới đây  Cục Cảnh sát giao thông đường bộ thông báo sẽ kiểm tra gắt gao việc mua bảo hiểm bắt buộc, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm “Phúc vạn dặm bảo hiểm vật chất cho xe ôtô”. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) thì cho ra mắt Bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm cấu trúc ngôi nhà (trang thiết bị gắn liền với ngôi nhà), tài sản bên trong ngôi nhà (vật gia dụng, tài sản cá nhân) nếu bị cháy, nổ, sét đánh, động đất, trộm cướp, hành động cố ý phá hoại hay hành động ác ý đều được bồi thường. Một động thái đáng chú ý trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là việc trên thị trường đang hình thành xu hướng một số DN hùn nhau lập DN để tự bảo hiểm cho mình. Xu hướng này khiến các DN bảo hiểm trước đây mất đi một phần doanh thu và cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cái gọi là rủi ro trong việc “tự mình bảo hiểm mình”. Ví dụ Ngân hàng SHB cùng Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) và vài cổ đông khác thành lập Cty bảo hiểm phi nhân thọ SHB – Vinacomin (SVIC) để khai thác bán bảo hiểm cho hơn 40 DN thuộc TKV. Trước đó mảng than – khoáng sản là khách hàng của Cty bảo hiểm Bảo Minh. Đối với trường hợp bảo hiểm cho hàng không, năm nay Bảo Minh cũng bị mất về tay công ty bảo hiểm phi nhân thọ Hàng không do Vietnam Airlines cùng bốn cổ đông khác lập ra vào năm ngoái. Mặc dù năm 2007, Bảo Minh là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu cho Vietnam Airlines với tổng giá trị bảo hiểm trên bốn tỷ USD. Năm 2008 Bảo Minh nhận bảo hiểm toàn bộ chín triệu lượt hành khách và đội bay của Vietnam Airlines. Tình trạng trên sẽ không phải chỉ riêng với Bảo Minh mà nhiều DN bảo hiểm khác cũng sẽ gặp phải trong thời gian tới. Thị trường bảo hiểm đang được vẽ lại bản đồ, một chuyên gia phân tích ngành bảo hiểm nhận định.

Ngọc Duy

(Bộ Tài chính)

CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG

Năm 2010, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7%Ấn tượng thị trường chứng khoán Việt NamThu thuế xuất nhập khẩu – Thách thức 2009?Lực đẩy từ gói kích cầuDN niêm yết: Nỗi lo chất lượng báo cáo tài chính?Tiền đang đổ vào chứng khoán Cổ phần hóa doanh nghiệp: Chậm vì sao?Bí ẩn với vàng?DN và cơ hội từ khủng hoảng: Chọn một dòng hay để cuốn trôi?Cải cách và giám sát

Chiến Lược Kinh Doanh Nhà Hàng Hiệu Quả Giữa Thị Trường Cạnh Tranh Gay Gắt

Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của ngành Nhà hàng – Khách sạn, Dịch vụ Ẩm thực, mỗi chủ doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống lý tưởng để nhanh chóng phát triển. Bạn chuẩn bị mở nhà hàng? Bạn đã có định hướng kinh doanh cho nhà hàng giữa thị trường sôi động hiện nay?

Bất kể kinh doanh ở lĩnh vực nào, bạn cũng cần nắm trong tay kế hoạch chi tiết, cụ thể, hợp lý để thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp. Đối với kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống, sự chính xác, khoa học sẽ giúp bạn “trụ vững” trong thị trường Nhà hàng – Khách sạn đầy sự đổi mới này.

Chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống

Khảo sát thị trường

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần khảo sát tình hình thị trường chung: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nhóm đối tượng khách hàng, tìm ra đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp cho nhà hàng.

Định hướng chiến lược kinh doanh

Từ những phân tích thị trường, nhà đầu tư sẽ xác định thông tin về nhà hàng: Mô hình kinh doanh, phong cách, Dịch vụ đi kèm, sản phẩm phục vụ… Dựa vào số vốn đầu tư ban đầu mà bạn đề ra mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và hướng phát triển sau đó của nhà hàng.

Xác định phương án kinh doanh

Đây là lúc các chủ đầu tư lựa chọn phương án kinh doanh với những công việc cụ thể. Như vậy, bạn phải nắm mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ cùng những cơ hội và thách thức để có thể cạnh tranh và phát triển.

Thiết kế và xây dựng ngân sách

Chủ đầu tư cần liên kết với bộ phận thiết kế có chuyên môn để thiết kế và xây dựng công trình để nhà hàng nhanh chóng được đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Cùng lúc đó, chủ doanh nghiệp xây dựng ngân sách hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn, xác định giá thành sản phẩm cũng như dự trù nguồn khách hàng trong tương lai.

