Cập nhật nội dung chi tiết về Tài Liệu Thực Hành Nghệ Tin Học Văn Phòng mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu 1: Để thay đổi cách nhận dạng ngày trong Windows, trong Control Panel dùng mục Regional and Language Options, chọn thẻ Regional Options, nút Customize và chọn:
B. Thẻ Number.
C. Thẻ Currency.
Câu 2: Để kết nối các máy tính trong một hệ thống thành một mạng, người ta thường dùng:
A. ADSL router.
B. Thiết bị nhận mạng 3G.
D. Access point.
Bài 2: THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN, HỆ THỐNG VÀ MẠNG Để thay đổi cách nhận dạng ngày trong Windows, trong Control Panel dùng mục Regional and Language Options, chọn thẻ Regional Options, nút Customize và chọn: Thẻ Date. (*) Thẻ Number. Thẻ Currency. Thẻ Time . Để kết nối các máy tính trong một hệ thống thành một mạng, người ta thường dùng: ADSL router. Thiết bị nhận mạng 3G. Switch. (*) Access point. Để gỡ bỏ chương trình ứng dụng đã cài đặt ta vào Control Panel, ta chọn: Display. Add hardware. Add and Remove Programs. (*) System. Chọn phát biểu đúng: ADSL router là thiết bị phát tín hiệu Wifi. Access point là thiết bị nhận tín hiệu nhận Wifi. Access point là thiết bị phát tín hiệu nhận Wifi. (*) ADSL router là thiết bị nhận tín hiệu Wifi. Trong Control Panel, mục Add Hardware cho phép thực hiện: Cài đặt hay gỡ bỏ các chương trình trên máy tính. Khai báo, cài đặt các thiết bị phần cứng mới bổ sung vào hệ thống. (*) Thay đổi màn hình Desktop. Điều chỉnh thiết bị chuột. Để thay đổi nút trái phải của chuột cho thuận tay của người sử dụng, ta chọn: Control Panel / Display. Control Panel / Add Hardware. Control Panel/ Mouse. (*) Control Panel/ Keyboard. Làm sao để biết IP của máy ta đang sử dụng? Dùng lệnh IPCONFIG ở chế độ command prompt. (*) Không thể biết. Dùng lệnh CMD ở chế độ Star / Run. Dùng lệnh IPCONFIG ở chế độ Star / Run. Làm thế nào vào chế độ command prompt? Dùng lệnh Start / All Programs / Accessories / Command prompt. (*) Dùng lệnh Start / All Programs / Accessories / Address book. Dùng kệnh Start / Run: IPCONFIG. Dùng Windows Explore. Trong Control Panel, vào Display ta không thể thực hiện: Thay đổi màu sắc cho các thành phần cửa sổ Windows. Khai báo ảnh nền cho Desktop. Cài đặt màn hình tạm nghỉ (Screen Saver). Cài đặt ngày giờ đúng cho đồng hồ. (*) Để chọn một máy in có sẵn trong hệ thống làm máy in ngầm định, chọn: Control Panel / Display. Control Panel / Add Hardware. Start / Hardware, nhấp chọn máy in và nhấn Set as default printer. Control Panel / Printer, nhấp chọn máy in và nhấn Set as default printer. (*) Để xem thông tin của hệ thống đang sử dụng, chọn mục nào trong Control Panel? Display. Add and Remove Programs. Add Hardware. System. (*) Để cài đặt thêm một Font chữ mới trong môi trường Windowns ta dùng chức năng nào sau đây? Desktop của Control Panel. Regional and Language Options của Control Panel. Fonts của Control Panel. (*) System của Control Panel.Đề Tài: Nâng Cao Chất Lượng Giờ Thực Hành Tin Học 7
Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu tư phát triển về mọi mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC 7 -------eùf------- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu tư phát triển về mọi mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Môn tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này, giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá-giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Từ những băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá, tự học và so sánh. NỘI DUNG: CƠ SỞ LÝ LUẬN Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như: - Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: "ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước". - Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT: ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,... Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Thực tế qua những năm tôi học tập và từ đầu năm học 2011-2012 tôi được trực tiếp giảng dạy bộ môn tin học cũng như qua trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như mọi học sinh đều rất hứng thú với môn học, được nhà trường tạo mọi điều kiện thuân lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học vào nhà trường. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. Đồng thời do điều kiện về kinh tế còn khó khăn nên các em cũng không được tiếp xúc nhiều với máy tính. Từ năm học 2004-2005 trường THCS QUANG VINH đã đầu tư 1 phòng máy vi tính hơn 20 máy phục vụ cho việc đưa tin học vào nhà trường. Với số lượng máy trên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập hiện nay. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nghề nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Đầu năm học 2011-2012 được sự quan tâm và đóng góp của hội PHHS trường THCS QUANG VINH đã tu sửa và lắp đặt thêm máy tính cho phòng máy nhằm giúp cho các em có điều kiện được thực hành trên máy tính nhiều hơn. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành 1.1 Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. "Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy" Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau: Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học Cuối cùng làm hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu. 1.2. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nữa nhưng đó chỉ là xem như bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh Cách chia nhóm: Chia nhóm 2-3 học sinh/máy (nhóm ngẫu nhiên với nhiều đối tượng học sinh để hỗ trợ cho đối tượng học sinh yếu trong quá trình thực hành). Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình. Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. - GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm : + Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần. + Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm. + Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. + Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. + Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng + Xây dung mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trường học tập an toàn. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Làm được như vầy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: + Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành - nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm + Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt. 2. Ví dụ minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành BÀI THỰC HÀNH 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (T1) Thiết kế bài học a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: + Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính + Biết sử dụng một số hàm cơ bản Average, Max, Min. Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức để tính điểm trung bình, sử dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản. + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng khá thành thạo công thức, hàm để tính toán 2)Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Hoạt động 1: Lập công thức tính điểm trung bình Mục tiêu: Học sinh lập được công thức để tính điểm trung bình Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1 ? Lập công thức tính điểm trung bình như thế nào? ? Các thành phần trong công thức có thể là những đối tượng nào? Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Hình 30. Bảng điểm lớp em + Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của khối trong công thức tính toán. Với đối tượng này giáo viên có thể rút ngắn danh sách học sinh trong trang tính để tránh việc các em mất nhiều thời gian vào việc nhập và chỉnh sửa số liệu trong công thức. Hướng dẫn cho học sinh ghi lại một số kết quả tính bằng công thức để so sánh với việc sử dụng hàm trong hoạt động sau. Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành. Hoạt động 2: Sử dụng các hàm để tính toán Mục tiêu: Học sinh sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán Với đối tượng học sinh yếu: Biết sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình, cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min. Với đối tượng học sinh khá - giỏi: sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán với phần tham số của hàm đa dạng Tổ chức hoạt động: Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2 ? Sử dụng hàm nào để tính điểm trung bình ? Để xác định điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta sử dụng những hàm nào ? Các thành phần trong tham số của hàm có thể là những đối tượng nào Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: + Đối tượng học sinh yếu thao tác sử dụng hàm Average để tính điểm trung bình của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình , tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô cuối cùng của cột Điểm trung bình. Cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min để xác định được điểm trung bình cao nhất, thấp nhất + Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp bằng hàm thích hợp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của các ô, khối trong phần tham số của các hàm để tính toán. Xác định được điểm trung bình cao nhất và thấp nhất theo yêu cầu của bài tập 3. Trong quá trình này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một số thao tác theo yêu cầu của giáo viên GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 2. Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động - Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các thành viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập. - Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức: Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng hàm và địa chỉ so với việc sử dụng công thức. Chỉ cho học sinh thấy việc nhập công thức tương tự nhau sẽ mất nhiều thời gian, ta có thể thực hiện thao tác sao chép (giáo viên thực hiện) để gây hứng thú cho học sinh trong tiết lý thuyết sau. Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở, khuyến khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm. Sau một thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau: 1) Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. - Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác 2) Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành 3) Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh. C. KẾT LUẬN Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giời học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành của các khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Quang Vinh, ngày 09 tháng 10 năm 2011 Người viết Sàn Thanh VũLuận Văn, Cải Cách Hành Chính Cấp Xã, Tài Liệu Hot, Hay
