Đề Xuất 3/2023 # Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp, Thương Mại, Dịch Vụ Trên Địa Bàn Tỉnh Giai Đoạn 2022 2022 # Top 3 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 3/2023 # Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp, Thương Mại, Dịch Vụ Trên Địa Bàn Tỉnh Giai Đoạn 2022 2022 # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp, Thương Mại, Dịch Vụ Trên Địa Bàn Tỉnh Giai Đoạn 2022 2022 mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

THAM LUẬNGiải pháp phát triển công nghiệp,thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnhgiai đoạn 2016 – 2020Đồng chí Nguyễn Hòa Hiệp – TUV,Giám đốc Sở Công Thương

Saturday, January 23, 2016

1

Giải pháp phát triển công nghiệptrong giai đoạn 2016 – 2020

Saturday, January 23, 2016

2

1. Tập trung đầu tư và thu hút đầu tư

– Đẩy mạnhviệc thu hút cácdự án công nghệcao, công nghiệphỗ trợ, nâng caogiá trị gia tăngcác ngành côngnghiệp.Saturday, January 23, 2016

3

1. Tập trung đầu tư và thu hút đầu tư (tt)– Tiếp tục thu hút đầu tưcó chọn lọc đối với các dựán đầu tư mới theohướng ưu tiên thu hút cácdự án đầu tư sản xuất sảnphẩm giá trị gia tăng cao,hàm lượng công nghệcao, dự án sản xuất sảnphẩm công nghiệp hỗ trợ.Saturday, January 23, 2016

4

2. Tập trung phát triển mạnhcông nghiệp hỗ trợ– Tập trung đầu tư xâydựng hoàn chỉnh hạtầng 03 phân khu côngnghiệp chuyên sâucông nghiệp hỗ trợ đãđượcThủtướngChính phủ cho phépthí điểm thành lập.

5Saturday, January 23, 2016

2. Tập trung phát triển mạnhcông nghiệp hỗ trợ (tt)– Có chính sáchưu đãi đặc thùđối với các doanhnghiệp đầu tư hạtầng các phânkhu công nghiệphỗ trợ.Saturday, January 23, 2016

6

2. Tập trung phát triển mạnhcông nghiệp hỗ trợ (tt)– Đa dạng hoá trong hợp tác,liên doanh liên kết với các nhàđầu tư nước ngoài để cung ứngcác sản phẩm công nghiệp hỗtrợ.– Tăng cường công tác xúc tiếnthương mại – đầu tư hướng vàocác thị trường trọng điểm như:Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, ĐàiLoan, ASEAN…, các đối tác cótiềm lực về công nghệ, tài chính.Saturday, January 23, 2016

7

3. Giải pháp về thị trường– Chú trọng xúc tiến thương mạingoài nước, mở rộng thị trườngnước ngoài, khuyến khích cácdoanh nghiệp thâm nhập thịtrường mới và xuất khẩu cácmặt hàng mới, mặt hàng có giátrị gia tăng cao.Saturday, January 23, 2016

8

3. Giải pháp về thị trường (tt)– Mở rộng và đadạng hóa thịtrườngxuấtkhẩu, chú trọngthị trường truyềnthốngvàthịtrường mới cónhiều tiềm năng…Saturday, January 23, 2016

9

4. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành– Ưu tiên thu hút đầutư nước ngoài đối vớicác dự án đầu tư sảnxuất có hàm lượngcông nghệ cao, hỗ trợdoanh nghiệp trongnước đổi mới côngnghệ, thiết bị, nhằmnâng tỷ lệ đổi mới côngnghệ trong sản xuất.Saturday, January 23, 2016

10

4. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành (tt)– Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạtầng bảo đảm chất lượng vàđồng bộ; tập trung triển khainhanh các dự án kết cấu hạtầng mang tính trọng điểm, cósức lan tỏa cao làm nền tảngcho phát triển công nghiệp.Xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật phát triển các hoạt độnglogistic (kho bãi, cầu cảng, dịchvụ vận chuyển, hậu cần) tạođiều kiện cho các doanh nghiệpgiảm bớt chi phí giao dịch.Saturday, January 23, 2016

