Đề Xuất 5/2023 # Sxsh Có Những Giải Pháp Nào Giúp Doanh Nghiệp Tiết Kiệm Chi Phí? – Vncpc # Top 5 Like | Photomarathonasia.com

Đề Xuất 5/2023 # Sxsh Có Những Giải Pháp Nào Giúp Doanh Nghiệp Tiết Kiệm Chi Phí? – Vncpc # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sxsh Có Những Giải Pháp Nào Giúp Doanh Nghiệp Tiết Kiệm Chi Phí? – Vncpc mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sản xuất sạch hơn (SXSH) giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí trong quá trình vận hành. Vậy SXSH thường có những giải pháp nào nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những lãng phí vô hình và tối ưu hóa quá trình sản xuất?

Các giải pháp của SXSH có thể phân ra thành 8 nhóm chính:

Quản lý nội vi: Áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm ngăn ngừa thất thoát nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng. Ví dụ: khoá chặt các van và kiểm tra các đường ống nhằm tránh rò rỉ, tránh các sự cố do rò rỉ, rơi vãi do vận chuyển, bảo ôn đường ống và thiết kế các hệ thống phân phối hơi nước, điện hợp lý…

Kiểm soát quá trình tốt hơn: Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng thiết bị; duy trì chế độ công nghệ sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng, ghi chép nhật ký sản xuất. Tổ chức rà soát, xây dựng, áp dụng và quản lý định mức sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng. Chẳng hạn như: Tối ưu hoá và kiểm soát các thông số vận hành (như pH, nhiệt độ, thời gian, nồng độ …), tối ưu hoá quá trình cháy trong lò hơi…

Kiểm soát quá trình tốt hơn là thực hiện đúng và đầy đủ quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng thiết bị; duy trì chế độ công nghệ sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng, ghi chép nhật ký sản xuất.

Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng đầu vào đang sử dụng bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường. Cụ thể: thay thế dung môi hữu cơ bằng nước, thay thế axit trong tẩy rửa bằng peroxit, thay thế DBSA trong các chất tẩy giặt bằng LAS nhanh phân huỷ.

Thay đổi công nghệ: Thay đổi công nghệ hiện có để giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm như: Thay thế quá trình làm sạch cơ học bằng dung môi, rửa ngược chiều nhiều bậc…

Thay thế thiết bị: Thay thế thiết bị mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hay bổ sung các thiết bị đo để quản lý quá trình tốt hơn.

Thay thế thiết bị mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng cũng là một giải pháp trong SXSH.

Tái sử dụng hoặc tái chế tại chỗ: Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng bị thải loại trong quá trình sản xuất để sử dụng cho mục đích có ích ngay tại cơ sở sản xuất. Đơn cử như: tái sử dụng nước làm mát, tuần hoàn dung dịch nhuộm, thu hồi nước ngưng và dùng lại cho nồi hơi, sử dụng rỉ đường để lên men cồn, sử dụng các mảnh vải vụn trong sản xuất thảm đệm, sử dụng FeCl3 từ tẩy rửa bằng axit như một chất tạo kết tủa trong xử lý nước thải chứa photphat…

Sử dụng có hiệu quả năng lượng: năng lượng là nguồn khởi phát các tác động môi trường rất quan trọng. Khai thác các nguồn năng lượng có thể gây các ảnh hưởng đối với đất, nước, khí và đa dạng sinh học, cũng như trong việc phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Các tác động lên môi trường gây bởi việc khai thác và sử dụng năng lượng có thể được làm giảm nhẹ bằng cách sử dụng hiệu qủa năng lượng cũng như qua việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời và gió.

Thay đổi sản phẩm: hoặc cải tiến thiết kế sản phẩm, bao bì và đóng gói sản phẩm nhằm giảm tác động xấu đến môi trường của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc của bản thân sản phẩm. Việc dùng giấy xám (không tẩy) thay thế cho giấy trắng ở những nơi cho phép, sản phẩm pin theo công nghệ giấy tẩm hồ để thay thế các dung môi độc trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vât bằng dung môi ít độc hoặc dung môi là nước.