Published on
Luận văn chọn đề tài: Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai để làm luận văn thạc sỹ Luật học
1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ VIẾT THẮNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH MẪN HÀ NỘI, năm 2016
2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các khoa, phòng, cơ sở học viện tại Đà Nẵng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức mới về chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo chúng tôi Nguyễn Minh Mẫn, Hội đồng giáo sư Nhà nước và Pháp luật – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành biết ơn. Đà Nẵng, tháng 07 năm 2016 Hà Viết Thắng
3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hà Viết Thắng
4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH……..7 1.1. Nhận thức chung về cải cách hành chính ………………………………………………………..7 1.2. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm cải cách hành chính………………….14 1.3. Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số địa phương và bài học kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI………………………………………………….28 2.1. Khái quát chung về cấp xã trên địa bàn huyện Chư sê, tỉnh Gia Lai …………………28 2.2. Kết quả thực hiện cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ……………………………………………………………………………………………………………34 2.3. Đánh giá chung về cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ……………………………………………………………………………………………………………55 CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI…………………………………………………………………………………………………………64 3.1. Mục tiêu, định hướng cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai……………………………………………………………………………………………………..64 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai………………………………………………………………………………………………..67 3.3. Một số kiến nghị………………………………………………………………………………………..74 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ương CBCC Cán bộ, công chức CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCHC Cải cách hành chính CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội HC – SN Hành chính – Sự nghiệp HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định NQ Nghị quyết QLNN Quản lý nhà nước QĐ Quyết định TTg Thủ tướng TƯ Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa
6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề cải cách hành chính Nhà nước, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. Trong những năm qua cải cách hành chính ở nước ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong các nội dung như cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới cải cách hành chính vẫn còn một số hạn chế,vướng mắc như: hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo; chế tài chưa cụ thể, chưa kịp thời; thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu công khai minh bạch; bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo; trình độ năng lực của bộ phận cán bô, công chức còn hạn chế, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ chưa cao; cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành thấy rõ yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính nhà nước là một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, lien tục và có quyết tâm thực hiện trong cả hệ thống chính trị. Kết quả cải cách hành chính nhà nước trên tất cả các nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hộ, cải cách hành chính được xem như động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và duy trì hoạt động của bộ máy hành pháp. Quán triệt đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ- CP của Chính phủ ngày 08/11/2011, về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, trong đó đã xác định nhiệm vụ “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách hành chính sách tiền lương
7. 2 nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công” Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, trong những năm qua, chính quyền từ cơ sở cấp xã đến huyện của tỉnh Gia Lai nói chung và nói riêng đã có nhiều nổ lực trong chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cải cách hành chính trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. Bởi vậy, khảo sát đánh giá thực trạng cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Các xã trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có vị trí đặt biệt quan trọng trong hệ thống các cấp chính quyền ở nước ta. hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn bao quát các lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn và hướng tới thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào cuộc sống, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm 14 xã, 01thị trấn, được đặt trên địa bàn tỉnh Gia lai là nơi thực hiện cải cách hành chính, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nói trên điều nằm trong diện phải thực hiện cải cách hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, việc cải cách này xuất phát yêu cầu thực tiễn về phát triển, quản lý của tỉnh Gia Lai. Là học viên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành Chính, hiện đang công tác ở trên địa bàn cấp xã của huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, có nhiều trăn trở về công tác cải cách hành chính ở địa phương, nên tôi đã chọn đề tài: “Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai” để làm luận văn thạc sỹ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, cải cách hành chính luôn được coi là vấn đề trọng tâm. Do vậy, vấn đề này đã và đang thu hút được đông đảo các cơ
9. 4 Các bài viết trên tạp chí của các nhà khoa học, quản lý như: Dương Quang Tung (2011), Tiếp tục điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ – khâu then chốt của cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 8/2011; Hoàng Quang Đạt (2011), Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 6/2011; Nguyễn Văn Thâm (2011), Cải cách hành chính và những kinh nghiệm về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 9/2011; Trần Văn Tuấn (2008, 2010), Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính để hội nhập và phát triển, Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa một cửa liên thông, Tạp chí Cộng sản 8/2008, 3/2010; Đỗ Quốc Sam (2007,2008), Chương trình cải cách hành chính: Thực trạng và vấn đề đặt ra, Lại bàn về cải cách hành chính, Tạp chí Cộng sản 2/2007, 4/2008; Đinh Duy Hòa (2007), Đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Tạp chí Cộng sản 4/2007 v.v…….. Nhìn chung, các công trình, bài viết trên chỉ mới tập trung nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của cải cách hành chính trên phạm vi cả nước, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nguyên cứu những vấn đề lý luận về cải cách hành chính và khảo sát, đánh giá thực trạng cải cách hành chính cấp xã ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có 3 nhiệm vụ cơ bản sau: – Hệ thống một số vấn đề cơ sở lý luận về cải cách hành chính để làm rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp cải cách hành chính trong điều kiện của Việt Nam, của tỉnh Gia Lai nói chung và các xã trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng. – Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng cải cách hành chính cấp xã từ thực
12. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1.1. Nhận thức chung về cải cách hành chính 1.1.1. Khái niệm về cải cách hành chính Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính tương đối phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải tiếp xúc, giải quyết công việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau: Theo từ điển Pháp luật và hành chính do Giáo sư Đoàn Trọng Truyển chủ biên thì ” Nền hành chính nhà nước là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hang ngày của Nhà nước do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hằng ngày của công dân” [29, tr.102] Cải cách hành chính là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn. Cải cách hành chính là những nỗ lực có chủ định nhằm tạo nên những thay đổi cơ bản trong hệ thống hành chính nhà nước thông qua các cải cách có hệ thống hoặc thay đổi các phương thức để cải tiến ít nhất một trong những yếu tố cấu thành hành chính nhà nước: thể chế, cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính công và tiến trình quản lý nhà nước. Cải cách hành chính bao gồm các cải cách về tổ chức, nhân sự, quy trình và công vụ cũng như các biện pháp thích ứng của hành chính công nhằm tạo ra các cơ quan hành chính hiệu quả, thể chế hóa các thẩm quyền hành chính một cách rõ ràng,
