Cập nhật nội dung chi tiết về Sử Dụng Và Lưu Trữ Cacbonic Để Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là một khí đóng vai trò quan trọng cho chu trình vận động của tự nhiên và sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, quá trình phát triển của con người đã khiến lượng khí cacbonic phát thải vào bầu khí quyển ngày càng cao, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên khiến khí quyển trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu…
Sự gia tăng nhanh các phương tiện xe cơ giới khiến khí hậu ngày càng ô nhiễm
Trước yêu cầu cấp bách về giảm nhẹ biến đổi khí hậu hay cụ thể là giảm lượng khí thải CO2, toàn thế giới hiện đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:
Nhóm 1: Không phát tán thêm CO2 vào khí quyển
(1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế (chi phí thấp);
(2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống (chi phí cao);
(3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung (chi phí cao).
Nhóm 2: Làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp:
(4) Tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật (chi phí thấp).
Hiện nay, các quốc gia hầu hết đều lựa chọn hai giải pháp (1) và (4) bởi chi phí thấp để cải thiện bước đầu rồi mới từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Việt Nam hiện chưa có chính sách cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc mà được ồng ghép vào các chương trình như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,… và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ các-bon gọi chung là CCUS.
CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.
CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng các-bon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.
Nhiều Giải Pháp Giảm Nhẹ Thiệt Hại Do Thiên Tai, Biến Đổi Khí Hậu
(TN&MT) – Sáng 12/10, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức Lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2018 và Hội thảo khoa học quốc tế về quản lý rủi ro thiên tai cho vùng đất thấp.
Quang cảnh Hội thảo khoa học quốc tế về quản lý rủi ro thiên tai cho vùng đất thấpThiệt hại nghiên trọng
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Trường Sơn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai – Bộ NN&PTNT cho biết: Hiện nay, tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp với những thảm họa động đất và siêu bão diễn ra ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, hàng năm, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 1,5 GDP, làm trên 300 người chết và mất tích. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã xuất hiện những trận mưa lịch sử gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, làm 175 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế trên 12.356 tỉ đồng.
Theo Tổng cục Phòng chống Thiên tai, từ đầu năm 2018 đến nay, lũ đã gây thiệt hại cho vùng ĐBSCL 1.548,12ha lúa; gây sạt lở, vỡ bờ bao ở Tam Nông, Đồng Tháp và Long Xuyên, An Giang. Đặt biệt, trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng từ lũ đầu nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước cao nhất đo được tại Mỹ Thuận là 2,07m, Cần Thơ 2,23m, đều vượt số liệu lịch sử 40 năm qua (từ 1977 – 2017) gây ngập cho nhiều vùng tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long.
Bà Akiko Fujii – Phó Giám đốc Quốc gia UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam) cho rằng, theo chỉ số rủi ro thiên tai toàn cầu 2018, Việt nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, hơn 1% GDP quốc gia thiệt hại, mức thiệt hại có thể tăng từ 3-5% GDP vào năm 2030.
Nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc ứng phó cũng như khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, trong giai đoạn 2016 – 2018, Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ 8 triệu USD cho hơn nửa triệu người dân Việt Nam để giải quyết các vấn đề về cuộc sống như: nước sạch, môi trường, y tế, nhà ở… do thiên tai gây ra.
Còn ông Laurent Umans – Bí thư Thứ nhất về Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu – Đại sứ quán Hà Lan cũng nêu thực trạng, thiên tai là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể ngặn nó trở thành thảm họa. Hiện nay, khu vực Mê Công đang chìm, đất đang sụt lún 2,5cm mỗi năm, lượng phù sa cũng giảm nghiêm trọng, cùng với đó là nước biển dâng 3mm/năm. Đó là sự báo động, mối đe dọa có tính sống còn với khu vực và người dân nơi đây.
ĐBSCL đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, biến đổi khí hậuChủ động thích ứng
Đánh giá về diễn biến thiên tai trong những năm gần đây cùng với thực tế phát triển của Việt Nam, ông Nguyễn Trường Sơn cho rằng, thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gia tăng cả về tần suất và cường độ và diễn biến trái quy luật thể hiện qua việc xuất hiện các trận bão lớn và siêu bão, những trận mưa có cường độ rất lớn, làm xuất hiện lũ quét, sạt lở đất.