11

Giải pháp phát triển thương mại,dịch vụ trên địa bàn tỉnh tronggiai đoạn 2016 – 2020

Saturday, January 23, 2016

12

1. Phát triển thương mại nội địa kết hợpcác loại hình thương mại truyền thống vàthương mại hiện đại, phù hợp với từng địabàn đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Saturday, January 23, 2016

13

– Đầu tư xây dựng, chỉnh trang một sốtuyến trung tâm của TP.Biên Hòa thànhcác khu phố thương mại, thu hút đầu tưxây dựng các Trung tâm văn phòng giaodịch thương mại, TTTM, Trung tâm siêuthị, hiện đại ở các khu vực thuộc TP.BiênHòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, LongThành. Định hướng bố trí phát triển hệthống TTTM, siêu thị trong khu vực nộithị TP.Biên Hòa chủ yếu là TTTM hạngI, hạng II, siêu thị hạng I, siêu thị chuyênngành nông sản, rau củ quả…để đưaTP.Biên Hòa thành TTTM lớn, đầu mốigiao lưu hàng hóa tổ chức các kênh phânphối hàng hóa có qui mô cấp vùng. Triểnkhai chuyển đổi KCN Biên Hòa I thànhkhu đô thị TM-DV lớn của TP.Biên Hòa.Saturday, January 23, 2016

14

1. Phát triển thương mại nội địa kết hợp cácloại hình thương mại truyền thống vàthương mại hiện đại, phù hợp với từng địabàn đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa (tt).– Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâmThông tin triển lãm tỉnh làm đầu mối tổ chứccác hoạt động thông tin, triển lãm, hội chợ, hộithảo, quảng bá sản phẩm của địa phương vàcác doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Saturday, January 23, 2016

15

2. Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu– Đẩy mạnh hoạt động xúctiến thương mại tại các thịtrường truyền thống như:Campuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc… đồng thời mởrộng xúc tiến thương mạikhai thác các thị trường cónhu cầu lớn về các loại nôngsản, hàng hóa phù hợp vớiđặc điểm, điều kiện sản xuấtcủa tỉnh như: Hoa Kỳ, Nhật,EU, Hàn Quốc, Trung Đông,Nga, Ấn Độ.Saturday, January 23, 2016

16

2. Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu (tt)– Tổ chức các hoạt động giaothương, hội nghị, hội chợ,triển lãm để kết nối cácdoanh nghiệp xuất khẩutrên địa bàn với các doanhnghiệp trong, ngoài nước,tạo điều kiện cho các doanhnghiệp địa phương nhất làcác doanh nghiệp nhỏ vàvừa tham gia vào chuỗi liênkết sản xuất, cung ứng sảnphẩm trong nước và quốc tế.Saturday, January 23, 2016

17

2. Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu (tt)– Thúc đẩy chuyển dịch cơcấu hàng xuất khẩu theohướng gia tăng xuất khẩunhững mặt hàng có hàmlượng giá trị gia tăng lớn,tỷ lệ nội địa hóa cao, cácsản phẩm nông sản chếbiến sâu, sản phẩm côngnghệ cao, hạn chế tối đaxuất khẩu nguyên liệu vàsản phẩm thô.Saturday, January 23, 2016

18

3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại– Hỗ trợ các doanh nghiệpthương mại phát triển liên kếtkinh doanh trong và ngoài nướcđể trở thành bạn hàng hợp tácchiến lược, phát huy ưu thế cácbên, cùng nhau khai thác thịtrường trong và ngoài nước, đặcbiệt là liên kết với các doanhnghiệp công nghiệp có ưu thếkhai thác thị trường quốc tế, tíchcực mở rộng hoạt động xuấtnhập khẩu và thương mại dịchvụ quốc tế.Saturday, January 23, 2016

19

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Saturday, January 23, 2016

20

Một Số Giải Pháp Phát Triển Thương Mại, Dịch Vụ Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang

Kết cấu hạ tầng thương mại đã có bước phát triển đáng kể: Hiện nay, toàn tỉnh đã có 133 chợ đang hoạt động; có thể thấy, hệ thống chợ được phân bố ngày càng hợp lý; trong đó, có 29 chợ được chuyển đổi do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, đầu tư có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng từng bước được đổi mới, nâng cao; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ được quản lý hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm theo phương thức truyền thống của người dân. Cùng với đó, với sự phát triển nhanh về kinh tế, mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu mua sắm tại các loại hình bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn ngày càng tăng. Điều này đã tạo điều kiện cho hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có 07 trung tâm thương mại, 8 siêu thị và hàng trăm khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng tự chọn tại các địa phương; với trên 36.000 cơ sở bán buôn, bán lẻ; 284 cửa hàng xăng dầu; trên 600 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (gas)…

Một số giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ

Trong những năm tới, phát triển thương mại, dịch vụ cùng với công nghiệp sẽ tiếp tục là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 34.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 40%/năm. Về quản lý nhà nước, Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chính sau:

Thứ tư, khuyến khích khu vực doanh nghiệp FDI, các tập đoàn phân phối lớn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo hướng khai thác thị trường xuất khẩu mới như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Trung Đông…; xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong xúc tiến thương mại ( từng bước áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại như marketing điện tử, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thị trường); hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã về nghiên cứu thị trường; phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản; tham gia hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền, các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản của tỉnh trên các phương tiện truyền thông…

Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương

Lần xem: 22481 Go top

Một Số Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp, Thương Mại Dịch Vụ Tại Đồng Nai

Trong những năm tới, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, để thực hiện hóa mục tiêu trên, cần xây dựng các giải pháp mang tính đột phá đối với việc phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Báo chúng tôi xin trân trọng trích bài phát biểu của đồng chí Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Hòa Hiệp về một số giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ tại Đồng Nai.

1. Đối với việc phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2016-2020.

Thứ nhất, tập trung đầu tư và thu hút đầu tư

– Đẩy mạnh việc thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các ngành công nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa cơ chế, chính sách; tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, mặt bằng đất đai và hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

– Triển khai nhanh khu công nghệ cao Long Thành, Trung tâm công nghệ sinh học và Khu liên hợp công nông nghiệp để mời gọi các dự án có công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học. Rà soát các Khu công nghiệp đã hoạt động từ nhiều năm trước để có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp này đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu.

– Tiếp tục triển khai việc đầu tư các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa bàn nông thôn.

– Tập trung thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mời gọi, thu hút nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

– Tổ chức rà soát thu hút đầu tư đối với những khu, cụm công nghiệp chưa lấp đầy, tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc đối với các dự án đầu tư mới theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Thứ hai, tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ

Để góp phần kéo giảm tình hình nhập siêu (đặc biệt là nhập siêu từ Trung Quốc) yêu cầu bức thiết là phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ, đây là tiền đề bảo đảm phát triển công nghiệp bền vững. Tỉnh Đồng Nai mặc dù đã được Chính phủ chấp thuận thực hiện thí điểm thành lập 03 phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp Giang Điền, Nhơn Trạch 6 và An Phước. Tuy nhiên đến nay, 03 phân khu công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được hình thành. Để có thể phát triển mạnh hơn nữa công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn tới theo đúng định hướng đề ra, cần thực hiện các giải pháp như:

– Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng 03 phân khu công nghiệp chuyên sâu công nghiệp hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập. Đầu tư xây dựng nhà xưởng với nhiều quy cách khác nhau để các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu thuê diện tích nhỏ trong các khu công nghiệp với giá hợp lý, phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các phân khu công nghiệp hỗ trợ. Ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

– Đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu…

Thứ ba, giải pháp về thị trường.

– Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, chú trọng xúc tiến thương mại ngoài nước, mở rộng thị trường nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới và xuất khẩu các mặt hàng mới, mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Liên kết với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hợp tác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tham gia các hoạt động phát triển thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

– Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng…

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu.