13. 8 đơn giản hóa hành chính và gần gũi với nhân dân. Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia. Cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công… Theo nghĩa rộng: CCHC có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Hiểu theo nghĩa này, CCHC là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước; lập kế hoạch; định thể chế; tổ chức; công tác cán bộ; tài chính; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra; thông tin và đánh giá. Theo nghĩa hẹp: CCHC có thể hiểu như một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. Mặt khác cũng cần phân biệt cải cách hành chính với những biến đổi thông thường, những việc làm cần thiết (thường gọi là cải tiến) trong nền hành chính, Cải tiến được tiến hành trên cơ sở một nền hành chính tương đối ổn định, hợp lý và vận
14. 9 hành bình thường. Đó là đổi mới, cải thiện trong phạm vi hẹp ở một số bộ phận, quá trình nhất định để nền hành chính được hoàn thiện thêm. Quá trình cải tiến cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng những đòi hỏi cục bộ, phiến diện, cấp thiết trước mắt của nền hành chính. Như vậy, những cải tiến này được hiểu như là sự tự điều chỉnh nền hành chính; trong đó cải cách hành chính được nhìn nhận với tầm vóc lớn hơn, phạm vi rộng hơn và phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi cải cách hành chính phải được nghiên cứu một cách toàn diện và xây dựng một chiến lược dài hạn với những chương trình, kế hoạch cụ thể đối với tất cả các bộ phận cấu thành của nền hành chính. Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Cải cách hành chính là hành vi hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính bằng việc cải biến chế độ, phương pháp hành chính cũ xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới trên phương diện thể chế hành chính, bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và tài chính công. 1.1.2. Sự cần thiết cải cách hành chính Hệ thống hành chính nhà nước ta luôn trong quá trình động, vừa bảo đảm sự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xã hội, vừa tìm cách thức ứng với những thay đổi của xã hội, của nền kinh tế. Đến một lúc nào đó, các yếu tố của nền hành chính nếu không có những thay đổi, cải cách sẽ trở thành lực cản, làm cho hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước kém đi, đó là lúc nền hành chính cần phải được cải cách một cách tổng thể hoặc cải cách một số yếu tố đang bất cập. CCHC là một trong những nội dung cơ bản cần được quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới vì đó là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả của nhà nước trong việc phát triển kinh tế – xã hội, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước, củng cố và tăng cường tiềm năng về mọi mặt cho đất nước. Nhìn tổng thể, 3 yếu tố sau đây chi phối và lý giải sự cần thiết của cải cách hành chính nhà nước: – Một là, yêu cầu của sự phát triển xã hội, đặc biệt là yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội. – Hai là, sự kém hiệu quả, hiệu lực của bản thân nền hành chính nhà nước. – Ba là, yêu cầu của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ tốt hơn, hiệu quả
15. 10 hơn của nền hành chính nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng gần 20 lần nói đến vấn đề cải cách hành chính. Điều này cho thấy Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và cải cách hành chính nhà nước”, “bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân”, “tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước phục vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí”, “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục”, “đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp”, “thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia” [16, tr.90]. Quán triệt quan điểm đẩy mạnh cải cách hành chính và trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ đã xác định vai trò của cải cách hành chính là: – Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. – Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. – Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng cường tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. – Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. – Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
16. 11 Từ thực tiễn gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng có thể khẳng định rằng cải cách hành chính nhà nước luôn là một chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn của Đảng trong lãnh đạo tổ chức và hoạt động của nhà nước, thông qua các biện pháp cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của đất nước để cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ tháng 7/1995, thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO tháng 11/2006 và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yêu cầu mới, khó khăn trong quản lý kinh tế xã hội, nếu bản thân nhà nước không đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ trên. Do đó yêu cầu tất yếu phải đổi mới, phải cải cách hành chính nhà nước để phù hợp với xu thế phát triển mới của xã hội hiện nay. Nước ta phải tiếp tục cải cách hành chính vì 10 năm qua thực hiện CCHC vẫn còn nhiều hạn chế bất cập đó là: Nhiều cấp, nhiều ngành chưa đặt đúng cải cách hành chính nhà nước là một trong ba giải pháp cơ bản thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, giai đoạn 2001-2010, 2010-2020. Tốc độ cải cách còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra là “Xây dựng được một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại”. Nhìn một cách tổng thể, những kết quả đạt được trong cải cách hành chính nhà nước những năm qua còn chưa tương xứng với yêu cầu, quy mô đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và mục tiêu chung mà chương trình tổng thể đề ra; kết quả đạt được chưa thiết thực, chưa bền vững. Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, còn chồng chéo, tăng về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Có sự giảm đầu mối trực thuộc Chính phủ, nhưng bộ máy bên trong các bộ còn chưa giảm. Công tác kiểm tra, sắp xếp, sau phân cấp còn buông lỏng. Chưa xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và chưa thực hiện tốt việc đào tạo trước khi bổ nhiệm; cơ chế quy định trách nhiệm
17. 12 của người đứng đầu chưa rõ ràng và chưa đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sau đào tạo; công tác cải cách tiền lương triển khai còn chậm, tiền lương chưa thực sự là động lực thúc đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ. Cải cách tài chính công thực hiện mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được còn hạn chế. Các thể chế về cải cách tài chính công chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả đạt được nhưng vẫn còn hạn chế. Việc hiện đại hoá công sở chưa đồng bộ, dẫn tới manh mún, phân tán. Kết quả đầu tư xây dựng trụ sở cấp xã, thị trấn vẫn chưa thực hiện được như Chương trình tổng thể đề ra. Ứng dụng công nghệ thông tin không đạt mục tiêu của Chương trình tổng thể. Có những đề án, dự án, biện pháp, chương trình hành động nhằm thực hiện cải cách hành chính nhà nước trên các nội dung Chương trình tổng thể về hình thức và bản chất thì rất có ý nghĩa nhưng vấn đề triển khai trong thực tế chưa mang lại nhiều kết quả như mong muốn, việc triển khai còn mang nặng tính hình thức, chưa chú ý sâu về chất lượng thực tế, chất lượng thực thi. Sự tham gia, đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và công chúng vào quá trình cải cách hành chính còn ít, hạn chế. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đa phần là Nông nghiệp, sau nhiều năm với sự đoàn kết nỗ lực xây dựng kinh tế- xã hội, mặc dù đã có những tiến triển bước đầu, nhưng các xã, thị trấn của tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn thử thách: cơ sở hạ tầng kém, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, kinh tế tự cung, tự cấp là chủ yếu, sản xuất nông nghiệp còn chậm hầu như không đáng kể, về quản lý hành chính đang tồn tại khá nhiều yếu kém cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu đặt ra là: việc quản lý còn thiếu tập trung thống nhất, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong một số xã, thị trấn chưa nghiêm, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành. Chất lượng, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức
18. 13 có mặt còn hạn chế….Để khắc phục tình trạng này, giải pháp tối ưu các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai phải tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính bao gồm các mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ là: – Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. – Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thuân thủ thủ tục hành chính. – Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. – Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. – Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. 1.1.3. Nội dung của cải cách hành chính Chương trình CCHC giai đoạn 2011 – 2020 xác định rõ nhiệm vụ CCHC trên sáu lĩnh vực cụ thể là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.