Như vậy, các giải pháp mà SXSH đưa ra có nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp, từ không cần chi phí đến mức chi phí ở mức phù hợp mà doanh nghiệp có thể đầu tư để mang lại mức hiệu quả cao nhất.

VNCPC

Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Điện Năng Hiệu Quả

Trong các phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng thì phương án đầu tư đổi mới công nghệ sang sử dụng một công nghệ sản xuất mới với mức tiêu hao năng lượng thấp hơn là phương án tốt nhất về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên phương án này không phải lúc nào cũng là phương án khả thi khi xem xét tới các bài toán kinh tế và năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Chỉ có thể tiết kiệm được khi có tổn thất, lãng phí

Việc sử dụng điện trong các doanh nghiệp là nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cho xã hội. Do sự hạn chế về công nghệ nên điện năng sử dụng để tạo ra sản phẩm thông thường sẽ bao gồm cả phần năng lượng không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Phần năng lượng này thông thường thoát ra ngoài môi trường dưới dạng nhiệt năng, đốt nóng, bào mòn các chi tiết máy, thiết bị công nghệ và người ta gọi đó là các tổn thất, lãng phí. Việc cải tạo hệ thống sản xuất để tiết kiệm điện năng là nhằm mục đích giảm thiểu sự tổn thất và lãng phí này.

1. Tiết kiệm điện trong chiếu sáng

Giải pháp đơn giản nhất là tận dụng các nguồn sáng tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng thiết bị chiếu sáng. Tuy nhiên khi bắt buộc phải sử dụng nguồn sáng nhân tạo thì có các giải pháp sau:

Giải pháp chiếu sáng có hiệu suất cao nhất hiện nay là chiếu sáng sử dụng đèn LED (Light Emiting Diode). Hiệu suất phát sáng của đèn loại tốt có thể lên tới 35%.

– Sử dụng thiết bị điều khiển để nâng hiệu suất của đèn huỳnh quang

Khi phân tích hoạt động của đèn huỳnh quang dạng ống người ta nhận thấy tính chất đặc biệt của đèn này sau khi mồi là giảm điện áp cấp vào đèn sẽ làm giảm công suất tiêu thụ nhưng cường độ phát sáng thì giảm không đáng kể. Cụ thể là khi điện áp giảm còn 80% điện áp định mức, công suất tiêu thụ sẽ giảm còn 70% định mức trong khi cường độ sáng của đèn chỉ giảm 5% (còn 95% cường độ sáng định mức), có nghĩa là hiệu suất phát sáng của đèn tăng lên. Dựa vào tính chất đặc biệt này người ta đã chế tạo ra các bộ tiết kiệm điện sử dụng cho đèn huỳnh quang để thực hiện việc giảm công suất tiêu thụ của đèn sau khi đèn mồi xong. Có các bộ tiêu chuẩn chế tạo cho 10 , 20 và 50 đèn 40W. Nhược điểm lớn nhất của phương án tiết kiệm điện cho đèn huỳnh quang dùng bộ điều khiển này là hệ thống đèn phải được cấp điện riêng.

Bộ điều khiển đèn huỳnh quang phải được cấp điện riêng – Ứng dụng hệ thống BMS trong tiết kiệm điện năng

Hệ thống BMS (Building Management System) sẽ điều khiển quá trình thông gió ở mức tối ưu, giảm được tối thiểu sự mất mát nhiệt (vào mùa đông) và lạnh (vào mùa hè) đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu thông gió. Việc lựa chọn được một chiến lược điều khiển tốt sẽ đảm bảo được các yêu cầu của hệ thống HVAC đồng thời giảm tải cho hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí dẫn tới tiết kiệm được năng lượng điện tiêu thụ. Một trong những mục tiêu cơ bản vẫn là loại bỏ mùi, cacbon dioxide (nồng độ CO2 dưới 1000ppm) và các ô nhiễm khác sinh ra do con người thải ra và các hoạt động khác (như của máy in, máy photocopy,…) trong tòa nhà.