Sử dụng chiến lược marketing hiệu quả

Các hoạt động truyền thông, marketing ấn tượng sẽ thu hút khách đến nhà hàng, góp phần tăng doanh thu. Chiến dịch marketing cần được triển khai thực hiện trước khai trương và xuyên suốt quá trình kinh doanh để duy trì hình ảnh đẹp của nhà hàng.

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Chất lượng dịch vụ, sản phẩm của nhà hàng có tốt không một phần lớn nhờ vào đội ngũ nhân viên. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần cẩn trọng, chính xác, phù hợp với môi trường làm việc và đào tạo kỹ năng cần thiết.

Quản lý và điều hành

Việc điều hành nhà hàng theo một quy trình cụ thể sẽ thể hiện một người Quản lý chuyên nghiệp. Bất kỳ mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng nào cũng cần một chiến lược quản lý để đảm bảo chất lượng được duy trì, vấn đề thu chi được rạch ròi.

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng

Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, để xây dựng và vận hành tốt một nhà hàng trong thời gian dài, các chủ doanh nghiệp phải có đủ kiến thức, năng lực và tầm nhìn để thâu tóm toàn bộ hoạt động của nhà hàng. Dựa vào chiến lược kinh doanh đã vạch sẵn, bạn sẽ biết những điểm “chết” cần né để không phạm phải sai lầm đáng tiếc.

Hiện nay, vấn đề môi trường đang được đặc biệt chú ý, giải pháp kinh doanh nhà hàng đáp ứng yêu cầu “xanh – sạch – đẹp” cũng là một kế hoạch hay. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ những quy định của Pháp luật trong thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi loại hình nhà hàng khác nhau sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau, chủ đầu tư cần linh hoạt lên kế hoạch.

Kinh doanh nhà hàng khó tránh khỏi nhiều khó khăn, thử thách, tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm bớt hoặc phòng tránh rủi ro bằng cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống hoàn hảo và đảm bảo mọi thứ đều thực hiện đúng quy trình. Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng chủ doanh nghiệp sẽ có năng lực và tầm nhìn để quản lý công việc hiệu quả nhất.

Giải Pháp Hạn Chế Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu này tập trung vào một số lý luận về cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến nền kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường kinh doanh.

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) sẽ mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, cần đánh giá những tác động của cạnh tranh cũng như tác động của hành vi CTKLM, nghiên cứu lý luận và thực trạng của hành vi CTKLM, qua đó đưa ra những giải pháp đồng bộ và thiết thực nhất để xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, cạnh tranh bình đẳng, cùng có lợi, đẩy lùi tối đa các hành vi CTKLM ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế đất nước.

Khái niệm và những tác động của cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Quan niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992, “cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng có cách giải thích cạnh tranh tương tự, “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.

Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo Michael Porter, cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp (DN) đang có. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các DN, các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Ở Việt Nam, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua, giành giật các điều kiện ưu đãi trên thị trường của các DN.

Quan niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018, “Hành vi CTKLM là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác”. Theo quan điểm của tác giả, CTKLM là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. CTKLM mang tính khốc liệt và tiêu diệt, chỉ dẫn đến hậu quả thường thấy là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi và các DN đứng trước nguy cơ sụp đổ trên nền kinh tế thị trường.

Theo khái niệm nói trên, các hành vi CTKLM có những đặc điểm cơ bản sau:

– Hành vi cạnh tranh của DN trong quá trình kinh doanh;

– Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh; trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh;

– Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến DN khác.

Tác động của cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến nền kinh tế thị trường Tác động của cạnh tranh

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có tác động đồng bộ cả DN, người tiêu dùng và nền kinh tế thị trường của quốc gia.

– Đối với DN: Cạnh tranh để lựa chọn và đào thải các DN. Vì vậy DN phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, tạo ra động lực và thúc đẩy DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh buộc các DN phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các DN phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân…

– Đối với người tiêu dùng: Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú, đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.

– Đối với nền kinh tế thị trường: Cạnh tranh được coi như là tất yếu của nền kinh tế; là môi trường; là động lực thúc đẩy sự phát triển mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế. Quan trọng hơn, cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho DN vươn ra thị trường nước ngoài.

Tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tác động của những hành vi CTKLM là rất rõ ràng, chủ yếu diễn ra với 3 chủ thể: DN, người tiêu dùng và nền kinh tế thị trường.

Thứ nhất, về phía DN: Những hành vi CTKLM làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của DN chân chính bị đình trệ, hủy hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại.

Thứ hai, về phía người tiêu dùng: Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào DN và ngày càng e dè, nghi ngại với tất cả các loại sản phẩm trên thị trường, không phân biệt được đâu là thật – đâu là giả.