19. 14 1.2. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm cải cách hành chính 1.2.1. Các yếu tố tác động đến cải cách hành chính – Các yếu tố chủ quan Đội ngũ cán bộ, công chức mang yếu tố quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước dẫn đến sự thành công của quá trình cải cách hành chính. Nếu cơ chế tốt đến mấy, bộ máy hành chính có đơn giản gọn nhẹ đến mấy mà con người không sử dụng được thì vẫn không mang lại hiệu quả. Nhân tố con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ, công chức. ” Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài và tâm huyết nghề nghiệp luôn là vấn đề mang tính chiến lược, phát huy yếu tố con người là điều kiện đặc biệt quan trọng đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [18, tr.41]. Nền hành chính chúng ta nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều tiến triển trong quá trình đổi mới nhưng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu đã đề ra. Vai trò, ý thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước. Sự tham gia của người dân đóng góp tích cực cho quá trình cải cách hành chính, bởi quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và đến đời sống, đến công việc của người dân. – Các yếu tố khách quan Hệ thống chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến cải cách hành chính vì cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị chi phối mọi hoạt động quản lý nhà nước. Nếu cải cách hành chính không đặt ra và trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị thì rất khó đạt mục tiêu. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước cần phải đổi mới trong quan hệ phân công trong lãnh đạo và quản lý điều hành. Có như vậy mới mong đạt được mục tiêu của cải cách hành chính. Nếu cải cách hành chính đi trước mà hệ thống chính trị không thay đổi theo sẽ làm cho cải cách hành chính trở nên cứng nhắc, không mang lại hiệu quả. Điều kiện kinh tế – văn hóa xã hội gắn liền với CCHC, vì CCHC là nhằm cải cách cho phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, định hướng phát triển, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và điều tiết nền kinh tế quốc dân. Phát triển hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược. Trong
20. 15 tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực nhiều vấn đề mang tầm chiến lược đang đặt ra đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Quá trình hội nhập toàn cầu hóa khiến nền hành chính cũng phải đổi thay theo để phù hợp với các chính sách kinh tế – xã hội của thế giới. Cải cách hành chính sẽ góp phần tích cực để đất nước phát triển và hội nhập quốc tế. 1.2.2. Các điều kiện bảo đảm cải cách hành chính – Chính trị Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống một đảng duy nhất cầm quyền. Đặc trưng này chi phối nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cải cách hành chính. Cải cách hành chính muốn tiến hành được, muốn duy trì và đẩy mạnh, trước hết phải là một chủ trương trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng không thể có cải cách, càng không thể có những kết quả tích cực. Từ năm 1995 cho đến nay. Chủ trương cải cách hành chính đã được xác định trong một loạt các Nghị quyết của Đảng tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và trong các văn kiện Đại hội VII cho đến Đại hội XI đã khẳng định: ” Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ;….Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [28, tr.123]. Cải cách hành chính nhà nước không tách rời sự lãnh đạo của Đảng vừa là bài học kinh nghiệm, vừa là đặc trưng cải cách hành chính của Việt Nam. Mặt thuận lợi của vấn đề này chính là ở chỗ sự hiện diện của các tổ chức Đảng, của các đảng viên đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. Các thành viên này có trách nhiệm triển khai Nghị quyết Đảng về cải cách hành chính thông qua các hình thức thích hợp, trong đó có hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần đổi mới
21. 16 phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức Đảng, đổi mới sự vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, có như vậy mới mong đạt được mục tiêu của cải cách hành chính. – Pháp lý Cải cách hành chính ở Việt Nam được đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy Nhà nước. Cải cách hành chính phải gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng nhằm giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, nhân dân trong xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường sự chỉ đạo của Đảng thông qua việc định hướng chiến lược cải cách hành chính là một vấn đề có tính kiên quyết, có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho việc kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và góp phần thiết lập kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống các cơ quan hành chính. Với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong chỉ đạo triển khai cải cách hành chính của đất nước. Từ chủ trương của Đảng, Chính phủ có trách nhiệm cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, trên cơ sở đó các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của mình nhằm bảo đảm mục tiêu chung của cải cách là xây dựng được một nền hành chính mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì dân phục vụ. Trước đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020. Công tác chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với công cuộc cải cách hành chính đã bảo đảm rõ định hướng, mục tiêu cải cách hành chính; xác định rõ các nhiệm vụ cải cách; xác định các trọng tâm, ưu tiên cải cách theo từng thời kỳ; Xác định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính, trước hết là các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong triển khai cải cách hành chính; tổng kết từ thực tiễn
22. 17 cải cách để hoạch định thể chế, cơ chế mới, có tính chất áp dụng chung trong cả nước. – Bộ máy Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò, chức năng của nhà nước nói chung, của từng cơ quan hành chính nói riêng cần phải có sự điều chỉnh lại cho phù hợp, từ đó dẫn đến tổ chức bộ máy phải có những thay đổi cần thiết. Bản thân tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều bật cập, cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Phương thức làm việc của các cơ quan hành chính chưa mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi phải nghiên cứu cải cách. Hội nghị Trung ương 7 khoá VIII (08/1999) [2, tr.24-29] “Khẳng định trong điều kiện một Đảng cầm quyền, sự đổi mới chưa đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong thời gian qua”. Không thể tiến hành cải cách nền hành chính tách rời sự đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân, cũng không thể cải cách hành chính một cách biệt lập mà không đồng thời đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan tư pháp. Nghị quyết đã chỉ rõ việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta trong những năm tới phải quán triệt các quan điểm, nguyên tắc cơ bản về hệ thống chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các Nghị quyết của Đảng. Thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã chỉ đạo đợt tổng rà soát quy mô lớn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến cơ sở và tổ chức thực hiện việc tinh giản biên chế với mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. – Con người Xét cho cùng nhân tố con người vẫn là cái quan trọng nhất mang yếu tố quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước dẫn đến sự thành công của quá trình CCHC. Nhân tố con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức là một thiết chế quyền lực, nhân danh nhà nước để quản lý toàn xã hội. Xây dựng đội ngũ CBCC đủ đức, đủ tài và tâm huyết nghề nghiệp luôn là vấn đề mang tính đường lối chiến lược, xuyên suốt trong quá trình cách mạng về cải cách hành chính nhà nước. Đây thực chất là chiến lược phát huy