2. Sử dụng biến tần có tiết kiệm điện không?

Biến tần là thiết bị điều khiển động cơ điện xoay chiều bằng cách biến đổi tần số nguồn điện cấp cho động cơ. Biến tần sẽ cung cấp điện năng cho động cơ đúng theo yêu cầu hoạt động của động cơ bằng các thiết bị bán dẫn theo kết quả tính toán của các thuật toán điều khiển nên nó đạt hiệu suất khá cao. Tuy nhiên, mặc dù hiệu suất là khá cao thì bản thân biến tần là thiết bị điện tử nên nó cũng phải tiêu hao năng lượng và do tổn thất của các thiết bị biến đổi bán dẫn nên hiệu suất của nó không thể đạt tới 100% được. Hơn nữa khi lắp đặt biến tần ta sẽ phải tiêu hao năng lượng cho các thiết bị phụ như điều hòa không khí, quạt thông gió,… Chính vì vậy, việc sử dụng biến tần cần có sự cân nhắc thận trọng, chỉ sử dụng trong các trường hợp sau:

– Đối với các ứng dụng mà yêu cầu công nghệ cần điều khiển tốc độ hoặc momen động cơ điện thì việc sử dụng biến tần sẽ hiệu quả hơn các phương pháp điều khiển khác như điều khiển điện áp, điều khiển điện trở rotors,… và nó sẽ tiết kiệm năng lượng hơn.

– Đối với các ứng dụng sử dụng động cơ quay với tốc độ định mức còn điều khiển sử dụng phương pháp điều khiển khác như dùng các cửa chặn (dampers), van chặn, van tuần hoàn,… thì có thể xem xét ứng dụng biến tần phối hợp điều khiển tốc độ và các phương pháp điều khiển trên để tiết kiệm điện năng. Cần lưu ý là trừ trường hợp của van tuần hoàn còn khi các cửa chặn và van đóng lại cũng làm giảm công suất tiêu thụ trên động cơ nên việc trang bị biến tần vào có tiết kiệm được không và tiết kiệm được bao nhiêu thì cần phải có sự khảo sát và tính toán kỹ lưỡng.

3. Các giải pháp tiết kiệm điện khác

– Hoàn trả năng lượng về lưới

Trong các hệ thống truyền động sử dụng động cơ điện năng lượng điện được biến đổi thành cơ năng phục vụ cho yêu cầu công nghệ. Trong quá trình đó một phần năng lượng được tích lũy dưới dạng thế năng như trong các thiết bị nâng hạ hoặc động năng của các máy. Khi thay đổi chế độ làm việc thì năng lượng này cần phải được giải phóng. Ví dụ khi thiết bị nâng hạ chuyển từ chế độ nâng sang chế độ hạ tải thì thế năng tích lũy được trong quá trình nâng cần phải được giải phóng, hoặc khi máy xeo giấy giảm tốc độ thì động năng tích lũy trong các lô của máy giấy cần phải được giải phóng. Phần năng lượng cần giải phóng này thường được biến thành nhiệt năng và thoát ra ngoài môi trường thông qua các phanh hãm cơ hoặc điện trở hãm lắp vào biến tần. Một giải pháp tiết kiệm điện năng trong trường hợp này là hoàn trả phần năng lượng này trở lại lưới bằng cách lắp bộ hãm tái sinh vào mạch một chiều trung gian của biến tần hoặc thay thế biến tần bằng loại biến tần có thể hoạt động được cả ở bốn góc phần tư (biến tần 4q).