Thứ ba, về nền kinh tế đất nước: Khi các DN tiến hành các hoạt động CTKLM, gây thiệt hại lớn đến bản thân DN, nguồn thu DN giảm, Nhà nước thất thu các khoản về thuế, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước. Chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các DN Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn… Mặt khác, hoạt động CTKLM ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực trạng và tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ: “…Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau…” Mặc dù vậy, các hoạt động CTKLM trên thị trường giữa DN nước ngoài với DN trong nước, giữa hàng nội và hàng ngoại… vẫn đang diễn ra.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong giai đoạn 2005-2014, Cục đã điều tra tiền tố tụng 78 vụ việc trên nhiều lĩnh vực cạnh tranh. Tổ chức điều tra 8 vụ việc (gần 70 DN bị điều tra). Đồng thời quyết định xử lý 5 vụ việc (tiền phạt gần 5,5 tỷ đồng). Về CTKLM, Cục Quản lý Cạnh tranh đã tiếp nhận gần 300 đơn khiếu nại, quyết định điều tra 137 vụ việc và xử phạt 127 vụ việc… Điển hình như vụ Vinapco tự ngừng bán xăng bị phạt hơn 3 tỷ đồng năm 2009; phạt 19 DN bảo hiểm hơn 1,7 tỷ đồng do liên kết tăng phí năm 2010. Nhìn chung, trong năm 2011 số vụ tiếp nhận và quyết định điều tra ở mức cao nhất, năm 2013 mức xử lý là nhiều nhất.

Tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý. Các vụ việc CTKLM thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng hành vi vi phạm khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi CTKLM đã thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể. Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt mới chỉ là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (khoảng 805 triệu đồng), và đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng.

Trong nhóm hành vi được quy định, gièm pha DN và gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác là hành vi CTKLM thường được các DN “không lành mạnh” sử dụng nhằm “hạ gục” đối thủ trên thương trường; Bên cạnh đó là hành vi khuyến mại nhằm CTKLM. Có nhiều hành vi gian dối khác nhau về phần thưởng đã được các DN thực hiện trong hoạt động khuyến mại. Mặt khác, hiện nay trên thị trường còn rất nhiều vụ việc CTKLM diễn ra nhưng vẫn chưa bị phát hiện, điều tra xử lý. Xét về mức độ và phạm vi ảnh hưởng, hành vi gièm pha DN đem lại những hậu quả tiêu cực và lan rộng hơn rất nhiều so với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN, bởi các thông tin mà DN đưa ra nhằm mục đích “gièm pha đối thủ” thường là những thông tin đã bị cắt xén có chủ đích, không đúng bản chất sự thật ban đầu. Do đó, một khi những thông tin đã được “mài giũa” này phát tán trong môi trường công nghệ cao như hiện nay, thì chỉ cần 1 giây sau khi bấm nút “gửi”, thiệt hại DN đã có thể bắt đầu được tính toán và đương nhiên, thiệt hại này không còn là những con số mà nguy hiểm hơn là uy tín của DN đối với người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM: Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng DN. Nội dung tuyên truyền cần giúp các DN nhận diện những hành vi CTKLM và quyền khiếu nại, khởi kiện của DN bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với DN có hành vi vi phạm.

– Tăng cường công tác đào tạo cán bộ: Xử lý CTKLM là vấn đề pháp lý rất mới ở Việt Nam. Chính vì thế, trong thời gian tới, cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các hành vi CTKLM.

– Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống CTKLM: Đấu tranh với các hành vi CTKLM là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh, trong đó có CTKLM là rất cần thiết. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi CTKLM nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan này có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.

Về phía Hiệp hội nghề nghiệp

Cần thường xuyên xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống CTKLM giữa các DN trong cùng lĩnh vực; Đồng thời, tuyên truyền để DN thành viên mới ra đời hay mới triển khai dịch vụ, sản phẩm về các chỉ dẫn hàng hóa. Hiệp hội cần làm tốt vai trò là một tổ chức thống nhất bảo vệ DN trước các hành vi vi phạm chỉ dẫn gây nhầm lẫn đến từ các quốc gia khác.

Về phía các doanh nghiệp

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu CTKLM. Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của hành vi CTKLM có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho DN vi phạm, từ đó đẩy lùi các hành vi CTKLM.

Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, DN cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một cơ chế vững chắc hạn chế tối đa các hành vi CTKLM trên thị trường.

Kết luận

Qua nghiên cứu về lý luận những tác động của hành vi CTKLM cũng như đánh giá thực trạng của hành vi này những năm qua trên thị trường, tác giả đã đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm hạn chế tối đa các hành vi CTKLM trong nền kinh tế thị trường. Những giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, xuất phát từ phía Nhà nước, DN và người tiêu dùng, có như vậy môi trường cạnh tranh trong kinh doanh mới thật sự minh bạch và lành mạnh.

Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam Tăng Trưởng Nhanh Và Bền Vững

(TBTCVN) – Báo cáo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) Bộ Tài chính cho thấy, năm 2017,  thị trường BH tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà (thứ 7 từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự Hội nghị thường niên thị trường BH năm 2017 Ảnh: H.T

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, sự quyết tâm cao của cơ quan quản lý bảo hiểm (BH) và sự đồng hành của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường BH tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2% (so với năm 2016).

Tiếp tục đà tăng trưởng nhanh

Nhằm duy trì thị trường BH Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh, tại Hội nghị thường niên thị trường BH năm 2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã yêu cầu Cục QLBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng như các DNBH phối hợp tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát; chấn chỉnh những tồn tại được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra; đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu như: BH thiên tai, BH nông nghiệp, BH thủy sản, BH vi mô, BH hưu trí…

“Các DNBH cần đổi mới hơn nữa công tác quản trị DN theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; quan tâm đến việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối như bancassurance, hệ thống đại lý, thương mại điện tử; hợp tác cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện tốt việc chi trả quyền lợi BH cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư không may gặp rủi ro…”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự quyết tâm cao của cơ quan quản lý BH và sự đồng hành của các DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường BH năm 2017 tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tổng doanh thu toàn thị trường BH ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2%.

Đến nay thị trường đã có 62 DNBH, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 14 DN môi giới bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Các DNBH đã tích cực đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể, năm 2017, tổng số tiền các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 247.801 tỷ đồng, tăng 26,74%. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của DNBH ngày càng được tăng cường vững chắc; giá trị tổng tài sản toàn thị trường BH đến hết năm 2017 ước đạt 302.935 tỷ đồng, tăng 23,44%.

Cũng theo Cục QLBH, trong năm 2017, các DNBH đã thực hiện tốt chức năng là tấm lá chắn tài chính cho người tham gia BH trước rủi ro bất ngờ xảy ra. Theo đó, các DNBH đã bồi thường và trả tiền BH ước đạt  29.423 tỷ đồng, tăng 14,92%.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát thị trường cũng được Cục QLBH thực hiện theo phương pháp, cách thức đổi mới và hiệu quả. Công tác thanh kiểm tra DNBH được tăng cường bao gồm cả thanh kiểm tra toàn diện và theo chuyên đề. Qua đó, cơ quan quản lý không chỉ phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm mà còn phát hiện bất cập trong cơ chế chính sách để sửa đổi, bổ sung từ đó tạo môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, góp phần đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả. 

Đại biểu và các DNBH dự Hội nghị thường niên thị trường BH năm 2017 Ảnh: H.T

Đặc biệt, hệ thống khung khổ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BH tiếp tục được hoàn thiện. Trong năm 2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các nghị định về BH nông nghiệp, Nghị định thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP về BH cháy nổ bắt buộc; ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh BH; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, kinh doanh xổ số… 

Các văn bản mới được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hỗ trợ DNBH triển khai áp dụng quy định pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ DNBH triển khai các sản phẩm mới, nâng cao năng lực nhận BH…, thúc đẩy DNBH phát triển bền vững.

Theo lãnh đạo Cục QLBH, những kết quả đạt được trong năm 2017 đã và đang tạo đà để thị trường BH có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo. 

Mở rộng thị trường năm 2018

Để đảm bảo thị trường BH tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2018 và những năm tiếp theo, đại diện Cục QLBH cho biết, sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường BH phát triển; trong đó tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật như: Trình Chính phủ ban hành nghị định về BH vi mô do các tổ chức chính trị, xã hội triển khai. Đồng thời, Bộ Tài chính tổng kết, đánh giá để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2008/NĐ – CP  và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP về BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Các chính sách mới cũng đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các DNBH phát triển và đa dạng hóa sản phẩm BH; đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối BH. Bên cạnh đó, cơ quan QLBH sẽ nghiên cứu, ban hành hướng dẫn đối với các hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực BH, tạo hành lang pháp lý cho các DNBH triển khai các kênh phân phối mới…

Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Phan Kim Bằng chia sẻ: Nhu cầu về BH của người dân đang tiếp tục tăng. Nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của BH tiếp tục được nâng cao. Bên cạnh đó, việc cơ quan quản lý nỗ lực ban hành những chính sách mới của Nhà nước về BH, những sửa đổi về chủ trương, quy định pháp luật trong nghị định về BH nông nghiệp; nghị định về BH cháy nổ bắt buộc… sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường BH tiếp tục phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2018.

Đại diện Cục QLBH cho biết, với những nỗ lực của cơ quan quản lý và của DNBH trong năm 2018, sẽ giúp thị trường thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư có uy tín, đồng thời thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng hiệu quả, bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Dự kiến thị trường BH tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%. 

Đặng Hương

Nguồn: Thời báo tài chính Việt Nam

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thị Trường Bảo Hiểm Vẫn Cạnh Tranh Quyết Liệt trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!