23. 18 yếu tố con người nói chung và tăng cường năng lực quản trị quốc gia nói riêng, là điều kiện đặc biệt quan trọng bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. – Các yếu tố khác Ngoài các điều kiện trên, một số yếu tố khác đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cải cách hành chính như: tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, trình độ văn hoá, sức khoẻ chung của người dân, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của sự nghiệp y tế trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng, chất lượng của thị trường cung ứng lao động, sự phát triển của công nghệ thông tin, đường lối phát triển kinh tế, chính trị và quan điểm cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước… Đất nước ta trong quá trình CNH – HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng sức lao động một cách phổ biến cùng với phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH thì phải đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. 1.3. Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm 1.3.1. Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số địa phương * Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung bộ, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Thành phố Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong công tác CCHC nhà nước. CCHC nhà nước đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì của cả hệ thống chính trị thành phố và cả toàn dân, đây là một trong những nội dung được đánh giá định kỳ trong các chương trình làm việc của BCH Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng. Điểm nhấn và sự khác biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC là thành phố Đà Nẵng đã đề ra những giải pháp và mô hình mới để
24. 19 nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và là địa phương đi đầu về thực hiện tốt công tác CCHC. – Về cải cách thủ tục hành chính: Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hóa các quy định về thủ tục hành chính để điều chỉnh, sữa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi nhất cho người dân, giảm từ 1/3 đến 1/2 thời gian giải quyết các dịch vụ hành chính công trên tất cả các lĩnh vực, thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã trở thành điểm sáng nhất sau 10 năm thực hiện công tác CCHC. Từ năm 2001, cơ chế một cửa đã được thực hiện đồng bộ ở cả ba cấp: thành phố, quận, huyện và phường, xã (100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, 100% quận, huyện, phường, xã). Thành phố đã và đang triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ hành chính công và bước đi đầu tiên triển khai tại chính quyền cơ sở. Đến nay 100% phường, xã được cài đặt và sử dụng phần mềm một cửa điện tử để quản lý hồ sơ một cửa, một cửa liên thông; tiếp nhận, xử lý hồ sơ; phục vụ tra cứu thủ tục hành chính và tình trạng giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân. – Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Thành phố tập trung kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND quận, huyện, phường, xã phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Đây cũng là giai đoạn thành phố thực hiện chủ trương triển khai thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã góp phần giảm thiểu tầng nấc trung gian, tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình xử lý công việc, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước, đồng thời vẫn bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. – Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Tỷ lệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chiếm 30% tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có. Thực hiện Đề án 393, thành phố đã cử 81 người đi học thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài (trong đó có 20 tiến sĩ). Đối với đào tạo học sinh giỏi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Đề án 47, thành phố đã cử 288 em đi học trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngoài cũng có những kết quả đáng phấn khởi (sau 10 năm, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận
25. 20 và bố trí công tác cho 866 người thuộc diện thu hút). Đề án đào tạo nguồn chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND phường, xã (Đề án 89) cũng đã có 139 người tốt nghiệp ra trường bố trí công tác tại các phường, xã. Đồng thời, sau hơn 4 năm (2006 – 2010) triển khai thực hiện chủ trương thi tuyển chức danh lãnh đạo, đến nay đã có 19 lượt sở, ban, ngành, UBND quận, huyện tổ chức thi tuyển với 207 ứng viên đăng ký dự thi và có 68 trúng tuyển. Qua thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đã khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch, khơi nguồn lực từ bên ngoài đăng ký dự thi và đã tuyển chọn những người có trình độ, năng lực, có phẩm chất, đạo đức tốt, phù hợp với kết quả quy hoạch cán bộ của các ngành, các địa phương để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị. – Hiện đại hóa nền hành chính Hạ tầng CNTT của các cơ quan hành chính nhà nước đã được quan tâm đầu tư thường xuyên. Số lượng máy tính hiện nay tại các sở, ban, ngành, quận, huyện đạt tỷ lệ 1,23 máy/cán bộ, công chức, viên chức. Mạng trục thành phố được thiết lập bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng, đã triển khai đến 100% sở, ngành, quận, huyện. Đến năm 2015, 100% các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện đã thiết lập trang thông tin điện tử, trong đó: có 27/27 website đã triển khai 77 dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức 3 và mức 4 (91,5% cơ quan hành chính) phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hiệu quả ứng dụng rõ nét tại nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt rõ nét thông qua các dịch vụ do Cục thuế và Cục Hải quan triển khai với 85% hồ sơ được giải quyết thông qua mạng mức 3 và mức 4. * Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có vị trí ở phía Nam Bắc Bộ, vừa tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, vừa là cửa ngõ vùng Tây Bắc của đất nước. Thành phố Hòa Bình – trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 73 km theo đường quốc lộ 6, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km và cách cảng biển Hải Phòng 170 km. Hiện toàn tỉnh có 1 thành phố, 10 huyện, với 210 phường, xã, thị trấn. Về kinh tế, nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 7,7 – 9,5%, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 8%, giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 8-10%. GDP bình quân đầu người đạt trên 6,7 triệu đồng, tương ứng 464 – 551 USD, bằng 58 –
26. 21 69% trung bình cả nước. Xác định CCHC là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, UBND tỉnh giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hành động của ngành, địa phương mình; bố trí đủ nguồn nhân lực và các điều kiện đảm bảo hoàn thành những công việc được giao chủ trì thực hiện và tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động với kết quả cao nhất. Mục tiêu mà chương trình hướng tới là: đẩy mạnh CCHC nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp trong tỉnh, bảo đảm dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc đổi mới; đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Sau thời gian đẩy mạnh CCHC, Hòa Bình đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, đã duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 17 sở, ngành, 11 huyện, thành phố và 210 xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm cho các xã, huyện vùng cao, điều tra nhu cầu đào tạo từ đó đưa ra chỉ tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cho phù hợp với nền hành chính của từng ban, ngành trong tỉnh. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức; công tác quản lý cán bộ, công chức, thanh tra công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh thái độ phục vụ của đội ngũ công chức với nhân dân. Áp dụng hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2008 tại các phòng ban, công trình của tỉnh, được tổ chức QMS (Úc) tiến hành giám sát đánh giá cao. Nhờ có chương trình CCHC mà Hòa Bình dần bình ổn nền kinh tế – xã hội. Đây là khâu đột phá quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay bộ máy hành chính của tỉnh được tổ chức khoa học, hiệu lực, hiệu quả, thể chế hành chính được cải cách và hoàn thiện cơ bản, phát huy dân chủ, thiết lập chế độ công khai, minh bạch; công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng và nội dung, thường xuyên đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm để văn bản quy