Thứ tư, giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh ngành

– Tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành hợp lý, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, tỷ trọng giá trị tăng cao, có lợi thế so sánh, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu tư sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, thiết bị, nhằm nâng tỷ lệ đổi mới công nghệ trong sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

– Tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, vốn đầu tư…. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; tập trung triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng mang tính trọng điểm, có sức lan tỏa cao làm nền tảng cho phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển các hoạt động logistic (kho bãi, cầu cảng, dịch vụ vận chuyển, hậu cần) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

2. Đối với việc phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020.

Thứ nhất, Phát triển thương mại nội địa kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn đô thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 10,5- 12%/năm trong giai đoạn 2016- 2020.

– Huy động đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại, ưu tiên xây dựng hệ thống kho, bãi lưu giữ, trung chuyển hàng hóa, hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản, thực phẩm, hệ thống kho chứa xăng, dầu, khí hóa lỏng dầu mỏ; xây dựng các chợ đầu mối nông sản, chợ bán buôn kết hợp sàn giao dịch, đấu giá nông sản; khuyến khích phát triển mạng lưới siêu thị về các thị trấn, khu đô thị mới, khu vực tập trung người lao động ở các khu công nghiệp. Mở rộng mạng lưới đại lý kinh doanh xăng dầu, cung ứng vật tư về các vùng nông thôn.

– Đầu tư xây dựng, chỉnh trang một số tuyến trung tâm của thành phố Biên Hòa thành các khu phố thương mại, thu hút đầu tư xây dựng các Trung tâm văn phòng giao dịch thương mại, Trung tâm thương mại, Trung tâm siêu thị, hiện đại ở các khu vực thuộc thành phố Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành. Định hướng bố trí phát triển hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị trong khu vực nội thị thành phố Biên Hòa chủ yếu là Trung tâm thương mại hạng I, hạng II, siêu thị hạng I, siêu thị chuyên ngành nông sản, rau củ quả… để đưa thành phố Biên Hòa thành trung tâm thương mại lớn, đầu mối giao lưu hàng hóa tổ chức các kênh phân phối hàng hóa có qui mô cấp vùng. Phát triển các Trung tâm thương mại hạng II, hạng III, siêu thị hạng II, hạng III, chợ đầu mối trái cây, siêu thị, cửa hàng gắn với trạm dừng chân…ở các đô thị trung tâm tiểu vùng, trung tâm huyện trong tỉnh. Triển khai chuyển đổi KCN Biên Hòa I thành khu đô thị thương mại dịch vụ lớn của thành phố Biên Hòa.

– Rà soát, dành quỹ đất cho xây dựng mạng lưới chợ, từng bước xóa bỏ chợ tạm, nâng cấp, chỉnh trang xây dựng các chợ trung tâm huyện, thị xã, các chợ ở thành phố Biên Hòa đạt đủ các tiêu chuẩn chợ hạng 1, chợ hạng 2 theo hướng văn minh, văn hóa. Phát triển mạng lưới chợ đến 2020, toàn tỉnh có khoảng 8- 9 chợ hạng 1; 31- 33 chợ hạng 2; 170- 175 chợ hạng 3.

– Bổ sung cơ chế chính sách phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu về các vùng sâu, vùng miền núi. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển mạng lưới cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch, an toàn có truy xuất nguồn gốc ở các khu vực đô thị. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá, sản phẩm của địa phương ra trong và ngoài nước.

– Xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường nông sản phục vụ nông dân sản xuất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Thông tin triển lãm tỉnh làm đầu mối tổ chức các hoạt động thông tin, triển lãm, hội chợ, hội thảo, quảng bá sản phẩm của địa phương và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Tăng cường các biện pháp giám sát tạo môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh, thu hút các thành phần kinh tế tham gia; kiểm soát chặt chẽ chống hàng giả, hàng lậu, đầu cơ tăng giá các mặt hàng thiết yếu.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất đạt 22,5 tỷ (tăng bình quân 10-11%/năm) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Đổi mới công tác tổ chức xúc tiến thương mại, áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại như marketing điện tử, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thị trường. Duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc… đồng thời, mở rộng xúc tiến thương mại khai thác các thị trường có nhu cầu lớn về các loại nông sản, hàng hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện sản xuất của tỉnh như Hoa Kỳ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Trung Đông, Nga, Ấn Độ.

– Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về sản phẩm và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp địa phương.

– Tổ chức các hoạt động giao thương, hội nghị, hội chợ, triển lãm để kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn với các doanh nghiệp trong, ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm trong nước và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm liên kết chặt chẽ với người sản xuất cung ứng nguyên liệu để thực hiện các quy trình sản xuất sạch, an toàn và có truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu phổ biến của các nước nhập khẩu; đồng thời cũng là giấy thông hành vào các thị trường cao cấp.

– Kết hợp các biện pháp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng lớn, tỷ lệ nội địa hóa cao, các sản phẩm nông sản chế biến sâu, sản phẩm công nghệ cao, hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô. Giảm nhập khẩu phụ liệu, tăng nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến, kiểm soát cơ cấu hàng nhập khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế, từng bước hạn chế nhập siêu, tiến đến xuất siêu trong giai đoạn 2016- 2020.

– Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại quan trọng với các nước và sẽ tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại khác trong năm tới. Để năng cao khả năng cạnh tranh một số sản phẩm công/nông nghiệp của tỉnh, cần tập trung rà soát, xác định các mặt hàng chủ lực của tỉnh để có biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm trên.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mạị

– Khuyến khích khu vực doanh nghiệp FDI, các tập đoàn phân phối lớn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của Đồng Nai.

– Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển liên kết kinh doanh trong và ngoài nước để trở thành bạn hàng hợp tác chiến lược, phát huy ưu thế các bên, cùng nhau khai thác thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp có ưu thế khai thác thị trường quốc tế, tích cực mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ quốc tế. Thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiếp thu các kỹ thuật quản lý kinh doanh và kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015, chúng ta có thể tin tưởng trong thời gian tới ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ phát huy được vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh đề ra./.

‘Giải Pháp Phát Triển Thương Mại Dịch Vụ, Tạo Liên Kết Vùng Cho Doanh Nghiệp’

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội thảo.

Vùng KTTĐBB gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, đều là những tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là thương mại. Phát triển thương mại vùng KTTĐBB có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, thương mại của miền Bắc cũng như đối với cả nước.

Số liệu từ Bộ Công Thương, giai đoạn 2014 – 2018, vùng KTTĐBB là thị trường có hoạt động thương mại sôi động cùng với sự phát triển mạnh các hệ thống phân phối và sự phong phú, đa dạng các chủng loại hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Vùng năm 2018 đạt 846,73 nghìn tỷ đồng, tăng 8,38% so với năm 2017, chiếm 19,17% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Giai đoạn 5 năm (2014-2018), tổng mức của vùng tăng bình quân 10,74%.

Mặc dù đã có một số đóng góp quan trọng, song việc phát triển thương mại dịch vụ của vùng KTTĐBB còn một số hạn chế. Theo Bộ Công Thương, hạn chế đầu tiên là tốc độ tăng trưởng còn chậm và thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Bên cạnh đó, hiện hạ tầng thương mại phát triển với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và của cả nước nói chung, nhưng phân bố không đồng đều của các loại hình hạ tầng thương mại này… Vì vậy, các địa phương cần phải có những giải pháp kịp thời, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo.

Tại Hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, thời gian qua, kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ có sự phát triển tăng tốc so với cả nước và so với các vùng kinh tế trọng điểm khác. Tuy nhiên, xét về tổng thể sự phát triển thương mại, dịch vụ của vùng Bắc Bộ còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bộ Công Thương mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp đồng bộ cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để có thể tạo đà cho khu vực Bắc Bộ phát triển nhanh chóng và bền vững.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tham Luận Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp, Thương Mại, Dịch Vụ Trên Địa Bàn Tỉnh Giai Đoạn 2022 2022 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!