– Giảm tổn hao trên động cơ bằng thiết bị điều khiển

Đối với các ứng dụng truyền động sử dụng động cơ không đồng bộ không cần điều khiển, điều chỉnh tốc độ hoạt động trong chế độ non tải như đã nói ở trên hoặc có chu kỳ có tải và không tải thì có thể tiết kiệm điện bằng thiết bị điều khiển để giảm từ thông khi động cơ hoạt động non tải. Ví dụ như trong các máy ép nhựa, khi hành trình ép thì động cơ hoạt động đầy tải còn hành trình lùi động cơ hoạt động gần như không tải. Bộ điều khiển tiết kiệm điện sẽ tự động cảm nhận chế độ làm việc của động cơ và thực hiện tiết giảm điện áp đặt vào động cơ

– Thay thế động cơ bằng động cơ thế hệ mới có hiệu suất cao hơn

Sử dụng các động cơ có lớp hiệu suất eff1 (hay động cơ hiệu năng cao) theo tiêu chuẩn châu Âu thay thế cho các động cơ thế hệ cũ. Các động cơ thuộc lớp hiệu suất eff1 có hiệu suất trên 91% trong khi các động cơ thuộc lớp hiệu suất eff3 có hiệu suất nhỏ hơn 88%.

– Vấn đề quản lý vẫn là then chốt

Để có thể kiểm soát được mức độ tiêu hao điện năng đến từng ca, từng tổ và từng máy sản xuất ta có thể trang bị các thiết bị đo đếm điện thông minh và thiết lập một mạng giám sát (SCADA). Các thiết bị này hiện nay có bán trên thị trường với các chuẩn truyền thông công nghiệp như Profibus, RS485 sẽ cho phép ta kết nối các thiết bị đo đếm thông minh thành mạng. Thông qua một máy tính kết nối với mạng truyền thông này người quản lý có thể giám sát được mức tiêu hao điện năng của từng khu vực và công đoạn sản xuất tới từng ca sản xuất để từ đó có cái nhìn tổng quan về mức độ tổn thất năng lượng của toàn doanh nghiệp và từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

Giải Pháp Nào Cho Phát Triển Làng Nghề?

06/08/2019, 10:28

Một trong những khó khăn hiện tại của làng nghề trên cả nước nói chung cũng như tại Hà Nội nói riêng là: Thị trường bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian. Sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu kém, thường bị ép giá trên thị trường. Công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề chưa mạnh, quy mô nhỏ theo hướng “mạnh ai nấy làm”, chưa có chiến lược quảng bá chung cho các sản phẩm làng nghề.

Hiệu quả từ làng nghề

Hiện nay, Hà Nội có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 23 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 25 làng làm nghề dệt may; 09 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 16 làng làm nghề chạm điêu khắc; 05 làng làm nghề đan tơ lưới; 54 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 06 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng thuộc ngành nghề khác (gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc…).

Gỡ khó cho làng nghề

Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, làng nghề Hà Nội cũng có nhiều khó khăn hạn chế. Đó là khó khăn về vốn, mặc dù Chính phủ và Thành phố trong thời gian qua đã có chính sách hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thực tế có tới 80% các làng nghề, các chủ làng nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi đó.

Bên cạnh đó là thị trường bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian. Sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu kém, thường bị ép giá trên thị trường. Công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm của làng nghề chưa mạnh, quy mô nhỏ theo hướng “mạnh ai nấy làm”, chưa có chiến lược quảng bá chung cho các sản phẩm làng nghề.

Thêm vào đó, công nghệ lạc hậu, không cải tiến, các sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề Hà Nội có chất lượng chưa tốt, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ chưa cao, mẫu mã chưa đổi mới. Sản phẩm chủ yếu được sản xuất theo các mẫu thiết kế của khách hàng nước ngoài.

Ngoài ra là khó khăn về vùng nguyên liệu, tuy nước ta có nhiều nguồn nguyên liệu quý, có thể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất tại các làng nghề nhưng lại thiếu các quy hoạch cụ thể và phù hợp. Thực tế, nguyên liệu khai thác trên địa bàn Thành phố mới đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất của các làng nghề.