27. 22 phạm pháp luật được triển khai, thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực; nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được đơn giản, công khai hóa, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân, doanh nghiệp, có nhiều cải thiện tích cực với phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong quá trình thực hiện CCHC ở tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tích cực; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức cũng như công tác luân chuyển, đề bạt cán bộ được thực hiện đồng bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên. Thực hiện tốt chính sách tài chính công theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế, tài chính, góp phần thay đổi phương thức quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập. * Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.383,88 km2 . Những năm qua Lào Cai đã có những bước phát triển vững chắc, từng bước trở thành trung tâm thương mại, du lịch của vùng Tây Bắc, có những kết quả đó là nhờ đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Công tác CCHC từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, có sự quan tâm phối hợp của các đoàn thể quần chúng nên CCHC của tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp. Bộ máy hành chính được tổ chức khoa học, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước được nâng cao rõ rệt, thể chế nền hành chính được cải cách và hoàn thiện cơ bản, phát huy dân chủ, thiết lập chế độ công khai, minh bạch từ 24 cơ quan hành chính ở tỉnh xuống còn 19 cơ quan, từ 119 phòng, ban, cấp huyện, thành phố xuống còn 108 phòng, ban; công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng và nội dung, thường xuyên đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm để văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được đơn giản, công khai hóa, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và nhân dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước, góp phần cải
28. 23 thiện mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp, có nhiều cải thiện tích cực với phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong quá trình thực hiện CCHC của tỉnh, nổi bậc ở những nội dung sau: – Công tác điều hành, chỉ đạo CCHC UBND tỉnh đã ban hành Chương trình CCHC tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011- 2020 tại Quyết định số 323/QĐ-UBND, Kế hoạch CCHC giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định 1479/QĐ-UBND, Chỉ thị số 07/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh CCHC nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước… Kết quả đạt được: Tổ chức điều tra lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; đánh giá nội bộ kết quả thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ xây dựng phần mềm thực hiện thủ tục hành chính qua môi trường điện tử đối với thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe; xây dựng Trang thông tin điện tử cho 10 đơn vị; thí điểm hệ thống quản lý theo kết quả tại 02 đơn vị; triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện cơ chế một cửa, kỹ năng giao tiếp hành chính và bồi dưỡng công tác tuyên truyền viên, báo cáo viên cải cách hành chính học tập, chia sẻ kinh nghiệm về cải cách hành chính. – Cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính Tỉnh công bố, ban hành và cập nhập vào sơ sở dự liệu quốc gia đối với 168 thủ tục hành chính theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tư pháp. Trong đó, ban hành mới 56 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung 104 thủ tục hành chính; hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế 8 thủ tục hành chính. Tỉnh đã đề nghị Cục kiểm soát thủ tục hành chính công khai và không công khai các thủ tục hành chính theo quy định; tiếp tục kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; kiểm tra, rà soát chất lượng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính; đánh giá tác động thủ tục hành chính, kịp thời biểu dương những cá nhân, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và chấn chỉnh, xử lý các hành vi thực hiện
29. 24 không đúng với sự chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh về công tác kiểm soát thủ tục hành chính. – Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Thực hiện Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đến nay, toàn tỉnh có 19 sở, ban, ngành, 06 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố (mỗi đơn vị hành chính có 12 phòng, ban chuyên môn). Tỉnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã xác định rõ các nguyên tắc làm việc và ban hành quy chế làm việc, quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cho tập thể, cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, mối quan hệ công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Nhiều cơ quan, đơn vị đã chủ động thiết lập đường dây nóng công khai số điện thoại, hộp thư điện tử để tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh khiếu nại tố cáo và xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính như Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Ngoại vụ, Sở Xây dựng, Sở Công thương… – Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tỉnh đã kiểm tra, rà soát, xây dựng hệ thống chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức các ngành, các cấp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng với yêu cầu quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, quy hoạch cho từng chức danh cụ thể, trong đó quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh chiếm 25,96%, cấp huyện chiếm 19,59%. Việc quản lý cán bộ, công chức thực hiện đúng các quy định của Luật Cán bộ, Công chức, thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức; đồng thời, các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt quy tắc ứng xử và quy chế văn hóa công sở.
30. 25 – Cải cách tài chính công 100% các đơn vị cấp tỉnh và 15/15 huyện, thành phố đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công trong việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/NĐ-CP; 906/906 đơn vị sự nghiệp đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; 9/33 tổ chức khoa học công lập thực hiện Nghị định số 115/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ-CP – Hiện đại hóa nền hành chính Tiếp tục triển khai Nghị quyết 46/2011/NQ-HĐND về ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn (2011 – 2015); tỉnh tổ chức khảo sát điều tra hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND và UBND xã, phường, hoàn thành các nội dung dự án tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; tiếp tục duy trì sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh, hệ thống điều hành trực tuyến (OMS); đưa vào vận hành 8 Trang thông tin điện tử, xây dựng trang Tiếng anh cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh; hướng dẫn cung cấp dịch vụ công trực tuyến… Tỉnh tăng cường thu hút, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hạ tầng mạng LAN, Internet, Website trong các cơ quan nhà nước. Phối hợp với Cục Ứng dụng CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT theo Nghị định số 102/2009/NĐ-CP đối với các đối tượng là cán bộ chuyên môn đang công tác tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức cá nhân tham gia dự án CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn hoạt động CCHC của ba tỉnh trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự phối hợp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Đảng lãnh đạo công tác CCHC bằng đường lối, chủ trường, chính sách, thông qua cương lĩnh, nghị quyết và các chỉ thị nhằm đảm bảo Đảng
31. 26 không lấn sân, làm thay công việc của Nhà nước. Đối với chính quyền các cấp, phải đề ra Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC hàng năm, 5 năm. Phân công cụ thể các phòng, ban và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn đối với từng phần việc. Có chế độ báo cáo cụ thể để giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi tiêu cực, gây ảnh hường xấu đến hình ảnh của nền công vụ. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần phải chú ý những vấn đề sau: xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, chuyên sâu; tăng cường các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng mới; cần phân loại cán bộ, công chức trước khi đào tạo, bồi dưỡng để đạt hiệu quả cao. Bản thân cán bộ, công chức phải thường xuyên tự học, tự rèn luyện, đổi mới tư duy, thấm nhuần tư tưởng cán bộ, công chức là công bộc của dân, lấy nhiệm vụ phục vụ nhân dân là mục tiêu phấn đấu. Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc kiểm tra, giám sát, góp ý và tuyên truyền về chương trình CCHC trước công luận. Tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về công tác CCHC ở các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở; thường xuyên mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ CCHC cho cán bộ, công chức để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC ở địa phương. Kết luận Chƣơng 1 Có nhiều khái nhiệm và cách hiểu khác nhau về CCHC, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị của mỗi nước, cũng như theo quan điểm nghiên cứu, nhưng nhìn chung lại đây là một trong những nội dung cơ bản cần được quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới vì đó là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả của cải cách hành chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước, củng cố và tăng cường tiềm năng về mọi mặt cho đất nước.