Đồng thời, xuất hiện các cơn bão đổ bộ vào những khu vực trước đây ít khi bị tác động bởi bão, nơi chính quyền và người dân thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phòng, chống bão, gây thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, với sức ép của việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, việc khai thác, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên như: phá rừng, khai thác cát, nước ngầm; sử dụng đất, bố trí dân cư không hợp lý… làm gia tăng rủi ro thiên tai.
Cũng theo ông Nguyễn Trường Sơn, từ thực tiễn và diễn biến của thiên tai, BĐKH; Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã và đang tập trung đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại trên nguyên tắc và các ưu tiên của Khung hành động Sendai, Việt Nam đang điều chỉnh Chiến lược quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai từ Trung ương đến cấp xã; lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các cấp, các ngành
Trong đó, các giải pháp phi công trình như: bảo vệ và phát triển rừng và các hệ sinh thái, quản lý việc khai thác tài nguyên một cách bền vững; chuyển đổi sinh kế cho người dân để chủ động thích ứng với thiên tai, BĐKH; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để giảm nhẹ rủi ro thiên tai… Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thực hiện các cam kết và cùng quản lý, khai thác bền vững các con sông quốc tế để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Bà Akiko Fujii chia sẻ, để giải quyết được nhiều thách thức do tác động về kinh tế của BĐKH, điều quan trọng là từng Bộ, ngành của cả khối Nhà nước và tư nhân đều phải có hành động cụ thể để hiểu được rủi ro, quan tâm tới nhóm dễ tổn thương và đưa ra được kế hoạch phát triển, trong đó có xét tới những rủi ro này bằng việc lập kế hoạch phát triển dài hạn, Việt Nam có thể giảm được tác động kinh tế đang ngày càng gia tăng do BĐKH và thiệt hại do thiên tai.
“Phòng chống thiên tai đòi hỏi có sự chung tay của cộng đồng, và quan trọng nhất là sự hợp tác giữa khối công và tư. Song song với đó, phải chú trọng hoạt động truyền thông về rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp thông tin hiệu quả cho người dân tự bảo vệ mình. Đối với Liên Hiệp Quốc cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trong thời gian tới để phòng chống thiên tai có hiệu quả” – Bà Akiko Fujii nhấn mạnh.
Theo ông Laurent Umans, dự báo diễn biến trong 30, 50 hoặc 100 năm nữa, một phần của ĐBSCL sẽ bị chìm trong nước biển, đây là điều khiến cho các nhà đầu tư quan ngại khi muốn đến đầu tư tại khu vực này. Trên cơ sở mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước Hà Lan – Việt Nam, Hà Lan đã và đang tích cực hỗ trợ Việt Nam thích ứng với BĐKH và sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL.
Suy Giảm Tầng Ozone Và Biến Đổi Khí Hậu
Tầng ozone vốn được xem là tấm áo giáp che chắn các tia bức xạ có hại từ mặt trời và bảo vệ sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con người đã sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn gốc Clo làm suy giảm tầng ozone. Hậu quả là tầng ozone bị bào mỏng, khiến xuất hiện lỗ thủng ở tầng ozone tại Nam cực vào năm 1985 và có nguy cơ lan rộng. Bên cạnh đó, việc suy giảm tấm áo giáp này sẽ làm thay đổi nhiệt độ một số khu vực trên trái đất, làm cho hệ sinh thái các khu vực đó bị thay đổi, đồng thời trở thành một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Khoa học ứng dụng và cơ khí thuộc Đại học Columbia (Mỹ), lỗ thủng tầng ozone khiến Nam cực lạnh thêm, làm gió Nam đổi chiều theo hướng từ Tây sang Đông, khiến vành đai khô hạn ở vùng cận nhiệt đới tiến xuống phía Nam làm lượng mưa tăng lên. Khí hậu toàn cầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những sự thay đổi của tầng đối lưu. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sự suy giảm gần đây trong tỷ lệ tăng nồng độ khí mê-tan của khí quyển có thể một phần do tăng bức xạ UV-B trong tầng khí quyển thấp.