Cơ sở hạ tầng nhiều làng nghề bị xuống cấp (đường sá hư hỏng, thiếu điện, nước …). Mặt bằng của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chật hẹp, không có nơi để chứa nguyên liệu và sản phẩm… Để phát triển các làng nghề của Hà Nội trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương. Có chính sách khuyến khích các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu hạn chế sử dụng các loại nguyên liệu quý hiếm, không có khả năng tái tạo (các loại gỗ quý, đất sét, đá quý) và tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có, dồi dào về số lượng và có thể nuôi trồng cho sản phẩm nhanh (các loại đá mềm trong lòng đất; các loại cây mây, song; cây sơn; các loại trai, ốc…).

Lập quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu. Xem xét hình thành các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm tạo sự ổn định nguồn cung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xây dựng và thực hiện chương trình xuất khẩu hàng thủ công trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của các làng nghề. Tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia các hội chợ triển lãm về hàng thủ công ở nước ngoài để tìm hiểu thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hang.

Tổ chức liên kết trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng theo hợp đồng đã cam kết. Đây là cách tốt nhất để vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ mua bán quốc tế, vừa duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình một cách ổn định và bền vững.

Hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triên các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề; tăng cường kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án, mô hình hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn…

Nguyễn Hương

Giải Pháp “Xanh” Cho Nhà Máy Công Nghiệp

Thời kỳ kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, các nhà máy xí nghiệp mọc nên ở khắp nơi cùng với đó là vẫn đề tác động xấu tới không khí và môi trường là không thể tránh khỏi. Một yêu cầu cấp bách hàng đầu trước áp lực ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, các khu công nghiệp cần có giải pháp tích cực để cải thiện môi trường. Giải pháp “nhà máy công nghiệp xanh” là  1 lựa chọn đang được rất quan tâm hiện nay

Từ vấn đề đó mà một xưởng may tại  TP. Hồ Chí Minh đã được Kiến trúc sư Hồ Khuê tư vấn và thiết kế cảnh quan khu công nghiêp. Tạo nên một môi trường làm việc chất lượng cao cho công nhân trong các tòa nhà với chi phí sử dụng điện năng cho việc làm mát giảm rõ rệt.

Chủ đầu tư yêu cầu đổi mới nhà máy cũ này thành nơi làm việc lý tưởng cho nhân viên với điều kiện làm mát bằng cách tự nhiên, không gian tự nhiên xanh bao quanh bởi nhiều cây xanh.

Tòa nhà đã được cải tạo từ một nhà máy cũ, bị bỏ hoang và không được sử dụng trong một thời gian dài. Trở thành một ngôi nhà được phủ toàn bộ cây leo, cây xanh vườn đứng.

Tầng 1 là không gian sáng tạo để trưng bày các mẫu, khu tập trung và các khu vực chỗ ngồi nghỉ ngơi hoặc tiếp khách. Nằm giữa các khu vườn tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho mọi người. Điều này cũng được đánh giá cao bởi những khách hàng tới xưởng sản xuất và sự sáng tạo của công ty.

Thiết kế mở cho phép các khối văn phòng, các nhóm thiết kế, công nhân làm việc trong xưởng tự do di chuyển và tầm nhìn qua của các khung cửa kính để thúc đẩy làm việc một cách hiểu quả nhất. Không gian xanh nhẹ và cách làm mát tự nhiên từ các khối cây xanh thúc đẩy công việc có chất lượng cao.

Tại các ban công xung quanh khu xưởng đều được trồng rất nhiều cây xanh, tại điểm giúp có view nhìn thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Công trình xanh nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh

Greenmore [G+] – Mang lại cuộc sống an nhiên!

Tạp chí Greenmore

Tags: Công trình văn phòng, công trình xanh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sxsh Có Những Giải Pháp Nào Giúp Doanh Nghiệp Tiết Kiệm Chi Phí? – Vncpc trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!