32. 27 Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy song song với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế – xã hội, CCHC cũng là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm lãnh đạo, thực hiện. Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định rõ “Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước” Đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cũng vậy, tuy là một xã nghèo của tỉnh Gia Lai nhưng Đảng bộ và chính quyền các xã, thị trấn của huyện Chư Sê rất quan tâm đến việc thực hiện CCHC, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính mà trong đó coi đây là giải pháp cải cách hành chính là quan trọng. Thực tế hiện nay cho thấy, nền hành chính của nước ta từ chính quyền trung ương đến các xã, thị trấn vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, nhiều nơi vẫn còn giữ cơ chế “xin – cho”, bộ máy trì trệ, nhiều tầng nấc, năng lực và trình độ cán bộ, công chức vừa thiếu lại vừa yếu. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của CCHC và thực tiễn tại một số xã, thị trấn đã tạo điều kiện để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện CCHC cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, để phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức để các xã, thị trấn thuộc tỉnh Gia lai thực hiện CCHC thành công.
33. 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát chung về cấp xã trên địa bàn huyện Chƣ sê, tỉnh Gia Lai 2.1.1 . Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai * Đặc điểm tự nhiên Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.536,9km2 (theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính Phủ). Tiếp giáp theo địa giới hành chính bao gồm: Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum; Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; Phía Nam giáp tỉnh ĐăkLăk; Phía Tây giáp Campuchia. Có 38 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, Dân tộc thiểu số chiếm 44,8% trong đó dân tộc Jrai có 372.302 người; dân tộc Bahnar có 150.416 người; người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là Mường có 6.133 người, người Thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người cùng các dân tộc ít người khác như người Mông, người Hoa, người Ê Đê… Dân số tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.322.000 người, mật độ dân số đạt 85 người/km2 .Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 399.900 người, dân số sống tại nông thôn đạt 922.100 người. Dân số nam đạt 671.2000 người, trong khi đó nữ đạt 650.800 người. tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 17,2%. Gia Lai có 16 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, các huyện: Kbang, Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, Ia Pa, Phú Thiện, và huyện Krông Pa, Trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh Gia Lai, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả
34. 29 nước và quốc tế. Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 34-HĐBT ngày 17/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở các xã Ia Tiêm, Bờ Ngoong, AlBă, Hbông và xã Dun của huyện Mang Yang. Các xã Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le và Nhơn Hòa của huyện Chư Prông và Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 27/8/2009 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê để thành lập huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ của huyện Chư Sê là Thị trấn Chư Sê. Diện tích tự nhiên của huyện Chư Sê là 64.103,51 ha chiếm 4,14% diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai; Dân số 94.389 người; vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Đăk Đoa; phía Nam giáp huyện Chư pưh; phía Đông giáp huyện Mang Yang; phía Tây giáp huyện Chư Prông; Đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: 15 (1 thị trấn, 14 xã). Các xã huyện Chư Sê gồm: Ia Blang, Dun, Ayun, IaLBá, Kông Htok, Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Ia Pal và Hbông. Huyện Chư Sê có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 lên tỉnh Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, với Tây nguyên với Tp. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng song Cửu Long (từ Chư Sê đến Buôn Mê thuộc tỉnh DăkLăk khoảng 200 km) và Campuchia (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) quốc lộ 25 với tỉnh phú Yên và Duyên Hải miền Trung. [14 tr.21-25] Kinh tế chủ yếu của huyện Chư Sê hiện nay là tập trung phát triển Nông nghiệp toàn diện về cao su, hồ tiêu, cà phê và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng gắn với từng bước đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mùa nắng nóng bức, mùa mưa liên tục mưa dầm, khí hậu thay đổi thất thường. Những điều kiện tự nhiên nêu trên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý con người, hành vi học tập nâng cao học vấn, khoa học kỹ thuật chưa vươn lên trong quá trình phát triển. * Đặc điểm về kinh tế – xã hội Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Chư Sê luôn đạt tỷ lệ cao. mức tăng trưởng kinh tế của huyện Chư Sê đạt 13,92%. Tổng giá trị sản xuất
35. 30 toàn huyện đạt 2.185 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994), trong đó nông – lâm nghiệp đạt 815 tỷ đồng (tăng 10,65%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 690 tỷ đồng (tăng 15,38%); thương mại – dịch vụ 680 tỷ đồng (tăng 16,54%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36, đồng/năm.Sản xuất nông nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện trong năm đạt 28.883,68 ha; tổng sản lượng lương thực ước cả năm là 29.739,88 tấn. Lợi thế là địa bàn trọng điểm về phát triển hồ tiêu với thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, các năm qua, bằng nhiều chương trình khác nhau, huyện đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây hồ tiêu theo chiều sâu với mục đích nâng cao hơn nữa năng suất và sản lượng thay thế vườn tiêu già cỗi, năng suất thấp… Đối với cây cà phê, năng suất, sản lượng trên địa bàn cao hơn niên vụ trước 10- 15%, giá thu mua cao và ổn định nên nhân dân yên tâm sản xuất. Song song với đẩy mạnh sản xuất, công tác bảo vệ thực vật, thủy lợi… cũng được các cấp triển khai đôn đốc, chủ động phòng trừ đạt hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng. Hiện nay, tổng đàn gia súc toàn huyện là 62.754 con đàn gia cầm 63.800 con. giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 81,4 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 1.150 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai hiện có 1.165 cơ sở kinh doanh, đã quy hoạch và phát triển hệ thống chợ với 8 chợ và 3 siêu thị đang hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân, lượng vốn đầu tư xây dựng ước đạt 23.729,3 triệu đồng. Thu ngân sách tại địa bàn, không tính kết dư chuyển nguồn là 90 tỷ đồng, chi ngân sách ước thực hiện 409,73 tỷ đồng. Tổng mức huy động vốn của các ngân hàng ước đạt 1.089 tỷ đồng; dư nợ của các ngân hàng là 2.302 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu bình quân 0,47%, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát, nhưng nền kinh tế của huyện luôn giữ vững ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 32,18%, công nghiệp – xây dựng chiếm 31,92%, Huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó một số diện tích vùng trũng trồng cây ngắn ngày sang dài ngày. Nông nghiệp vẫn phát triển tương ứng với tốc độ phát triển nông nghiệp chung cả tỉnh.