HCFC vẫn được dùng trong các hệ thống điều hòa, làm lạnh. Ảnh: KIM NGÂN
Một số tia cực tím UV-B có thể tác động lên thực vật trên cạn làm giảm hoạt động quang hợp, chậm phát triển và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể làm thay đổi cả hệ sinh thái thực vật. Các tia cực tím cũng làm giảm chất lượng không khí và dẫn đến tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí CFC và HCFC, chủ yếu được dùng trong công nghệ làm lạnh gây ra, các hóa chất này là nhân tạo, không tự có trong tự nhiên. Rõ ràng, chính con người là thủ phạm bào mòn tầng ozone. Việc sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất CFC (chlorofluorocacbon) và HCFC (hydrochlorofluorocarbon) là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozone. Đồng thời, cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường Đại học Columbia (Mỹ), các chất CFC, HCFC cũng là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần gây nên sự ấm lên toàn cầu, dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu.
Ông Hiếu cũng cho biết, theo Nghị định thư Montreal, năm 2013, Việt Nam chỉ được tiêu thụ HCFC ở mức cơ sở (221,2 tấn). Từ tháng 10-2015 đến hết năm 2019 phải giảm 10% mức cơ sở, từ 2020 phải giảm 35% cơ sở và 2030 loại trừ hoàn toàn. Đối với lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, chúng ta được phép sử dụng HCFC đến năm 2040.
Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó đang ngày một có xu hướng diễn biến tiêu cực và được UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và xem như là một vấn đề mang tính toàn cầu, không của bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, trong đó nỗ lực tiến đến loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại cho tầng ozone cần phải được nhiều quốc gia thực hiện đồng bộ, nhất là các nước phát triển.
HIẾU THƯỢNG
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua tại Montreal (Canada) vào tháng 9-1987, áp đặt các biện pháp và nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất, sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone đối với các nước thành viên. Nghị định thư Montreal với sự tham gia của 191 quốc gia nhằm loại trừ các chất có khả năng làm suy giảm tầng ozone như nhóm CFC (clorofluorocarbon dùng trong lĩnh vực làm lạnh, xốp, dung môi, son khí, dập cháy và khử trùng). Đến năm 1990, chất CFC dần được thay thế bằng HCFC (hydrochlorofluorocarbon, chất làm suy giảm tầng ozone thấp hơn CFC nhưng khả năng làm nóng toàn cầu cao gấp 2.000 lần khí CO2).
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone được đánh giá là một định ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay với sự tham gia của tất cả các quốc gia, kiểm soát gần 100 chất làm suy giảm tầng ozone thuộc các nhóm chất CFC, HCFC, halon… Tháng 1-1994 Việt Nam chính thức tham gia Nghị định thư Montreal, và tính từ tháng 1-1994 và đến tháng 1-2010 chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC và 3,8 tấn halon (là lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta) gây thủng tầng ozone.
Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Suy Giảm Tầng Odon
Bài 3Một số vấn đề mang tính toàn cầuBiến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôna)Biến đổi khí hậu + Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: khí quyển, sinh quyển, thuỷ quyển và thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỉ hay hàng triệu nămBiểu hiện của biến đổi khí hậu
+ Sự nóng lên của khí quyển nói riêng và Trái đất nói chung.+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan.+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất.+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của các quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển…a)Biến đổi khí hậu Nguyên nhân+ Hoạt động của con người
+ Hiện tượng núi lửa
+ Hiệu ứng nhà kính+ Gây nên thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão…+Gây hại cho sức khỏe cho con người và sinh vậtHậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầub)Suy giảm tầng OzonHoạt động công nghiệpPhá rừngHoạt động GTVTHoạt động nông nghiệpSinh hoạt của con ngườiCác khí nhà kính: CO2, NH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 Nguyên nhânTầng ozon bị mỏng và thủng dần, không còn đủ khả năng thực hiện chức năng của một tấm bảo vệ tất cả các sinh vật trên Trái đất khỏi bức xạ UV, dẫn đến những tác động nghiêm trọng:– Đối với động thực vật: làm giảm số lượng các sinh vật, phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, gây một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.– Đối với con người: tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.Hậu quả Lỗ thủng tầng OzonGiải phápChặn đứng nạn phá rừng Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất:quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất, Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe và theo dõiThanks everybody! Good luck!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sử Dụng Và Lưu Trữ Cacbonic Để Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!