36. 31 – Về nguồn nhân lực Các xã, thị trấn thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai có nguồn nhân lực tương đối thấp. Người dân các xã, thị trấn của huyện Chư Sê là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Huyện Chư Sê hiện có 69.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56,2 % dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành nghề là 67.800 người, trong đó: nông nghiệp, lâm nghiệp có 48.000 người, công nghiệp có 4.131 người, xây dựng có 2.190 người, dịch vụ và quản lý HCNN có 8.950 người. Hàng năm, nguồn lao động ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và các xã, thị trấn được bổ sung từ 300 đến 500 người, đó là những người vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. Nguồn lao động có trình độ được bổ sung nhưng chất lượng còn thấp. Nếu so sánh với các huyện thuộc tỉnh Gia Lai thì huyện Chư Sê là huyện ít có điều kiện phát triển KTXH, số người thất nghiệp và số người không có việc làm, không có khả năng lao động rất lớn, đây là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, làm như thế nào để nguồn nhân lực này không ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội của các xã, thị trấn và đây cũng là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính của huyện Chư Sê và các xã, thị trấn thuộc huyện [39, tr.12-14]. * Ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội đến cải cách hành chính – Thuận lợi Chương trình CCHC nhà nước đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành trung ương, của tỉnh đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê, nên trong mọi lĩnh vực luôn được quan tâm sát sao. Về phía các xã, thị trấn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê có quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch CCHC. Các cấp ủy Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng đề ra phương hướng; UBND các xã, thị trấn đã có nhiều Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện CCHC. Cũng chính vì nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng trong chương trình CCHC đối với hoạt động đời sống thường ngày, nên chương trình nhận được sự quan
38. 33 chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2015). theo đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. HĐND các xã, thị trấn đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền cấp trên, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, lợi ích của nhân dân địa phương quyết định và bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân địa phương và làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với Nhà nước. HĐND các xã, thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, dân tộc, tôn giáo, thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở chính quyền địa phương… “theo quy định cụ thể tại các điều 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 của Luật tổ chức HĐND và UBND” [3, tr.12-17] UBND các xã, thị trấn do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND các xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở UBND các xã không có các cơ cấu trực thuộc mà chỉ có các chức danh chuyên trách các mảng công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã. Các mảng công việc đó là: Công an, Quân sự; Văn phòng- Thống kê; Địa chính – Xây dựng; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội.
Tài Liệu Học Word 2010
Chuyển đổi viết hoa, viết thường cho cả đoạn văn bản
Bôi đen đoạn văn bản cần xử lý và nhấn tổ hợp phím Shift + F3, bạn có thể dễ dàng chuyển đoạn văn bản thành kiểu chữ in hoa (Upper Case), chữ thường (Lower Case) hay viết hoa đầu mỗi từ (Title Case).
Với việc bỏ túi các mẹo nhỏ như thế này, kỹ năng tin học văn phòng của bạn sẽ dần được cải thiện, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi xử lý các văn bản.
Hoàn toàn kiểm soát việc nhập văn bản
Nhiều người dùng thường sử dụng MS Office Word như một Notepad hay các phần mềm chỉnh sửa văn bản đơn giản khác. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không biết các lỗi trong khi nhập văn bản. Với vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc nhập văn bản mà không có sự trợ giúp của Word.
– Bước 1: Mở MS Word, nhấn vào Office Button ở góc trên bên trái màn hình.
– Bước 2: Chọn Word Options
– Bước 3: Vào mục Proofing → chọn AutoCorrect Options
– Bước 4: Bỏ chọn tất cả các mục tự động sửa (Auto Correct)
Thêm chú thích cho hình vẽ
Với bộ tài liệu học Word 2010 của Kyna việc tự học Word của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Để thêm chú thích (Caption) cho hình ảnh trong một văn bản các bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào hình ảnh → chọn Insert Caption.
Cách tùy chỉnh thanh công cụ truy cập nhanh
Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Access Toolbar) có chức năng giúp người dùng truy cập nhanh vào các công cụ quan trọng hay những công cụ được sử dụng nhiều nhất.
Để tùy chỉnh thanh công cụ này, ấn vào biểu tượng của thanh và chọn công cụ bạn muốn truy cập nhanh. Bạn có thể bổ sung thêm các công cụ khác vào thanh bằng cách chọn More Commands → Nhấn vào biểu tượng của Customize Quick Access Toolbar.
Lưu các hình ảnh nhúng
Đôi khi bạn cần trích xuất hình ảnh từ tài liệu MS Word để đăng lên trang web hay lưu lại trong máy tính. Nhưng rất tiếc là Microsoft Word không có tùy chọn nào cho phép bạn lưu lại hình ảnh. Đừng lo, chỉ với vài bước đơn giản sau, bạn có thể trích xuất hay lưu hình ảnh nhúng từ bất cứ tài liệu MS Word nào.
– Bước 1: Chọn hình ảnh → File
– Bước 2: Nhấn vào Save As → Save as type → Web Page → Filtered → Chọn nơi bạn muốn lưu hình ảnh → Save
Lưu tập tin để tránh lỗi định dạng
Để tránh một số rắc rối về định dạng, lỗi font chữ khi copy tài liệu từ máy này sang máy khác bạn có thể thiết lập định dạng lưu mặc định cho Word 2010 là .doc thay vì .docx.
– Bước 1: Save
– Bước 2: Tại Save files in this format chọn Word 97-2003 Document (*.doc).
Trong tài liệu học Word 2010 này chúng tôi cũng lưu ý đến các bạn là không nên lưu file trên ổ C hoặc màn hình vì có thể bị mất khi cài đặt lại Windows.
Loại bỏ gạch chân xanh đỏ trong Word 2010
Thực chất dấu gạch chân xanh đỏ này là một tính năng của chương trình soạn thảo Microsoft Word, được gọi là Spelling và Grammar . Tuy nhiên, do Microsoft Office được cài đặt và nhận diện ngôn ngữ tiếng Anh nên khi chúng ta gõ văn bản bằng tiếng Việt thì phần mềm sẽ hiểu nhầm là chúng ta gõ sai.
Để loại bỏ gạch chân xanh đỏ trong Word 2010:
– Bước 1: File → Options
– Bước 2: Chọn Proofing
– Bước 3: Tại phần When correcting spelling and grammar in Word bạn bỏ dấu chọn 3 mục:
+ Check spelling as you type
+ Mark grammar erros as you type
+ Check grammar with spelling
– Bước 4: Nhấn OK để hoàn tất
Download tài liệu học word
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tài Liệu Thực Hành Nghệ Tin Học Văn Phòng trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!